Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường Đồng Xuân (KL06453)

44 424 0
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường Đồng Xuân (KL06453)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN  NGÔ THỊ MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH Ở PHƢỜNG ĐỒNG XUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực Vật Học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn TS. Hà Minh Tâm TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN  NGÔ THỊ MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH Ở PHƢỜNG ĐỒNG XUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn TS. Hà Minh Tâm Hà Nội, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thanh khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Đồng Tấn và TS. Hà Minh Tâm là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm tài liệu nghiên cứu. Tôi xin cám ơn ban chủ nhiệm khoa Sinh- KTNN, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khóa luận. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Thị Mai LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Đồng Xuân” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đồng Tấn và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu của khóa luận này là trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5, năm 2014 Sinh viên Ngô Thị Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 3 4. Điểm mới của đề tài: 3 5. Bố cục của khóa luận: 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Trên thế giới 4 1.2. Ở Việt Nam 5 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG 9 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1. Đối tượng nghiên cứu 9 2.2. Phạm vi nghiên cứu 9 2. 3. Thời gian nghiên cứu 10 2.4. Nội dung nghiên cứu 10 2.5. Phương pháp nghiên cứu 10 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 3. 1. Hiện trạng các loài cây bóng mát ở phường Đồng Xuân 15 3. 1. 1. Danh lục các loài 15 3.1.2. Đa dạng về các đơn vị phân loại 17 3.1.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành 17 3.1.2.2. Đa dạng ở mức độ họ, chi, loài 18 3.1.3. Đa dạng về dạng sống 19 3. 1. 4. Đa dạng về nguồn tài nguyên 20 3.2. Biện pháp phát triển hệ thực vật nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 23 3.2.1. Nguyên tắc bố trí cây trồng 23 3.2.2. Giải pháp khoa học và công nghệ 23 3.2.3. Biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh 26 3.2.4. Đặc điểm phân loại của 1 số cây bóng mát được đề xuất ở phường Đồng Xuân. 27 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 37 DANH MỤC ẢNH Ảnh 1. Terminalia catappa L. 27 Ảnh 2. Alstonia scholaris R. Br 27 Ảnh 3. Allospondias lakonensis Pierre 28 Ảnh 4. Dracontomelum duperreanum Pierre 28 Ảnh 5. Dimocarpus longan Lour. 29 Ảnh 6. Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf. 29 Ảnh 7. Barring acutangula (L.) Gaertn. 30 Ảnh 8. Michelia alba DC. 30 Ảnh 9. Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. 31 Ảnh 10. Muntingia calabura L. 31 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu điều tra thực vật theo tuyến 12 Bảng 3.1. Danh lục các loài cây bóng mát ở phường Đồng Xuân 15 Bảng 3.2. Đa dạng ở mức độ ngành 18 Bảng 3.3. Đa dạng ở mức độ họ 18 Bảng 3.4. 10 loài có nhiều cá thể nhất 19 Bảng 3.51. Bảng giá trị sử dụng các loài cây trồng làm bóng mát tại phường Đồng Xuân. 20 Bảng 3.6: Kích thước cây theo chiều rộng vỉa hè 25 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một địa phương đang trên đà phát triển về mọi mặt, trong đó tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh. Các tuyến đường chạy qua đang được cải tạo, mở rộng. Các cơ quan, trường học, trạm y tế ngày càng được đầu tư xây dựng để góp phần nâng cao đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh việc đầu tư phát triển về hạ tầng một vấn đề lớn được đảng bộ chính quyền tại phường quan tâm đó là vấn đề ngăn chặn và hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trường để người dân được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành thì phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với các biện pháp khác nhau. Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió, mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và bảo vệ các công trình kiến trúc khác. Cây xanh hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại và hạn chế tiếng ồn. Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: Hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung. Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào 2 ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường. Vậy nên cây xanh là một phần không thể thiếu trong đời sống con người, nó không những mang đến nhiều giá trị về tinh thần, đưa con người xích gần lại với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế, bảo vệ, cải thiện môi trường. Tuy nhiên việc đô thị hóa đã làm thay đổi môi trường sinh thái theo hướng mất cân bằng. Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền các cấp đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có việc phủ xanh đường phố bằng nhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi vì thiếu đồng bộ và không vận động được người dân tham gia. Từ thực tế trên tôi đã làm đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Đồng Xuân”. Với đề tài này tôi chỉ tiến hành đánh giá và xếp loại được một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại Phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đưa ra một số tiêu chuẩn về cây trồng đường phố nhằm đóng góp một phần ý kiến của mình cho các nhà thiết kế cây xanh sử dụng để có thể lựa chọn được những loài cây vừa có giá trị kinh tế vừa có khả năng tạo cảnh quan đẹp, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. 2. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng từ đó đề xuất giải pháp sử dụng và phát triển hệ thực vật phục vụ mục đích làm bóng mát, phát triển kinh tế, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: + Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu về tính đa dạng và giá trị tài nguyên của cây bóng mát tại khu vực nghiên cứu. + Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả là cơ sở để đánh giá hiện trạng và đề ra các biện pháp khai thác, phục hồi và phát triển hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. 4. Điểm mới của đề tài: Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh tại khu vực phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Bố cục của khóa luận: Gồm 37 trang, 10 ảnh, 7 bảng, được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu ( 2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu - 5 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu - 6 trang), chương 3 (Kết quả - 17 trang), kết luận, kiến nghị - 2 trang, tài liệu tham khảo – 3 trang, phụ lục – 1 trang. [...]... các loài ở khu vực nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống + Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng làm bóng mát tại khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất biện pháp khai thác và phát triển hệ thực vật, phục vụ mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu về họ thực vật hạt kín phổ biến hiện nay, theo Nguyễn... DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài cây được trồng làm bóng mát ở phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, và vùng lân cận dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu Tài liệu: Các tài liệu về đa dạng các loài cây trên thế giới và của Việt Nam và các tài liệu khác có liên quan Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc họ thực vật hạt trần và hạt kín ở phường. .. có liên quan Căn cứ vào hiện trạng các loài và điều kiện tự nhiên - xã hội của khu vực nghiên cứu dùng kết quả nghiên cứu để đề xuất giải pháp sử dụng và phát triển hệ thực vật nhằm tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường Bước 5: Viết báo cáo Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó lập danh lục loài, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài, về giá trị tài nguyên và cuối cùng hoàn chỉnh... đường phố mà chọn loài cây trồng sao cho thích hợp với không gian 3.2.2 Giải pháp khoa học và công nghệ Các giải pháp khoa học kỹ thuật bao gồm: Xây dựng tiêu chuẩn cây trồng và kỹ thuật trồng 23 Tiêu chuẩn cây trồng Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cây trồng Phường Đồng Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều loài cây Do đó cây trồng phải thích nghi... các mẫu vật mình nghiên cứu 2.2 Phạm vi nghiên cứu Tại các tuyến đường của phường Đồng Xuân: + Đường Trường Trinh + Đường Lê Xoay + Đường Phạm Hồng Thái + Đường Ngô Quyền 9 Ngày 4 tháng 4 năm 2008, phường Xuân Hòa được chia thành 2 phường: Xuân Hòa và Đồng Xuân Phường Đồng Xuân (thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) nằm sát dưới chân núi Tam Đảo, được xem là vùng có nhiều cảnh quan đẹp và khí hậu trong... CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 1 Hiện trạng các loài cây bóng mát ở phƣờng Đồng Xuân Phường Đồng Xuân có diện tích không lớn (3,4 km2), nhưng các cây được trồng tại đây khá đa dạng về thành phần loài và đặc điểm hình thái Qua nghiên cứu, tôi đã xác định được 55 loài thuộc 23 họ, 2 ngành Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) có 2 họ (Cupressaceae và Pinaceae) với 2 loài, các họ và loài còn lại đều thuộc ngành... đang nghiên cứu; sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh) + Sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp) Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc nghiên cứu Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đó, nhằm hiểu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ thực vật nơi nghiên cứu, ... sắc hoa lá thích hợp Cây có khả năng sống sót, sinh trưởng và phát triển sau khi trồng Khi trưởng thành tán cây tự do, không bị ảnh hưởng bởi các công trình hay nhà ở, các tán cây không che phủ lên nhau Chiều cao dưới cành thông thoáng, không che khuất các biển báo giao thông, không ảnh hưởng đến an toàn hành lang điện Tiêu chuẩn cây xanh đường phố Cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung bình... trồng cây Nếu đã có cây thì phải cắt tỉa cành để chiều cao tán cây cao hơn đền hiệu ít nhất 1m để không bị che khuất Tuyên truyền, giáo dục được thực hiện đều đặn và lâu dài Thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng cây và khuyến khích người dân tham gia sẽ giúp người dân gắn bó hơn với nơi đang sống và với cây xanh, thay vì là người thụ hưởng sẽ trở thành những người tích cực gìn giữ cây xanh và góp... tích và tổng hợp số liệu, CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu về đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam nhất là tài liệu về đa dạng thực vật Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về taxon nghiên cứu, từ đó: Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn và cách sắp xếp các taxon nghiên cứu Giới hạn của 1 taxon sẽ ảnh hưởng . nghiệp Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Đồng Xuân là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đồng Tấn và TS vật tại khu vực nghiên cứu. 4. Điểm mới của đề tài: Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh tại khu vực phường Đồng Xuân, thị xã Phúc. đề tài: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Đồng Xuân . Với đề tài này tôi chỉ tiến hành đánh giá và xếp loại được một số loài cây trồng thường

Ngày đăng: 17/07/2015, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan