Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
618 KB
Nội dung
ĐỀ BÀI : Bình luận về diễn biến giá chứng khoán tại SGDCK TP.HCM trong năm 2009. BÀI LÀM A. Khái quát về chỉ số VN - Index và sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. I.Chỉ số VN-Index: -VN-Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại SGDCK t.p HCM Công thức tính chỉ số VN-Index áp dụng với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. -VN-Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000 ( khi TTCK chính thức đi vào hoạt động). _Giá trị thị trường cơ sở được điều chỉnh trong các trường hợp như:niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thể thay đổi về vốn niêm yết. Công thức tính: Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100 Trong đó: Pit: Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i 1 Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i Pi0: Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i Qi0: Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i II. Những yếu tố tác động đến giá chứng khoán Có 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán a/ Những yếu tố bên trong - Giá trị thực của chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thực của chứng khoán : + Độ lớn và thời điểm của dòng thu nhập dự tính trong tương lai + Mức độ rủi ro của luồng tiền +Tỉ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư - Tình hình lợi nhuận của chủ thể phát hành. - Các biến động: về yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển ; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường ; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN b/ Những yếu tố bên ngoài - Tình hình kinh tế khu vực và thế giới 2 Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. - Lạm phát Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. - Sự biến động của lãi suất - Tình hình chính trị văn hóa xã hội - Chính sách thuế đối với thu nhập từ CK Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. - Triển vọng của ngành - Các tài sản đầu tư thay thế - Dòng tiền vào chứng khoán( thể hiện tính thanh khoản của CK) phản ánh mức độ quan tâm của công chúng đầu tư -Tâm lý nhà đầu tư: bi quan, lạc quan -Hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, ý kiến nhà đầu tư. III. Giới thiệu chung về sàn giao dich thành phố HCM 3 _8/8/2007: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương. Tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán t.p HCM. _SGDCK tp HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên hoạt động theo luật định. _tên đầy đủ: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh _Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange _Tên viết tắt: HOSE. Địa chỉ liên hệ: Địa chỉ: 45-47 Bến Chương Dương, Q1, TP.HCM, Việt Nam Số Đt:(84-8) 38217713 Số Fax:(84-8) 38217452 Website: www.hsx.vn E-mail: hotline@hsx.vn Số Hotline: 08.38218662. _ Hiện nay có 103 công ty chứng khoán thành viên. B. Diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009. Để phân tích về diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên những điểm nổi bật, có thể phân chia năm 2009 ra thành 4 giai đoạn sau : 4 I. Giai đoạn 1 : từ ngày 02/01/2009 đến ngày 24/02/2009 Biểu đồ biểu diễn diến biến : Tháng 1 Tháng 2 : 5 1.Bối cảnh: - Suy thoái kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu chấm dứt, những hoài nghi về khả năng vực dậy nền kinh tế của chính phủ các nước chưa được giải tỏa, thị trường chứng khoán thế giới liên tục sụt giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đổ dốc trong suốt hai tháng đầu năm 2009. - Có thể nói ảnh hưởng lớn nhất từ diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên thị trường chứng khoán Việt Nam là ảnh hưởng.về mặt tâm lý - đây là nhân tố tác động mạnh tới quyết định mua bán của nhà đầu tư. - Mọi diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn đi cùng chiều với những biến động của chỉ số chứng khoán thế giới. 2.Diễn biến 6 Trong xu hướng đó, các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới liên tục phá vỡ các mốc điểm quan trọng (DowJones chạm mốc đáy 6.547,05 điểm, Nikkei 225 chạm mốc đáy 7.054,98),VnIndex cũng rơi dần về mức đáy. Cổ phiếu liên tục mất giá, tính thanh khoản trên thị trường sụt giảm do lượng cầu yếu trong khi lượng cung tăng ồ ạt, tâm lý nhà đầu tư ngày càng trở lên hoang mang, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán “lao dốc” không có điểm dừng.Mức đáy của VnIndex được thiết lập trong giai đoạn này khi chạm mốc 235,5 điểm. So với mức điểm cuối năm 2008, VnIndex đã giảm 80,12 điểm, tương đương 25,38%. Suốt 2 tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng ảm đạm, èo uột. Cảnh vắng lặng tại sàn giao dịch cho thấy thị trường chứng khoán đã không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong thời điểm này. Bởi trong suốt năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục chuỗi ngày suy giảm với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, các ngân hàng bán cổ phiếu giải chấp… tất cả những yếu tố này đã làm thị trường giảm sâu. Tính chung cho cả tháng 2/2009 VN Index đã mất 57,47 điểm (18,95%) so với phiên cuối tháng 1. 3. Nguyên nhân: - Nhà đầu tư nước ngoài đã giảm bán, sau khi bán ra số cổ phiếu với tổng giá trị 127 triệu USD trong khoảng thời gian từ tháng 9/2008 đến hết tháng 12/2008, nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ra lượng cổ phiếu có giá trị khoảng 2 triệu USD từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân chính cho điều này là phần lớn tiền đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nếu không tính đến những quỹ đóng, đã rút hết khỏi thị trường Việt Nam (Quỹ đầu tư chứng khoán PXP Vietnam Emerging Equity 7 Fund mới đây cho phép nhà đầu tư rút cổ phiếu ra và sau đó họ có thể bán số cổ phiếu này). - Thông tin về lợi nhuận các công ty không mấy tích cực. Tăng trưởng doanh số khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận hoạt động chỉ tăng 8%. Thua lỗ ở các khoản đầu tư địa ốc và chứng khoán đẩy lợi nhuận ròng giảm 25%. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số công ty trước đây từng được nhà đầu tư nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM). - Nhớ lại thời điểm đầu năm 2009, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng với tâm lý quá bi quan của giới đầu tư, chỉ số VN-Index đã rơi xuống đáy 235,5 điểm (2-2009). Mức điểm này đã làm hàng triệu nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài ngơ ngác, bởi thị trường chưa bao giờ ảm đạm và buồn đến mức thế. Không khí trầm lắng lan ra khắp các sàn chứng khoán, khiến các sàn này rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười", bởi hầu như không có nhà đầu tư nào đến sàn giao dịch. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận thua lỗ, tìm cách tháo chạy khỏi thị trường. - Ngay trong thời điểm đầu năm, rất nhiều chuyên gia đều cho rằng năm 2009 được dự báo vẫn tiếp tục là thời kỳ cực kỳ khó khăn đối với TTCK VN khi đà suy thoái kinh tế thế giới cũng như khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nhưng trên thực tế, thị trường này chỉ giảm sâu đến hết quý 1/2009 và quay trở lại hồi phục trong quý 2/2009 khi những tia sáng về sự hồi phục của nền kinh tế xuất hiện. II. Giai đoạn 2 : từ 25/02/2009 đến 29/06/2009 8 Biểu đồ diễn biến giá chứng khoán trong giai đoạn 2 : 1. Nhận định chung - Đây là một giai đoạn hồi phục,tăng trưởng của chứng khoán trong năm 2009, tạo niềm tin với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự dao động của chứng khoán giai đoạn này khá trầm lắng, không có quá nhiều sự đột biến lớn. - Số lượng giao dịch tăng,lượng chứng khoán tham gia trong giao dịch với khối lượng lớn. - Xuất hiện hiện tượng bong bóng chứng khoán : cổ phiếu tăng có thể doanh nghiệp đánh bóng tên tuổi để làm giá. 9 - Giai đoạn này chỉ nên đầu tư trong ngắn hạn và nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để có thể giảm rủi ro. 2. Diễn biến Nếu như hai tháng đầu của thị trường chứng khoán khá ảm đạm thì sang giai đoạn này đã có sự chuyển biến tích cực hơn. Chứng khoán có dấu hiệu tăng giá. Tuy nhiên trong tháng 3 và tháng 4, dấu hiệu tăng giá này chưa rõ ràng. Cho đến phiên giao dịch ngày 08/06, được đánh giá là phiên giao dịch ấn tượng nhất trong giai đoạn 2 này VN-Index tăng 22,77 điểm (4,76 %) trong phiên này để vượt lên mức 502,7 điểm. Đây là phiên đầu tiên của năm 2009 đánh dấu sự kiện VN-Index vượt qua ngưỡng 500 điểm sau 183 phiên chờ đợi. Tuy vậy, phiên giao dịch ngày 8/6/2009 lại đóng cửa khi VN-Index ở mức 448,29 điểm tức tăng 42,3% so với mức điểm cuối năm 2008 và tăng được 90,36 % so với mức đáy 235,5 điểm. Cải thiện được tính thanh khoản trên thị trường. 3. Nguyên nhân - Do chính phủ đưa ra :gói cứu trợ đã cứu thoát nền kinh tế ra khỏi tình trạnh khủng hoảng, thị trường chứng khoán lạc quan hơn. - Mặc dù, luật thuế thu nhập cá nhân được áp dụng từ ngày 01/01/2009, nhưng để thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng của chính phủ ngày 6-2 Bộ tài chính hướng dẫn giãn thời hạn nộp thuế TNCN đến hết 31/05/2009 và Quốc hội quyết định miễn toàn bộ thuế TNCN 6 tháng đầu năm và miễn toàn bộ thuế kinh doanh chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân đến hết năm 2009. Điều này tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư góp phần giúp thị trường chứng khoán sôi động trở lại. 10 [...]... tác động từ bên trong C NHẬN XÉT CẢ NĂM 2009 Nhận định chung cả năm 2009 trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM và so sánh với sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Ngày 24/6, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX); thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có 2 sở tại hai đầu Nam – Bắc Năm 2009 là năm mà chứng khoán diễn biến vô cùng sôi... các thị trường ở châu Á (hoạt động kém thứ hai trong quý IV ở khu vực châu Á) IV Giai đoạn 4 : từ 25/09 /2009 đền 31/12 /2009 Biểu đồ diễn biến giá chứng khoán giai đoạn 4 : 16 17 1 Bối cảnh chung 18 Giai đoạn cuối năm 2009 này, có thể nói, diễn biến giá chứng khoán khó lường nhất, sự tăng giảm xuất hiện cả trong một phiên giao dịch Các nguyên nhân tác động trong giai đoạn này khá nhiều - Nền kinh tế Việt... dịch chứng khoán Hà Nội bởi những biến động khó lường, lên nhanh, xuống mạnh một cách thái quá của giá chứng khoán 22 23 - Những tháng đầu năm 2009, những phiên giao dịch u ám vẫn tiếp tục bị bao phủ thị trường chứng khoán Việt Nam, do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cộng với tâm lý quá bi quan của giới đầu tư, diễn biến về giá chứng khoán giảm mạnh, khó lường Giá cả... thì với với sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán, nhiều tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã bỏ một phần vốn của mình vào đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, do vậy lượng tiền chảy vào chứng khoán khá nhiều - Lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào chứng khoán lớn làm cho thị trường chứng khoán càng”sốt” III Giai đoạn 3: từ 30/06 /2009 tới 24/09 /2009 Biểu đồ diễn biến từng tháng 7, 8, 9 : 11 12 1 Nhận... lượng và giá trị giao dịch lại cao hơn “sóng” trước Ngày 23/12, tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh khối lượng giao dịch trong phiên lên tới con số 137 triệu chứng khoán, giá trị tương ứng đạt 6.452 tỷ đồng Tiếp sức cho Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội xác lập con số kỷ lục 67 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng và giá trị tương ứng trên 3.049 tỷ đồng Lần đầu tiên trong lịch sử chứng khoán. .. tiếng khẳng định: một trong những nguyên nhân khiến thị trường "nóng" là do khối các công ty chứng khoán "tung" các đòn bẩy tài chính hỗ trợ NĐT Khảo sát tại các công ty chứng khoán mới hay, kể từ khi chứng khoán hồi phục, nhằm gia tăng lợi nhuận, hầu hết công ty chứng khoán đều phối hợp với một hay một vài đối tác tài chính để hỗ trợ vốn cho các NĐT Tại một số công ty chứng khoán, tỷ lệ sử dụng đòn... thái quá đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến cuối năm Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số Nhiều thời điểm, NĐT lao vào xả hàng vì sợ "lịch sử lặp lại" - chứng khoán có thể sẽ lập đáy như thời điểm đầu năm Trong báo cáo Vietnam Monitor mới ra về tình hình kinh tế và thị trường tài chính - chứng khoán của Việt Nam, Ngân hàng... yếu cố hữu trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung Các nhà đầu tư chưa dám chịu mạo hiểm mà vẫn đầu tư theo 21 tâm lý “bầy đàn” khiến cho tác động từ tâm lý các nhà đầu tư đến diễn biến của chứng khoán là đồng loạt - Hạn chế của các yếu tố đòn bẩy tài chính do các công ty chứng khoán đưa ra (hoạt đóng này đã bị Ủy ban chứng khoán cấm từ ngày 1/12 /2009) Tuy nhiên, trong 2 tháng này, ta thấy sự... trong nước - Động thái từ Ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trên sàn giao dịch 2 Diễn biến Ngày 2/10 chỉ số Vn-index có sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng gần đây, rơi khỏi mức 550đ mà nguyên nhân là do thị trường chứng khoán Mỹ rớt điểm mạnh Kể từ ngày 08/10, chứng khoán có dấu hiệu phục hồi, chỉ số giá chứng khoán có chiều hướng tăng nhanh 14/10 Down Jones vượt ngưỡng 10.000đ... quý 1 ,2 năm nay … Tất cả những tín hiệu tích cực nêu trên đều ủng hộ sự phục hồi của TTCK trong tương lai gần 2 Diễn biến : - Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03so với thời điểm kết thúc năm 2008 Mức điểm cao nhất trong tháng 7 là 466,76 vào ngày 31/7 Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước, khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan . ĐỀ BÀI : Bình luận về diễn biến giá chứng khoán tại SGDCK TP. HCM trong năm 2009. BÀI LÀM A. Khái quát về chỉ số VN - Index và sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. I.Chỉ. 103 công ty chứng khoán thành viên. B. Diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009. Để phân tích về diễn biến giá trên sàn giao dịch chứng khoán Thành. tư. - Mọi diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn đi cùng chiều với những biến động của chỉ số chứng khoán thế giới. 2 .Diễn biến 6 Trong xu hướng đó, các chỉ số chứng khoán chính