1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN

21 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 412,5 KB

Nội dung

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Cáp Thị Thu Hiền 2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 03 tháng 06 năm 1978 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 3187 Lập Thành – Xuân Thạnh – Thống Nhất – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613771534 (CQ) ; ĐTDĐ: 01223750922 6. Fax: Email: Capthithuhiengmail.com 7. Chức vụ: Phó giám đốc 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lý chuyên môn và giàng dạy bộ môn ngữ văn 9.Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Thống Nhất II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm Năm nhận bằng: 2000 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý và giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 15 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Dạy học ngữ văn bằng giáo án điện tử như thế nào cho có hiệu quả + Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, mục đích yêu cầu của tiết trả bài Tập làm văn là giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kỹ năng từ bài làm văn này; từ đó chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn tiếp theo. Và để đáp ứng được mục đích yêu cầu đó, khi soạn giảng một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp. Việc chấm bài, trả bài nghiêm túc, có đầu tư sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho công việc dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chấm bài và trả bài cũng được giáo viên quan tâm đúng mức và quy trình thực hiện một tiết trả bài Tập làm văn ở mỗi giáo viên cũng thường không thống nhất. Kể cả trong các tài liệu chuyên môn cũng có nói đến vấn đề này nhưng mỗi tài liệu lại có những ý kiến khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn trong các giáo trình phương pháp dạy học môn Ngữ Văn như “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” do nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán chủ biên; “Phương pháp dạy học Văn” do nhóm tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt biên soạn, một số định hướng về việc trả bài Làm văn đã được nêu ra. Nhưng đó mới chỉ là những định hướng có tính chất gợi mở. Trong một số bài viết khác, việc chấm – trả bài cũng được nhiều tác giả quan tâm, giới thiệu một số kinh nghiệm “Để dạy tốt một tiết trả bài làm văn” của Trương Văn Hà, “Cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và chữa lỗi sai trong bài Tập làm văn” của Hà Thị Quyến,…). Nhìn chung việc xây dựng các bước tiến hành cho một tiết trả bài Tập làm văn chưa có sự thống nhất. Có thể nói, tiết trả bài Tập làm văn là thuộc một trong số những cụm bài khó và để việc soạn giảng thành công một tiết trả bài Tập làm văn phần lớn phụ thuộc vào ý thức, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực, sự sáng tạo và phương pháp sư phạm của mỗi giáo viên. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thấy rằng việc trao đổi kinh nghiệm trong việc soạn giảng tiết trả bài Tập làm văn là rất cần thiết và đây cũng là một chuyên đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của quý thầy cô giáo. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phương pháp để dạy tốt tiết trả bài Tập làm văn” làm đề tài nghiên cứu để cùng anh chị em đồng nghiệp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong trung tâm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÒNG NAI TRUNG TÂM GDTX THỐNG NHẤT ***    *** Mã số: . Mã số…………………. (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) ĐỀ TÀI “PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN” Người thực hiện: Cáp Thị Thu Hiền Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn.  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) NAÊM HOÏC: 2014 - 2015 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Cáp Thị Thu Hiền 2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 03 tháng 06 năm 1978 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 318/7 Lập Thành – Xuân Thạnh – Thống Nhất – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613771534 (CQ)/ ; ĐTDĐ: 01223750922 6. Fax: E-mail: Capthithuhien@gmail.com 7. Chức vụ: Phó giám đốc 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lý chuyên môn và giàng dạy bộ môn ngữ văn 9.Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Thống Nhất II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2000 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý và giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 15 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Dạy học ngữ văn bằng giáo án điện tử như thế nào cho có hiệu quả + Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt 2 BM02-LLKHSKKN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lý do chọn đề t ài: Như chúng ta đã biết, mục đích yêu cầu của tiết trả bài Tập làm văn là giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kỹ năng từ bài làm văn này; từ đó chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn tiếp theo. Và để đáp ứng được mục đích yêu cầu đó, khi soạn giảng một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp. Việc chấm bài, trả bài nghiêm túc, có đầu tư sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho công việc dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chấm bài và trả bài cũng được giáo viên quan tâm đúng mức và quy trình thực hiện một tiết trả bài Tập làm văn ở mỗi giáo viên cũng thường không thống nhất. Kể cả trong các tài liệu chuyên môn cũng có nói đến vấn đề này nhưng mỗi tài liệu lại có những ý kiến khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn trong các giáo trình phương pháp dạy học môn Ngữ Văn như “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” do nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán chủ biên; “Phương pháp dạy học Văn” do nhóm tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt biên soạn, một số định hướng về việc trả bài Làm văn đã được nêu ra. Nhưng đó mới chỉ là những định hướng có tính chất gợi mở. Trong một số bài viết khác, việc chấm – trả bài cũng được nhiều tác giả quan tâm, giới thiệu một số kinh nghiệm “Để dạy tốt một tiết trả bài làm văn” của Trương Văn Hà, “Cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và chữa lỗi sai trong bài Tập làm văn” của Hà Thị Quyến,…). Nhìn chung việc xây dựng các bước tiến hành cho một tiết trả bài Tập làm văn chưa có sự thống nhất. Có thể nói, tiết trả bài Tập làm văn là thuộc một trong số những cụm bài khó và để việc soạn giảng thành công một tiết trả bài Tập làm văn phần lớn phụ thuộc vào ý thức, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực, sự sáng tạo và phương pháp sư phạm của mỗi giáo viên. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thấy rằng việc trao đổi kinh nghiệm trong việc soạn giảng tiết trả bài Tập làm văn là rất cần thiết và đây cũng là một chuyên đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của quý thầy cô giáo. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phương pháp để dạy tốt tiết trả bài Tập làm văn” làm đề tài nghiên cứu để cùng anh chị em đồng nghiệp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong trung tâm. II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận: Yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản ( nói – viết ). Mà Tập làm văn là một phân môn có tính chất tổng hợp các kiến thức và kĩ năng đã được hình 3 thành từ các phân môn Tiếng Việt và Đọc văn. Nội dung chương trình Làm Văn gồm hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong đó, về thực hành chương trình chú trọng đến các giờ luyện tập, các bài viết. Song song với tiết làm bài viết thì tiết trả bài Tập làm văn đóng một vai trò rất lớn trong việc thực hiện yêu cầu này. Vì vậy trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, chỉ có môn Ngữ văn mới được bố trí tiết trả bài, trong một năm số tiết trả bài ở mỗi lớp - cấp THPT là 7 tiết. Giữa các tiết viết bài và trả bài Làm văn là thời gian khoảng 03 tuần để giáo viên thực hiện việc chấm bài. Đó là một thời lượng rất đáng kể đủ để nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của tiết học này. Cụ thể: 1.1. Về phía giáo viên: Thông qua việc chấm, trả bài sẽ nói lên lên được năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của thầy cô giáo đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh. Đồng thời tính sư phạm và tính nhân văn của người dạy học môn Ngữ văn cũng thể hiện rất rõ trong việc chấm, trả bài cho học sinh. Công việc này cũng giúp thầy cô giáo tìm thấy được niềm vui trong lao động. 1.2. Về phía học sinh: “Bài viết” là thành quả lao động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, là kết quả của quá trình vận dụng lý thuyết vào thực hành, là sản phẩm “ngôn bản” do chính các em tạo lập. Vì vậy tiết trả bài Tập làm văn thực sự rất có ý nghĩa đối với các em. Các em mong đến giờ trả bài để được biết thầy cô giáo đã đánh giá chất lượng bài làm “sản phẩm” của mình đạt ở mức độ nào? Bản thân đã làm được những gì? Còn hạn chế ở những mặt nào? Nguyên nhân của những hạn chế đó là do đâu? Khắc phục những hạn chế đó bằng cách nào để bài viết sau đạt kết quả tốt hơn? Điều đó có nghĩa là những điểm số trên bài làm hay những lời nhận xét, động viên, khen ngợi của thầy cô giáo trong giờ trả bài sẽ làm thay đổi tích cực tinh thần và thái độ học tập của học sinh. Học sinh mong chờ đến tiết trả bài ngoài việc muốn biết “điểm số” còn là để được rút ra những kinh nghiệm trong nhận thức và hành động nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn. 2. Thực trạng của vấn đề: Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu của tiết học. Điều đó xuất phát từ cả hai phía: phía người dạy (giáo viên) và phía người học( học sinh). 2.1. Về phía giáo viên: Có một số thầy cô giáo chưa có những nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giờ trả bài Làm văn với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Vì vậy thầy cô giáo chưa coi trọng giờ trả bài, chưa dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, chưa đầu tư đúng mức từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp. Cụ thể như sau: - Việc chấm bài chưa chu đáo, chưa kĩ lưỡng. Được thể hiện cụ thể qua ba vấn đề: + Vấn đề thứ nhất: Nhiều thầy cô giáo chấm bài chỉ ghi điểm số bài làm mà không có những nhận xét, sửa chữa cần thiết hoặc chấm “qua loa”, bỏ qua nhiều lỗi 4 của học sinh trong bài làm, nếu có nhận xét cũng chỉ là những lời phê chung chung. Như thế học sinh sẽ không thể nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm cụ thể từ bài làm của mình để rút kinh nghiệm. + Vấn đề thứ hai: Có những thầy cô chấm bài viết của học sinh (đối với những bài viết chữ xấu hoặc trình bày cẩu thả) với thái độ bực dọc, thiếu trân trọng và đánh giá còn mang tính chất cảm tính. Như thế học sinh sẽ không thể đánh giá đúng năng lực của bản thân hoặc không có động lực để phấn đấu hoặc dễ sinh ra tâm lí chán nản, không muốn học môn Văn. + Vấn đề thứ ba: Trong quá trình chấm bài, thầy cô quên ghi nhận và phân loại lỗi sai trên bài làm của học sinh ra cuốn sổ riêng hoặc không chú ý đến việc chọn lựa những bài viết tốt, những đoạn viết hay mà theo chúng tôi đó sẽ là cơ sở quan trọng cho việc soạn giáo án và nhận xét, sữa lỗi trên lớp. Bởi khâu chấm bài kỹ lưỡng và khoa học là cơ sở để có một tiết trả bài hiệu quả. - Việc soạn giáo án chưa được đầu tư đúng mức. Có thể vì ba nguyên nhân sau đây: + Nguyên nhân thứ nhất: Khác với các tiết học khác, tiết trả bài Tập làm văn thường không có mô hình bài soạn mẫu để tham khảo; các tài liệu hướng dẫn cũng không thống nhất; hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn chưa dành nhiều thời gian cho việc trao đổi thảo luận về chuyên đề này. Vì không có một quy định chuẩn mực chung nên cách thiết kế giáo án cho tiết trả bài Tập làm văn giữa các giáo viên đôi chỗ chưa thống nhất. Ví dụ cách soạn thứ nhất, ở phần nội dung lên lớp chỉ gồm các phần việc sau: . Ghi lại đề bài . Nội dung đáp án . Nhận xét chung . Phát bài, vào điểm Với cách thiết kế như thế, tiết trả bài thường không thành công vì học sinh không nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm cụ thể để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau ( nghĩa là học sinh không nhận thấy được những lỗi sai cụ thể mình đã mắc phải, không nhận thức được nguyên nhân sai và không có kỹ năng khắc phục sữa chữa những lỗi sai đó. Điều đáng nói hơn là ở phần “Dặn dò” sau bài học, giáo viên thường nhắc học sinh cần phải rút kinh nghiệm để làm tốt bài viết tiếp theo nhưng các em cũng không biết mình cần phải làm gì? Làm như thế nào?). Đồng thời giáo viên cũng không thể đánh giá đúng tình hình chất lượng học tập của lớp và sự tiến bộ của từng học sinh sau mỗi bài viết. Nói chung cách thiết kế giáo án như vậy là chưa đảm bảo về mặt nội dung kiến thức. Ví dụ cách soạn thứ hai, ở phần nội dung lên lớp chỉ gồm các phần việc sau: . Ghi lại đề bài 5 . Nội dung đáp án . Nhận xét chung . Phát bài . Sữa lỗi . Vào điểm Với cách thiết kế như thế, tiết trả bài cũng không đạt được thành công. Không chỉ vì những nguyên nhân như vừa phân tích ở trên mà còn thêm một nguyên nhân khác rất đáng bàn nữa. Đó là tâm lí chung của các em học sinh mong tới tiết Trả bài để được biết điểm. Sau khi thầy cô đã phát bài thì những phần việc còn lại rất khó thực hiện vì lúc đó học sinh chỉ lo tập trung xem điểm của mình, của bạn và trao đổi bàn tán về việc so điểm chứ không quan tâm đến việc sữa lỗi (dù giáo viên có nhắc các em giữ trật tự và chú ý bài học thì trên thực tế các em cũng yên lặng trật tự nhưng không thể tập trung, tâm lí các em đã bị chi phối). Cách thiết kế giáo án như thế này vừa chưa đảm bảo về mặt nội dung vừa ảnh hưởng đến khâu tổ chức thực hiện trên lớp. + Nguyên nhân thứ hai: Quan niệm ở một số thầy cô giáo cho rằng: “ giáo án chỉ là một hình thức đối phó” mà không thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thiết kế giáo án (cơ sở để giáo viên thực hiện ), có vai trò rất lớn trong trong việc quyết định sự thành công của giờ trả bài trên lớp. Cho nên có nhiều thầy cô giáo xem nhẹ việc thiết kế giáo án, thiếu sự đầu tư, ít tìm tòi sáng tạo. Chỉ soạn cho có để đối phó. + Nguyên nhân thứ ba: Như đã nói ở trên, các cơ sở dữ liệu cần thiết để phục vụ cho việc thiết kế giáo án là từ khâu chấm bài. Thế nhưng vì khâu chấm bài không đầu tư thỏa đáng dẫn tới việc thiết kế giáo án thiếu cơ sở và không có chiều sâu. - Cách thức tổ chức thực hiện việc trả bài trên lớp chưa hợp lí, chưa khoa học hoặc sử dụng phương pháp chưa phù hợp. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy Tổ chuyên môn chưa dành nhiều thời gian để trao đổi thảo luận bàn về phương pháp thực hiện chuyên đề này. Vì vậy có một số tiết trả bài thầy cô ít quan tâm, thực hiện còn nhiều lúng túng và thường không đạt được hiệu quả của tiết dạy. Cụ thể qua khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi nhận thấy: + Có một số thầy cô thường lên lớp với tâm lí “trả bài cho học sinh, vào điểm là xong nhiệm vụ” nên dạy đơn giản hóa, chưa đảm bảo nội dung kiến thức, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu của một tiết trả bài ( không rèn cho học sinh những kỹ năng cần thiết: phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý; diễn đạt ý, từ, câu, đoạn; chỉ ra những lỗi sai cơ bản, phân tích nguyên nhân sai, sữa lỗi ) hoặc không có phần đọc mẫu hay chỉ ra và bình những “lời hay ý đẹp” trong một số bài làm của học sinh mà theo tôi là rất quan trọng để các em học tập, rút kinh nghiệm. Từ đó giúp học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt không những đúng mà còn sử dụng hay (có nghệ thuật) trong giao tiếp, tư duy, học tập đạt hiệu quả. 6 + Có thầy cô không xác định đúng trọng tâm bài học nên có tiết thì nặng về lí thuyết mà không chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành. Có tiết nặng về nêu ưu điểm nên học sinh chưa nhận thức được lỗi sai của mình và lần sau các em vẫn mắc lại những lỗi đó. Có tiết nặng về nêu khuyết điểm, chỉ trích những học sinh hay mắc nhiều lỗi nên gây một không khí căng thẳng, nặng nề, học sinh dễ sinh ra tâm lí sợ tiết trả bài (cảm giác xấu hổ vì bị nêu tên) và chán học môn Văn. + Có những tiết mặc dù thầy cô thực hiện nội dung tương đối đảm bảo nhưng lại sử dụng phương pháp không phù hợp. Thay vì sử dụng phương pháp trao đổi thảo luận nhóm và làm việc cá nhân ở những phần thực hành (phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý; sữa lỗi ) để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh. Đó cũng là cách để học sinh dễ nắm vững và khắc sâu kiến thức. Thì ngược lại, giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, áp đặt cho học sinh cách hiểu của mình. Những tiết lên lớp như thế cũng không thể đạt được thành công. + Có những tiết, thầy cô còn lệ thuộc quá nhiều vào giáo án; chưa linh động trong việc tổ chức và phân bố thời gian hợp lí giữa các phần, các khâu dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch bài giảng hoặc kết thúc bài giảng quá sớm trước thời gian 45 phút của tiết học. 2.2. Về phía học sinh: Kết quả khảo sát trên bài làm cho thấy chất lượng bài viết của các em chưa đạt kết quả như mong muốn. Số lượng bài đạt điểm khá giỏi rất ít. Nhiều bài diễn đạt còn lủng củng, lập luận thiếu tính chặt chẽ, không lôgic hoặc văn viết rối không thoát ý; còn sai sót nhiều về lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, thậm chí có những lỗi chính tả thông thường nhưng qua nhiều bài liên tiếp vẫn mắc lại những lỗi đó. Có những bài làm là Nghị luận văn học nhưng các em lại không thuộc dẫn chứng ( thơ, văn) hoặc viết sai kiến thức ( về tác giả hoặc về tác phẩm) đã có sẵn trong sách giáo khoa. Có những bài làm là Nghị luận xã hội các em viết sơ sài, khô khan thiếu dẫn chứng thực tế từ cuộc sống, bài làm không có chiều sâu. Thực tế này cũng xuất phát từ hai nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Do các em thiếu sự đầu tư chuẩn bị, ít đọc sách, không nắm chắc kiến thức và yêu cầu của đề bài, lười suy nghĩ, vốn sống “nghèo”, kiến thức “hạn hẹp” hoặc không có hứng thú học tập đối với bộ môn Văn. Bao hàm trong đó có cả những em có thái độ học lệch môn, …. + Nguyên nhân khách quan: Một phần do khâu chuẩn bị và quy trình tổ chức tiết dạy của giáo viên (như đã phân tích ở trên), một phần do phương pháp lên lớp của giáo viên không phù hợp, chưa điều khiển được học sinh hoặc còn áp đặt khiến học sinh thụ động tiếp thu, cũng có thể do giáo viên chưa động viên hoặc chưa tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng và vai trò của mình… III Tổ chức thực hiện 1. Giải pháp thực hiện 7 Để thực hiện một tiết trả bài trên lớp được thành công, mỗi thầy cô giáo cần phải thể hiện được năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh qua ba công việc sau đây: 1.1. Công việc chấm bài: - Thầy cô giáo cần chấm bài với một tinh thần, thái độ nghiêm túc, khách quan, vô tư; bám sát yêu cầu của đề và đáp án ghi điểm chính xác; phần nhận xét ghi rõ ràng, cụ thể những ưu điểm và hạn chế của bài làm, giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kỹ năng từ bài làm văn này; từ đó rút kinh nghiệm cho bài làm văn tiếp theo đạt kết quả cao hơn. - Song song với việc chấm bài kỹ lưỡng thì giáo viên cần có thêm một cuốn sổ riêng – tạm gọi là “sổ chấm bài”. Sổ này dùng để ghi nhận lại những lỗi sai cơ bản của học sinh . Tùy vào tình hình thực tế sau mỗi bài viết, thầy cô chỉ cần chọn lọc một số lỗi sai cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà học sinh hay mắc nhiều nhất để làm cơ sở cho việc soạn giảng, các lỗi còn lại thầy cô phê trên bài làm của học sinh. Vì thời lượng có hạn thầy cô không nhất thiết ghi lại tất cả các lỗi sai của tất cả học sinh. Bởi như thế sẽ không đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng của giờ dạy. Sau đó, giáo viên chuẩn bị sẵn phần này trên máy chiếu hoặc trên bảng phụ. - Sau khi chấm bài xong, giáo viên nên có một cái nhìn tổng quát để chọn bài viết tiêu biểu (một bài viết tốt nhất) hoặc bài làm có cách dùng từ, viết câu hay, dựng đoạn tốt hoặc những “ lời hay ý đẹp” ( thường là dài, không có thời gian ghi chép lại vào sổ), giáo viên nên đánh dấu trên bài làm của học sinh, có thể chụp hình lại và đưa lên máy chiếu. Đây cũng là một việc không thể thiếu trong quá trình lên lớp góp phần tạo nên hiệu quả giáo dục tích cực của tiết trả bài. Bởi tâm lí con người ai cũng vậy, đặc biệt là học sinh, các em rất muốn được khen, được tuyên dương. Người được khen sẽ có thêm động lực để phấn đấu, người học yếu sẽ cố gắng để được khen. Không chỉ có vậy, việc đọc những bài viết tốt trong giờ trả bài còn giúp cho học sinh tham khảo được cách viết tốt để các em học tập và rút kinh nghiệm cho bài làm văn của mình. - Bước cuối cùng của việc chấm bài là thống kê chất lượng bài viết theo mẫu. Sau đó so sánh đối chiếu với kết quả ở bài viết trước để đánh giá tình hình học tập của từng lớp và giữa các lớp, theo dõi sự tiến bộ của học sinh và nhìn lại chất lượng dạy học của mình để đưa ra những giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ văn. 1.2. Công việc thiết kế giáo án: Sau khi hoàn tất những công việc trên, giáo viên mới có đủ cơ sở để thiết kế giáo án. Bài soạn phải có đủ các bước lên lớp và thể hiện rõ: mục đích, yêu cầu; đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, xác định đúng trọng tâm; phương pháp dạy học; cụ thể hóa các nội dung hoạt động và sự tích hợp giữa các phân môn. Để làm rõ phần này, tôi xin minh họa một giáo án của tiết Trả bài Tập làm văn số 6 ở khối 12 8 Tiết 81 – TLV : TRẢ BÀI SỐ 6 A/ Muc tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về nghị luận văn học; tích hợp các kiến thức về Văn, Tiếng Việt đã học. 2. Về kỹ năng: Rút kinh nghiệm cả về kiến thức lẫn kĩ năng viết một bài văn nghị luận; rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý. 3. Về thái độ: Có ý thức, thói quen tìm hiểu đề, lập dàn ý và vận dụng các thao tác lập luận phù hợp khi làm bài nghị luận văn học; khắc phục những sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, dựng đoạn B/Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận bài học: Phát vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận, sửa lỗi 1.2. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 12, chuẩn kiến thức. 2. Học sinh: SGK, sách tham khảo, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. C/Hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Thông qua 3.Bài mới: ( Lời vào bài …) 9 Họat động của GV & HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh tham gia tiết trả bài - Giới thiệu qua cấu trúc bài học Hoạt động 2: Gọi HS nhắc lại đề và GV ghi đề lên bảng, phân tích đề - Yêu cầu HS phân tích đề: HS làm việc cá nhân trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 3: Lập dàn ý: Sử dụng hình thức vấn - đáp tại chỗ ( từ 3- 5 HS). - HS nhắc lại thế nào là lập dàn ý? Xác định luận điểm, luận cứ. Cách lựa chọn và sắp xếp ý? ( học sinh trình bày việc lựa chọn và sắp xếp ý của bản thân) Đề: Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. I. Tìm hiểu đề: - Vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. - Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận chính: phân tích kết hợp các thao tác chứng minh, bình luận. - Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. II. Lập dàn ý: A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu. - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Giới thiệu nhân vật. B. Thân bài: 1. Giới thiệu lai lịch, ngoại hình: - Lai lịch: Được gọi một cách phiếm định: người đàn bà, mụ, chị ta > Chị không phải là một trường hợp cá biệt mà là một điển hình khát quát cho rất nhiều những người phụ nữ vùng biển khốn khổ. - Ngoại hình: Trạc ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, quần áo rách rưới bạc phếch. -> Gợi ấn tượng về cuộc sống lam lũ, vất vả, bất hạnh. 10 [...]... trọng nhất giúp soạn giảng thành công tiết trả bài 1 Bài học kinh nghiệm: - Để soạn giảng thành công một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp - Khâu chấm bài là cơ sở để soạn giáo án Giáo án chính là cơ sở để giáo viên thực hiện trên lớp (... trong bài Tập làm văn - Hà Thị Quyến – tạp chí Ngôn Ngữ - 2001 18 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị TT GDTX Thống Nhất ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Thống nhất, ngày 10 tháng 05 năm2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp để dạy tốt tiết trả bài. .. trình chấm - trả bài làm văn trên, tôi vừa thực hiện vừa ghi nhận kết quả trong từng tiết trả bài Điều quan trọng đầu tiên tôi nhận thấy đó là tay nghề của người thầy đã được nâng cao hơn Thứ hai là qua đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp, tôi nhận thấy đại đa số học sinh đã có những chuyển biến tích cực trong việc làm bài viết cũng như trong giờ học tiết trả bài làm văn, chất lượng dạy - học bộ... 11A/28 Bài số 4 2 4.1 15 30.6 10 11B/21 11A/28 Bài số 5 4 8.2 20 40.1 11B/21 18 36.7 7 14.3 IV KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Nói tóm lại, tiết trả bài Tập làm văn là tiết học rất quan trọng trong bộ môn Ngữ văn, có vai trò rất lớn trong dạy học tiếng mẹ đẻ, giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó biết tự điều chỉnh, khắc phục để hoàn thiện các kỹ năng diễn đạt không chỉ trong làm văn. .. tích cực hơn với giờ trả bài Làm văn cũng như việc học tập môn Ngữ Văn Đã hình thành thói quen phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý trước khi làm bài Đã vận dụng tương đối tốt các thao tác lập luận trong bài nghị luận 15 Các lỗi cơ bản đã giảm nhiều, số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài đạt điểm từ trung bình trở lên đã tăng dần Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mở bài, kết bài ở nhiều học sinh... linh hoạt, sáng tạo trong khâu tổ chức các hoạt động trên lớp và phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ hai phía: phía người dạy (giáo viên) và phía người học( học sinh) 2 Những ý kiến đề xuất: 2.1 Đối với tổ bộ môn và ban chuyên môn nhà trường: Tổ chức Hội thảo chuyên đề về cách soạn giảng tiết trả bài Tập làm văn 2.2 Đối với giáo viên: - Cần tăng cường dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm ở các tiết trả bài - Cần... trắng để kéo lưới, tái ngắt và dường như Hoạt động 6 : Đọc bài đang buồn ngủ mẫu cho học sinh tham khảo ( bình 1 vài đoạn V Đọc bài mẫu cho học sinh tham khảo tiêu biểu hoặc những “ lời hay ý đẹp” Hoạt động 7: Trả bài – vào điểm VI Phát bài- vào điểm 4 Củng cố: Nhắc lại những ưu khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm 5 Dặn dò: Chuẩn bị bài Ông già và biển cả - Hê-minh-êu RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY ... viết được những đoạn, những bài văn hay Nói chung sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết Bảng thống kê điểm số của học sinh qua các bài làm văn dưới đây phần nào thể hiện được hiệu quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn của chúng tôi tại đơn vị Bảng thống kê điểm số các bài làm văn trong năm học 2014-2015 Lớp: 11A và 11B LỚP BÀI VIẾ T TỐT Tổng số học sinh: 49 TRUNG... kinh nghiệm: Phương pháp để dạy tốt tiết trả bài làm văn Họ và tên tác giả: Cáp Thị Thu Hiền Chức vụ: Phó giám đốc Đơn vị: Trung tâm GDTX Thống Nhất Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị... GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, . Thạnh – Thống Nhất – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613771534 (CQ)/ ; ĐTDĐ: 01223750922 6. Fax: E-mail: Capthithuhien@ gmail.com 7. Chức vụ: Phó giám đốc 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công

Ngày đăng: 18/07/2015, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w