1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

24 562 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 163 KB

Nội dung

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong phạm vi nhà trường phổ thông, chúng ta không đặt ra mục tiêu đào tạo nên những người làm văn chương (những nghệ sĩ ngôn từ), mà tạo ra cho học sinh một năng lực văn học (năng lực chiếm lĩnh khoa học về văn bao gồm nhiều lĩnh vực : văn học sử, lý luận văn học, khả năng cảm thụ, phân tích, giải thích tác phẩm văn học...). Để đánh giá năng lực văn học của một học sinh, cần căn cứ trên những mặt sau đây : Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học một cách chính xác. Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm : + Kiến thức về lịch sử văn học. + Kiến thức về lý luận văn học. + Kiến thức về tác phẩm văn học. Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như những hiểu biết của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục theo yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn đến việc rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh, nhưng chưa trình bày những giải pháp cụ thể, thiếu những dẫn chứng trong thực tế giảng dạy bộ môn và thiếu những khảo sát năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THPT trong vài năm gần đây. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng và chương trình giảm tải, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài : Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông. Trong đề tài này, người viết không có điều kiện trình bày chi tiết những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học và việc phân tích, cảm thụ, đánh giá tác phẩm văn học, cũng như một số vấn đề về lịch sử văn học. Ở một chừng mực nhất định, người viết xin được trình bày một cách khái quát một số kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông (THPT). II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : 1. Cơ sở lý luận : Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng, vì đó là công cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập (Lê Trí Viễn). Học sinh THPT còn ít bỏ công học tập môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Làm văn. Giáo viên dạy môn Ngữ văn thì chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, dạy quá nhiều nội dung, chấm bài ít sửa lỗi, đếm ý cho điểm... Theo Lê Trí Viễn, môn Ngữ văn phải có nhiệm vụ trang bị cho học sinh ở trường phổ thông loại văn công cụ vị trí hàng đầu của môn học này có được là do chức năng đó. Dạy môn Ngữ văn, trong đó có Làm văn, đặc biệt là kỹ năng tạo lập văn bản, là phải rèn luyện cho học sinh cách suy nghĩ sáng tạo, độc lập, diễn đạt trong sáng. Người giáo viên cần thường xuyên uốn nắn, sửa chữa các lỗi về nói và viết của học sinh. Nguyễn Duy Bình nêu vấn đề : Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của môn Văn ở nhà trường phổ thông để góp phần nâng cao chất lượng môn học này. Những sai sót của học sinh về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương; những thiếu sót của giáo viên như chưa chú trọng rèn luyện cách đặt câu, sửa lỗi chính tả cho học sinh, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại khi phân tích tác phẩm... cũng là chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của môn Ngữ văn. Song, chức năng nhiệm vụ của môn Ngữ văn phải được người giáo viên thể hiện thông qua đặc trưng môn học này. Tác giả phân tích : Không phải là dạy cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lối sống từ bên ngoài, do giáo viên đưa vào một cách tùy tiện mà phải dạy những cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lối sống ở trong đó, tức là ở trong văn, trong cái hay cái đẹp của văn... Cần thấy rằng, sức hấp dẫn của văn phải được bộc lộ trước hết ở cái hay, cái đẹp của ngôn từ; và ngôn ngữ nghệ thuật là một sáng tạo kỳ diệu của loài người... Vì vậy, trong chức năng nhiệm vụ của mình, môn Văn phải đặc biệt coi trọng việc dạy cho học sinh tiếng Việt thông thường; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy và diễn đạt. Như vậy, năng lực văn học là một trong những mục tiêu rèn luyện và tiêu chí đánh giá của môn Ngữ văn trong trường THPT. 2. Cơ sở thực tiễn : Qua thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy năng lực tạo lập văn bản của học sinh THPT hiện nay không đồng đều. Trong các lớp học, có nhiều học sinh viết câu văn mạch lạc; đoạn văn đúng cấu trúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; văn có hình ảnh, giàu cảm xúc; trình bày văn bản sạch đẹp. Nhưng cũng có những học sinh trình bày văn bản thiếu cẩn thận, viết sai chính tả, dùng từ sai, đoạn văn quá dài (tới 2 3 trang giấy), diễn đạt thiếu trôi chảy, chép sai dẫn chứng... Nhiều học sinh còn học thuộc các ý, các đoạn văn trong sách tham khảo, ngại suy nghĩ, dành nhiều thời gian cho các môn khoa học tự nhiên, chưa thật sự yêu thích môn Ngữ văn.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong phạm vi nhà trường phổ thông, chúng ta không đặt ra mục tiêu đào tạo nên những người làm văn chương (những nghệ sĩ ngôn từ), mà tạo ra cho học sinh một năng lực văn học (năng lực chiếm lĩnh khoa học về văn - bao gồm nhiều lĩnh vực : văn học sử, lý luận văn học, khả năng cảm thụ, phân tích, giải thích tác phẩm văn học ). Để đánh giá năng lực văn học của một học sinh, cần căn cứ trên những mặt sau đây : - Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học một cách chính xác. - Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm : + Kiến thức về lịch sử văn học. + Kiến thức về lý luận văn học. + Kiến thức về tác phẩm văn học. - Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như những hiểu biết của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục theo yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn đến việc rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh, nhưng chưa trình bày những giải pháp cụ thể, thiếu những dẫn chứng trong thực tế giảng dạy bộ môn và thiếu những khảo sát năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THPT trong vài năm gần đây. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình giảm tải, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài : "Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông". Trong đề tài này, người viết không có điều kiện trình bày chi tiết những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học và việc phân tích, cảm thụ, đánh giá tác phẩm văn học, cũng như một số vấn đề về lịch sử văn học. Ở một chừng mực nhất định, người viết xin được trình bày một cách khái quát một số kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông (THPT). 1 BM03-TMSKKN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : 1. Cơ sở lý luận : Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng, vì "đó là công cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập" (Lê Trí Viễn). Học sinh THPT còn ít bỏ công học tập môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Làm văn. Giáo viên dạy môn Ngữ văn thì chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, dạy quá nhiều nội dung, chấm bài ít sửa lỗi, đếm ý cho điểm Theo Lê Trí Viễn, môn Ngữ văn phải có nhiệm vụ trang bị cho học sinh ở trường phổ thông loại văn - công cụ - vị trí hàng đầu của môn học này có được là do chức năng đó. Dạy môn Ngữ văn, trong đó có Làm văn, đặc biệt là kỹ năng tạo lập văn bản, là phải rèn luyện cho học sinh cách suy nghĩ sáng tạo, độc lập, diễn đạt trong sáng. Người giáo viên cần thường xuyên uốn nắn, sửa chữa các lỗi về nói và viết của học sinh. Nguyễn Duy Bình nêu vấn đề : "Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của môn Văn ở nhà trường phổ thông" để góp phần nâng cao chất lượng môn học này. Những sai sót của học sinh về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương; những thiếu sót của giáo viên như chưa chú trọng rèn luyện cách đặt câu, sửa lỗi chính tả cho học sinh, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại khi phân tích tác phẩm cũng là chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của môn Ngữ văn. Song, chức năng nhiệm vụ của môn Ngữ văn phải được người giáo viên thể hiện thông qua đặc trưng môn học này. Tác giả phân tích : "Không phải là dạy cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lối sống từ bên ngoài, do giáo viên đưa vào một cách tùy tiện mà phải dạy những cái hay, cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lối sống "ở trong đó", tức là ở trong văn, trong cái hay cái đẹp của văn Cần thấy rằng, sức hấp dẫn của văn phải được bộc lộ trước hết ở cái hay, cái đẹp của ngôn từ; và ngôn ngữ nghệ thuật là một sáng tạo kỳ diệu của loài người Vì vậy, trong chức năng nhiệm vụ của mình, môn Văn phải đặc biệt coi trọng việc dạy cho học sinh tiếng Việt thông thường; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy và diễn đạt". Như vậy, năng lực văn học là một trong những mục tiêu rèn luyện và tiêu chí đánh giá của môn Ngữ văn trong trường THPT. 2. Cơ sở thực tiễn : - Qua thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy năng lực tạo lập văn bản của học sinh THPT hiện nay không đồng đều. Trong các lớp học, có nhiều học sinh viết câu văn mạch lạc; đoạn văn đúng cấu trúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; văn có hình ảnh, giàu cảm xúc; trình bày văn bản sạch đẹp. Nhưng cũng có những học sinh trình bày văn bản thiếu cẩn thận, viết sai chính tả, dùng từ sai, đoạn văn quá dài (tới 2 - 3 trang giấy), diễn đạt thiếu trôi chảy, chép sai dẫn chứng 2 - Nhiều học sinh còn học thuộc các ý, các đoạn văn trong sách tham khảo, ngại suy nghĩ, dành nhiều thời gian cho các môn khoa học tự nhiên, chưa thật sự yêu thích môn Ngữ văn. - Trong nhiều bài viết của học sinh, còn sử dụng cách viết tắt, sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ mạng. - Một số giáo viên chưa chú ý sửa lỗi trong bài viết của học sinh, còn đếm ý cho điểm, hoặc chấm sót ý, hoặc cho điểm quá cao so với thực tế bài làm của học sinh. - Trong các đợt chấm thi tốt nghiệp THPT, vẫn còn những bài văn nghèo nàn về ý, diễn đạt lủng củng, còn hạn chế trong việc liên hệ với thực tiễn xã hội hiện nay. - Một số giáo viên chưa phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vẫn còn tình trạng đọc chép, truyền thụ một chiều. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP : 1. Giải pháp 1 : Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc học sinh nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về văn học. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. * Kiến thức lịch sử văn học : Khi phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ xem xét những yếu tố trong văn bản, mà còn phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ngoài văn bản như hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời nhà văn, bối cảnh lịch sử xã hội, gia đình, bạn bè đã góp phần hình thành tác phẩm đó như thế nào ? Vì vậy, việc nắm vững kiến thức lịch sử văn học sẽ giúp học sinh tiếp nhận văn học một cách có hệ thống, không phiến diện, để từ đó có một cách nhìn nhận và đánh giá đúng các tác giả và tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cần lưu ý căn cứ đáng tin cậy nhất để hiểu tác phẩm vẫn là phải xuất phát từ những yếu tố bên trong của văn bản, tác phẩm. * Kiến thức về tác phẩm văn học : Đối với học sinh, nắm vững kiến thức về tác phẩm văn học có nghĩa là : + Thuộc và nhớ nội dung chi tiết của từng tác phẩm : Đối với tác phẩm thơ, học sinh cần thuộc những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ hay. Đối với tác phẩm văn xuôi, học sinh cần nhớ những chi tiết tiêu biểu, hệ thống nhân vật và sự kiện, cốt truyện, tình huống truyện, Việc thuộc và nhớ chính xác những chi tiết độc đáo (kể cả câu, chữ, dấu câu, ngắt nhịp, thanh điệu, ) giúp các em có thể khai thác hết cái hay, cái đẹp vốn có của tác phẩm.Không chỉ nhớ nhiều, thuộc nhiều mà còn 3 phải hiểu được, nắm được những nét đặc sắc về nội dung và hình thức của những tác phẩm ấy. Những kiến thức này các em đã được cung cấp rất cụ thể, chi tiết qua các tiết Đọc văn trên lớp. Với những tác phẩm tự đọc, các em tự suy nghĩ và xác định lấy theo yêu cầu trên. + Thuộc và nhớ tác phẩm cũng cần phải chọn lọc và có hệ thống. Trước hết, cần nắm vững các tác phẩm đã được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn, sau đó mới tham khảo, mở rộng thêm đến những tác phẩm khác ngoài chương trình. Tránh tình trạng nhiều em không thuộc, không nhớ những tác phẩm đã học, lại dẫn ra toàn những tác phẩm đọc ở đâu đâu, thiếu tiêu biểu và chọn lọc. Nhớ và thuộc những kiến thức tác phẩm cụ thể cũng cần có hệ thống : theo ngôn ngữ, thể loại, đề tài, chủ đề * Kiến thức lý luận văn học : Một thực tế là ở trường THPT, những kiến thức về lý luận văn học chưa được các thầy cô giáo và học sinh chú ý đúng mức. Những kiến thức về lý luận văn học thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên năng lực văn học của một học sinh, nhất là những học sinh giỏi văn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần trang bị và hệ thống lại một số kiến thức cơ bản và thiết thực của lý luận văn học như : tác phẩm văn học, đặc trưng thể loại, phong cách tác giả, đề tài, chủ đề, hình tượng, điển hình để giúp các em lĩnh hội, phân tích, khám pháp vẻ đẹp của tác phẩm văn học được tốt hơn, sâu sắc hơn. b. Các dữ liệu minh chứng : Khi học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (chương trình Ngữ văn 11), tôi đã tổ chức cho học sinh trong lớp tìm hiểu bài học, nắm được hệ thống kiến thức - kỹ năng trọng tâm của bài học. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ, phát biểu cảm nhận của mình về nội dung của bài học qua hệ thống câu hỏi : + Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến? + Vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc ? + Bài thơ Câu cá mùa thu được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? + Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nhận xét về cách gieo vần của tác giả ? + Nêu đề tài của văn bản ? Sưu tầm những bài thơ của tác giả có cùng đề tài. + Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ? + Học thuộc bài thơ và đọc trước lớp. + Xác định điểm nhìn của nhân vật trữ tình trong bài thơ ? + Mùa thu được thi nhân gợi tả bằng những hình ảnh nào ? + Hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu luận ? + Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai câu kết của bài thơ ? 4 + So sánh hình ảnh của trăng trong bài thơ với hình ảnh trăng trong thơ trung đại Việt Nam (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, ) ? Để trả lời những câu hỏi trên, học sinh phải biết huy động, vận dụng các kiến thức về lịch sử văn học, tác phẩm văn học, lý luận văn học. Từ đó, rèn luyện cho học sinh khả năng cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và nắm được phương pháp phân tích, lý giải tư tưởng nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chương. c) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp : Để làm được bài văn hay, người học văn phải nhớ và thuộc rất nhiều tư liệu, dẫn chứng qua việc tích lũy, ghi chép và hệ thống hóa kiến thức tác phẩm văn học, để khi gặp một đề văn cụ thể, các em có thể đưa ra rất nhiều dẫn chứng thơ văn của nhiều tác giả khác nhau tuy cùng viết về một đề tài, một chủ đề nhưng cách thề hiện rất đa dạng và phong phú. Tất nhiên, việc lựa chọn và sử dụng dẫn chứng với một dung lượng phải phù hợp với đề tài. Về phía học sinh, trong quá trình tích lũy học tập và bồi dưỡng kiến thức về lý luận văn học, để vận dụng vào bài làm được tốt, các em cần chú ý nắm chắc các thuật ngữ, khái niệm lý luận văn học và gắn các kiến thức cùng với tác phẩm văn học cụ thể, liên hệ, đối chiếu để làm sáng tỏ những hiểu biết của mình về lý luận văn học qua hình tượng văn học cụ thể, tránh cách hiểu chung chung, trừu tượng. 2. Giải pháp 2 : Tổ chức thảo luận, thuyết trình, phát biểu tranh luận, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt năm học. Việc cho học sinh thảo luận để lĩnh hội văn bản, tôi đã tiến hành nhiều năm trong các tiết Đọc văn. Việc thảo luận giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, vừa thấy hiểu bài hơn, có thể hiểu thêm một số tác phẩm không có trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Chính vì thế, học sinh cùng có hứng thú hơn trong tiết Đọc văn, đồng thời học sinh được rèn luyện kỹ năng nói đúng, nói hay. Có nhiều hình thức nêu câu hỏi thảo luận theo tổ nhóm : có thể thảo luận về cuộc đời tác giả, về vẻ đẹp tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm Câu hỏi thảo luận phải hướng vào trọng tâm bài học, phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, phải hướng đến làm sáng tỏ cái "thần" của câu chữ, của hình ảnh, cảm nhận được chiều sâu tâm hồn, tư tưởng của nhà thơ. Bên cạnh nêu câu hỏi thảo luận, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh tranh luận, giúp cho việc hiểu bài học được sâu sắc hơn. Có thể tích hợp với kiến thức đã học, kiến thức của phân môn Tiếng Việt, Làm văn để nêu câu hỏi tranh 5 luận. Chỉ tranh luận khi có vấn đề mâu thuẫn, đối lập nhau hoặc có cách hiểu chưa đúng. Tranh luận phải luôn hướng vào trọng tâm kiến thức - kỹ năng của bài học. Khi trình bày vấn đề, phát biểu tranh luận, học sinh phải hướng tới chuẩn phát âm, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống, tránh dùng từ khẩu ngữ ít quen thuộc, tránh dùng câu tỉnh lược, thiếu hô ngữ, ngắt câu sai. Giáo viên phải nhắc nhở, uốn nắn cách dùng từ, cách diễn đạt bằng ngôn ngữ nói của học sinh. b. Các dữ liệu minh chứng : Khi tìm hiểu bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), giáo viên nêu câu hỏi để học sinh thảo luận, thấy được vẻ đẹp về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ; cảm nhận được chiều sâu tâm hồn, tư tưởng của Nguyễn Du : 1. Nêu chủ đề của bốn câu thơ ? 2. Từ trượng phu trong văn bản chỉ nhân vật nào ? 3. Từ thoắt thể hiện điều gì ? Lòng bốn phương nghĩa là gì ? Giáo viên còn nêu câu hỏi để học sinh tranh luận, tích hợp với kiến thức phân môn Tiếng Việt : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, giúp cho việc nắm vững nội dung bài học được phong phú, sâu sắc hơn. Các câu hỏi từ dễ đến khó, với mục đích phát triển năng lực của học sinh : 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? 2. Hình tượng người anh hùng Từ Hải với khát vọng lên đường cao đẹp được thể hiện thông qua những từ ngữ, hình ảnh nào ? 3. Nguyễn Du đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật Từ Hải ? 4. Sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng Từ Hải. Câu hỏi (1) giúp học sinh nhận diện được phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, câu hỏi (2) tích hợp với đặc trưng tính hình tượng, câu hỏi (3) tích hợp đặc trưng tính truyền cảm, câu hỏi (4) tích hợp với đặc trưng tính cá thể hóa. Giáo viên nêu câu hỏi tranh luận về nhân vật người anh hùng Từ Hải, nhưng vẫn chú ý hướng và trọng tâm kiến thức - kỹ năng bài học : "Có ý kiến cho rằng Từ Hải là nhân vật có thực, được sáng tạo thêm theo nguyên mẫu nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Có ý kiến khác cho rằng nhân vật Từ Hải được tác giả lý tưởng hóa bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, thể hiện ước mơ công lý của Nguyễn Du. Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên". 6 Học sinh thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng thuyết trình. Để rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tới chuẩn phát âm, tránh thừa từ, lặp từ, sử dụng câu tỉnh lược, thiếu hô ngữ Cách trình bày trên bảng phụ phải rõ ràng, khoa học, chuẩn xác, có hệ thống. Cũng tránh việc thiếu từ ngữ chuyển ý, ngắt câu sai (qua ngữ điệu lên, xuống giọng, ngập ngừng ) khi học sinh lên bảng làm bài tập, giáo viên cần nhận xét cách trình bày, bố cục, sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu cho học sinh. Sau khi tìm hiểu bốn câu thơ đầu của đoạn trích Chí khí anh hùng, giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua câu hỏi : "Lập sơ đồ biểu hiện khát vọng lên đường của Từ Hải trong đoạn trích ?". Ta có sơ đồ sau : c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Để học sinh có thể nói hay, rõ ràng mạch lạc, giàu ý tưởng, cảm xúc thì giáo viên phải thường rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong các tiết học. Thường xuyên thảo luận, thuyết trình, phát biểu tranh luận, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin, nâng cao kỹ năng nói (kể cả kỹ năng viết), tránh được các lỗi về phát âm, dùng từ, đặt câu Nhiều học sinh đã tham gia các cuộc thi thuyết trình, các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa đạt kết quả cao. Cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói và viết cho những học sinh rụt rè, thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động của lớp, của trường. Thiếu quan tâm đến những học sinh này là chỉ tạo điều kiện cho những em năng động, hoạt bát, học giỏi được rèn luyện phát triển năng lực. 3. Giải pháp 3 : Lựa chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. 7 Sự thức dậy bất ngờ, mạnh mẽ Khát vọng lên đường của Từ Hải Chí nguyện lập công danh sự nghiệp Vẻ đẹp của người anh hùng lý tưởng Tư thế ra đi dứt khoát, không do dự - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt năm học. Biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác là một trong những yếu tố để có cách diễn đạt hay. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và các trang thiết bị dạy học, tìm những từ ngữ, câu văn, đoạn văn sử dụng nhiều từ hay, nhiều biện pháp tu từ, nhiều hình ảnh đẹp, thể hiện sâu sắc tình cảm, tư tưởng của tác giả. Học sinh sẽ thấy đoạn thơ, đoạn văn có ấn tượng và hay. Tạo nên ấn tượng sâu đậm ấy là do tác giả đã lựa chọn được một số từ ngữ mới lạ, độc đáo. Khi chấm bài kiểm tra của học sinh (kể cả bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra viết, bài kiểm tra giữa học kỳ), giáo viên cần sửa lại những câu văn, đoạn văn học sinh đã dùng từ không chính xác. Đồng thời cũng ghi nhận, ngợi khen những bài văn có cách dùng từ hay, gợi cảm xúc cho người đọc. b. Các dữ liệu minh chứng : Khi tìm hiểu những nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra trong văn bản những từ ngữ đẹp, mới lạ. Những từ Hán Việt được sử dụng đúng chỗ làm cho câu văn trở nên sang trọng : trường ca của rừng già, dư vang của Trường Sơn, bóng cây đại ngàn, rừng thông u tịch, linh hồn mô tê xưa cũ, dòng sông của thời gian ngân vang Nhiều biện pháp tu từ : phép nhân hóa và so sánh, phép điệp ngữ, phép ẩn dụ độc đáo làm cho lời văn đẹp, giàu hình ảnh. Chính những từ ngữ mới lạ, độc đáo đó đã tạo nên giọng văn riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đồng thời cũng khắc họa vẻ đẹp độc đáo của sông Hương. Trong quá trình chấm bài, giáo viên cũng sửa các lỗi về dùng từ trong bài viết của học sinh. Chẳng hạn, có học sinh dùng từ sai : Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà thơ vĩ đại, "cánh đồng Châu Hoa đầy hoa thơm", tác giả đã liên tưởng đến sông Xen của nước Anh Giáo viên sửa lại thành : "Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn nổi tiếng", "cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại", tác giả liên tưởng đến sông Xen của Pa-ri Đồng thời, trong tiết trả bài viết, giáo viên cũng khen ngợi những bài văn dùng từ hay, chính xác, giàu giá trị biểu cảm. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng và lựa chọn từ ngữ cũng là củng cố cho học sinh kiến thức về phân môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắm vững các kiến thức về yêu cầu sử dụng tiếng Việt. Từ đó, học sinh biết vận dụng những hiểu biết về sử dụng từ ngữ vào việc tạo lập văn bản. Cần lưu ý rằng : từ ngữ độc đáo mang tính hai mặt: sử dụng đúng lúc, đúng chỗ ta có đoạn văn hay, ngược lại sẽ rơi vào sáo rỗng, khoe chữ. Đó là chưa kể trường hợp nhiều học sinh không hiểu ý nghĩa của từ ngữ mà vẫn dùng bửa, dùng ẩu. 4. Giải pháp 4: Rèn luyện viết câu chính xác và linh hoạt. 8 a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Bài văn hay là bài văn biết vận dụng tất cả các loại câu một cách linh hoạt. Tức là tùy vào từng lúc, từng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, tùy giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu cho phù hợp : + Để trực tiếp diễn đạt tình cảm, thái độ của mình, người ta thường dùng các câu cảm thán. + Khi muốn gây sự chú ý của người đọc, ta có thể dùng câu nghi vấn. + Loại câu có hai mệnh đề (hô - ứng) cũng có nhiều tác dụng làm thay đổi giọng văn, làm cho văn bản phong phú về ý nghĩa. + Khi dùng loại câu khẳng định và phủ định, cần chú ý tránh cách diễn đạt tuyệt đối. Tức là phải uyển chuyển, có mức độ trong nhận xét, đánh giá. Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh cần phải rèn luyện cách viết câu, sửa các lỗi thường gặp trong đoạn văn của học sinh. Các kiểu lỗi thường gặp là sai về ngữ pháp, sai về ngữ nghĩa, giữa các câu trong đoạn văn không có mối quan hệ lôgic về ý nghĩa, thiếu các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn. b. Các dữ liệu minh chứng : Giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh viết các câu kể, câu cảm thán, câu nghi vấn, nhất là đối với học sinh lớp 10, mới bước vào trường THPT, vừa tiếp cận với chương trình, sách giáo khoa mới. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự và biết sử dụng linh hoạt các kiểu câu trong quá trình tạo lập văn bản. Ví dụ : câu miêu tả vẻ xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ của Tấm; câu cảm thán khi thể hiện thái độ cảm thông, yêu thương Tấm, căm ghét sự tàn ác của dì ghẻ và Cám Khi viết loại câu có hai mệnh đề, học sinh cần chú ý sử dụng đầy đủ hai vế hô và ứng thì câu mới đầy đủ, trọn vẹn : Càng càng ; không những mà còn ; vì cho nên ; tuy nhưng Viết câu chỉ có một vế là một lỗi khá phổ biến của học sinh. Một em học sinh lớp 11 viết : "Tuy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh ngục tù. Nên chúng ta vẫn thấy tràn đầy một tinh thần lạc quan". Câu văn này dùng sai quan hệ từ (tuy nên), phải sửa lại là tuy nhưng ở hai vế câu, sửa dấu chấm thành dấu phẩy (sửa hai câu đơn thành một câu ghép chính phụ) thì quan hệ hô ứng giữa hai vế rõ ràng hơn - Có một học sinh lại viết: "Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ". Câu này không sai về ngữ pháp nhưng sai về lôgic. Tức là hình thức hô ứng không sai nhưng lôigic ngữ nghĩa không đúng. Ở câu vừa dẫn, thực chất vẫn chỉ là một thông báo : bài thơ hay về nghệ thuật (vì ngôn từ chính là một biểu hiện của nghệ thuật). Nếu muốn biểu đạt 9 kiểu hô ứng thì phải sửa lại là : "Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn rất sâu sắc về nội dung". Dùng loại câu khẳng định và phủ định : trong nhiều trường hợp, câu khẳng định được diễn đạt bằng câu phủ định của phủ định nhằm nhấn mạnh vào sự khẳng định. Chẳng hạn câu : "Tnú nhất định phải xông ra cứu vợ con " được viết lại là : "Tnú không thể không xông ra cứu vợ con " thì sự khẳng định được nhấn mạnh hơn nhiều. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Việc rèn luyện cho học sinh viết câu đúng ngữ pháp, chính xác về ý nghĩa, linh hoạt trong các kiểu câu đã giúp đỡ học sinh xây dựng tốt một văn bản. Do thời gian hạn hẹp, chương trình dạy và học còn tương đối nặng nề, nhiều giáo viên chưa dành nhiều thời gian và công sức vào việc tìm hiểu các lỗi cụ thể trong bài Làm văn của học sinh, trong tiết trả bài viết chỉ nêu vài câu sai về ngữ pháp, về ý nghĩa, gọi học sinh tìm chỗ sai và nêu cách sửa. Việc chữa lỗi về câu trong bài Làm văn của học sinh vẫn còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao. Vì vậy, cần thiết phải rèn luyện cho học sinh viết câu đúng về ngữ pháp, ngữ nghĩa, biết sử dụng các phương tiện liên kết trong tạo lập văn bản. 5. Giải pháp 5 : Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn. a. Cách thức tổ chức thực hiện : - Phạm vi đối tượng : Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện : Thực hiện trong suốt cả năm học. Đoạn văn là một chỉnh thể thường gồm một số câu có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung hoặc hình thức, nhằm thể hiện một ý tương đối hoàn chỉnh hoặc một chủ đề nhỏ. Nhân tố quan trọng làm cho chuỗi câu trở thành đoạn văn là tính liên kết. Tính liên kết này được thực hiện ở hai mặt : liên kết nội dung và liên kết hình thức. + Liên kết nội dung: Bao gồm hai liên kết : liên kết lôgic và liên kết chủ đề. ° Liên kết lôgic : là sự liên kết mà trong đó các câu có mối quan hệ lôgic phù hợp với không gian, thời gian, phù hợp với ý chính của đoạn. ° Liên kết chủ đề : là sự thể hiện mối quan hệ giữa các câu trong việc thể hiện chủ đề. Nói rõ hơn trong liên kết chủ đề, thể hiện ở các câu đều tập trung làm rõ một ý chính nào đó, một chủ đề nhỏ nào đó. Liên kết lôgic và liên kết chủ đề liên hệ chặt chẽ với nhau. + Liên kết hình thức : nhằm thể hiện sự liên kết nội dung. Các phép liên kết câu trong đoạn văn: phép lặp (lặp từ vựng, lặp cú pháp), phép thế (thế đồng nghĩa, thế bằng đại từ), phép nối, phép tỉnh lược, phép tuyến tính 10 [...]... thăm đề kiểm tra cho các lớp - Tổ chức họp tổ nhận xét nội dung, phương pháp ra đề của mỗi giáo viên, rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Môn Ngữ Văn hình thành và bồi dưỡng cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kỹ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kỹ năng nói và viết) Để đánh giá được các năng lực Ngữ văn của học sinh, các bài kiểm... hiện đại trong thơ Bác Việc rèn luyện kỹ năng viết văn bản cho học sinh còn là khả năng vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống Học sinh phải được rèn luyện năng lực hành động, tăng cường thực hành, không phải hết tiết học là xếp sách vở lại cất đi Ví dụ, sau khi học bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, giáo viên ra đề cho học sinh về nhà làm bài : "Viết một đoạn văn ngắn (10 - 12 câu) trình... thù cho vợ con, cho dân làng" Đoạn văn sửa lại gồm 8 câu theo kết cấu diễn dịch Mô hình của đoạn như sau : 1 2 8 3 4 6 5 7 c Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả : Trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết đọa văn cho học sinh và chữa các đoạn văn có lỗi của học sinh, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau : - Đoạn văn có lỗi là đoạn văn vi phạm quy tắc xây dựng đoạn : + Vi phạm kết cấu đoạn, đoạn văn. .. các phương tiện liên kết trong đoạn văn : - Cho học sinh viết đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) có sử dụng các phương tiện liên kết - Chữa các lỗi về liên kết trong bài văn viết của học sinh - Sắp xếp các câu thành một đoạn văn hoàn chỉnh Ví dụ : Cho học sinh sắp xếp các câu sau đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đặt tên cho văn bản (1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời... Để trở thành một học sinh giỏi văn, ngoài việc tích lũy và rèn luyện để có một năng lực văn học, học sinh muốn giỏi văn còn cần trang bị rất nhiều kiến thức phổ thông như lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu và hơn hết là tình yêu văn chương, tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của văn chương 23 VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1 Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục,... Giáo dục, năm 2010 8 Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011 9 Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10 - Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2012 10.Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường Trung học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, năm 2014 VII PHỤ LỤC : 24 ... phải kiên trì tìm hiểu ý học sinh muốn diễn đạt bằng cách phải chú ý đến hiện tượng lặp lại một số từ, nhóm từ Dựa vào những ý chính của đoạn ta lập lại dàn ý, sau đó chữa lại đoạn văn theo ý học sinh muốn diễn đạt Qua kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta thấy học sinh chưa biết cách hoàn chỉnh một đoạn văn, chưa có ý thức liên kết câu (mặc dù đã được học ở trung học cơ sở) nên đoạn văn còn rời rạc Viết được... phẩm này với các tác phẩm khác Hoạt động tích hợp giúp cho học sinh hiểu được tính hệ thống của văn bản, liên hệ với những kiến thức đã học ở phần này hoặc sẽ học ở phần kia Từ đó, rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic, chính xác, khoa học, giúp cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ trong quá trình tạo lập văn bản b Các dữ liệu minh chứng : Ví dụ : Khi phân tích hai câu thơ đầu trong bài thơ Chiều tối... quả khảo sát qua kiểm tra tự luận 40 học sinh lớp 11 trong năm học 2014 - 2015 như sau : - Điểm dưới 5 : 0 - 0% - Điểm trung bình : 5 - 12,5% 22 - Điểm khá : 11 - 27,5% - Điểm giỏi : 24 - 60% V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : 1 Đề xuất : - Nên có sách hướng dẫn rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh THPT - Có định hướng về nội dung sách giáo khoa, dạy học theo chủ đề trước khi thay sách... nặng trong lòng người (Ngữ liệu trích từ Ngữ văn 10, tập một, tr.36) 11 Học sinh sẽ sắp xếp các câu văn trên thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc theo hai cách : Cách 1 : (1) - (3) - (4) - (5) - (2) Cách 2 : (1) - (3) - (5) - (2) - (4) Văn bản trên có thể được đặt nhan đề là : Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu * Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn theo một số kết cấu thường gặp : - Kết cấu diễn dịch : . nghiệm về rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh trung học phổ thông (THPT). 1 BM03-TMSKKN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : 1. Cơ sở lý luận : Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn

Ngày đăng: 17/07/2015, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w