1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải thương mại Anh Tú

60 258 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Trang 1

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE PHAN TICH TAI CHINH DOANH NGHIEP

1.1 Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Trong một chu kì SXKD, tiền được đầu tư vào tư liệu lao động, sức lao động và đối tượng lao động trải qua quá trình sản xuất, các hàng hóa mới được hình thành Các hàng hóa được đem vào lưu thông, tiêu thụ và cuối cùng doanh nghiệp sẽ nhận được một khoản tiền mới với kì vọng sẽ có giá trị cao hơn so với khoản tiền bỏ ra ban đầu.vòng luân chuyển này làm phát sinh các mối quan hệ kinh tế, tạo ra dòng tiền và sự vận động của các dòng tiền trong doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nên kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu nhất định Các quan hệ kinh tế đó bao gồm:

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: là những quan hệ về điều phối, điều hòa cơ

cầu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ

doanh nghiệp,các quan hệ về thanh toán hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Môi quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước Hay khi Nhà nước cấp vốn, góp vốn liên doanh hoặc mua cô phiếu, trái phiễu của các doanh nghiệp

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Doanh nghiệp thông qua thị trường tài chính có thể huy động vốn từ các nguồn như đi vay các tổ chức tín dụng, phát hành cô phiếu, trái phiếu để tài trợ cho hoạt dong SXKD Đồng thời, doanh nghiệp sẽ chỉ trả lãi vay, cô tức, trái tức cho các nhà tải trợ Mối quan hệ nảy cũng phát

sinh khi doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đâu tư trên thị trường tài chính băng cách năm

giữ chứng khoán hay gửi nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Các thị trường khác có mỗi quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp như thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra, thị trường lao động Thông qua các thị trường này, doanh nghiệp có thể mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu cũng như tìm kiếm nguồn lao động Và đây cũng cơ sở để

doanh nghiệp xác định nhu câu tiêu thụ thị hiểu của khách hàng, từ đó giúp doanh

nghiệp hoạch định ngân sách, lập kế hoạch sản xuất, tiếp thị một cách hiệu quả nhất Mối quan hệ này được thê hiện qua việc doanh nghiệp tận dụng các khoản tín dụng thương mại từ nhà cung cấp hay các quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các khách hàng để kích thích hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp

Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể trên vừa phản ánh doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập lại vừa phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính

Trang 2

doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính Tóm lại, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguôn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

l1.L2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

* Chức năng xác định và tô chức các nguồn vốn nhằm đảm bảo nhu câu sử dụng vốn cho quá trình SXKD

Đề thực hiện SXKD trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu quả đòi hỏi cac doanh nghiệp phải có vốn và phương án tạo lập, huy động vốn cụ thể Đầu tiên phải xác định nhu cầu vốn (vốn có định và vốn lưu động) cần thiết cho quá trình SXKD.Sau đó phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp huy động vốn.Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng thì doanh nghiệp phải huy động

thêm vốn, tìm kiếm nguôn tài trợ với chi phí thấp nhưng van đảm bảo hiệu quả Nếu

khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể xem xét đến các qui mô mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hoặc các cơ hội có thể sinh lời như đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, Cuối cùng đưa ra các quyết định lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao cho chi phí doanh nghiệp là thấp nhất trong khoảng

thời gian hợp lý nhất

*_ Chức năng phân phối thu nhập của doanh nghiệp

Chức năng phân phối biểu hiện ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp từ

việc bán hàng hóa, dịch vụ và từ thu nhập của các hoạt động khác Nhìn chung, các doanh nghiệp sẽ phân phối như sau:

Bu đắp các hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình SXKD: chỉ phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản có định, chỉ phí cho lao động và các chi phí khác

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ( nếu có lãi)

Bu đắp các chi phí không được trừ, chia lãi cho các đối tác góp vốn, chỉ trả cổ tức cho các cô đông, phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ của doanh nghiệp

* Chức năng giám đốc đối với việc sản xuất kinh doanh

Giám đốc tài chính là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát quá trình tạo lập và sử

dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Việc thực hiện chức năng này thông qua các chỉ

tiêu tài chính để kiểm soát tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất - kinh doanh và hiệu

quả sử dụng vốn cho sản xuất - kinh doanh Cụ thể là:

Thông qua chỉ tiêu giá thành, chi phí mà biết được doanh nghiệp sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí

Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận mà biết được doanh nghiệp có làm ăn hiệu

Trang 3

1.1.3 Vai tro cua tai chinh doanh nghiép

* Vai tro huy dong, khai thdc nguon tai chinh nham đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tô chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất:

Để có đủ vốn cho hoạt động SXKD thì doanh nghiệp phải thanh toán nhu câu vốn,

lựa chọn nguồn vốn bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đăn nhằm

duy trì và thúc đây sự phát triển có hiệu quả quá trình SXKD ở doanh nghiệp Đây là

vốn đề quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh khắc nghiệt theo cơ chế thị trường

* Vai trò đòn bảy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh:

Thu nhập băng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối Nếu

người quản lí biết vận dụng sang tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động luajc kinh tế tác động tới năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đây tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội

* Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiếm tra bằng đồng tiền và tiến hành

thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình tài chính — kinh doanh của doanh nghiệp 1.2 Tống quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm phán tích tài chính doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính

của doanh nghiệp tại một thời điểm Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu,

khả quan hay bï đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp

đã tiến hành.Nói cách khác, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sự tôn tai

cũng như nỗ lực của doanh nghiệp trên mọi mặt hoạt động, là kết quả tat yếu cua moi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành Dựa vào tình tình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản lý biết được tình trạng tài chính hay trạng thái tài chính cụ thể cũng như

xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, về tình hình và khả năng

thanh toán Đồng thời, cũng xem xét được tình hình tài chính hiện tại, các nhà quản lý có thé dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được

những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thê phải đương đầu Để có thể biết được tình tình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải tiến hành phân

Trang 4

Phân tích tài chính là việc sử dụng các khái niệm, công cụ, phương pháp để xử lý thông tin kế tốn và các thơng tin quản lý khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, tiềm lực cũng nhự mức độ rủi ro và hiệu qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc này giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình của thị trường, ngành và của bản thân doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụngcác chỉ tiêu khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng quản lý tài sản, khả năng sinh lời.Các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động của doanh nghiệp và xu hướng của ngành cũng như của nền kinh tế trong tương lai.Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể ứng dụng theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích người sử

dụng kết quả phân tích như mục đích tác nghiệp (đối với nội bộ), mục đích nghiên cứu (đối với các cá nhân và tổ chức bên ngoài doanh nghiệp)

1.2.2 Vai tro của phín tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiệp với hoạt động SXKD Do đó tất cả

các hoạt động SXKD đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đây hoặc kìm hãm đối với quá trình SXKD Chính vì vậy, phân tích tài chính có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính doanh nghiệp

Đối với nhà quản trị: Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý Đồng thời, giúp nhà quản trị đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo từng chu kỳ, xem xét khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Đối với nhà đâu tư Đôi với các nhà đầu tư, mỗi quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài

chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các

doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích các thông tin vẻ tình hình hoạt động, về kết quả

kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp

Trang 5

của doanh nghệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản no

khi đến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, họ quan tâm đến khả năng sinh

lời của doanh nghiệp Băng cách cân nhắc các yếu tổ trên, họ đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, kí kết hợp đồng thanh toán trả chậm hay thanh toán trả ngay Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong các hoạt động tín dụng

Đối với người lao động: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ, người lao động trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp bởi vì kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp toi khoản thu nhập như lương, thưởng của họ Ngoài ra, đối với một số người lao động tham gia góp vào doanh nghiệp, có quyên lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp thì phân tích tài chính doanh nghiệp lại càng đóng vai trò quan trọng

Đối với các cơ quan quan ly Nhà nước: Thông qua kết quả phân tích tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp với chính sách, quy định của pháp luật và tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng của doanh nghiệp

1.2.3 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp * Thu thap thong tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngồi, những thơng tin kế tốn và những thơng tin quản lí khác trong đó các thơng tin kế tốn phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp

* Xứ lý thông tin

Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã được thu thập Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhăm: tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định

* Dự đoán và quyết định

Trang 6

phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận hay tôi đa hóa giá trị của doanh nghiép

1.2.4 Nguôn thong tin stv dung trong phan tích tài chính doanh nghiệp * Thông tin bên trong doanh nghiệp:

Bảng cân đổi kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiỆp

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh

nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán là một

tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Cơ sở là tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kế toán đạt được trong kỳ

Cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiễn tệ

Báo cáo lưu chuyên tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về luông tiền vào và ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp

trong từng thời kỳ Cơ sở là tập hợp thu và chi băng tiền phát sinh và xác định kết quả

bằng tiền đạt được trong kỳ Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiên, tình hình sử dụng tiên, sự biến động tiền thuần va dự đoán được lường tiền trong kỳ tiếp theo

Thông tin bên ngồi:

Thơng tin liên quan đến tình hình kinh tế như Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế; thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ; thông tin về tỷ lệ lạm phát; các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị, ngoại ø1ao của nhà nước

Trang 7

Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: Mục tiêu và chiễn lược

hoạt động của doanh nghiệp (chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh); đặc điểm

quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp; tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh;vàmối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng

1.2.5 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phố biến nhất trong phân tích tài chính Để đánh giá thực trạng hoạt động SXKD của doanh nghiệp cần phải so sánh chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu tương ứng trong quá khứ, của kế hoạch hoặc của các doanh nghiệp cùng ngành khác Khi vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần chú ý đến 4 yếu tố: tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh kỹ thuật so sánh và phương pháp so sánh

- - Điều kiện so sánh:

Phải tổn tại ít nhất 2 chỉ tiêu và các chỉ tiêu phải đảm bảo tính so sánh được (tức là có sự thông nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường)

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu sốc được chọn làm căn cứ so sánh Việc xác định gôc so sánh phải tùy thuộc vào mục đích của phân tích Cụ thê:

+ Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh

được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kì trước hoặc hàng loạt kì trước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kì này với kì trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kì trước

+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì sốc so sánh là trỊ số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch của chỉ tiêu

+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì sốc so sánh được xác định là giá tri trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh

Thông thường trong phân tích hay sử dụng 2 kỹ thuật so sánh là kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và kỹ thuật so sánh bằng số tương đối So sánh băng số tuyệt đói để

thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích Còn so sánh băng số tương đối

để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %

Phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới 2 dạng: So sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc

+ So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động về cả số tuyệt đối, tương đôi của từng chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Qua đó, xác

Trang 8

định mức biến động vẻ quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

+ So sánh dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Thực chất việc phân tích theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phương pháp tỷ số

Phân tích tỷ số là phương pháp phân tích phố thông được sử dụng thường xuyên nhất Phương pháp phân tích tý số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ lệ trong mối quan hệ tài chính.Về nguyên tắc, phương pháp phân tích tỷ số cầ xác định các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh số liệu của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu Trong phân tích tài chính các tỷ lệ được chia thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm có tỷ lệ đạc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời, nhóm tỷ lệ về khả năng quản lý nợ, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn

Chọn đúng các tỷ số và tiễn hành phân tích , chắc chăn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủkhuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua các hiện tượng nghiên cứu riêng rẽ

Phuong phap Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường sử dụng mô hình Dupont dé phan tich

mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu

mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logIc chặt chẽ

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách tách một số tỷ số tông hợp phan

ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như tỷ suất sinh lời trên tông tài sản (ROA) và tỳ

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của doang nghiệp băng cách nào

Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị

doanh nghiệp.Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ có thể đánh giá hiệu quả kinh

Trang 9

những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

+ Phân tích bang cân đối kế toán Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp

Đầu tiên, nhà phân tích sẽ tiến hành so sánh quy mô tổng tài sản để thấy được sự biến động của tổng tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của doanh nghiệp Sau đó đánh giá khái quát cơ cấu tổng tài sản thông qua việc tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, qua đó nhận xét về mức độ phù hợp của cơ cấu tài sản với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:

Giá trị từng bộ phán tài sản

Tỷ trọng từng bộ phán tài sản= TT x100

Tong tai san

Bước tiếp theo là tiến hành phân tích ngang, tức là so sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế tốn thơng qua số tuyệt đối và tương đối giữa cuối

kì với đầu kì hoặc nhiều thời điểm liên tiếp Bước này giúp nhận biết các nhân tố ảnh

hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng đến sự biến động về cơ câu tài sản Từ đó nhà phân tích đưa ra các nhận xét về quy mô từng khoản mục thành phần của tài sản là tăng hay giảm, đồng thời lý giải cho biến động tăng hoặc giảm đó cũng như phân tích

ảnh hưởng của biến động này đến kết quả và hiệu quả kinh doanh

Phân tích tình hình nguôn vốn của doanh nghiệp

Việc phan tichtinh hinh ngu6n vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích tình

hình tài sản.Trước hết, các nhà phân tích cần tính toán và so sánh tình hình biễn động

giữa các kỳ với nhau Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số được xác định như sau: ‹ oo ¬ Giá trị bộ phận nguồn vốn Tỷ trọng từng bộ phán nguồn von = ¬ X7 x100 Tong nguon von

Trang 10

- Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguôn vốn

Các tài sản trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại TSNH và TSDH Để hình thành nên 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng, bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm, gom cac khoan no ngan hạn, các khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, người lao động hay Nhà nước và các khoản nợ phải trả ngăn hạn khác Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gôm nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ trung, dài hạn và các khoản phải trả dài hạn khác

Đề phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, thường sử dụng chỉ tiêu Vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngăn hạn

Vốn lưu động ròng (VLĐR) = Tài sản ngắn hạn — Nợ ngăn hạn

VLĐR dương, phản ánh doanh nghiệp đang sử dụng toàn bộ nguồn vốn ngắn han và một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH Điều này làm giảm rủi ro thanh toán nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh lời vì chỉ phí tài chính mà doanh nghiệp phải bỏ ra cao

VLDR 4m, ham ý rằng doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ nguồn vốn dải hạn và một phần nguồn vốn ngăn hạn để tài trợ cho TSDH Tuy giảm được chỉ phí tài chính do chỉ phí huy động vốn thấp song doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán cao

VLDR bang 0 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược quản lý vốn dung hòa, dùng nguồn vốn ngăn hạn tài trợ cho TSNH, dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSDH Điều này vừa đảm bảo khả năng sinh lời, lại vừa ngăn ngừa rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp

+ Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả của các chiến lược, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong và ngoài báo cáo tài chính của doanh nghiệp như:

Trang 11

phân phối, bán hàng của doanh nghiệp Phân tích tình hình doanh thu giúp các nhà quan tri thay duoc ưu nhược điểm trong quá trình tạo doanh thu và xác định các yếu tô làm tăng, giảm doanh thu

Chỉ phí: Tất cả các khoản chỉ phí đều là dòng tiền ra của doanh nghiệp Giá vốn hàng bán thường là khoản chỉ phí lớn nhất trong doanh nghiệp Do đó việc kiểm sốt giá vốn hàng bán thơng qua theo dõi và phân tích từng bộ phận cấu thành của nó là rất có ý nghĩa Vì việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là khoản mục cân chú trọng trong phân tích vì nó phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp

Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tông hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD Lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, ít rủi ro và ngược lại Thông qua phân tích mối quan hệ giữa tong doanh thu, tong chi phí và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sẽ đánh giá được chính xác hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cho chủ sở hữu

Phân tích báo cáo lưu chuyền tiền tệ

Báo cáo lưu chuyền tiền là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh sau kì hoạt động của doanh nghiệp Phân tích báo cáo lưu chuyền tiền tệ tập trung vào ba luỗng tiền chính là: Lưu chuyến tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động tài chính

Trường hợp lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh am (thu< chi), no thé hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp mở rộng, vì đây là kết quả của số tiền chỉ ra để mua nguyên vật liệu dự trữ hàng tồn kho, chỉ thường xuyên Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương thì ngược lại

Trường hợp lưuchuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm (thu< chỉ), nó thể hiện quy mô đâu tư của doanh nghiệp mở rộng, vì đây là kết quả của số tiền chỉ ra để đầu tư tài sản có định, góp vốn liên doanh Nếu lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đâu tư dương thì ngược lại

Trường hợp lưuchuyễn tiền thuần từ hoạt động tài chính âm (thu< chỉ), nó thể hiện

quy mô đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp mở rộng, vì đây là kết quả của số tiền chi ra dé mua cô phiếu, chi trả nợ gốc vay Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thì ngược lại

1.3.2 Phân tích tỷ số tài chính

+ Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán ngăn hạn

Trang 12

Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp và đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nợ ngăn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán được xác định theo công thức:

Tổng tài sản ngăn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn = 7 b Tông nợ ngăn hạn

Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngăn hạn cho biết một đồng nợ ngăn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH Về mặt lý thuyết, nếu hệ số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng I1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan Ngược lại, hệ số của chỉ tiêu này nhỏ I, doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn Và chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp

Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn giảm, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước khó khăn tài chính trong tương lai Nếu hệ số này cao nghĩa là doanh nghiệp sẵn sàng trong việc trả nợ, đảm bảo được khả năng thanh toán Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ gây tốn kém, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp Và khi so với bình quân ngành, hệ số khả nãng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp không quá chênh lệch là tốt

- Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của doanh

nghiệp trước các khoản nợ ngăn hạn Chỉ tiêu này cho biết, với giá trị còn lại của tài

sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đôi thành tiên chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngăn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngăn hạn

Tài sản ngắn hạn — Hàng tôn kho

Khả năng thanh toản nhanh = 7 7 7 Tổng sô nợ ngăn hạn

Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho rằng một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng TSNH Và cũng như hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi hệ số nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dỗồi dào, tuy

Trang 13

tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá

hạn.Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài liên tiếp sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thế hoặc phá sản

- Khả năng thanh toán tức thời

Trên quan điểm đánh giá khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn

(mà không cần phát sinh chỉ phí thời gian chờ đến thời điểm đáo hạn hay các chi phí thu hồi nợ của các khoản phải thu ngắn hạn)

Tiên và trong đương tiên

Khả năng thanh toán tức thời = T 7 7 Tong sô nợ ngăn hạn

Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất

Tỷ số này thường nhỏ hơn I1, tức là lượng tiền mặt dự trữ trong doanh nghiệp thường nhỏ hơn các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Như ta đã biết, để tiền trở thành tư bản, để tiền có thể sinh ra tiền thì tiền phải được đưa vào lưu thông, phải được đây vào nền kinh tế Với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài

sản của chủ sở hữu nên doanh nghiệp ít khi bỏ qua cơ hội sinh lời để đảm bảo hệ số thanh toán tiền mặt này

+ Nhóm chỉ tiêu về quản lí tài sản

Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lí hàng tôn kho - Vòng quay hàng tôn kho:

Vòng quay hàng tôn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng

bán trong một kỳ kinh doanh.Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh

nghiệp người phân tích có thể sử dụng tỷ số hoạt động hàng tồn kho Chỉ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày tôn kho

Vòng quay hàng tồn kho được xác định băng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho

bình quân giá trị hàng tồn kho Số liệu hàng tổn kho được tính giá trị bình quân vì giá

trị giá vốn hang bán được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh, phản ánh số liệu trong thời kỳ, trong khi đó giá trị hàng tôn kho được lấy từ bảng cân đối kế toán là giá

trị tại một thời điểm Công thức tính vòng quay hàng tôn kho:

Gia von hang ban

Vong quay hang ton kho = :

- Giá trị hàng tôn kho bình quản

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng Và chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là một chỉ tiêu khá

Trang 14

quan trọng đề đánh giá hoạt động sản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của hàng tồn kho Nếu việc quản lý hàng tôn kho của doanh nghiệp không hiệu quả sẽ phát sinh chỉ phí lưu trữ hàng tồn kho làm giá bán tăng

- Thời gian quay vòng hàng tôn kho:

Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay của hàng tôn kho mất bao nhiêu ngày hay chính là số ngày tồn kho bình quân để từ hàng tổn kho chuyền thành doanh thu Chỉ

tiêu được xác định như sau:

360

Vòng quay hàng tôn kho

Thời gian quay vòng hàng tôn kho =

Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lí các khoản phải thu - Số vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyên đổi các khoản phải thu

thành tiền hoặc các khoản tương đương tiền

Doanh thu thuần

Phải thu khách hàng bình quán

Ý nghĩa: cho biết các khoản phải thu phải quay khoảng bao nhiêu vòng trong một

Vòng quay các khoản phải tu =

kì báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó Đây là một chỉ sỐ phản anh chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với khách hàng Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay

tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp

Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh đồng

thời cũng cho thấy doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu cấp tín dụng thì chất lượng tín dụng cao) Nhưng nếu số vòng quay quá lớn có thể khiến doanh nghiệp sụt giảm doanh số bán hàng do sức hấp dẫn trên thị trường giảm so với các đối thủ cung cấp thời gian tín dụng thương mại dài hơn Cũng là không tốt khi vòng quay quá nhỏ vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn gây thiếu hụt vốn trong SXKD, buộc phải huy động vốn từ bên ngoài

- Thời gian thu nợ trung bình:

360

Vòng quay các khoản phải thu

Thời gian thu tiên trung bình =

Trang 15

toan, kha nang thu hồi vốn chậm, doanh nghiệp cần có biện pháp để cải thiện Nếu chỉ tiêu nảy thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ cân thu

hồi

* Nhóm chỉ tiêu các khoản phải trả - Số vòng quay các khoản phải trả:

Giá vốn hàng bán + Chỉ phí bán hàng và quản lý

Số vòng quay khoản phải trả = —— —— TT

Phải trả người bán + lương, thưởng, thuê phải nộp

Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn ngắn

hạn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, người lao động và cơ quan Nhà nước Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn trong thời gian dài hơn và thanh toán chậm hơn năm trước Ngược lại, nếu chỉ số này năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn trong thời gian ngăn hơn và thanh toán nhanh hơn năm trước

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ấn rủi ro về khả năng thanh khoản và có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

- Thời gian trả nợ trung bình:

360

SỐ vòng các khoản phải trả

Thời gian trả nợ trung bình =

Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà doanh nghiệp cần để trả tiền cho nhà cung cấp Hệ số này thế hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Hệ số này cao tức là doanh nghiệp có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn

thời gian trả tiền cho người bán Ngược lại hệ số này thấp nghĩa là doanh nghiệp phải

trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng, không được ưu đãi về các điều khoản thanh toán

+ Nhóm chỉ tiêu quán lý tài sản chung - Hiệu suát sự dụng tài sản đài han:

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng tài sản đài hạn — ——

Tong tai san dai han

Chi tiéu nay cho biét 1 déng TSDH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp cảng cao và ngược lại Do đó, để nâng cao chỉ số này, doanh nghiệp nên cắt giảm các TSDH thừa hoặc những TSDH sử dụng không hiệu quả Việc

Trang 16

này giúp doanh nghiệp phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSDH, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm các khoản chỉ phí bảo dưỡng, sữa chữa

- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết một đồng TSNH của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Hiệu suát sử dụng tài sản ngăn hạn —= ——— 7 lông tài sản ngăn hạn

Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng tốt, TSNH đóng góp nhiều vào việc tạo ra doanh thu thuân và làm tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu chỉ số nảy thấp, phản ánh doanh nghiệp sử dụng TSNH chưa hiệu quả, chính sách dự trữ kho không phù hợp thành phẩm khó tiêu thụ và khoản phải thu lớn Thông qua chỉ số này nhà phân tích đề ra các biện pháp quản lý TSNH nói riêng và tổng tài sản nói chung để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng sinh lời cho doanh ngiệp

- _ Hiệu suất sử dụng tông tài sản:

Doanh thu thuần

Hiệu suát sự dụng Tông tài sản = ———— z Tong tai san ngan han

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động SXKD càng hiệu

quả.Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài

sản của một doanh nghiệp chúng ta cần so sánh với hiệu suất sử dụng tổng tài sản bình quân của ngành

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ

- Ty sé no

Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ VCSH và các khoản nợ phải trả Tỷ số nợ là chỉ số quan trọng phản ánh cơ cấu nợ trong nguôn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:

x Tổng nợ

Tỷ sô nợ — TT lông tài sản

Trang 17

Qua tỷ số nợ ta biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng việc khai thác đòn bây tài chính, tức là chưa sử dụng cách huy động vốn bằng hình thức vay nợ.Ngược lại, tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có von kinh doanh, khiến mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.Tuy nhiên muốn biết tý số này cao hay thấp ta cần so sánh với tỷ số trung bình ngành

- Tỉ số khả năng trả lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Chi phi Idi vay

Tỷ số khả năng trả lãi vay =

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế và lãi vay dé chi tra cho lãi vay trong ki

Nếu tý số lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiễu so với khả năng của mình, hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ để chỉ trả lãi vay

Can chú ý là số lầnthu nhập trên lãi vay chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phân lãi ra sao Đối với phân lớn doanh nghiệp thì số lần thu nhập trên lãi vay trong phạm vi từ 4-5 được coi là rất mạnh Tỷ lệ nam trong 3-4 sẽ được coi là mức bảo vệ thích hợp trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lòi - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần ( ROS)

Khả năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh Song mục tiêu cudi cung cua

nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế Do vay để tăng lợi

nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chỉ phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bên vững Mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chỉ phí của các nhà quản trỊ nhằm tăng sự cạnh trạnh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau:

Lợi nhuận sau thuế

ROS = : (%)

Doanh thu thuán

Ý nghĩa: trong một kì phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế cho

Nhà nước

Trang 18

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chỉ phí càng tốt, đó là nhân tổ

giúp nhà quản trị mở rộng thị trường tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận

— Ty sudt sinh lời trên tổng tài sản ( ROA)

Tý suất sinh lời trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lời trên

mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp Công thức xác định: Lợi nhuận sau thuế

ROA = — Tong tai san binh quan Mo a (%)

Trong công thức trên, lợi nhuận trên tử số lấy số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong khi tổng tài sản lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán nên phải tính

bình quân ROA cho thấy bình quân mỗi 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tốt, góp phân nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp

— Ty suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)

Đứng trên góc độ cổ đông, chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu Công thức như sau: Lợi nhuận sau thuế ROE = = — - - (%) Von chu so hitu binh quan

Vốn chủ sở hữu phải lẫy giá trị bình quân vì số liệu của lợi nhuận được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu của vốn chủ sở hữu được lẫy từ bảng cân

đối kế toán ROE phản ánh bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn chủ sở hữu trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao

không phải lúc nào cũng tốt vì có thể do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính khi mức độ

mạo hiểm lớn Do đó, khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cầu vốn chủ sở hữu

trong từng doanh nghiệp cụ thể 1.3.3 Phân tích tài chính Dupont

Phương trình Dupont là phương pháp tách tỷ suất lợi nhuận thành những hệ số để

Trang 19

- Cho thấy mỗi quan hệ và tác động của các nhân tố là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

sử dụng vốn;

- Cho phép phân tích lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu;

- Là cơ sở đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả, căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tổ khác nhau đến tỷ suất sinh lời

Đầu tiên là chỉ tiêu sức sinh lợi căn bản:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Sức sinh lời căn bản = ~X— X — -

Doanh thu thuan Tong tai san binh quan

Hay nói cách khác, sức sinh lời căn bản của doanh nghiệp liên quan đến khả năng sinh lời (trong trường hợp lợi nhuận hoạt động hay EBIT) và một thước đo hoạt động

(hiệu suất sử dụng tổng tài sản = doanh thu thuân/tống tài sản bình quân)

Do đó, khi phân tích thay đổi trong sức sinh lời căn bản của một doanh nghiệp,

nhà đầu tư có thể nhìn vào việc tách hệ số này: lợi nhuận hoạt động và hiệu suất sử

dụng tổng tài sản

Tiếp theo là chỉ tiêu ROA:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = Doanh thu thuan 7 (ON Tong tai san binh quan x eS 2

Hay

ROA = ROS * Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( SOA)

Như vậy, ROA bị ảnh hưởng bởi hai yếu tổ là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài

sản Đây gọi là phương trình Dupont cơ bản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là thương số của doanh thu thuân chia cho toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản cảng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của phân số cầu thành lên nó:

+ Doanh thu thuần càng lớn, hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng lớn

+ Tổng tài sản càng nhỏ, hiệu suất sử dụng tổng tài sản càng lớn

Ngoài ra, ta còn có phương trình Dupont mở rộng, phân tích dựa trên chỉ tiêu ROE như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân - x — x : Doanh thu thuân Tông tài sản bình quân Vôn CSH bình quân

Theo phương trình trên, ROE chịu tác động của ba nhân tổ ROS, hiệu suất sử dụng

Trang 20

hữu).Từ đó đưa ra các biện pháp nham nâng cao hiệu quả của từng nhân tô góp phần đây nhanh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Nếu ROE của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành thì chủ doanh nghiệp và các nhà phân tích có thể dựa vào phương trình Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác Ngoài ra, các chỉ số trên còn dùng để định hướng phát triển doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai Nhà phân tích tài chính có thể kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương trình Dupont dé dua ra

các kết quả phân tích chính xác nhất

1.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Các nhân tô chủ quan

Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong một lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ có sự cạnh tranh với nhau qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản pham, do vay anh hưởng tới tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghẻ sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường

Quan điểm của chủ doanh nghiệp: Người quản lý doanh nghiệp là người đặt ra các yêu câu phân tích, tổ chức công tác phân tích và cũng là người trực tiếp sử dụng các

kết quả phân tích tài chính Vì vậy, người điều hành cần phải đánh giá được tầm quan trọng của phân tích tài chính.Trong các quyết định tài chính cũng như quyết định kinh tế, người điều hành cần phải dựa vào và tham khảo kết quả phân tích tài chính của

doanh nghiệp để đưa ra quyết định.Có như vậy, công tác phân tích tài chính mới đạt hiệu quả cao

Bộ máy quản trị doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện

nhiều nhiệm vụ khác nhau

Trang 21

doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiễn hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên

Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp ta có thể khăng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu bộ máy quản trị được tô chức với cơ câu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trỊ viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

1.4.2 Các nhân tô khách quan

Môi trường kinh tế

Một vài yếu tô kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như lãi suất ngân hàng,

giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, biến động của tỷ giá hối đoái, lạm phát

Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nên kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp Sự biến động của tỷ giá sẽ làm thay đối những điều kiện kinh doanh, tạo ra những cơ hội hoặc thách thức khác nhau đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khau.Bén cạnh đó, mức độ lạm phát cũng ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào

nên kinh tế Ví dụ như khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra

những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm

sút và làm cho nên kinh tế bị đình trệ

MMôi trường pháp lý

Doanh nghiệp là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước Sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm

pháp luật, băng cơ chế quản lý tài chính.Tính chính xác của thông tin dùng trong hoạt

động phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào việc Nhà nước có đưa chế độ kiếm

toán độc lập hay xác nhận của cơ quan kiếm toán Nhà nước đối với các báo cáo quyết toán của doanh nghiệp thành quy định bắt buộc hay không Nếu không, các báo cáo quyết toán của doanh nghiệp chỉ là hình thức đối phó với các cơ quan chức năng Nhà

Trang 22

nước và việc dùng thông tin này vào phân tích tài chính chỉ đem lại những kết luận không chính xác, không có lợi đối với người sử dụng nó

Đối thủ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cỗ định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm.Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đây mạnh tốc độ tiêu thụ tăng doanh thu, tô chức bộ máy lao động phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại từ đó nâng cao hiệu quả SXKD Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến động lực phát triển của doanh nghiệp

Trang 23

CHUONG 2 PHAN TICH TINH HiNH TÀI CHÍNH TAI CONG TY TNHH DICH VU VAN TAI THUONG MAI ANH TU

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH dịch vụ vận tải thương mại Anh Tú

2.1.1 Giới thiệu và Công ty TNHH dịch vụ vận tải thương mại Anh Tú

- Tên đơn vị: Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải thương mại Anh Tú

- Địa chỉ: số 39 Lê Lợi, phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 0433.832.623 - Fax: 0433.835.628

- Mã số thuế: 0500447212

- Quá trình hình thành và phát triỀn:

Cùng với sự phát triển của nên kinh tế là sự ra đời của hàng loạt các Công ty với quy mô vừa và nhỏ, gọn nhẹ, năng động tìm kiếm thị trường còn bỏ ngỏ, bổ xung thêm vào thị trường còn đang thu được lợi nhuận Năm bắt được nhu cầu thị trường và được

sự cho phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Công ty TNHH dịch vụ vận tải

thương mại Anh Tú được thành lập 02/03/2006 Hiện nay Công ty đang hoạt động

theo giấy phép kinh doanh số 0302000791 được cấp 02/03/2006

Vốn điều lệ ban đầu là 1.700.000.000đ (Một tỷ đồng bảy trăm triệu đồng) do hai

thành viên sáng lập là Ông Hà Mạnh Thăng và Bà Nguyễn Thị Xuân với tỷ lệ góp vốn

là 60% - 40%

Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đã vận chuyền, cung cấp vật tư và đã hoàn thành tốt các công trình trên địa bản công ty đóng và các tỉnh lân cận, được các chủ đầu tư đánh giá cao, đáp ứng đúng tiến độ thi công, đều đạt chất lượng tốt Công ty luôn đảm bảo khâu an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển và cung cấp hàng hóa

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Dịch vụ vận chuyền hàng hóa, vật tư

+ Mua bán vật tư, vật liệu xây dựng

+ Đào đắp, nạo vét, đắp nên, san lấp mặt băng công trình, làm đường bê tông, đường rải nhựa

2.1.2 Cơ cấu tô chức của Công ty TNHH dịch vụ vận tải thương mại Anh Tú

Trang 24

Sơ đồ 2.1.Cơ cầu tô chức của Công ty TNHH dịch vụ vận tái thương mại Anh Tú

Giam doc

Phong hanh chinh Phong quan ly va Phong tai chinh

tông hợp điêu hành xe kê toán

Doi xe 1 Doi xe 2

(Nguon: Phòng hanh chinh — tong hop) Mô hình cơ cấu tô chức của Công ty khá đơn giản, chỉ gồm một giám đốc giữ vị trí cao nhất trong công ty, dưới đó là các phòng ban được phân chia dựa theo từng chức năng riêng biệt Điều này giúp cho việc chuyên môn hóa theo chức năng của các phòng ban, bộ phận trở nên dễ dàng, từ đó nâng cao khả năng làm việc cũng như năng

suất lao động của các bộ phận trong Công ty

Giám đốc:Là người đại diện cao nhất của Công ty, quản lý Công ty theo chế độ thủ trưởng, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch mà các thành viên sáng lập Công ty nhất trí thông qua, theo chính sách pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc có quyên quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty cho phù hợp với tình hình thực tế của từng năm, từng giai đoạn

nhất định

Phòng hành chính tổng hợp:Có chức năng quản lý nhân sự như: tuyến dung, đào tạo, xếp lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ nội bộ, sắp xếp công tác đời

song, vi trí làm việc Dam bảo công tác văn thư, đánh máy, bí mật tài liệu, hồ sơ Có

nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động, nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty Nghiên cứu xây dựng các phương án nhằm thực hiện việc trả lương phân phối tiền lương tiền thưởng hợp lý trình lên giám đốc Có chức năng thực hiện các công tác nội vụ của công ty cũng như tô chức hội nghị và các buổi hội họp của Công ty

Trang 25

Phòng tài chính kế toán: Chức năng của phòng là khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo mọi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty Có nhiệm vụ quản lý và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo qui định, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước Cung cấp số liệu kịp thời, chính xác về kết quả hoạt động của công ty cho giám đốc biết để có kế hoạch kinh doanh trong thời gian tiếp theo

Phòng quản lí và điều hành xe: có nhiệm vụ lên lịch trình và quản lí lịch làm việc của từng đội xe, điều động các xe trong từng đội sao cho phù hợp với từng dịch vụ Có trách nhiệm kiểm tra việc bảo dưỡng và sửa chữa xe để xe có thể hoạt động

một cách hiệu quả nhất

Các đội xe: có nhiệm vụ thực hiện các lịch trình đã được phân công của phòng

quản lí và điều hành xe

2.2 Phần tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH dịch vụ vận tải thương mại Anh Tú

2.2.1 Phân tích báo cáo tai chính

+ Phân tích bang cân đối kế toán

Quy mô và biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2011 - 2013 được tông hợp và trình bày qua bảng sau:

Trang 26

Bảng 2.1.Quy mô và biến động các khoản mục trong bảng Cân đối kế toán

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Chênh lệch tuyêt đôi Chênh lệch tương đổi (%) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 2012/2011 | 2013/2012 (A) (1) (2) (3) (4)=(2)-() (5)=(3)-(2) (4)/(1) (5)/(2) TAI SAN

A - TAISAN NGAN HAN 10.152.872.557 11.911.101.293 13.337.772.824 12.468.552.601 1.426.671.529 12244 0.11977662đ

I Tiền và các khoản tương đương tiền 2.846.581.174 2.289.129.866 20.176.508 (S574851.304J - (2.268.253.361 2,58 (99,12

II Các khoản đầu tư tài chính ngăn han 0 0

1 Dau tu ngan han 0 0 0

2 Dự phòng giảm gia dau tư ngắn hạn q 0 0

III Cac khoan phai thu ngan han 6.810.908.293 8.560.839.938 10.384.305.469 1.749.931.643 1.823.465.531 25,69 21,3 I Phải thu khách hàng 6770.268093 8560839938 10.34366526 1.790.571.843 1.782.825.330 26,45 20,82

2 Trả trước cho người bán 40.640.200 40.640.201 (40.640.200 40.640.201 (100

3 Các khoản phải thu khác q 0 0

IV Hang ton kho 419.508.043 690.867.220 2.533.017.902 271.359.177 1.842.150.682 64,68 (266,64 V.Tài sản ngắn hạn khác 75.875.051 370.264.273 400.222.950 294.389.222 29.958.677 387,99 8,09

1 Thuế GTGT được khẩu trừ 51.400.879 233.925.504 191.008.632 182.5246238 (42.916.872 355,1 (18,34 2 Thuê và các khoản khác phải thu Nhà nước 24.414.172 136.338.769 191.855.227 111.864.597 55.516.458 457 40,72 3 Tài sản ngắn hạn khác 17.359.091 0 17.359.091 B — Tai san dai han 2.750.537.991 2.937.565.560 2.443.287.708 187.027.578 (494.277.858 6,8 (16,83 I Tài sản cố định 2.750.537.991 2.937.565.560 2.443.287.708 187.027.578 (494.277.858 6,8 (16,83 1 Tài sản cố định hữu hình 275.0537.991] 2.937.565.5660 2.443.287.708 187.027.578 (494.277.858 6,8 (16,83 Nguyên giá 4.200.37601d 4.990713274 4.191.286.000 790.336.364 (799.427.274 18,81 (16,02

Trang 27

Chênh lệch tuyêt đôi Chênh lệch tương đổi (%) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 2012/2011 | 2013/2012 NGUON VON A - Nợ phải trả 10.986.751.003 12.875.832.977 13.800.342.034 1.889.081.974 924.509.059 17,19 7,18 I Nongan han 10.982.985.734 12.872.067.708 13.796.576761 1.889.081.974 924.509.059 17,2 7,18 I Vay ngăn hạn 2.744.150.000 2.1I8045000đ 2.741.75000đ (563.700.000 561.300.000 (20,54 25,74 2 Phải trả cho người bán 7.964.609.194 — 10.531.267.384 9.778466963 2.566.658.19đ (752.800.423 32,22 (7,15

3 Nguoi mua trả tiên trước 144.334.123 d 107725746ú3 (144.334.123 1.077.257.463 (100 q

4 Thué va cdc khoan phải nộp cho Nhà nước 12.092.415 14.610.322 6.902.341 2.517.907 (7.707.981 20,82 (52,76 5 Phải trả người lao động 117.800.000 145.740.000 192.200.000 27.940.000 46.460.000 23.72 31,88

II No dai han 3.765.269 3.765.269 3.765.269 0 0 100 100

B— Vốn chủ sở hữu 1920.424814 1.972.833.886 1.980.668.498 52.409.072 7.834.612 2,72 0,39

I Vốn chủ sở hữu 1920.424814 1.972.833.8864 1.980.668.498 52.409.072 7.834.612 2,72 0,39

I Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1920.424814 1.880.998.547 18§0 998.547 (39.426.267 q (2,05 q

2 Vốn khác của chủ sở hữu q 0 7.834.612 q 7.834.612 q (100

3 Các quỹ thuộc vôn chủ sở hữu 3.765.269 q q (3.765.269 q q q

4 LNST chưa phân phôi (22.309.784 91.835.339 91.835.339 114.145.123 q (511,64 q

TONG CONG NGUON VON 12.903.410.548 14.848.666.863 15.781.010.534 1.945.256.315 932.343.671 15,07 6,28

27

Trang 28

Phân tích quy mô và cơ cầu tài sản - Đánh giá qHy mô và cơ câu tài sản

Bang 2.2 Quy mô cơ cấu và tài sản Công ty giai đoạn 2011 - 2013 0% Năm 2011 @ TSNH Nam 2012 4 TSDH Chỉ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 ca Tỷ trọng ¬ Tytrong | ` Tytrong | , tiéu Sô tiên (đông) Sô tiên (đông) Sô tiên (đông) (%) (%) (%) Tổng 100 | 12.903.410.548 100 | 14.848.666.863 100 | 15.781.010.534 tai san TSNH 78,68 | 10.152.872.557 80,22 | 11.911.101.297 84,52 | 13.337.772.826 TSDH 21,32 2.750.537.991 19,78 2.937.565.566 15.48 2.443.287.708

(Nguồn: Bảng cân đổi kê toán)

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản Công ty giai đoạn 2011 - 2013 100% S0% 60% 40% 20% Nam 2013

(Nguon: Bang can doi ké todn) Quy mô tổng tải sản của Công ty có xu hướng gia tăng và tốc độ tăng tương đối ôn định trong giai đoạn 2011 - 2013 Năm 2011 quy mô tổng tài sản là 12.903.410.548 đồng, năm 2012 là 14.848.666.863 đồng, tăng 1.945.256.315 đồng tương ứng với

15,07% so với năm 2011 Năm 2013 tiếp tục tăng lên đến 15.781.010.534 đồng, tăng

6,28% so với năm 2012 Sự tăng trưởng này là một dấu hiệu khả quan cho thấy sự lớn

mạnh của Công ty

Cơ cấu tải sản của Công ty có sự mất cân đối về tỷ trọng TSNH và TSDH Năm 2011, TSNH chiếm 78,68% quy mô tổng tải sản, tăng lên 80,22% vào năm 2012 và

tiếp tục tăng lên 84,52% vào năm 2013

Trang 29

Sự chiếm ưu thế của TSNH so với TSDH là tương đối phù hợp với đặc trưng của một công ty thương mại Đồng thời, đây cũng là kết quả của chính sách quản lý tài sản ngăn hạn theo trường phái thận trọng (TSNH > TSDH) mà ban giám đốc Công ty đang thực hiện Với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường,Công ty luôn lưu trữ một lượng hàng tồn kho đủ lớn để không thiếu hụt hàng hóa, và một lượng tiền mặt dư dả để sẵn sảng thanh toán nhà cung Tuy nhiên, chính sách này khiến Công ty luôn phải đối mặt với các gánh nặng chỉ phí như chỉ phí cơ hội của tiền, chỉ phí lưu kho, chỉ phí thu hồi nợ Tuy nhiên qua xu hướng TSNH tăng từng năm như vậy cho thấy Công ty vẫn chưa điều chỉnh được cơ cẫu tong tài sản nhằm hạn chế những nhược điểm do chính sách quản lý tài sản ngăn hạn theo trường phái thận trọng đem lại

- _ Phân tích biến động về qui mô và cơ cấu tài sản + Tài sản ngắn hạn:

TSNH có xu hướng tăng trong 3 năm Năm 2012 TSNH là 10.152.872.557 đồng, tăng 12.468.552.601 đồng so với năm 2011 Năm 2013 TSNH tăng 1.426.671.529

đồng so với năm 2012, đạt mức 13.337.772.826 đồng Quy mô TSNH tăng là do sự

biến động của các khoản mục thành phân sau: Tiên và các khoản tiền trơng đương

Khoản mục này giảm 557.451.304 đồng tương ứng với 19,58% từ 2.846.581.170

đồng (năm 2011) xuống 2.289.129.866 đồng (năm 2012) Và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 20.176.505 đồng vào năm 2013 giảm2.268.953.361 đồng (99,12%) so với

năm 2012 Nguyên nhân có sự sụt giảm như vậy là do Công ty phải dùng một số tiền

để bảo dưỡng lại các xe để cho xe có thê vận hành được một cách an toàn nhất Công ty cũng cần mua một số hàng hóa, vật liệu xây dựng để dự trữ nên cần dự trữ nhiều tiền mặt Điều nảy cũng sẽ làm giảm chỉ phí cơ hội do việc dự trữ tiền mặt, Công ty có thể

dùng số tiền này để đi đầu tư kiếm lời Việc cắt giảm lượng khá lớn tiền mặt trong một

thời gian ngăn như vậy sẽ có thể ảnh hưởng đến việc phải thanh toán các khoản tức thời cho nhà cung cấp, các khoản lãi vay ngân hàng đến hạn Trong khi Công ty vẫn phát sinh khoản chi phí doanh nghiệp như tiền lương, thưởng cho nhân viên, tiền thuê nhà kho Từ đó, gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động vốn do các nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ tiêu này để năm bắt được khả năng thanh tốn của Cơng ty để quyết

định đầu tư

Các khoản phải thu ngăn han

Các khoản phải thu ngăn hạn trên tổng tài sản có sự tăng dần qua các năm Năm

2011, giá trị khoản phải thu ngăn hạn là 6.810.908.293 đồng, giá trị tổng tài sản là

12.903.410.548 đồng, tức là khoản phải thu ngắn hạn chiếm 52,78% tổng tài sản Năm 2013, giá trị khoản phải thu ngăn hạn là 10.384.305.469 đồng, giá trị tổng tài sản là

Trang 30

15.781.010.534 đồng, tức là khoản phải thu ngắn hạn chiếm 65,8% tống tài sản Do

vậy, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng hơn 1,2 lần so với năm 2011 Sự biến động của khoản phải thu ngăn hạn qua trả trước cho người bán và phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng

Năm 2011, khoản phải thu khách hàng là 6.770.268.093 đồng rồi tăng nhẹ lên 8.560.839.938 đồng trong năm 2012 và tăng mạnh vào năm 2013 là 10.343.665.268

đồng Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong năm 2012 còn khó khăn, Công ty nới

lỏng tín dụng cho khách hàng để mở rộng kinh doanh, khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ để tăng doanh thu Và năm 2013, gia tri nay tang mạnh là do nền kinh tế vẫn chưa khắc phục được tình trạng khó khăn Cùng với việc tiếp tục nới lỏng chính sách tín dụng là do một số chủ đầu tư chưa thanh toán cho Công ty Vì vậy, giá

trị khoản phải thu khách hàng năm 2013 tăng gần 1,5 lần so với năm 2011

Phải thu khách hàng chỉ chiếm hầu như toàn bộ trong khoản phải thu ngăn hạn

nhưng lại có xu hướng tăng Vì vậy, Công ty cũng cần phải tăng cường chính sách thu nợ để tránh bị các Công ty khác chiếm dụng vốn và giảm thiểu nợ xấu bằng cách tăng

tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng thanh toán sớm

Trả trước cho người bán

Khoản trả trước cho người bán không có sự biến động giữa năm 2011 và 2013 vẫn giữ nguyên là 40.640.200 đồng Năm 2012 không có khoản phải trả cho người bán Nguyên nhân là do năm 2012 nên kinh tế còn gặp nhiễu khó khăn, ít có công trình xây dựng nên Công ty không phải mua tích trữ vật liệu xây dựng Chủ yếu Công ty phục vụ các dịch vụ về việc bốc xếp và vận chuyển hàng hóa đường bộ

Hàng tôn kho

Hàng tôn kho có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm Năm 2013 lượng hàng tồn kho tang 266,64% tương ứng 1.842.150.682 đồng từ 690.867.220 đồng (2012) lên

2.533.017.902 đồng (2013) Năm 2012 hàng tôn kho tăng 271.359.177 đồng, tương

ứng tăng về cả số lượng và giá vốn đơn vị hàng hóa trong kho Lượng hàng hóa nhập kho tang vot dé đáp ứng đầy đủ và kịp thời những đơn đặt hàng lớn của các khách hàng là các công trình lớn Kết quả này cho thấy chính sách tín dụng thương mại nới lỏng của Công ty đã phát huy được hiệu quả thu hút khách hàng Một số khách hàng là công trình lớn cũng đã rời bỏ Công ty chuyển sang mua hàng từ các mối lớn hơn khiến

cho hàng hóa bị ứ đọng Trước tình hình này, Công ty cần nhanh chóng đề ra phương

Trang 31

Trong giai doan 3 nam 2011 — 2013, quy mô của TSNH khác không ngừng gia tăng Từ 75.875.051 đồng (2011) tăng 387.99% lên tới 370.264.273 đồng (2012) Năm

2013 là 400.222.950 đồng tăng 29.958.677 đồng tương ứng với 8,09% so với năm 2012.Nguyên nhân là do phát sinh tăng đột biến của Thuế và các khoản phải thu Nhà

nước cùng với tốc độ tăng nhanh và đồng bộ của các khoản mục thành phân khác

Giai đoạn từ 2011-2013, TSNH đều gia tăng do đó thuế GTGT được khấu trừ tăng

từ năm 2011 là 51.400.879 đồng lên 233.925.504 đồng vào năm 2012 nhưng sau đó lại

có sự giảm nhẹ xuống còn 191.008.632 đồng vào năm 2013.Các khoản thuế và các

khoản phải nộp Nhà nước đều tăng + Tai san dai han:

Tai san c6 dinh(TSCD): Là những tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và thời

gian sử dụng lớn hơn một năm, bao gồm TSCĐÐ hữu hình và TSCĐ vô hình

TSCĐ hữu hìnhlà những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, nha

kho, vật kiến trúc và các phương tiện vận tai, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý

TSDH của Công ty có sự tăng giảm không đều Năm 2012 là 2.937.565.566 đồng,

tăng 187.027.575 đồng tương đương với 6,8% so với năm 2011 Nguyên nhân của sự gia tăng nay là Công ty đã mua săm thêm một số thiết bị phục vụ cho việc bốc xếp hàng hóa và san lắp mặt bằng có được hiệu quả một cách tốt nhất Nhưng năm 2013 lại

giảm đi 494.277.858 đồng xuống còn 2.443.287.708 đồng so với năm 2012 là do Công

ty đã thanh lý một số thiết bị máy móc do quá cũ hoặc không còn được sử dụng nhiều Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, Công ty cũng cần phải nhanh chóng năm bắt được những công nghệ mới tiên tiến, hiện đại và đầu tư dé nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Phân tích quy mồ và cơ cầu nguồn von

- Đánh gia khai quat qui mo va co cau nguon von

Bang 2.3 Quy mô cơ cấu và tổng nguồn vốn của Công ty

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trang 32

Biểu đồ 2.2 Cơ cầu nguồn vốn Công ty giai đoạn 2011 - 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả VCSH

(Nguôn: Bảng cân đối kế tốn)

Quy mơ ngn vốn của Công ty tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2012 nguồn

vốn tăng 1.945256.320 đồng tương đương 15,07% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 932.343.670 tương đương 6,28% đồng so với năm 2012 Điều này cho thay Công ty

đang đây mạnh đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Xét cơ câu vốn, tỷ trọng nợ phải trả có sự chênh lệch rõ rệt so với VCSH trong giai đoạn 2011- 2013 Nợ phải trả chiếm phân lớn trong cơ câu vốn cho thay Công ty đi vay nợ nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc chỉ trả, thanh toán các khoản nợ Đồng thời nó cũng làm giảm sức hấp dẫn của Công ty đối với nhà đầu tư và các chủ nợ hay ngân hàng cũng siết chặt các điều kiện cho vay hơn đối Công ty Tuy nhiên, việc sử dụng nợ sẽ khai thác được tác dụng của đòn bay

tài chính cũng như tận dụng được lá chăn thuế từ chi phí lãi vay

- Phân tích sự biến động về quỉ mô và cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả

Quy mô nợ phải trả liên tục tăng trong 3 năm Cụ thể, tăng 17,19% từ 10.986.751.003 đồng năm 2011 lên 12.875.832.977 đồng năm 2012, sau đó tăng

7,18% tương ứng với 924.509.059 đồng vào năm 2013 Nguyên nhân chủ yếu là do sự

biến động của nợ ngăn hạn Nợ ngăn hạn chiếm tỷ trọng gan nhu tuyét đối so với nợ đài hạn trong cơ cầu nợ phải trả

Việc chỉ phát sinh các khoản nợ ngăn hạn là điều khá phù hợp với lĩnh vực kinh

Trang 33

vay nợ dài hạn thường cao hơn rất nhiều so với chi phí vay ngăn hạn Do vậy để tiết kiệm chỉ phí cũng như để phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh, Công ty đã quyết định chỉ vay nợ trong ngăn hạn

Nợ ngắn hạn năm 2011 là 10.982.985.734 đồng, năm 2012 là 12.872.067.708

đồng tăng 1.889.081.974 đồng, tương ứng 17,2% so với 2011 Khoản mục này tiếp tục

tăng 7,18% đạt mức 13.800.342.036 đồng vào năm 2013 Vay ngăn hạn

Giá trị vay ngắn hạn trong năm 2012 thấp nhất là 2 180.450.000đồng và năm 2013

tăng lên 2.741.750.000 đồng Năm 2012, giá trị vay ngăn hạn của Công ty là2.180.450.000đồng và năm 2011 là 2.744.150.000 đồng, giảm 20,54% so với năm 2011 Điều này cho thấy, Công ty cắt giảm việc vay ngắn hạn do lãi suất trên thị trường cao và Công ty đã hạn chế việc vay ngân hàng để giảm chỉ phí Nhưng trong năm 2013, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất trên thị trường thấp để các Công ty có khả năng tiếp cận việc huy động vốn Chính vì vậy, giá trị vay ngăn hạn năm 2013 là 2.741.750.000 đồng tức là tăng 561.300.000 đồng so với năm 2012 do lãi suất trên thị trường giảm nên Công ty tãng giá trị vay ngăn hạn Điều này cũng có nghĩa là chỉ phí lãi vay sẽ tăng lên hay tổng chỉ phí tăng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế của Công ty Vì là khoản vay ngắn hạn, Công ty sẽ chịu áp lực của việc thanh toán trong thời gian ngăn.Nếu không kịp trả cả gốc và lãi sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công ty

Phải trả cho người bán

Phải trả người bán là khoản vốn mà công ty chiếm dụng được thông qua tín dụng

thương mại được cấp Phải trả cho người bán năm 2012 là 10.531.267.386 đồng tăng

32,22% so với năm 2011 là 7.964.609.196 đồng Có sự tăng như vậy là do Công ty đã áp dụng một số chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng Đến năm 2013 là 9.778.466.963 đồng, giảm 7,15% so với năm 2012 Có sự giảm như vậy là do một số chính sách thu hút khách hàng trên không còn hiệu quả nên Công ty da cat giảm sự ưu đãi nên khoản mục phải trả người bán giảm.Với khoản vốn chiếm dụng trong chậm thanh tốn, cơng ty có thể tranh thủ một số cơ hội đầu tư hoặc chỉ trả cho các hoạt động mua sẵm, chi tiêu của mình, điều này làm giảm bớt gánh nặng lên tài chính của công ty

Người mua trả tiền trước

Năm 2011, khoản tiễn mà người mua ứng trước là 144.334.123 đồng sau đó đến

năm 2012 khoản tiền này bằng 0 đồng Sang năm 2013, khoản người mua trả tiền trước tăng nhanh đáng kế so với trước đó, năm 2013 là 1.077.257.463 đồng tăng lên 1.077.257.463 đồng so với năm 2012 Gia đoạn 2011 — 2012, có sự giảm sút mạnh như

Trang 34

vậy đã phản ánh khả năng chiếm dụng vốn khách hàng của Công ty rất hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tín dụng thương mại ưu đãi cho khách hàng công nghiệp (vẻ phần khách hàng tiêu dùng, vẫn duy trì phương thức giao hàng tận nơi và thanh toán ngay) Năm 2013 một số người mua đã trả tiền trước cho Công ty, dự tính nhiều hơn số chi phí mà người mua cần ứng trước để mua hàng hóa nên chỉ tiêu này có tăng đột biến Nhìn chung số tiền người mua ứng trước có tăng nhưng không đều chứng tỏ còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng Công ty nên có chính sách khuyến khích khách hàng trả tiền trước để không những khuyến khích được sức mua mà còn nâng cao khả năng quay vòng vốn

Thuếyà các khoản phải nộp cho Nhà nước

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước phản ánh quan hệ giữa Công ty với Nhà

nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp

vào Ngân sách Nhà nước

Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước có sự biế động không đều Năm 2012 là 14.610.322 đồng, tăng 2.517.907 đồng tương đương 20,82% so với năm 2011 là 12.092.415 đồng Năm 2013 giảm 52,76% tương đương 7.707.981 đồng so với năm 2012 Các khoản thuế phải nộp tăng vào năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là thuế

GTGT phải nộp tăng mạnh do thuế GTGT đầu ra lớn hơn rất nhiều thuế GTGT đầu

vào được khấu trừ Ngoài ra, tình hình bán hàng giảm đi dẫn đến thuế GTGTgiảm

cũng là một nguyên nhân làm cho thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Công ty giam

Phải trả người lao động

Phải trả người lao động tăng đều qua các năm Tăng 23,72% từ 117.800.000 đồng năm 2011 lên 145.740.000 đồng năm 2012, rồi tiếp tục tăng 31,88% lên 192.200.000

đồng năm 2013 Khoản mục này đang có xu hướng tăng dan qua các năm, thể hiện số vốn mà doanh nghiệp đang chiếm dụng của người lao động là ngày càng nhiều, giúp doanh nghiệp có thể nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà ko phải trả chi phí lãi vay Tuy nhiên nếu tỷ trọng phải trả người lao động quá cao nghĩa là doanh nghiệp đang nợ lương nhân viên, điều này diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, đồng thời không tạo động lực cho nhân viên nhiệt tình làm việc

Vốn chủ sở hữu

Trang 35

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Năm 2012 và 2013 giữ nguyên là 1.880.998.547 đồng nhưng giảm 39.426.267 đồng so với năm 2011 là 1920.424.814 đồng Nguyên nhân là

do năm 2012 và 2013 không có thêm cô đông nào tham gia góp vốn nà cũng không có hoạt động nào đề làm tăng vốn góp

LNST chưa phân phối: Năm 2012 và 2013 tăng 511,64% so với năm 2011 là

22.309.784 đồng nhưng cùng giữ nguyên ở mức là 91.835.339 đồng Đây là kết quả

của Công ty trong việc kiểm soát chi phí và nâng cao kết quả hoạt động SXKPD + Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Đề đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cần quan tâm đến kết quả

cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để

đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong Công ty, nó là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà Công ty phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó

Trang 36

Bảng 2.4.Quy mô và biến động Doanh thu - Chỉ phí - Lợi nhuận

Đơn vị tính: Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch tuyệt đôi Chênh lệch tương dot (%) 2012/2011 2013/2012 2012/2011 2013/2012 (A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) (4/1) (5)/(2)

Doanh thu BH&CCDV 14.087.067.521 16.553.012.340| 28.730.788.513 2.465.944.819 12.177.776.173 17,5 73,57 Giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 Doanh thu thuân về

BH&CCDV 14.087.067.521 16.553.012.340 28.730.788.513 2.465.944.819 12.177.776.173 17,5 73,57 Giá vôn hàng bán 12.821.091.938 15.224.677.998 27.432.077.801 2.403.586.060 12.207.399.803 18,74 80,18 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 1.265.975.583 1.328.334.342 1.298.710.712 62.356.759 (29.623.630) 4.93 (2,23) Doanh thu hoạt động tài chính 487.478 913.003 772.609 425.525 (140.394) 87,29 (15,37) Chi phí tài chính 260.409.492 272.765.633 165.265.008 12.356.141 (107.500.625) 4,74 (39,41) Trong do: - Lai vay 253.347.862 270.293.442 165.265.008 16.945.580 (105.028.434) 6,69 (38,56) Chi phí quản lý kinh doanh 854.246.015 879.946.451 1.051.990.855 25.700.436 172.044.404 03 19,55 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 151.807.617 176.535.261 $2.227.458 24.727.644 (94.307.803) 16,29 (53,42) Thu nhap khac 435.668.409 181.818.182 989.535.001 (253.850.227) 807.716.819 (58,27) 444,24 Chi phí khác 529.237.388 287.365.403 935.186.948 (241.871.985) (647.821.545) (45,7) 225,43 Loi nhuan khac (93.568.979) (105.547.221) 54.348.053 (11.978.242) 159.895.274 12,8 (151,49) Loi nhuận trước thuế 58.238.638 70.988.040 136.575.511 12.749.402 65.587.471 21,98 92,39 Chi phi thuê TNDN 10.191.762 12.422.907 34.143.877 2.231.145 21.720.970 21,89 174,84 Loi nhuan sau thué 48.046.876 58.565.133 102.431.634 10.518.257 43.866.501 021,89 74,9

Trang 37

Tinh hinh doanh thu

Doanh thu ban hang va cung cap dich vu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tăng mạnh qua các năm Năm 2012

là 16.553.012.340 đồng, tăng hơn 2.465.944.819 đồng tương đương 17,5% so với năm 2011 là 14.087.067.521 đồng, năm 2013 tăng 12.177.776.173 đồng tương đương 73,57% lên đến 28.730.788.513 đồng so với năm 2012 Nguyên nhân do Công ty van

có những dự án về san lắp mặt bằng công trình, đào đắp kênh muong, bốc xếp vận tải hàng hóa cho công trình dân dụng; kinh doanh vật liệu xây dựng Những dự án của Công ty tuy không lớn nhưng trong tình hình ngành xây dựng ảm đạm thi day là nhân tố giúp tăng doanh thu cho Công ty

Giảm trừ doanh thu

Trong giai đoạn 2011 — 2013, khoản mục giảm trừ doanh thu băng 0 Có được

điều này là do công ty nhận biết mình đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn của

nên kinh tế, nên đã cô gắng thực hiện tốt các hợp đồng được giao và cũng đảm bảo chất lượng các công trình của Công ty nên không phát sinh những khoản chi phí do chậm tiến độ, bảo hành sau nghiệm thu và các khoản giảm giá hàng bán, trả lại sản

phẩm do kém chất lượng Đồng thời, việc giữ uy tín và đảm bảo sự hài lòng của khách

hàng là tiêu chí hoạt động của Công ty Vì vậy doanh thu thuần trong ba năm hau như được giữ nguyên so với tông doanh thu

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính trong 3 năm có sự tăng giảm không đồng đều

Năm 2012 là 913.003 đồng cao hơn 87,29% so với năm 2011 là 487.478 đồng, năm 2013 lại thấp hơn 15,37% so với năm 2012 là 772.609 đồng Doanh thu năm 2012 có

sự gia tăng là do Công ty nhận được thêm một sỐ hợp đồng về đào dap, san lap mat bằng công trình cũng như rải đường nhựa của các Công ty như: Công ty Cé phan xi măng giấy Văn Miễu Sơn Tây, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Chung Thịnh Bên cạnh đó, Công ty không cho vay tô chức khác, không tham gia thị trường bất động sản, không đâu tư vào chứng khốn , khơng góp vốn liên doanh, liên kết với công ty khác cũng không có khác hàng trả chậm trả góp Vậy nên các khoản thu lãi từ hoạt động đầu tư tài chính giảm Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính nhỏ so với tong doanh thu nhưng nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

Tình hình chỉ phí Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất của công ty trong cả ba năm 2011, 2012 và

2013 Giá vốn hàng bán của công ty tăng dân trong giai đoạn 2011 — 2013 Cụ thể, giá vốn hàng bán của công ty năm 2011 là 12.821.091.938đồng Đến năm 2012, con số

Trang 38

này là 15.224.677.998 đồng tăng 2.403.586.060 đồng, tương ứng tăng 18,74% so với

năm 2011 Giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 tiếp tục tăng lên đến

27.432.077.801 đồng, tăng 12.207.399.803 đồng, tương ứng tăng 80,18% so với năm 2012.Có thể thấy, sự tăng lên của giá vốn hàng bán kéo theo sự tăng lên của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 vì khi

công ty hạch toán kế toán thì giá vốn hàng bán luôn được ghi nhận đồng thời và tương ứng với việc ghi nhận doanh thu Bên cạnh đó cũng thấy được răng Công ty đang mua hàng với giá đặt hơn Do vậy, điều cần thiết hiện nay là công ty nên đưa ra những chính sách quản lý giá vốn hàng bán phù hợp, chủ động đầu tư tìm kiếm những nguồn hàng mới có chất lượng tương đương nhưng với chi phí rẻ hơn Như vậy mới có thể nâng cao lợi nhuận của công ty

Chi phí tai chính

Chi phi tai chính của Công ty chủ yếu là từ chi phí lãi vay nên sự biến động của

chỉ phí tài chính là từ chỉ phí lãi vay.Chi phí tài chính năm 2011 là 260.409.492 đồng sau đó tăng lên đến 272.765.633 đồng vào năm 2012.Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty cần một số lượng vốn vay ngân hàng để thực hiện các dự án cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh Hoạt động này đã làm chi phí lãi vay tăng, bởi năm 2012 lãi suất của ngân hàng vẫn còn khá cao.Trong năm 2013, chi phi tai chính 165.265.008 đồng tức là giảm gân 1,6 lần so với năm 2012 Mặc dù, khoản vay ngắn hạn năm 2013 tăng nhưng chỉ phí tài chính giảm bởi lãi suất trên thị trường đang có xu hướng giảm và Công ty đã thanh toán những khoản vay cũ

Chi phi quan lí kinh doanh

Nhìn chung chi phí quan lí kinh doanh tăng qua các năm Năm 2012, chi phí quản lí kinh doanh tăng 3% từ 854.246.015 đồng năm 2011 lên 879.946.451 đồng

Năm 2013 tăng 19,55% lên đến 1.051.990.855 đồng so với năm 2012 Chi phí quản lí

kinh doanh tăng là do nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ nên dẫn đến đầu tư nhiều hơn cho khoản chi phí này như tăng tiền lương cho nhân viên quản lý (những nhân viên có trình độ học vấn cao, có trình độ quản lý giúp cho công ty có định hướng phát triển tốt) Hợp đồng được kí kết nhiều, số giờ làm việc của các xe tăng cũng làm cho

tài sản cô định bị khẩu hao nhiều hơn và cũng là nguyên nhân chỉ phí này tăng lên

Chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi với xu hướng tăng dân trong giai đoạn 2011 - 2013 nên Công ty đã đều đặn, nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách nhà nước

Về lợi nhuận

Trang 39

Năm 2012 là 1.328.334.342 đồng tăng 62.358.759 đồng so với năm 2011 Nhưng năm 2013 lại giảm đi 29.623.630 đồng xuống còn 1.298.710.712đồng Sự biến động thất thường một phân là do ảnh hưởng của nên kinh tế khó khăn nhưng cũng phản ánh

sự hoạt động không hiệu quả của Cong ty trong năm vừa qua Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần tù HĐKD tăng nhẹ vào năm 2012, từ 151.807.617 đồng năm lên

đến 176.535.261 đồng nhưng sau đó thì giảm mạnh vào năm 2013, giảm 94.307.803

đồng xuống còn 82.227.458 đồng lợi nhuận chỉ tăng nhẹ nhưng sau đó lại giảm mạnh cho thấy bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp tuy được chú trọng đầu tư, phát triển nhưng lại không thể làm tăng lợi nhuận thuần của công ty Điều này chứng tỏ Công ty cần tìm ra những chính sách bán hàng và quản lý khác đem lại hiệu quả cao hơn.Ngồi ra, Cơng ty cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng sinh lời của những chính sách đó trước khi đưa vào thực hiện vì điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Lợi nhuận sau thuế

Trong giai đoạn 2011 — 2013 thì lợi nhuận trước thuế của công ty có xu hướng tăng Năm 2012 tăng 12.749.402 đồng tương ứng tăng 21,98% so với năm 2011 Năm 2013 tăng 65.587.471 đồng, ứng với tăng 92,39% so với năm 2012, có xu hướng tăng do tình hình kinh doanh tốt của công ty đem lại cho công ty các khoản thu nhập tăng

giảm thiểu được chi phí do quản lý tốt, đặc biệt là không phát sinh các khoản chỉ phí

khác trong cả ba năm 2011, 2012 va 2013

Sau khi trừ đi các khoản thuế phải nộp thì lợi nhuận sau thuếnăm 2012 tăng

10.518.257 đồng tương ứng tăng 21,89% so với năm 2011 Sang đến năm 2013 khoản mục này tiếp tục tăng 43.866.501 đồng, ứng với 74,9% so với năm 2012 Lợi nhuận

sau thuế tăng cho thấy tình hình hoạt động của công ty đang có chiều hướng đi lên tích cực Đây là tín hiệu tốt vì nhờ tăng lợi nhuận mà công ty cũng tăng vốn chủ sở hữu, qua đó làm tăng khả năng quay vòng vốn, tăng khả năng thanh toán và ngày cảng khăng định vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh

Trang 40

* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 2.5.Lưu chuyển tiền thuần trong kì và cuối kì giai đoạn 2011 — 2013

Đơn vị: Việt Nam đồng

Chênh lệch tuyêt đối Chênh lệch tương đối (%)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012/2011 2013/2012 2012/2011 2013/2012

(A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (3)=(3)-2) (43⁄4) (5)/(2)

Tổng thu từ hoạt động kinh doanh 14.581.661.399 15.888.825.934 32.363.948.929 1.307.164.535 16.475.122.995 8,96 1,04 Tổng chị từ hoạt động kinh doanh 11.504.827.166 15.698.359.886 29.552.733.623 4.193.532.720 13.854.373.737 36,45 88,25

Lưu chuyền tiền tệ từ hoạt động 3.076.834.233 190.466.048 (2.811.215.306) (2.886.368.185) (3.001.681.354) (93,8) (1.575,97) kinh doanh Lưu chuyền tiền tệ từ hoạt động ` 487.478 913.003 926.012 425.525 13.009 87,29 1,42 đầu tư Lưu chuyền tiền tệ từ hoạt động tài hinh (256.200.000) (566.090.792) (541.335.933) (822.290.792) (24.754.859) (302,97) (4,37) chin

Luu chuyen tiền tệ trong năm 2.971.121.711 (374.711.741) (2.268.953.361) (3.345.833.452) (1.894.241.620) (112,61) 505,51 Tién va tương đương tiền đầu năm 25.459.459 2.663.841.607 22.89.129.886 2.638.382.148 (374.711.721) 10.063,07 14,06

Ngày đăng: 17/07/2015, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w