1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH 11 (BAN CƠ BẢN)

88 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Bìa Sơ lược lý lịch khoa học ................................................................. Mục lục ........................ ........................ ........................ ................. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................ ............................... II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Dạy học theo dự án (Project based – learning) .............. 2. Dạy học theo chuyên đề ........................ ........................ 3. Vận dụng dạy học theo dự án và chuyên đề trong môn Sinh học cấp trung học phổ thông ........................ .............................. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thời gian, đối tượng và biện pháp thực hiện ................ 2. Nội dung dự án và các chuyên đề A. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: .................................. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ................. III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ . ........................ ........................ B. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: .................................. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ........................... III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................ ........................... C.Dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI I. NỘI DUNG DỰ ÁN ........................ ...................... II. TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN ............................. III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................ ............................ D. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ..................................... II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ............................ III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................ ............................ IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................ ............................. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ......... VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................ .............................. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Nội dung bài ghi chuyên đề QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ........................ ................................ Phụ lục 2: Các phiếu học tập của chuyên đề QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ........................ ................................ Phụ lục 3: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ........................ ................. Phụ lục 4: Nội dung bài ghi chuyên đề TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ........................ ........................ ........................ ...................... Phụ lục 5: Các phiếu học tập của chuyên đề TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ........................ ........................ ........................ ......... Phụ lục 6: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ........................ ........................ .............................. Phụ lục 7: Nội dung bài ghi dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI ...... Phụ lục 8: Các phiếu học tập của dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI ........................ ........................ ........................ ............. Phụ lục 9: Đáp án các phiếu học tập của dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI ........................ ........................ ........................ .............. Phụ lục 10: Nội dung bài ghi chuyên đề SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI ....................................... Phụ lục 11: Các phiếu học tập của chuyên đề SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI ....................... Phụ lục 12: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI .... Phụ lục 13 ........................ ........................ ........................ ............................... PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 3 5 6 6 7 8 8 9 19 24 24 31 35 36 41 44 45 50 57 59 60 61 67 68 70 73 74 76 79 80 81 86 87 89

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

––––––––––––––––––

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: LÂM THỤY ANH THƯ

2 Ngày tháng năm sinh: 03/11/1983

8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Sinh lớp 12a2, a10, a11, lớp 11a4,

a5, a7; dạy Công nghệ lớp 10a12, a13

9 Đơn vị công tác: THPT Thanh Bình

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ

- Năm nhận bằng: 2012

- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học thực nghiệm- hướng Sinh lí động vật

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy

- Số năm có kinh nghiệm: 10 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2

Năm 2011: luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả của ba phương pháp nuôi

cấy tế bào ối và quy cách sử dụng demecolcine khi tạo tiêu bản nhiễm sắc thể thai”

Năm 2012: “Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự

án đối với môn Sinh học 10”.

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Bìa

Sơ lược lý lịch khoa học

Mục lục

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 Dạy học theo dự án (Project based – learning) .

2 Dạy học theo chuyên đề

3 Vận dụng dạy học theo dự án và chuyên đề trong môn Sinh học cấp trung học phổ thông

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 Thời gian, đối tượng và biện pháp thực hiện .

2 Nội dung dự án và các chuyên đề A QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

B TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

C.Dự án: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI I NỘI DUNG DỰ ÁN

II TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

D SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

2 3 5

6 6 7 8

8 9 19

24 24 31

35 36 41

44 45 50 57

Trang 4

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nội dung bài ghi chuyên đề QUANG HỢP VÀ

NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Phụ lục 2: Các phiếu học tập của chuyên đề QUANG HỢP VÀ

NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Phụ lục 3: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề QUANG

HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Phụ lục 4: Nội dung bài ghi chuyên đề TIÊU HÓA Ở ĐỘNG

Phụ lục 10: Nội dung bài ghi chuyên đề SINH SẢN Ở ĐỘNG

VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI

Phụ lục 11: Các phiếu học tập của chuyên đề SINH SẢN Ở

ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI

Phụ lục 12: Đáp án các phiếu học tập của chuyên đề SINH

SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI

Phụ lục 13

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

5960

61

676870

737476

798081868789

Trang 5

ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH 11 (BAN CƠ BẢN)

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục phổ thông đang chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nộidung sang tiếp cận năng lực người học, từ quan tâm “người học học được gì”chuyển sang “người học vận dụng được gì” qua việc học Nhiệm vụ này được đềcập rất rõ trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nghị quyếtHội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạohay trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theoQuyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ và trongnhiều văn bản quan trọng khác [6] Điều này dẫn đến một loạt các thay đổi từ côngtác quản lý giáo dục, sinh hoạt chuyên môn cho đến đổi mới phương pháp dạyhọc (PPDH) và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục (KTĐG) Tuy nhiên, khi tiếnhành đổi mới PPDH và KTĐG thì hiệu quả đạt được chưa cao Những yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả việc đổi mới có thể kể đến như nhận thức và ý thức của một sốcán bộ quản lý, giáo viên (GV) chưa cao; năng lực không đồng đều của đội ngũGV; hạn chế về năng lực quản lý và chỉ đạo của một số cơ quan và cán bộ quảnlý [2] và còn có sự chênh lệch về trình độ hoặc ý thức học tập của học sinh (HS)

Vì vậy tại các địa phương, các trường, việc vận dụng đổi mới PPDH và KTĐG cótốc độ triển khai cũng như hiệu quả chưa đồng bộ, và còn vấp phải rất nhiều khókhăn

Dựa trên cơ sở những hiểu biết về trình độ, năng lực của HS và được sự hỗtrợ của ban lãnh đạo nhà trường, với mục đích ứng dụng những phương pháp mớitrong giảng dạy và KTĐG, làm cơ sở cho những thay đổi trong PPDH của bộ môn

trong nhà trường, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Áp dụng dạy học theo dự án và chuyên đề một số nội dung trong chương trình Sinh 11 (ban cơ bản)”

Trang 6

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Dạy học theo dự án (Project based – learning)

- Dạy học theo dự án là kiểu dạy học phát triển kiến thức và kỹ năng của HSthông quá quá trình HS giải quyết 1 bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằngnhững kiến thức theo nội dung môn học (gọi là dự án học tập)

- Hình thức học tập này hướng tới phát triển kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích– tổng hợp – đánh giá và sáng tạo), phát triển kỹ năng sống, hợp tác, giao tiếp,quản lý, tổ chức điều hành, tích hợp công nghệ thông tin trong việc giải quyết côngviệc và thực hiện các sản phẩm Vì vậy đây cũng là phương pháp rất hiệu quả giúphọc sinh tự khẳng định bản thân, tạo điều kiện phát triển cho nhiều phong cách,tiềm năng học tập của HS và thúc đẩy HS phát triển toàn diện

- Thông thường theo phương pháp này HS làm việc theo nhóm, hoặc hợp tácvới chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để giải quyết tình huống và tìm hiểu sâuhơn nội dung, ý nghĩa bài học

- Có nhiều cách phân loại dự án, nhưng nếu dựa vào nhiệm vụ cần giải quyết vàsản phẩm tạo ra, có thể chia dự án thành 4 loại: dự án tìm hiểu; dự án nghiên cứu;

dự án khảo sát; dự án kiến tạo

- Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với việc chiếm lĩnh các kiến thức

lý thuyết có tính trừu tượng cao Phương pháp này cũng đòi hỏi nhiều thời gian,khó áp dụng tràn lan; Bên cạnh đó, dạy học theo dự án cũng đòi hỏi sự sẳn sàngcao của cả GV và HS [3]

Phương pháp dạy học theo dự án tương tự kỹ thuật giao nhiệm vụ với cácyêu cầu cụ thể, rõ ràng về nội dung, phương tiện, thời điểm và thời gian thực hiện

So với dạy học theo dự án theo chương trình Intel® Teach to the Future - Dạy họccho tương lai do công ty Intel Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tạiViệt Nam ngày 6 tháng 12 năm 2005, thì phương pháp này được mở rộng hơn rấtnhiều, không chỉ giới hạn ở việc ứng dụng công nghệ thông tin vào biểu diễn kếtquả công việc của HS như trình chiếu dưới dạng file Powerpoint, Word, Publisher(bài báo) hay kể cả tạo ra trang web Sản phẩm HS có thể là 1 mô hình, 1 vở kịchhoặc 1 hội thảo, 1 buổi tư vấn GV sẽ hỗ trợ HS lựa chọn phương pháp trình bàyphù hợp và giúp đỡ các em về mặt kỹ thuật thực hiện khi cần Khi các kết quả dự

án được báo cáo, những học sinh còn lại sẽ đặt câu hỏi, các học sinh sẽ cùng nhautìm hiểu kiến thức mới

2 Dạy học theo chuyên đề

- Mỗi chuyên đề dạy học giải quyết trọn vẹn 1 vấn đề học tập GV tạo tìnhhuống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS liênquan đến vấn đề học tập được thể hiện trong tài liệu hướng dẫn học làm bộc lộnhững kiến thức HS biết, giúp HS nhận ra nội dung chưa biết và muốn biết, từ đó

bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu

Trang 7

- Từ tình huống xuất phát đã xây dựng, GV cần dựa vào các nội dung cầnthiết để cấu thành chuyên đề để xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếptheo sau đó HS cần thực hiện Trong đó quan trọng là HS cần được đặt vào tìnhhuống xuất phát gần gũi với đời sống và các em sẽ tham gia giải quyết các tìnhhuống đó Các hoạt động do GV đề xuất cho HS được thực hiện theo tiến trình sưphạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập của HS, làm cho chương trình học tậpđược nâng cao, HS tự chủ hơn trong họa tập

3 Vận dụng dạy học theo dự án và chuyên đề trong môn Sinh học cấp trung học phổ thông

Sinh học là môn học kết hợp các vấn đề lý thuyết và có rất nhiều vận dụngthực tiễn, kiến thức liên môn Lợi thế khi giảng dạy Sinh học là có thể khai thácnhững vận dụng này kích thích hứng thú học tập của học sinh, có thể phát triển tưduy trừu tượng mức độ cao (phân tích – tổng hợp – đánh giá); đồng thời các kháiniệm, tính chất cũng như các quá trình sinh học cũng là các nội dung mà khi giaobài tập hay nội dung nghiên cứu cho học sinh, giáo viên có thể khai thác để đòi hỏihọc sinh tự nâng cao năng lực ứng dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật mới để

có thể tìm hiểu và trình bày kết quả công việc của mình Đặc điểm này là điềukiện rất thuận lợi để ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án và chuyên đề vàogiảng dạy

Việc ứng dụng dạy học theo dự án và chuyên đề môn Sinh đã được thựchiện ở nhiều đơn vị, tuy nhiên chưa có tài liệu nào hệ thống hóa các nội dung đótheo khối lớp hoặc cấp học Việc tổng hợp và thực hiện giảng dạy các chuyên đề

và dự án trong phạm vi đề tài này có thể cung cấp nhiều kinh nghiệm cho áp dụngđại trà các PPDH mới này vào các năm học sau, đồng thời hỗ trợ xây dựng phân bốchương trình bộ môn hợp lý hơn trong khối lớp và tạo ra tính thống nhất trong hìnhthức xây dựng các bài giảng

Trang 8

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Thời gian, đối tượng và biện pháp thực hiện

1.1 Thời gian và đối tượng

bị bài trước

HS được tư vấn các nguồn tài liệu có thể sử dụng phục vụ cho bài báo cáo,

ví dụ như sách giáo khoa, các sách tham khảo chuyên ngành, internet, các tạp chí,báo… HS tự chọn phương pháp báo cáo: giảng giải truyền thống, sử dụng Powerpoint, trình bày dạng bài báo hay trang web, clip ; đồng thời được giáo viên hỗ trợ

về mặt kỹ thuật

Sau mỗi chuyên đề và dự án đều có bài KTĐG Theo tiêu chuẩn chung của

tổ bộ môn, bài KTĐG được xây dựng trên 4 mức độ với tỷ lệ tương ứng: nhận biết40%, thông hiểu 30%, vận dụng thấp 20%, vận dụng cao 10% Kết quả KTĐG sau

đó sẽ được thống kê lại, qua đó xác định mức độ tiếp nhận kiến thức của HS

2 Nội dung dự án và các chuyên đề

A QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

1. Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này gồm các bài thuộc phần A Chương I/

Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT

+ Bài 8: Quang hợp ở thực vật

+ Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

+ Bài 10: Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến Quang hợp

+ Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng

2. Nội dung của chuyên đề [5]

2.1Khái quát về quang hợp ở cây xanh.

2.1.1 Khái niệm

2.1 2.Vai trò quang hợp của cây xanh

2.2 Lá là cơ quan quang hợp

2.2 1 Hình thái, giải phẩu của lá thích nghi với chức năng quang hợp 2.2 2.Lục lạp là bào quan quang hợp.

2.2 3 Hệ sắc tố quang hợp

Trang 9

2.3 Diễn biến quang hợp

2.3.1 Pha sáng

2.3.2 Pha tối

a Pha tối ở thực vật C3

b Pha tối ở thực vật C4

c Pha tối ở thực vật CAM

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp:

2.4.6 Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo:

2.5 Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng

2.6 Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

2.6 1 Tăng diện tích lá:

2.6 2 Tăng cường độ quang hợp:

2.6 3 Tăng hệ số kinh tế

3 Thời lượng:

o Số tiết học trên lớp: 4 tiết

o Thời gian học ở nhà 2 tuần

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Mục tiêu chuyên đề [4]

Sau khi học xong chuyên đề này HS có khả năng:

1.1 Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm quang hợp

- Nêu được vai trò của quang hợp ở cây xanh

- Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp

- Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu cácsắc tố quang hợp

- Mô tả được sự phù hợp về cấu tạo và chức năng quang hợp của lá

- Trình bày mối liên quan giữa pha sáng và pha tối

Trang 10

- Phân biệt pha sáng và pha tối về sản phẩm, nguyên liệu và nơi xảy ra

- Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật,

- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2

- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp

- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp

- Lấy được ví dụ về vai trò của các ion khoáng đối với quang hợp

- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trương sống của cây xanh và tạo điều kiện đểcây xanh quang hợp tốt nhất

- Ứng dụng trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụcho đời sống

- Giải thích được tác động tổng hợp các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp từ đóđưa ra các cách tác động tăng cường độ quang hợp

- Trình bày và giải thích được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng

- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế

- Nêu được các biện pháp năng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển cường độ quang hợp

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật điều khiển quang hợp

- Hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất câytrồng thông qua sự điều khiển quang hợp

1.2 Kỹ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm

- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về quang hợp ở thực vật

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các pha của quang hợp ở thực vật và phatối ở các nhóm thực vật

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ để mô tả được chu trình C3, C4

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để so sánh quang hợp ở C3,C4 và CAM

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh(ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng) đến quang hợp

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về quang hợp và năng suất cây trồng

Trang 11

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức từ hình vẽ.

1.3 Thái độ

- Say mê nghiên cứu khoa học về vấn đề quang hợp ở thực vật

- Hứng thú và quan tâm với công tác trồng trọt và năng suất cây trồng ở điạphương

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững

- Có nhận thức và hành động đúng về vấn đề sử dụng quá trình quang hợp vàothực tế sản suất để đáp ứng yêu cầu của con người và ý thức bảo vệ môi trường

Các kỹ năng sinh học cơ bản:

Vận dụng các kiến thức về quang hợp, cơ chế tác dụng cácenzim và vai trò các điều kiện ngoại cảnh đến hoạt độngenzim, hoạt động vận chuyển nước, ion khoáng trong cây

để nêu và giải thích cơ chế ảnh hưởng các điều kiện ngoạicảnh đến quang hợp và năng suất cây

Vận dụng các kiến thức đưa ra các ứng dụng thực tế nângcao năng suất thông qua tác động đến quang hợp

2 Năng lực thu

nhận và xử lý

thông tin

Các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin:

Phương pháp sinh học: phân tích kênh hình và kênh chữtrong các sơ đồ, các tài liệu SGK, báo chí

Các phương pháp khác: vận dụng các kiến thức đa môn,liên môn phân tích các cơ chế, giải thích hiện tượng liênquan quang hợp ở thực vật

Xử lý và trình bày thông tin dạng sơ đồ, ảnh chụp

Xây dựng các giả thuyết khoa học và hình thành cácphương án, biện pháp chứng minh giả thuyết trong thựctiễn

6 Năng lực Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua thuyết trình, thảo

Trang 12

ngôn ngữ luận, tranh luận, trao đổi kiến thức với nhau và với GV.

2 Chuẩn bị của GV và HS:

2.1 Chuẩn bị của GV

- Các hình ảnh, video minh họa về các quang hợp ở các nhóm thực vật

- Bảng hoạt động nhóm, máy chiếu v.v

2.2 Chuẩn bị của HS

Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến chuyên đề

3 Tiến trình tổ chức hoạt động học tập: Dạy học theo chuyên đề

Hoạt động 1: K hái quát về quang hợp ở cây xanh (10 phút)

B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 1 tuần, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập

tìm hiểu khái quát về quang hợp

B2: Hoạt động trên lớp

*GV: Treo tranh hình 8.1, giới thiệu tổng quát và cho HS

quan sát nêu kết quả câu 1 trong phiếu học tập

(?)Quan sát và cho biết những thành phần tham gia vào

quang hợp và sản phẩm quang hợp?

(?) Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang

hợp?

(?) Hãy cho biết quang hợp là gì?

*GV: Cho HS nghiên cứu mục I.2, kết hợp với kiến thức

đã học

(?)Dựa vào sản phẩm hãy nêu vai trò của quang hợp?

Yêu cầu HS bổ sung, GV tổng hợp và hoàn chỉnh

Vận dụng các kiến thức cũ của sinh học lớp 6 và quan sát tranhhoàn chỉnh câu 1 phiếu học tập

Vận dụng các kiếnthức cũ đưa ra kháiniệm và vai trò quanghợp (câu 2 phiếu họctập)

Hoạt động 2: L á là cơ quan quang hợp (25 phút)

Tổ chức cho HS nghiên cứu SGK, sử dụng

câu 3 phiếu học tập

(?) Quang hợp do cơ quan nào thực hiện?

Ngoài ra, các bộ phân có màu xanh khác

như vỏ thân, đài hoa, quả xanh cũng có

khả năng quang hợp

*GV: cho HS quan sát H.8.2 và chia

nhóm, phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

Sử dụng sgk và các kiến thức thực tếtrả lời câu hỏi

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây vì

lá cây là cơ quan chuyên trách quanghợp

HS nêu được đặc điểm của:

Trang 13

+ Nhóm 1: Xác định đặc điểm giải phẫu

và hình thái bên ngoài của lá

+Nhóm 2: Xác định cấu tạo nhu mô lá

+Nhóm 3: Cấu tạo và chức năng của hệ

(?)Yêu cầu HS trả lời câu 4 phiếu học tập

*GV: Cho HS nghiên cứu mục II.3

(?)-Nêu các loại sắc tố của cây?

(?)-Viết sơ đồ truyền năng lượng ánh

sáng ?

(?) Vai trò của chúng trong quang hợp?

+ Phiến mỏng+Cuống lá, gân chính, gân bên và phiến lá

+Lớp biểu bì trên và dưới được bao bọc bởi lớp cutin, biểu bì dưới chứa nhiều lỗ khí

+Tế bào (tb) mô giậu có nhiều lục lạp, xếp ngay dưới biểu bì trên, các tb song song xếp sít nhau

+Tb mô khuyết nằm gần mặt dưới lá, xếp xa nhau tạo các khoảng trống+Cấu tạo gân lá: gồm mạch gỗ vàmạch rây

Sử dụng đáp án câu 3,4 phiếu học tập

Sử dụng sgk và các kiến thức thực tếtrả lời câu hỏi

Hoạt động 3: Quang hợp ở các nhóm thực vật ( 55 phút)

B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 1 tuần, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập

tìm hiểu về diễn biến quang hợp

B2: Hoạt động trên lớp

I Pha sáng

GV yêu cầu HS sử dụng phiếu học tập

(?)vì sao gọi là thực vật C3, C4, CAM ?

(?)Quá trình quang hợp gồm mấy pha ?

GV thông báo:Quang hợp ở 3 nhóm thực vật về

cơ bản là giống nhau ở pha sáng,chỉ khác ở pha

Dùng đáp án câu 1 phiếu họctập

+Gồm 2 pha : Pha sáng và phatối

Trang 14

tốimục I.II,III

GV cho HS quan sát H.9.1, và tìm hiểu

mục1-SGK Yêu cầu nêu:

(?)Nêu đặc điểm pha sáng? (Nơi diễn ra, Nguyên

liệu, Diễn biến, Sản phẩm)

HS trả lời

(?) Trong pha sáng O2 có nguồn gốc từ đâu?

(?) Vai trò quá trình quang phân li nước?

Sử dụng sgk và các kiến thứcthực tế trả lời câu hỏi

+Nước +Sản xuất O2, bù đắp e choDiệp lục, cung cấp H+ khửNADP+

II Pha tối ở thực vật C3

*GV cho HS quan sát H9.2 (SGK) và nghiên

cứu mục 2 (SGK) ,trả lời:

(?)Nêu đặc điểm pha tối? (Nơi diễn ra, Nguyên

liệu, Diễn biến, Sản phẩm)

(?)Chất nhận CO2 ở thực vật C3 là gì ?

(?)Vì sao có tên gọi chu trình C3?

(?)Sản phẩm của pha sáng chuyển qua pha tối là

gì ?

(?) Nêu đáp án câu 2 phiếu học tập?

Sử dụng sgk và các kiến thứcthực tế trả lời câu hỏi

+Rib -1,5đi P+Sản phẩm ổn định đầu tiên có3C

+ATP và NADPH

III Pha tối ở thực vật C4

GV : thực vật C4,CAM sống ở những điều kiện

như thế nào ?

(?)Nêu đặc điểm pha tối ở thực vật C4? (Nơi

diễn ra, Nguyên liệu, Diễn biến, Sản phẩm)

(?)-Tại sao thực vật C4 năng suất quang hợp cao

hơn C3 ?

Sử dụng sgk và các kiến thứcthực tế trả lời câu hỏi

+ Cường độ quang hợp caohơn

+ Điểm bão hoà ánh sáng caohơn

+ Điểm bù CO2 thấp hơn + Nhu cầu nước thấp hơn + Thoát hơi nước thấp hơn

=> Thực vật C4 có năng suấtcao hơn thực vật C3

IV Pha tối ở thực vật CAM

Trang 15

(?)-Quan sát hình 9.3,9.4 cho biết những điểm

giống nhau trong pha tối ở 2 nhóm thực vật này ?

(?) -Những điểm khác nhau trong pha tối của

thực vật C4 và CAM ?

-GV hoàn chỉnh đáp án câu 3 phiếu học tập

(?)Tại sao thực vật CAM lại cố định CO2 tạm

thời vào ban đêm ?

+2 giai đoạn, chất nhận CO2 ,sản phẩm đầu tiên, sản phẩmcuối cùng

+Thời điểm xảy ra giai đoạn 1,

vị trí xảy ra giai đoạn 2, loại tblục lạp tham gia, năng suấtquang hợp

+Để tránh mất nước do thoát hơi nước , khí khổng phải đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm, do đó chúng không thể quang hợp được Để thoát khỏi tình trạng ấy chúng đã cố định

CO2 theo chu trình CAM

Hoạt động 4: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (1 tiết)

I ÁNH SÁNG

GV chia nhóm HS yêu cầu xác định ảnh hưởng ánh sang đến

quang hợp, gợi ý

(?)Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 44

(?)Thế nào là điểm bù ánh sáng, điểm bão hòa ánh sáng?

(?)Hãy nêu ảnh hưởng quang phổ ánh sáng đến quang hợp?

(?) Tại sao quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng đỏ và xanh

tím?

Các nhóm trình bày báo cáo

Các nhóm khác bổ sung

*Trả lời câu lệnh: ở

mức nồng độ CO2 thấp( 0,01%) khi tăng cường độ chiếu sáng cường độ quang hợp tăng rất ít.

- Khi tăng nồng độ CO2 nếu tăng cường

độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng mạnh.

Sử dụng sgk và cáckiến thức thực tế trảlời câu hỏi

+ Do khả năng hấp

thụ ánh sáng của các

hệ sắc tố

Trang 16

GV: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc

màu đỏ cho cường độ quang hợp cao hơn xanh tím và miền

ánh sáng màu xanh lục hầu như không được thực vật hấp thụ

(?) Thành phần ánh sáng biến động theo những điều kiện

nào?

GV tổng hợp câu trả lời từng nhóm để rút ra nội dung

(?)Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 45

Sử dụng sgk và cáckiến thức thực tế trảlời câu hỏi

*Trả lời câu lệnh: ở

cùng mức chiếu sáng và nồng độ CO2 ở các loài cây khác nhau cường độ quang hợp khác nhau.

II NỒNG ĐỘ CO 2 :

(?) Cây quang hợp trong điều kiện CO2 như thế nào?

GV: Nhân xét câu trả lời của HS Đồng thời giới thiệu về

điểm bù CO2 , Điểm bão hòa CO2

HS: Suy nghĩ trả lờicâu hỏi

III NƯỚC, NHIỆT ĐỘ, NGUYÊN TỐ KHOÁNG:

(?)Yêu cầu HS trả lời lệnh trang 45

+ Nhiệt độ ảnh hưởng hoạt động của enzim trong các pha

của quang hợp

(Hệ số nhiệt Q10 pha sáng là 1,1-1,4 còn pha tối là 2-3

(?) Nêu vai trò các nguyên tố khoáng đối với quang hợp?

HS: suy nghĩ và trảlời câu hỏi

Sử dụng sgk và cáckiến thức thực tế trảlời câu hỏi

Vd: Fe tham gia quátrình tổng hợppocfirin nhân diệplục, Mg, N tham giacấu tạo Diệp lục

Trang 17

IV TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:

(?) Thế nào là trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?

(?) Em hãy nêu lợi ích của việc trồng cây bằng ánh sáng

nhân tạo?

Sử dụng sgk và cáckiến thức thực tế trảlời câu hỏi

+ Chủ động điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…ít chịu tác động xấu của môi trường nên cây trồng cho năng suất cao

Hoạt động 5: Quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng (12 phút)

GV: Cho HS quan sát sơ đồ tỉ lệ % các nguyên tố hoá học,

kết hợp đọc SGK yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết luận

GV cho vd sau:

Ví dụ: Phần vật chất khô trong các bộ phận trên cây lúa vào

thời điểm thu hoạch:

Thân + lá + rễ + hạt: năng suất SH

Hạt: năng suất kinh tế

(?) Hãy phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế?

HS: Suy nghĩ trả lờicâu hỏi

Sử dụng sgk và cáckiến thức thực tế trảlời câu hỏi

Hoạt động 6: Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp (25 phút)

của HS

- GV giới thiệu phương trình năng suất:

Nkt = (FCO2 L Kf Kkt)n (tấn/ha)

Trong đó:

Nkt: năng suất kinh tế FCO2: khả năng quang hợp

L: diện tích lá quang hợp Kkt: hệ số kinh tế

Kf: hệ số hiệu quả quang hợp

n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp

- Các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng:

+ Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn, tạo giống

Trang 18

mới.→ FCO2

+ Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ

thuật →L

+ Tăng hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn, tạo

giống và các biện pháp kĩ thuật

→Kf + Kkt

+ Chọn cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải, hoặc trồng

vào vụ thích hợp →n

(?)Để tăng năng suất cây trồng cần phối hợp những biện pháp cho

quang hợp xảy ở mức tối ưu, vậy có những biện pháp nào có thể

được sử dụng?

(?)Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?

GV: Tăng diện tích lá là tăng diện tích tiếp xúc giữa lá với ánh

sáng mặt trời

(?)Tăng diện tích lá bằng cách nào?

(?)Dựa vào những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang

hợp,hãy nêu các biện pháp tăng cường độ quang hợp?

(?)Tăng hệ số kinh tế bằng những cách nào?

Sử dụng sgk

và các kiếnthức thực tếtrả lời câu hỏi+Lá là cơ quan quang

hợp

+Cung cấp nước,bón phân,tạo ĐK cho cây hấp thụ và chuyển hóa ánh sáng mặt trời

+ Sử dụng giống cây có

sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trịkinh tế với tỉ

lệ cao

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1 Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực

của HS qua chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Các NL hướng tới trong chủ đê

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

quang hợp (2)

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học

Trang 19

Lá là cơ

quan

quang hợp

- Chỉ ra được vai

trò các nhóm sắc tố trong quang hợp (9)

-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học.-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp so sánh

- Nêu

được sản

phẩm chuỗi phản ứngtối của quang hợp (4,5)

- Liệt kê

tế bào, bào quanthực hiệncác giai đoạn củaquang hợp (8)

- Chỉ ra được

nguồn gốccủa Oxi được giải phóng sau quang hợp(1)

- Giải thích

được tên

gọi các nhóm thựcvật (6,10)

-Phân biệt

được các

nhóm thực vật(15)

-Phân tích được mối

liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp(7)

-Năng lực tự học, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu về

cơ chế phản ứng sáng, phản ứng tối ở thực vậtNăng lực tư duy,phân tích, tổng hợp so sánh-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình

mối liên quan giữa quang hợp và thoát hơinước

Năng lực tự học,giải quyết vấn

đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về quang hợp

Năng lực tư duy,phân tích, tổng hợp so sánh

Trang 20

quan hệ giữa các yếu tố ngoại cảnh và quang hợp(19)

(14)

- Giải

thích được tác

động ánhsáng đến hình thái cây (20)

-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình

- Nêu

các biện pháp làmtăng năng suất cây trồng (13)

-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh

-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp so sánh

Tổng số

(câu) 8 (40%) 6 (30%) 4 (20%) 2 (10%)

2.Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề: [1,5]

Câu 1: Oxi được giải phóng trong quang hợp bắt nguồn từ :

A CO2 B.C6H12O6 C.H2O D.ATP

Câu 2: Quang hợp là quá trình:

A Biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học

B Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp

C Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ với sự tham gia của diệp lục

D C ả A,C đều đúng

Câu 3: Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng có tác dụng:

Trang 21

A Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quỹ đạo

B Quang phân li nư ớc giải phóng oxi

C Quang phân li nước cho các điện tử thay thế các điện tử của diệp lục bị mất

D Cả A,B,C đều đúng

Câu 4: Sản phẩm của chuỗi phản ứng tối là :

A Cacbohydrat B Cacbonic C.ATP D Điện tử

Câu 5: Sản phẩm quang hợp đầu tiên trong con đường cố định CO 2 ở thực vật C4 : A Axit phôtpho glixeric B Axit pivuric

C Axit oxalo axetic D Cả A,B,C đúng

Câu 6 : Thực vật CAM được gọi theo tên của :

A Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên

B Đối tượng thực vật có con đường cố định CO2 này

Câu 7: Chất mà pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Canvin?

A CO2 B H2O C Cacbohidrat D ATP va NADPH

Câu 8: Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?

A Lứơi nội chất B Ti th ể C Lục l ạp D Khí khổng

Câu 9:Trong các nhóm sắc tố quang hợp, nhóm nào là nhóm sắc tố chính?

A Nhóm sắc tố phicobilin B Nhóm sắc tố carotenoit

C Nhóm sắc tố clorophyl D A, B, C đúng

Câu 10 :Tại sao gọi là nhóm thực vật C4?

A Vì nhóm thực vật này thừơng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài

B Vì nhóm thực vật này thường sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéodài

C Vì sản phẩm quang hợp đầu tiên là một chất hữu cơ có 4C trong phân tử

D Cả A,B và C đều đúng

Câu 11: Cùng một cường độ chiếu sáng thì quang phổ ánh sáng nào sao đây

có hịệu qủa đối với quang hợp?

A Ánh sang đơn sắc màu đỏ B Ánh sang đơn sắc màu da cam

C Ánh sang đơn sắc màu xanh tím D Ánh sang đơn sắc màu vàng

Câu 12: Năng suất cây trồng phụ thuộc yếu tố quang hợp nào?

A Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp

B Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp

Trang 22

C Khả năng quang hợp của giống cây trồng, khả năng tích lũy chất khô vào cơquan kinh tế

D Cả A,B và Cđều đúng

Câu 13: Các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng?

1 Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới cókhả năng quang hợp cao

2 Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng biện pháp kĩ thuật như bón phân,tưới nước hợp lí

3 Nâng cao hiệu số hiệu qủa quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và cácbiện pháp kĩ thuật thích hợp

4 Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời

vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng măt trời cho quang hợp

5 Điều khiển nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp

6 Điều khiển thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp

A 1,2,3,4,6 B 2,4,5,6 C.2,3,4,5 D.3,4,5,6

Câu 14: Khi đưa cây ra ngoài sáng, (1) trong tế bào khí khổng tiến hành (2) làm thay đổi nồng độ CO 2 và tiếp theo là pH, sự thay đổi này dẫn đến một kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng (3) trong tế bào Hai tế bào (4) hút nước, trương nước và khí khổng mở.

A (1) Biểu bì ,(2) Quang hợp, (3) Nước, (4) Mô giậu

B (1) Lục lạp ,(2) Quang hợp, (3) áp suất thẩm thấu (4) Khí khổng

C (1) Lớp cutin ,(2) Hấp thụ ánh sáng, (3) Áp suất,(4) khí khổng

D (1) Tế bào lá, (2) thoát hơi nước, (3) Khí CO2, (4) Mô giậu

Câu 15 : Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là của thực vật C3?

A Gồm phần lớn thực vật phân bố rộng rãi

B Gồm một số thực vật vùng nhiệt đới

C Gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài

D Chúng sống trong điều kiện khí hậu : cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ

CO2 thấp, O2 cao

Câu 16: Điểm bão hoà CO 2 là nồng độ CO 2 làm cho:

A IQUANG HỢP = IHH B IQUANG HỢP > IHH

C IQUANG HỢP > IHH D IQUANG HỢP đạt cực đại

Câu 17 : Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng tại đó:

A IQUANG HỢP = IHH B IQUANG HỢP > IHH

C IQUANG HỢP < IHH D IQUANG HỢP đạt cực đại

Trang 23

Câu 18 : Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho quang hợp ở thực vật nhiệt đới là: A 150C - 250C B 250C - 350C C 300C - 450C D 450C - 500C

Câu 19 : Các nhân tố ngoại cảnh tác động đến quang hợp theo mối quan hệ như thế nào?

A Từng nhân tố tác động riêng lẽ B Là phép cộng đơn giản của các nhân tố

C Tác động tổng hợp của các nhân tố

D Chỉ là tác động tổng hợp của 3 nhân tố chính là CO2 , ánh sáng, nhiệt độ

Câu 20- Tại sao lá cây ưa bóng thường sẫm hơn cây ưa sáng( hoặc sự khác biệt về màu sắc của lá cây ngoài tán và lá cây trong tán lá)?

(Trả lời- Vùng dưới tán và trong tán chủ yếu là tia sáng có bước sóng ngắn ( xanhtím Diệp lục b phù hợp với hấp thụ năng lượng các tia sáng đó  số lượng Diệplục b ở lá tăng  lá màu xanh sẫm.)

B TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

1 Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này gồm các bài 15,16: Tiêu hóa ở động vật,

thuộc phần B Chương II/ Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT

2 Nội dung của chuyên đề [5]

2.1 Khái niệm tiêu hoá:

2.2 Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

2.3 Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

2.4 Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá

2.5 Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

2.5.1.Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt.

2.5.2 Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật.

3 Thời lượng:

o Số tiết học trên lớp: 2 tiết

o Thời gian học ở nhà 1 tuần

II TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Mục tiêu chuyên đề [4]

Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:

1.5 Kiến thức

- Nêu được hình thức dinh dưỡng ở động vật là dinh dưỡng dị dưỡng

- Mô tả được đúng định nghĩa tiêu hóa ở động vật

- Phân loại các nhóm động vật dựa trên cấu tạo cơ quan tiêu hóa

Trang 24

- Nêu một số đại diện của nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật

có túi tiêu hóa

- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào,trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá

- Phân biệt và nêu được ưu điểm của tiêu hoá ngoại bào so với tiêu hóa nội

bào (kích thước, lượng thức ăn, độ tinh sạch của enzim tiêu hóa trong cơ quan tiêu

hóa, khả năng bị phân giải của thức ăn sau tiêu hóa).

- Nêu được các ưu điểm của tiêu hóa trong túi tiêu hóa so với tiêu hóa trong không bào tiêu hóa

- Nêu một số đại diện của nhóm động vật có ống tiêu hóa

- Mô tả đặc điểm và so sánh được cấu tạo ống tiêu hóa ở côn trùng, chim, thú,người

- Từ đó rút ra đặc điểm sự phù hợp về cấu tạo và chức năng cơ quan tiêu hóa

- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào (chưa

có cơ quan tiêu hóa→tiêu hóa nội bào) đến đa bào bậc thấp có túi tiêu hóa (tiêu hóa nội bào và ngoại bào), đến đa bào bậc cao (có ống tiêu hóa, tiêu hóa nội bào)

- Mô tả cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

- -So sánh được cấu tạo và chức năng các thành phần của ống tiêu hóa ở thú

ăn thịt và thú ăn thực vật Từ đó rút ra được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năngcủa ống tiêu hóa

- Mô tả được quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn của thú nhai lại

1.1 Kỹ năng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tiêu hoá ở động vật

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tiêu hoá ở 2 nhóm thú ăn thịt và thú ănthực vật

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm

- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng

1.2 Thái độ

- Say mê nghiên cứu khoa học về vấn đề liên quan tiêu hóa ở động vật

Trang 25

- Có nhận thức và hành động đúng về vấn đề sử dụng kiến thức tiêu hoá vào thực

tế sản xuất để đấp ứng yêu cầu của con người

- Hứng thú và quan tâm với công tác chăn nuôi ở điạ phương

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong chăn nuôi

Các kỹ năng sinh học cơ bản:

Vận dụng các kiến thức về trao đổi vật chất và năng lượng củasinh vật giải thích mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất vàquá trình chuyển hoá nội bào; Nêu những đặc điểm thích nghitrong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhómđộng vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau

Vận dụng các kiến thức về cơ chế trao đổi vật chất và năng lượng

ở động vật đưa ra các ứng dụng thực tế giúp tăng năng suấtngành chăn nuôi

Các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin:

Phương pháp sinh học: phân tích kênh hình và kênh chữ trongcác sơ đồ, các tài liệu SGK, báo chí

Các phương pháp khác: vận dụng các kiến thức đa môn, liênmôn phân tích các cơ chế, giải thích hiện tượng trong tiêu hóa ởđộng vật

Xử lý và trình bày thông tin dạng sơ đồ, ảnh chụp

Xây dựng các giả thuyết khoa học và hình thành các phương án,biện pháp chứng minh giả thuyết trong thực tiễn

Thấy được sự khác biệt trong quá trình hấp thụ các chất từ môitrường vào trong cơ thể ở động vật và thực vật

Phát triển tư duy phân tích, so sánh thông qua:

+ So sánh quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vậtđơn bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá;

Trang 26

+ Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào;

+ Thấy được sự khác biệt trong quá trình hấp thụ các chất từ môitrường vào trong cơ thể ở động vật và thực vật;

+ So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ănthịt và thú ăn thực vật;

+ So sánh sự biến đổi hoá học và sinh học ở động vật nhai lại,động vật có dạ dày đơn, chim ăn hạt và gia cầm

+ Rút ra chiều hướng tiến hóa trong tiêu hóa ở động vật

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

2.1 Chuẩn bị của giáo viên

- Phân công công việc

- Bảng hoạt động nhóm, máy chiếu v.v

2.2 Chuẩn bị của học sinh

Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh, video minh họa về các cấu tạo và hoạt độngtiêu hóa ở động vật

3 Tiến trình tổ chức hoạt động học tập: Dạy học theo chuyên đề

B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 1 tuần, Giáo viên chia học sinh thành 8 nhóm,

mỗi nhóm 4-6 em Yêu cầu học sinh hoàn thành các nội dung trong bảng phâncông công việc:

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT B.1.1.KHÁI NIỆM TIÊU HÓA, ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ QUAN TIÊU HÓA VÀ Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA :

nhóm 1

a Mục tiêu cơ bản

- Nêu được hình thức dinh dưỡng ở động vật là dinh dưỡng dị dưỡng

- Mô tả được đúng định nghĩa tiêu hóa ở động vật

- Phân loại các nhóm động vật dựa trên cấu tạo cơ quan tiêu hóa

- Nêu một số đại diện của nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật cótúi tiêu hóa

- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào,trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá

Trang 27

- Phân biệt và nêu được ưu điểm của tiêu hoá ngoại bào so với tiêu hóa nội bào

(kích thước, lượng thức ăn, độ tinh sạch của enzim tiêu hóa trong cơ quan tiêu hóa, khả năng bị phân giải của thức ăn sau tiêu hóa).

- Nêu được các ưu điểm của tiêu hóa trong túi tiêu hóa so với tiêu hóa trong không bào tiêu hóa

- Nộp nội dung và sửa bài: lần 1: 3-4/11/2014; lần 2: 6-7/11/2014

- Báo cáo trước lớp (15 -20phút) :11a5: 11/11/2014; 11a7:13/11/2014

B.1.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA: nhóm 2

a Mục tiêu cơ bản

- Nêu một số đại diện của nhóm động vật có ống tiêu hóa

- Mô tả đặc điểm và so sánh được cấu tạo ống tiêu hóa ở côn trùng, chim, thú,người

- Từ đó rút ra đặc điểm sự phù hợp về cấu tạo và chức năng cơ quan tiêu hóa ởcác nhóm động vật nói trên

- Mô tả được quá trình tiêu hoá cơ học và hóa học trong ống bào tiêu hoá ở độngvật

- Nêu được các ưu điểm của tiêu hóa trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa trong túi tiêu hóa

- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào (chưa có cơ

quan tiêu hóa→tiêu hóa nội bào) đến đa bào bậc thấp có túi tiêu hóa (tiêu hóa nội bào và ngoại bào), đến đa bào bậc cao (có ống tiêu hóa, tiêu hóa nội bào)

b Phương tiện:

- Hình ảnh cấu tạo ống tiêu hóa ớ động vật thuộc các lớp khác nhau

- Hình ảnh/phim quá trình tiêu hóa trong ống tiêu hóa

c Tiến trình thực hiện:

- Nộp nội dung và sửa bài: lần 1: 3-4/11/2014; lần 2: 6-7/11/2014

- Báo cáo trước lớp (12-15 phút) :11a5: 11/11/2014; 11a7:13/11/2014

B.1.3 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT :

nhóm 3

a Mục tiêu cơ bản

- Mô tả cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Trang 28

-So sánh được cấu tạo và chức năng các thành phần của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt

và thú ăn thực vật Từ đó rút ra được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng củaống tiêu hóa

- Mô tả được quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn của thú nhai lại

b Phương tiện:

- Hình ảnh cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật

- Hình ảnh/phim quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 túi

c Tiến trình thực hiện :

- Nộp nội dung và sửa bài: lần 1: 6-7/11/2014; lần 2: 12-13/11/2014

- Báo cáo trước lớp (15-20 phút) :11a5: 18/11/2014; 11a7: 21/11/2014

B.1.4 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

Hoạt động 1: Khái niệm tiêu hóa, đặc điểm tiêu

hóa ở động vật chưa có quan tiêu hóa và ở động

vật có túi tiêu hóa (25 phút)

GV theo dõi, yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung hoàn

chỉnh

GV: Lưu ý đến hình thức dinh dưỡng dị dưỡng ở

động vật Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

giúp lấy các chất cần thiết (chất dinh dưỡng) từ

môi trường ngoài Sau khi ăn thức ăn vào, trong cơ

thể động vật phải có quá trình chuyển đổi thức ăn

thành dạng đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thụ

được (quá trình tiêu hóa)

cung cấp cho quá trình

chuyển hoá nội bào

Quá trình chuyển hoá

nội bào tạo ra năng lượng

cung cấp cho các hoạt động

sống của tế bào và cơ thể

(trong đó có hoạt động trao

đổi chất), tổng hợp các chất

cần thiết xây dựng nên tế

Báo cáo các nội dung nhómchuẩn bị theo trình tự cácyêu cầu trong bảng phâncông

Trang 29

bào, cơ thể…

Yêu cầu HS quan sát H15.1 SGK từ đó trả lời lệnh

trang 62: mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng đế

giày

(?) Mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu

hóa?

Yêu cầu hs trả lời lệnh trang 63:

(?) Tại sao phải có quá trình tiêu hoá nội bào?

(?)Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi

tiêu hóa so với động vật đơn bào?

Hoạt động 2: Đặc điểm tiêu hóa ở động vật có ống

Yêu cầu hs trả lời lệnh trang 64:

Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời nội dung bảng

15

(?) Thức ăn được tiêu hoá như thế nào trong ống

tiêu hoá?

(?) Sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá có ưu điểm gì?

HS nghiên cứu H15.1 sau

đó trả lời: Đáp án 2→ 3→ 1(B)

+Thức ănKhông bào tiêuhóa  Gắn lizôxôm vàokhông bào để tiêu hoá-Lizôxôm tiết enzim biếnđổi thức ăn thành chất đơngiản  Hấp thụ dinh dưỡng

+Thức ăn từ môi trườngqua miệng đến túi tiêu hoá,nhờ Enzim tiêu hoá tiêu hoáthức ăn Sau đó thức ănđược tiêu hoá tiếp tục trongcác tế bào trên thành túitiêu hoá

+Vì ở túi tiêu hoá thức ănmới được biến đổi dở dang,

cơ thể chưa hấp thụ được.+Tiêu hoá được nhiều loạithức ăn, và những thức ăn

có kích thước lớn

Báo cáo các nội dung nhómchuẩn bị theo trình tự cácyêu cầu trong bảng phâncông

+Ống tiêu hoá là một ốngdài với nhiều bộ phận cónhững chức năng khácnhau Thức ăn chỉ đi theomột chiều

Sử dụng sgk và các kiếnthức thực tế trả lời câu hỏi+Các bộ phận của ống tiêuhoá đảm nhiệm các chứcnăng khác nhau do đó tiêuhoá được nhiều loại thức ăn

Trang 30

GV cho HS nghiên cứu trả lời lệnh ở cuối phần IV

Hoạt động 3: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và

(?)-Vì sao ở thú ăn thịt, răng nanh lại phát triển

mạnh Trong khi đó răng hàm kém phát triển?

(?)-Vì sao ở thú ăn thực vật, ruột dài hơn so với thú

ăn động vật?

(?)-Vì sao manh tràng ở thú ăn thực vật phát triển

mạnh hơn thú ăn thịt?

(?)-Ở động vật nhai lại, thức ăn được di chuyển trong

dạ dày qua 4 ngăn như thế nào?

(?)-Vì sao người ta gọi dạ múi khế là dạ dày thực sự?

(?)-Thức ăn đã ảnh hưởng đến cấu tạo khác nhau của

thú ăn thịt và thú ăn thực vật như thế nào?

+ dịch tiêu hóa không bịhòa loãng → hiệu quả caohơn

Sử dụng sgk và các kiếnthức thực tế trả lời câu hỏilệnh:

-Giun đất, côn trùng: diều

- Chim: Diều và dạ dày cơDiều: là bộ phận của thựcquản biến đổi thành →chứa và làm mềm thức ăn

Dạ dày cơ: nghiền nát thứcăn

Báo cáo các nội dung nhómchuẩn bị theo trình tự cácyêu cầu trong bảng phâncông

Sử dụng sgk và các kiếnthức thực tế trả lời câu hỏi

+ Thức ăn khó tiêu hóa vànghèo dinh dưỡng →ruộtnon dài làm tăng thời giantiêu hóa và hấp thụ

+Vì đó là nơi vi sinh vậtcộng sinh giúp tiêu hóaxenlulo

+Dạ cỏ  Dạ tổ ong  Dạ lásách  Dạ múi khế

Sử dụng sgk và các kiếnthức thực tế trả lời câu hỏi

III.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Trang 31

lực của học sinh qua chủ đề

Nội

dung

hướng tới trong chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

-Năng lực

tự học, giải quyết vấn

đề, sử dụngngôn ngữ, tri thức về sinh học.-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp sosánh

- Kể ra

được những biến đổi của thức ăn ở các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa (2,7,13)

-Giải thích được những

đặc điểm thích nghi của cấu tạo

cơ quan tiêu hóa với chứcnăng của chúng (5,8)

Năng lực tựhọc, giải quyết vấn

đề, sử dụngngôn ngữ, tri thức sinhhọc về sinh sản hữu tính ở động vật

-Vận dụng các kiến thức để giảithích cơ

Trang 32

chế, phân tích mối liên quan giữa các yếu tố

- Chỉ ra

được đại

diện mỗi nhóm thú (15,17)

- Phân biệt

được các biến đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn

ở ống tiêu hóa động vật nhai lại (10,18)

- Trình bày

được quá trình tiêu hóa trong các bộ phậncủa dạ dày

4 túi ở động vật nhai lại (19)

- Giải thích

được nguyênnhân có sự khác biệt trong cấu tạo

cơ quan tiêu hóa thú ăn thịt và thú ănthực vật (6)

Phân biệt

được đặc điểm của 2 nhóm thú (16)

- Phân tích đúng được

các yếu tố đảm bảo sự tồn tại của các sinh vật tương ứng với các điều kiện thức ăn

và với quá trình tiêu hóa khác nhau (11, 20)

-Năng lực

tự học, giải quyết vấn

đề, sử dụngngôn ngữ, tri thức sinh

-Nghiên cứu sinh học thông qua sơ đồ, ảnh chụp.-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp sosánh

Tổng số

(câu) 8 (40%) 6 (30%) 4 (20%) 2 (10%)

2 Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề:[1.5]

Câu 1:Ở Động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày 4 túi là dạ dày chính thức:

C dạ cỏ B.dạ tổ ong C.dạ lá sách D dạ múi khế

Câu 2: Ý nghĩa của quá trình biến đổi hoá học là:

A Thức ăn được biến đổi thành các phân tử nhỏ

B Thức ăn ( các chất hữu cơ phức tạp) chuyển thành các chất dinh dưỡng cơ thểhấp thụ được

C Thức ăn ngấm dịch tiêu hoá D Cả A,B,C đúng

Câu 3: Đối với động vật đơn bào, thức ăn được tiếp nhận bằng hình thức nào?

Trang 33

A.Thực bào B Vận chuyển chủ động C Ẩm bào D Vận chuyển thụ động

Câu 4: Ở động vật đa bào bậc cao, quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ:

C Quá trình biến đổi cơ học và hoá học D Cả A,B,C đúng

Câu 5: Cấu tạo của ruột non phù hợp với sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thể hiện ở đặc điểm:

A Trên niêm mạc ruột có các lông ruột và lông cực nhỏ

B Có rất nhiều nếp gấp niêm mạc ruột

C Trên lông ruột có động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết

D Cả A,B,C đúng

Câu 6: Tại sao dạ dày thú ăn thực vật lại lớn và ruột phải dài:

A Đảm bảo quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn

B Thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng ít

C Lượng thức ăn cần cung cấp phải nhiều nên dạ dày lớn để đủ chổ chứa

D Cả A,B,C đúng

Câu 7: Quá trình biến đổi cơ học diễn ra ở:

A Ống tiêu hoá B Tuyến tiêu hóa C Cả A,B đúng D Cả A,B sai

Câu 8: Diện tích bề mặt ruột lớn tạo điều kiện để:

A Nhu động ruột mạnh B Hấp thụ hết các chất dinh dưỡng

C Tiếp xúc với thức ăn nhiều D.Thức ăn được biến đổi nhanh chóng

Câu 9: Răng hàm chó có đặc điểm và chức năng gì?

A Hình chêm để gặm và lấy thịt ra khỏi xương

B Nhọn , cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt

C Có kích thước lớn để cắt thịt thành những mảnh nhỏ

D Có kích thước nhỏ và ít được sử dụng

Câu 10: Ở động vật nhai lại, quá trình biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ

vi sinh vật được diễn ra tại :

A Dạ cỏ B Dạ tổ ong C Dạ lá sách D Dạ múi khế

Câu 11: Thức ăn của nhóm động vật ăn thực vật có thành phần chủ yếu là xenlulôzơ nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường vì:

A Khối lượng thức ăn lớn B Thực vật là loại thức ăn dễ tiêu hoá

C Vi sinh vật là nguồn cung cấp phần lớn prôtêin cho nhóm động vật này

D Dạ dày chúng nhiều ngăn nên chứa được nhiều thức ăn

Câu 12: Các qúa trình tiêu hóa ở động vật?

Trang 34

A Qúa trình biến đổi cơ học B Qúa trình biến đổi hóa học

C Qúa trình biến đổi cơ học và qúa trình biến đổi hóa học

D Cả A,B và C đều đúng

Câu 13: Sự biến đổi thức ăn ở giai đoạn nào là quan trọng nhất?

A Ở ruột non B Ở dạ dày C Ở ruột già D.Ở khoang miệng

Câu 14: Chức năng của manh tràng ở động vật ăn thực vật?

A Là nơi sốngcủa vi sinh vật phân giải

B Tiêu hóa cơ thể thức ăn

C Gíup tế bào được biến đổi tíêp tục trước khi đi vào ruột non

D Chứa nhiều vi sinh vật cộng sinh tíêp tục tiêu hóa phần thức ăn chưa được tiêuhóa chuyển từ ruột non xuống

Câu 15: Nhóm động vật nào có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế là:

A trâu, bò, dê, cừu, huơu, nai B ngựa, thỏ , chuột

C.chim ăn hạt và gia cầm D.Cả A,B,C đúng

Câu 16 Hợp chất nào là thành phần chủ yếu cho thức ăn của động vật ăn thực vật? A Glucôzơ B Prôtêin C Xenlulôzơ D Lipit

Câu 17 Trong các loại động vật ăn thực vật, loại có dạ dày đơn là:

A Chuột, thỏ, ngựa B Chuột, thỏ, dê C Chuột, thỏ, cừu D.Chuột, thỏ, nai

Câu 18 Sự biến đổi thức ăn theo hình thức sinh học trong dạ dày ở động vật nhai lại diễn ra tại: A Dạ múi khế B Dạ lá sách C Dạ cỏ D Dạ tổ ong Câu 19 Ở động vật nhai lại, thức ăn được di chuyển qua 4 ngăn trong dạ dày theo trình tự sau:

Trang 35

1 Mô tả dự án

Dự án này gồm các bài phần B Chương II/ Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học

11 THPT

+ Bài 31, 32: Tập tính của động vật

+ Bài 33: Thực hành: Xem phim tập tính của động vật

2 Nội dung của dự án

o Số tiết học trên lớp: 3 tiết

o Thời gian học ở nhà 1 tuần

+ Nêu được một số hình thức học tập của động vật

+ Phân biệt được các hình thức học tập của động vật thông qua biểu hiện, ý nghĩa của chúng

+ Nêu và phân tích được đặc điểm một số dạng tập tính phổ biến của động vật

+Có ý thức ứng dụng các hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất.

Trang 36

+Phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản,

tập tính lãnh thổ, tập tính bầy đàn…) qua các vd cụ thể

1.2 Kỹ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm

- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các tập tính, cơ sở thần kinh của tập tính,hình thức học tập và các tập tính phổ biến của động vật

- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ, clip

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp

-Kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợptác trong hoạt động nhóm

1.3 Thái độ

- Say mê nghiên cứu khoa học về vấn đề tập tính ở động vật

- Hứng thú và quan tâm với công tác huấn luyện vật nuôi ở điạ phương

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài động vật

2 Năng lực thu

nhận và xử lý

thông tin

Các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin:

Phương pháp sinh học: phân tích kênh hình và kênh chữtrong các sơ đồ, các tài liệu SGK, báo chí

Các phương pháp khác: vận dụng các kiến thức đa môn,liên môn phân tích các cơ chế, giải thích hành vi các tậptính phổ biến của động vật

Xử lý và trình bày thông tin dạng sơ đồ, ảnh chụp

Xây dựng các giả thuyết khoa học và hình thành cácphương án, biện pháp chứng minh giả thuyết trong thựctiễn

4 Năng lực tính

toán

Lên kế hoạch, dự đóan thời gian cần thiết huấn luyện thú

5 Năng lực tư Phát triển tư duy phân tích, so sánh thông qua so sánh các

Trang 37

duy đặc điểm các loại tập tính, phân tích các đặc điểm các dạng

- Các hình ảnh, video minh họa về PX, các hình thức học tập của động vật

- Bảng hoạt động nhóm, máy chiếu v.v

2.2 Chuẩn bị của học sinh: Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến dự án

3 Tiến trình tổ chức hoạt động học tập: Dạy học theo dự án

Hoạt động 1: I Tập tính là gì và phân loại tập tính (18phút)

B1 Chuẩn bị: Trước khi vào tiết HS chuẩn bị bài ở nhà B2 Hoạt động trên lớp

GV: Cho các VD về tập tính

(?)-Nêu ra nhận xét chung, ý nghĩa của từng VD

(?)-Khái niệm tập tính

(?)-Từ khái niệm hãy cho biết thực chất của tập tính là gì?

(?)-Vậy tập tính có ý nghĩa gì đối với động vật?

GV: Trong ba tập tính nêu ở mục I ,tập tính ở ví dụ nào là

tập tính bẩm sinh, tập tính ở ví dụ nào là tập tính học được

GV: Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt đó là tập

tính bẩm sinh hay học được

HS: Tự nghiên cứu cáchiện tượng và thảo luận trong nhóm, phân tích ý nghĩa của từng hiện tượng đối với đời sống của từng loại động vật nhận xét chung và nêu định nghĩa

-Nêu được ý nghĩa: động vật thích nghi vớimôi trường sống và tồntại

Sử dụng sgk và cáckiến thức thực tế trả lờicâu hỏi

Trang 38

Hoạt động 2: Cơ sở thần kinh của tập tính ( 15 phút)

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh

Tổ chức cho HS nghiên cứu SGK, yêu cầu HS

trả lời

(?) Hãy nhắc lại thực chất của tập tính là gì ?

GV: Giải thích thêm PX được thực hiện nhờ

cung phản xạ Khi số lượng các xináp trong cung

PX tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính

cũng tăng lên

(?) Hãy cho biết có mấy loại PX ? Điểm khác

nhau cơ bản giữa chúng?

(?) Tập tính bẩm sinh thuộc loại PX nào ? Có đặc

điểm gì ?

(?) Tập tính học được thuộc loại PX nào ? Có

đặc điểm gì ?

(?) Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ

thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của

chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?

GV: Tại sao người và động vật có hệ thần kinh

phát triển có nhiều tập tính học được ?

+1 chuỗi các PX có điều kiện (PXCĐK) -(Kích thích Thụ quan hệ thần kinh  cơ quan thực hiện  hành động)

-2 loại PX+ PX không điều kiện (PXKĐK):

do gen quy định Vì vậy thường bền vững không thay đổi

- Có hệ thần kinh phát triển, có tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều PX có điều kiện ,hình thành các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi HS trả lời theo sự

Trang 39

Điều kiện hoá đáp ứng

Điều kiện hoá hành động

Học Ngầm

Học khôn

GV nhận xét, bổ sung → kết luận

chuẩn bị Các HS khác bổ sung

Hoạt động 4: Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật và ứng dụng những hiểu

biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.(70 tiết)

B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 2 tuần, GV chia HS thành 7 nhóm, mỗi nhóm 4-6

em Yêu cầu HS hoàn thành tìm hiểu các dạng tập tính phổ biến ở động vật theophân công như sau:

+ Nhóm 1-5: Mỗi nhóm phụ trách tìm hiểu 1 dạng tập tính, nội dung gồm:

- Tên tập tính -Biểu hiện cụ thể -Có ở nhóm động vật nào?

- 2Vd cụ thể -Ý nghĩa của tập tính đó với đời sống động vật

+ Nhóm 6: Huấn luyện thú (3 HS)

Nhiệm vụ của nhóm là trong thời gian 3 tuần huấn luyện 1 số vật nuôi thực hiện mộtvài hành động nào đó, Vd như làm xiếc, tập đi vệ sinh đúng nơi quy định, tập cho ănkhi nghe tiếng huýt sáo ghi hình lại quy trình huấn luyện và thành quả đạt được+ Nhóm 7: Biểu diễn kỹ năng (3 HS)

Nhiệm vụ các thành viên trong nhóm là tập luyện và biểu diễn trước lớp 1 tiết mụcmúa, xiếc, hay biểu diễn nhạc cụ, là kết quả của sự hình thành tập tính học đượcCác nhóm báo cáo trước lớp dưới hình thức 1 bài power point ngắn hoặc 1 bài thuyếttrình có hình ảnh minh họa hỗ trợ

B2: Hoạt động trên lớp

Yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo các nội dung đã chuẩn

bị

Yêu cầu HS bổ sung, GV tổng hợp và hoàn chỉnh nội dung

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi

(?) + Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập

Các nhóm trình bày báo cáo

Các nhóm khác bổ sung

HS nghiên cứu SGK

Trang 40

tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo về mùa

màng )

(?)+ Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người

GV nhận xét, bổ sung → kết luận

và trả lời

III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1 Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng

lực của HS qua chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Các NL hướng tới

trong chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Tập tính

là gì

- Định

nghĩa được tập

tính ở động vật (3)

-Nêu được

ý nghĩa tập tính (17)

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụngngôn ngữ, tri thức về sinh học

Các loại

tập tính

-Mô tả được

đặc điểm đặctrưng mỗi loại tập tính (19)

- Phân nhóm được một

số tập tính

cơ bản của động vật (5, 11)

Giải thích

được cơ sở hình thành rất nhiều tập tính họcđược ở động vật bậc cao (15)

Phân biệt được 2 loại

tập tính (12)

-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụngngôn ngữ, tri thức về sinh học

-Phát triển tư duy phân tích,

so sánh-Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình

-Năng lực tự học, tìm kiếm thông tin và

Ngày đăng: 18/07/2015, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w