1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung hiệp định tránh đánh thuế hai lần

29 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 164 KB

Nội dung

Tuy nhiên chính: “ Sự khác nhau về chính sách giữa các nước, đặc biệt là vềpháp luật thuế, cùng với việc các quốc gia đồng thời triển khai đặc quyền thuthuế trên cơ sở các nguyên tắc trê

Trang 1

Ví dụ 1 :

Ông Nguyễn Văn A là người mang quốc tịch Việt Nam,thành lập công ty kinhdoanh Cà Phê Việt tại Pháp.Lợi nhuận thu được trong một năm là 100 tỷ Biết:+ Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là: 25%

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Pháp là: 30%

Ta nói có hiện tượng đánh trùng thuế xảy ra khi: Doanh nghiệp phải nộp: ThuếTNDN ở:

Việt Nam : 100*25% = 25 (tỷ)

Pháp : 100*30% = 30 (tỷ)

Tổng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là: 55 (tỷ)

2 Nguyên nhân của hiện tượng đánh trùng thuế :

Nhìn chung, luật thuế của mỗi quốc gia đều được xây dựng trên cơ sở đặcquyền của quốc gia đó và phần lớn không mang ý nghĩa quốc tế.Nhưng trên cơ

Trang 2

sở các mối quan hệ quốc tế, thì đặc quyền thu thuế của các quốc gia đều dựa trêncác nguyên tắc:

+ Nguyên tắc cư trú

+ Nguyên tắc nguồn

+ Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú

đều được đại đa số các quốc gia trên thế giới chấp nhận

Tuy nhiên chính: “ Sự khác nhau về chính sách giữa các nước, đặc biệt là vềpháp luật thuế, cùng với việc các quốc gia đồng thời triển khai đặc quyền thuthuế trên cơ sở các nguyên tắc trên đã dẫn đến tình trạng thu trùng thuế”

Ví dụ 2 : (Tiếp ví dụ trên)

Ông A mở thêm một công ty con tại Thái Lan, thu nhập hàng năm của công tycon này là: 50 (Tỷ).Về nguyên tắc, cả Thái Lan và Việt Nam đều có quyền đánhthuế đối với khoản thu nhập 50 tỷ này khi:

Việt Nam thu thuế theo nguyên tắc cư trú: Vì Ông A là đối tượng cư trú tạiViệt Nam nên sẽ tiến hành thu thuế trên thu nhập toàn cầu của ông

Thái Lan thu thuế theo nguyên tắc nguồn : sẽ xác định đây là nguồn thu nhậpphát sinh từ quốc gia mình và tìm cách đánh thuế

Hoặc khi hai nước có sự kết hợp nguyên tắc nguồn và cư trú trong qúa trìnhđánh thuế cũng sẽ dẫn đến hiện tượng đánh trùng thuế giữa hai quốc gia

Để thấy rõ hơn về hiện tượng đánh trùng thuế giữa các quốc gia, Ta xét cáctrường hợp đánh trùng thuế có thể xảy ra như sau:

3 Các trường hợp đánh trùng thuế :

3.1 Trường hợp cư trú trùng :

Trang 3

Trường hợp này phát sinh khi cả hai quốc gia khác nhau cùng coi một đốitượng nộp thuế là đối tượng cư trú của quốc gia mình.Do đó cùng thu thuế đốivới đối tượng đó trên cùng một thu nhập.Trường hợp này còn được gọi là nghĩa

vụ thuế đồng thời

Ví dụ 3: ( Tiếp ví dụ trên)

Nếu trong 1năm ông A cư trú 7tháng ở Việt Nam, 5tháng ở Pháp, nhà ở, giađình đều ở Pháp.Cả Pháp và Việt Nam đều đánh thuế theo nguyên tắc cưtrú.Nếu:

Phía Việt Nam xác định đối tượng cư trú theo theo tiêu thức số ngày hiện diệntại quốc gia ( Một cá nhân khi hiện diện tại Việt Nam trên 183 ngày thì được xácđịnh là đối tượng cư trú)

Còn phía Pháp xác định đối tượng cư trú theo nguyên tắc hiện trạng và hànhđộng thực tế : tức là nơi tiến hành các hoạt động sinh lời, quan hệ gia đình, xãhội

Ông A sẽ được xác định là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Pháp nên sẽ bịđánh thuế trên thu nhập toàn cầu ở cả hai nước

3.2 Trường hợp trùng nguồn :

Do các quy định tại luật thuế của mỗi quốc gia khác nhau có thể xử lý cùngmột thu nhập như có nguồn tại quốc gia mình

Ví dụ 4 :

Trang 4

Từ ví dụ 1 và 2 Trường hợp trùng nguồn xảy ra khi cả Pháp và Thái Lan đềucoi khoản lợi nhuận 50 tỷ có nguồn phát sinh từ quốc gia mình và tìm cách thuthuế trên phần lợi nhuận đó.

3.3 Trường hợp cạnh tranh về nguồn và cư trú :

Trường hợp này phát sinh khi: một đối tượng cư trú của một quốc gia có đượcthu nhập có nguồn từ một quốc gia khác và do đó cả hai quốc gia ( Quốc gianguồn và quốc gia cư trú) đều tìm cách đánh thuế trên phần thu nhập đó

Ví dụ 5 :

Việt Nam đánh thuế trên thu nhập toàn cầu của ông A Vì ông là đối tượng cưtrú, Thái Lan đánh thuế trên phần thu nhập 50 tỷ vì khoản thu nhập này phát sinhtại Thái Lan

3.4 Trường hợp điều chỉnh lợi nhuận :

Trường hợp này phát sinh khi một quốc gia,theo quy định tại nội luật của mình

đã đơn phương điều chỉnh tăng phần lợi tức chịu thuế đối với phần lợi tức phátsinh từ nước ngoài, trong khi đó tại nước ngoài lại không thực hiện bất cứ mộtđiều chỉnh nào có tính chất bù đắp sau đó

Ví dụ :

Công ty X của quốc gia A,có chi nhánh đặt tại quốc gia B

Tại B, chính sách thuế điều chỉnh mức thuế từ 24% lên 28%

Tại A, phần thuế được khấu trừ vẫn chỉ là 24%

=>DN chịu thiệt

4 Tác hại của đánh trùng thuế :

Trang 5

Trong điều kiện ngày nay, việc đánh trùng thuế đã có ảnh hưởng tiêu cực đốivới sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu (Ở cả các nước phát triển cũng nhưcác nước đang phát triển).Cụ thể như sau:

4.1 Đối với các nước phát triển :

* Hạn chế sự đầu tư ra nước ngoài :

Ở các nước phát triển thường có sự tích lũy lớn về vốn, khoa học công nghệhiện đại, trong khi đó lại có hạn chế về điều kiện đất đai, nguồn nhân lực về tàinguyên thiên nhiên.Còn ở các nước đanh phát triển thường có nguồn lao đôngdồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinhdoanh,khoa học kỹ thuật lạc hậu

Cho nên xu hướng của các nước phát triển là khuyến khích đầu tư sang cácnước đang phát triển để nhằm khai thác tối đa các lợi thế so sánh.Tuy nhiên,khi

có hiện tượng đánh trùng thuế xảy ra trên phần thu nhập mà họ thu được từ việcđầu tư ra nước ngoài có thể dẫn đến lợi nhuận sau thuế còn thấp hơn so với đầu

tư ở trong nước.Như vậy, rõ ràng họ sẽ không tiếp tục đầu tư

* Không khuyến khích sự nghiên cứu và phát triển công nghệ mới:

Để có được những sản phẩm công nghệ tiên tiến hiện đại, các nước phát triểnphải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển.Sau khi rađời, nếu các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong nước có thể sẽ không bù đắpđược chi phí hoặc không có lợi nhuận.Đòi hỏi các nhà đầu tư phải đưa sản phẩm

ra khai thác tại thị trường bên ngoài nhằm nhanh chóng thu hồi chi phí và thu lợinhuận

Trang 6

Trong trường hợp này, nếu nước nhận công nghệ áp dụng một mức thuế suấtquá cao đối với thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ, thì phần thu nhậpcòn lại sẽ không đủ bù đắp chi phí ban đầu, hoặc sẽ không có lợi nhuận.

Ví dụ :

Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kêt hợp đồng với một công

ty của Hàn Quốc.Trong đó quy định : Công ty này chuyển giao cho liên doanhViệt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20năm.Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theoquy đinh của luật thuế Việt Nam, Liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bảnquyền ( Số thuế đánh trên phần thu nhập từ chuyển giao bản quyền do bên HànQuốc chịu).Trong tình huống này, nếu phía nhận chuyển giao là Việt Nam đánhthuế quá cao, có thể khiến cho phía Hàn Quốc không có lợi nhuận từ hoạt độngchuyển giao này khi khoản thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế ở Hàn Quốc

Như vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ đã bị hạn chế, và từ đó việc đầu tưcho nghiên cứu, phát minh công nghệ mới cũng sẽ không được các nhà đầu tưchú trọng

Ngoài ra đối với các nước phát triển, việc đánh trùng thuế còn ảnh hưởng tới sựphân công nguồn lao động:

Do các chuyên gia giỏi, các nhà quản lý có chuyên môn của các nước này sẽkhông chấp nhận ra nước ngoài làm việc nếu như phần thu nhập sau thuế của họ

từ việc lao động ở nước ngoài thấp hơn khi làm việc ở trong nước

Ví dụ :

Năm 2008, ông A là đối tượng cư trú của Pháp, làm việc cho chi nhánh ngânhàng B tại Việt Nam trong vòng 8 tháng.Toàn bộ tiền lương và thu nhập kháccủa ông A do chi nhánh ngân hàng B tại việt Nam trả.Trong trường hợp này ông

Trang 7

A có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhận đượctrong thời gian làm việc ở Việt Nam, theo luật thuế thu nhập cá nhân ở ViệtNam Tuy nhiên nếu phần thu nhập đó tiếp tục bị đánh thuế tại Pháp thì Ông sẽkhông sang Việt Nam làm việc.

4.2 Đối với các nước đang phát triển :

Các nước đang phát triển đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư nứoc ngoài để

có số vốn và công nghệ bằng cách đơn phương đưa ra các ữu đãi miễn, giảmthuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng để giảm nhẹ gánh nặng thuế cho họ.Các biện pháp mà họ thường sủ dụng:

- miễn hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp đối với một số loại thu nhập nhấtđịnh

- mở rộng và tăng số chi phí kinh doanh được khấu trừ nhằm thúc đẩy xuấtkhẩu

- giảm bớt một số loại thu nhập trong hoạt động xuất khẩu

- giảm thuế thu nhập cá nhân

- đẩy nhanh khấu hao tài sản cố định

Các biện pháp này chỉ có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi bản thân nước củanhà đầu tư cho phép miễn thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài haychấo nhận khấu trừ vào số thuế sẽ nộp ở nước nhận đầu tư

Để ngăn chặn tác động tiêu cực của việc đánh trùng thuế quốc tế trong đàu tưnhư đã trình bày nêu trên, các qưốc gia tìm cách loại trừ hay giảm bớt việc đánhthuế trùng Việc này được thực hiện bằng rất nhiều các phương thức khác nhau,thông qua các hiệp định song phương hay đa phương và các biện pháp khácnhau( miễn thuế, khấu trừ thuế, khoán thuế….) Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứutrong nội dung Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nêu dưới đây

Trang 8

II Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

1 Khái niệm :

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là hiệp định thuế, một thỏa thuận songphương phân chia quyền đánh thuế của từng nước đối với một số khoản thu nhậpcủa các đối tượng liên quan, nhằm ngăn ngừa việc đánh trùng thuế đối với cácloại thu nhập đó

2 Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần :

Trên phương diện pháp lý: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần quy định giới hạnquyền đánh thuế của từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lý của Hiệp định.Trên phương diện kinh tế: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một thỏa thuậnnhằm phân chia nguồn thu cho Ngân sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư,chuyển giao công nghệ, phân công lao động Thực chất, Hiệp định tránh đánhthuế hai lần không tạo ra một thứ thuế mới mà, nó là sự hạn chế quyền thu thuếcủa một trong các quốc gia tham gia Hiệp định Hiệp định thuế là công cụ đểgiảm nhẹ nghĩa vụ thuế

3 Mục tiêu của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần :

Nói một cách chung nhất, mục tiêu cuối cùng của Hiệp định là thúc đẩy quan

hệ thương mại, đầu tư qua biên giới bằng cách loại trừ các rào cản về thuế đốivới các hoạt động này Mục tiêu chung này được bổ sung bởi các mục tiêu cụ thểdưới đây:

Trang 9

3.1 Tránh đánh thuế trùng :

Đây là mục tiêu cụ thể quan trọng nhất của Hiệp định Các quy định cơ bản củaHiệp định đưa ra nhằn ngăn chặn đánh thuế trùng Để đạt mục đich này Hiệpđinh đã đưa ra hai loại nguyên tắc :

Thứ nhất: đối với các loại thuế thu nhập khác nhau, Hiệp địn đưa ra các nguyên

tắc để phân định các quyền đánh thuế giữa các quốc gia nguồn và quốc gia cưtrú Cụ thể:

- Quốc gia nguồn là quốc gia thu thuế chủ yếu đối với loại thu nhập từ hoạtđộng kinh doanh và hoạt động làm công

- Quốc gia cư trú là quốc gia có quyền thu thuế chủ yếu đối với thu nhập từ đầutư

Thực hiện nguyên tắc này: quốc gia nguồn chấp nhận thu thuế với các mứcthuế suất hạn chế đối với thu nhập từ đầu tư của các đối tượng không cư trú

Thứ hai: Khi đã có các quy định về quốc gia nguồn có quyền đánh thuế ( một

cách đầy đủ hay có giới hạn) đối với thu nhập thì quốc gia cư trú có nghĩa vụthực hiện các biện pháp nhằm loại trừ đánh thuế trùng

3.2 Chống trốn lậu thuế :

Đây là mục tiêu cụ thể thứ hai của Hiệp định Mục tiêu này được coi là mụctiêu đối trọng với mục tiêu thứ nhất Vì một mặt phải ngăn chặn đánh thuế thuếtrùng, mặt khác phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành vi lợi dụng để

Trang 10

trốn lậu thuế Việc trốn lậu thuế không chỉ bao gồm các hành vi gian lận thuế,không đăng kí nộp thuế mà có cả các hành vi tránh thuế khác.

3.3 Đảm bảo không phân biệt đối xử giữa những nguời nộp thuế :

Mục tiêu này nhằm tạo ra sự đối xử bình đẳng về thuế giữa đối tượng cư trúvới đối tượng không cư trú và người không mang quốc tịch

3.4 Tạo ra cơ chế giải quyết tranh chấp :

Thông qua Hiệp định, các quốc gia tham gia Hiệp định đã tạo ra một cơ chếgiải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấp hành các luật thuế của mỗi bênliên quan với các giao dich qua biên giới Cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trênnguyên tắc thỏa thuận song phương

4 Phạm vi áp dụng :

Phạm vi lãnh thổ : Hiệp định thuế có hiệu lực áp dụng trong phạm vi lãnh thổ,

lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia của hai bên tham gia

ký kết Đây sẽ là cơ sở cho việc xác định nguồn thu nhập, địa điểm có tài sảntheo nguyên tắc nguồn thu nhập

Phạm vi đối tượng áp dụng : Đối tượng áp thuộc phạm vi điều chỉnh của

Hiệp định thuế là một cá nhân, một tổ chức pháp nhân và bất cứ một bộ phận nàokhác của đối tượng này Chúng là đối tượng chịu thuế của các nước ký kết do cónhà ở, địa điểm cư trú , thời gian cư trú, trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký kinhdoanh tại các nước ký kết

Phạm vi các loại thuế áp dụng :Hiệp định thuế được áp dụng đối với các loại

thuế thu nhập ( tài sản) được đánh bởi các quốc gia tham gia ký kết Các loạithuế thu nhập thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định bao gồm : thuế đánh trêntổng thu nhập hay một bộ phận của thu nhập, thuế đánh trên tổng tài sản, các loạithuế đánh trên lợi tức từ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng tài sản, thuế đánh

Trang 11

trên thu nhập từ tiền lương, làm công, cung cấp dịch vụ của những người hoạtđộng tự do.

Trong một Hiệp định cụ thể sẽ liệt kê các loại thuế thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Hiệp định và các loại thuế giống hoặc có cùng bản chất tương tự sẽ được quyđịnh trong tương lai bởi các quốc gia ký kết

5 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định :

Mỗi quốc gia đều có đặc quyền thu thuế thu nhập dựa trên cơ sở mối liên hệgiữa quốc gia đó với thu nhập Đó là mối liên hệ giữa quốc gia đó với các họatđộng tạo ra thu nhập, hay là mối liên hệ của quốc gia đó với đối tượng ( tổ chức,

cá nhân) có thu nhập.; hay kết hợp cả hai sự liên hệ này để thực hiện đặc quyềnthu thuế

5.1 Nguyên tắc nguồn :

Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào sự liên hệ giữa quốc gia đó với các hoạtđộng tạo ra thu nhập, tức là thu thuế đối với thu nhập phát sinh hay có nguồnphát sinh tại quốc gia đó

Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ quốc thuế quốc tế đựợcgọi là thu thuế theo nguyên tắc nguồn

Tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng nguyên tắc này trong việc thựchiện đặc quyền thu thuế của mình đối với thu nhập Thực hiện theo nguyên tắcnày tránh cho các quốc gia không gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn thunhập phát sinh ở nước ngoài của những người cư trú và công dân của họ

Trang 12

5.2 Theo nguyên tắc cư trú :

Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào mối liên hệ giữa quốc gia đó với bảnthân đối tượng có thu nhập, tức là thu thuế thu nhập của đối tượng cư trú tại quốcgia đó

Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ thuế quốc tế gọi là thuthuế theo nguyên tắc cư trú

Thu thuế theo nguyên tắc này đảm bảo các quốc gia thực hiện thu thuế đối vớithu nhập phát sinh trên toàn thế giới của đối tượng cư trú của mình Điều này cónghĩa là một đối tượng cư trú của một quốc gia sẽ cớ nghĩa vụ nộp thuế cho quốcgia mình cư trú ( nước cư trú) đối với thu nhập phát sinh không chỉ từ bản thânquốc gia đó mà cả thu nhập phát sinh ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia đó

Nhìn chung, phần lớn các quốc gia trên thế giới áp dụng nguyên tắc cư trú khithực hiện đặc quyền thuế thu nhập đối với đối tượng được coi là đối tượng cư trúcủa quốc gia đó

5.3 Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú :

Khi một quốc gia thu thuế căn cứ vào hai mối liên hệ nêu trên của quốc gia đóvới thu nhập ( nguồn và cư trú và / hoặc quốc tịch) có nghĩa là thu thuế do thunhập đó phát sinh và hoặc có nguồn phát sinh từ quốc gia đó và hoặc do đốitượng có thu nhập cư trú tại và hoặc mang quốc tịch của quốc gia đó

Thu thuế thu nhập theo phương thức này trong quan hệ thuế quốc tế đựoc gọi

là thu thế theo nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú

Thu thuế theo nguyên tắc đảm bảo cho một quốc gia có thể thu thuế đối vớimọi thu nhâp phát sinh tại quốc gia đó , đồng thời cũng đảm bảo quốc gia đó thuthuế đối với thu nhập phát sinh hoặc có nguồn phát sinh từ nước ngoài nếu thunhập đó thuộc về đối tượng cư trú hay người mang quốc tịch của quốc gia đó

Trang 13

6 Nội dung hiệp định tránh đánh thuế hai lần :

6.1 Các phương thức tránh đánh trùng thuế :

- Phương thức đơn phương : Là phương thức mà mỗi quốc gia tham gia trong

đầu tư tự đưa ra những qui định trong nội luật nhằm giảm bớt sự đánh thuếtrùng

Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều đơn phương đưa ra các quiđịnh để thực hiện việc đánh thuế trùng Đặc biệt là các quốc gia đang phát triểnvới mục đích khuyến khích đầu tư nước ngoài đã ban hành nhiều ưu đãi về thuếcho các nhà đầu tư nước ngoài (VD: biểu thuế TNCN người nước ngoài lớn hơntrong nước, các ưu đãi về đất, về thuế TNDN)

- Phương thức đa phương : Là phương thức mà các quốc gia cùng nhau kí kết

các hiệp định chung nhằm hạn chế việc đánh trùng tthuế và phân định quyền,nghĩa vụ của mỗi bên

Các hiệp định thuế song phương được đàm phán trên cơ sở của các chính sáchtiền tệ, tài chính và các chính sách kinh tế khác của mỗi quốc gia

6.2 Các biện pháp tránh đánh trùng thuế :

A Biện pháp miễn thuế :

Nước cư trú sẽ không đánh thuế đối với thu nhập mà theo qui định của Hiệpđịnh có thể bị đánh tại nước đặt cơ sở thường trú hay nước nguồn

- Miễn thuế toàn phần :Nước cư trú sẽ không tính đến thu nhập đã được miễn

thuế ở nước ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với các phần thunhập phải chịu thuế còn lại

Trang 14

- Miễn thuế luỹ tiến :Nước cư trú có tính đến khoản thu nhập được miễn ở nước

ngoài trong khi xác định mức thuế suất áp dụng đối với phần thu nhập còn lạiphải nộp thuế

Như vậy, trong khuôn khổ của Hiệp định, nếu phương pháp miễn thuế đượccác bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại Hiệp định thì sẽ đảm bảo đặcquyền thu thuế đối với một số loại thu nhập nhất định sẽ được dành chỉ cho 1quốc gia kí kết

B Biện pháp khấu trừ thuế:

Nước cư trú sẽ tính số thuế phải thu trên cơ sở tổng thu nhập của đối tượng nộpthuế ( kể cả thu nhập ở nước ngoài), sau đó nước cư trú sẽ cho phép đối tượngnộp thuế được khấu trừ số thuế đã nộp vào số thuế phải nộp tại nước cư trú đó

- Khấu trừ toàn bộ :Quốc gia cư trú cho phép khấu trừ toàn bộ số thuế đã thanh

toán tại nước ngoài đối với số thu nhập có thể bị đánh thuế tại nước cư trú

- Khấu trừ phổ thông : Số thuế được khấu trừ tại nước cư trú cho số thuế đã

thanh toán tại nước khác được giới hạn trong tổng số thuế mà nước cư trú ( theonội luật của mình) có thể thu đựoc trên tổng số thu nhập có nguồn nước ngoàiđó

Như vậy, trong khuôn khổ hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, nếu phương phápkhấu trừ thuế được các bên tham gia kí kết thừa nhận qui định tại hiệp định thìđảm bảo cho cả 2 nước kí kết được đồng thời tiến hành đánh thuế

Ví dụ :

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w