Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu được áp dụng cho ruộng thí nghiệm về cơ bản được thực hiện theo Quy phạm Khảo nghiệm giống lúa theo QCVN 01 -55: 2011 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Làm đất: Đất được cày bừa bảo đảm độ nhuyễn, sạch cỏ dại, bảo đảm giữ nước trên ruộng. Tiến hành chia ô thí nghiệm trước khi cấy.
+ Mật độ cấy: 40 khóm/m2, mỗi khóm một dảnh. + Kỷ thuật cấy: Cấy đúng mật độ, cấy nông và đều tay.
- Bón phân.
+ Lượng phân bón: Phân chuồng: 8 tấn/ha; Đạm: 110 kg N/ha; Lân: 60 kg P2O5/ha; Kali clorua: 80 kg K2O/ha; Vôi bột: 400 kg/ha
- Cách bón: chia làm 3 đợt
+ Bón lót : Toàn bộ phân chuồng, vôi, lân và 30 kg N (trước khi cấy) + Thúc 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh bón 50 kg N và 30 kg K2O
+ Thúc 2: Trước khi trổ đòng 20 - 30 ngày bón 30 kg N và 50 kg K2O5.
- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
+ Làm cỏ sục bùn: Làm 2 lần, lần 1 sau khi cấy bén rễ hồi xanh kết hợp bón phân thúc lần 1 (sau cấy khoảng 10 ngày) và lần 2 (sau lần 1 khoảng 10 ngày). Trong thí nghiện không sử dụng thuốc diệt cỏ.
+ Tưới tiêu nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trong ruộng là 3 – 5 cm, rút nước bớt khi sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, phơi ruộng khi lúa chín. Các giai đoạn sau giữ mực nước không quá 10 cm.
+ Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi đã có khoảng 85% hạt chín trên bông. Trước khi thu hoạch nhổ 10 khóm/ô thí nghiệm làm mẫu để theo dõi các chỉ tiêu trong phòng như đo chiều dài bông, đếm số hạt,... Thu hoạch riêng từng ô, phơi khô khi độ ẩm hạt lúa đạt khoảng 13% - 14% mới tiến hành cân khối lượng khô (kg/ô).