Biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường Đồng Xuân (KL06453) (Trang 33)

5. Bố cục của khóa luận:

3.2.3. Biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh

Thay thế những cây có chất lượng rất xấu. Chăm sóc và theo dõi những cây có chất lượng xấu. Biện pháp cụ thể: Cắt bỏ cành khô, cành chạm vào cửa sổ ban công nhà. Rỡ bỏ dây điện trong tán lá, biển quảng cáo trên trên thân cây, tuyên truyền vận động người dân không đổ chất thải, nhất là dầu mỡ vào gốc cây, không đóng đinh, đóng biển quảng cáo lên gốc cây.

Chỉ trồng thay thế cây mới khi còn đủ không gian sinh trưởng cho cây trưởng thành. Trên các đường phố chính, có các phương tiện vận chuyển đường bộ hoạt động, không trồng cây có tán lá xoè rộng ra lòng đường.

Những nơi đã bố trí biển báo hiệu giao thông và biển chỉ đường không trồng cây. Những cây trồng gần các biển báo đó nhất thiết phải có chiều cao dưới cành ít nhất 3,5m, vị trí trồng phải ở phía trong hoặc phía sau (đường một chiều) biển báo để không bị che khuất (chiều cao biển chỉ đường giao thông hiện nay từ 2 - 2,5m). Các ngã tư, nơi có đèn giao thông không trồng cây. Nếu đã có cây thì phải cắt tỉa cành để chiều cao tán cây cao hơn đền hiệu ít nhất 1m để không bị che khuất.

Tuyên truyền, giáo dục được thực hiện đều đặn và lâu dài. Thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng cây và khuyến khích người dân tham gia sẽ giúp người dân gắn bó hơn với nơi đang sống và với cây xanh, thay vì là người thụ hưởng sẽ trở thành những người tích cực gìn giữ cây xanh và góp phần tăng thêm mảng xanh cho phường.

27

3.2.4. Đặc điểm phân loại của 1 số cây bóng mát đƣợc đề xuất ở phƣờng Đồng Xuân.

1. Bàng, Bàng biển, Bàng nhóc (Terminalia catappa L.): Gỗ cao 7- 10(-25); lá đơn, mọc cách, tập chung ở đầu cành. Mọc hoang và được trồng phổ biến làm cây bóng mát; quả chín ăn được; hạt chứa dầu; vỏ nhiều tanin, sắc uống chữa lị, rửa vết thương; lá non chữa đau răng; nhựa lá non trộn với dầu hạt bông nấu chín làm thuốc chữa bệnh hủi. [2: 888].

Ảnh 1. Terminalia catappa L.

2. Sữa, Mò cua (Alstonia scholaris

(L.) R. Br.): Cây gỗ cao tới 10-20m; lá đơn, mọc vòng; hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa thơm về đêm. Mọc hoang ở ven rừng, ven suối ở nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam và được trồng phổ biến làm cây bóng mát; vỏ cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm ho....được dùng trong một số bài thuốc hạ sốt, trị ho

28 3. Giâu da xoan, Xoan nhừ, Sơn cóc,... (Allospondias lakonensis

(Pierre) Stapf): Gỗ cao tới 20 m; lá mọc so le, các mép lá có răng cưa; hoa trắng mọc thành chùm lớn. Mọc rải rác ở nơi sáng trong rừng miền Bắc và Tây Nguyên, được trồng làm cây bóng mát; gỗ màu vàng nâu, dùng trong xây dựng nhà cửa; quả ăn được; dầu hạt dùng trong công nghiệp chế biến xà

phòng. [2: 941]. Ảnh 3. Allospondias lakonensis Pierre

4. Sấu, Sấu trắng, Long cóc (Dracontomelum duperreanum

Pierre): Gỗ cao tới 40 m; lá mọc so le, hình lông chim. Mọc hoang trong rừng thường xanh, núi đất ở độ cao dưới 1200 m và được trồng làm cây bóng mát; gỗ phẩm chất trung bình; quả làm gia vị, ô mai, làm thuốc chữa ngứa cổ, giải rượu; lá chữa mụn nhọt; vỏ cây trị bỏng, xuất huyết tử cung; vỏ rễ trị sưng vú…. [2: 944].

Ảnh 4. Dracontomelum duperreanum

29

5. Nhãn (Dimocarpus longan

Lour.): Cây cao 5-10m. Cành non có lông; lá mọc so le, kép lông chim; quả ăn ngon; cùi quả dùng làm thuốc chữa mất ngủ, trí nhớ suy giảm, thần kinh suy nhược, gan kém, tì kém, huyết hư, rong kinh, ốm yếu sau khi bị bệnh; lá dùng ngừa sởi, trị cảm lạnh, sốt rét, viêm ruột; hạt dùng trị đau dạ dày, đau thoát vị, mụn nhọt…[2:1018].

Ảnh 5. Dimocarpus longan Lour.

6. Phượng vĩ, Phượng, Phượng đỏ, Điệp tây,... (Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf.): Cây gỗ trung bình, rụng lá, cành nằm ngang; hoa đỏ; quả đậu. Có khả năng thích ứng rộng. Nguyên sản ở châu Phi (Mađagasca), nhập trồng làm cây bóng mát; vỏ thân làm thuốc chữa sốt rét, tê thấp, hạ huyết áp. [2:

740]. Ảnh 6. Delonix regia (Bojer ex

30

7. Lộc vừng hoa đỏ, Chiếc khế (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn): Cây gỗ trung bình cao 8- 10 m; lá xoan, thuôn, nhọn; hoa nhiều, thành chùm dạng bông; quả thuôn hay bầu dục; lá non ăn như rau; vỏ thân dùng chữa sốt, đau bụng, ỉa chảy; nước sắc của vỏ dùng để chữa vết thương do côn trùng cắn; dịch của gỗ ngâm có tính chất cầm máu; vỏ, rễ, hạt còn dùng duốc cá. [2:936]. Ảnh 7.Barring acutangula (L.) Gaertn. 8. Ngọc lan, Ngọc lan trắng, Sứ (Michelia alba DC.): Gỗ cao 20 m, vỏ màu xám; lá kèm dính thành ống bao lấy chồi non và sớm rụng tạo thành vòng trên thân. Cây ưa sáng, trồng phổ biến làm cảnh; gỗ mềm, dùng khắc dấu, đóng đồ thông thường; hoa chứa tinh dầu dùng ướp chè; rễ lợi kinh, chữa viêm đường tiết niệu; hoa trị viêm tuyến

31

9. Bằng lăng, Bằng lăng nước, Tử vi tàu,...(Lagerstroemia speciosa

(L.) Pers.): Gỗ cao tới 15 m; thân thẳng, khá nhẵn; hoa tím hoặc tím nhạt. Mọc hoang và được trồng phổ biến ở nước ta và nhiều nước khác để lấy bóng mát, làm cảnh; vỏ cây làm thuốc trị tiêu chảy. [2: 873; 6:

76]. Ảnh 9. Lagerstroemia speciosa (L.)

Pers.

10. Cây trứng cá, Mật sâm (Muntingia calabura L.): Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 7–12 m với các cành mọc ngang uốn cong xuống phía dưới; lá có mép khía răng cưa; hoa nhỏ màu trắng. Trồng ở miền Nam Việt Nam; lá dùng trị các bệnh về gan và lợi kinh, hoa trấn luyến súc. [2:533].

32

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận:

Qua nghiên cứu 1289 cây trồng làm bóng mát tại các tuyến đường ở phường Đồng Xuân. Tôi đã xác định những cây này thuộc 55 loài, 45 chi, 23 họ, 2 ngành: Pinophyta và Magnoliophyta.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh giá trị làm bóng mát, Có 55 loài trong đó có 12 loài cây lấy quả chiếm 21,8%, 33 loài cây lấy gỗ chiếm 60%, 35 cây làm thuốc chiếm 63,64%. Ngoài ra còn 1 số loài cây cho nhựa, tinh dầu hoặc dầu béo trong hạt…

Có 7 nhóm dạng sống cơ bản: Nhóm cây gỗ bao gồm cây gỗ lớn, cây trung bình và cây gỗ nhỏ với số loài là 46 loài (chiếm 83,64%). Trong đó gỗ trung bình chiếm số lượng nhiều nhất (28 loài = 50,9%), sau đó là cây gỗ nhỏ (15 loài =27,3%), tiếp theo là cây gỗ lớn (loài = 5,45%); nhóm cây bụi có 1 loài, chiếm 1,82; nhóm cây cau dừa có 5 loài, chiếm 9,09; nhóm dây leo gỗ có 1 loài, chiếm 1,82%; nhóm thân tre có 2 loài, chiếm 3,64%.

Các loài cây được trồng tại khu vực này không chỉ đa dạng về số lượng các đơn vị phân loại về hình thái và dạng sống mà còn rất đa dạng về giá trị sử dụng. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống của người dân.

Đã đề xuất giải pháp phát triển cây xanh, trong đó có đưa ra tiêu chuẩn kích thước cây gỗ cho hệ thống cây xanh đường phố. Để giúp cho những nghiên cứu tiếp theo được thuận lợi, tôi cung cấp thêm một số thông tin về phân bố, sinh học, sinh thái và giá trị sử dụng cho 1 số cây được tôi đề xuất tại khu vực nghiên cứu.

33

Đề nghị:

Những kết quả đánh giá về hiện trạng cây xanh mới là bước đầu, nên cần có nghiên cứu chi tiết hơn, đặc biệt cần thực hiện kiểm kê đánh giá một cách tống thể về chất lượng cây xanh để có biện pháp xử lý những cây có chất lượng xấu để đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là trong các mùa mưa bão.

Không trồng cây ở nơi không đủ không gian sinh trưởng, trồng mật độ dày. Những cây có ảnh hưởng đến đường dây điện, hệ thống biển báo và đèn giao thông phải chặt tỉa cành, nếu cần thiết phải loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, các công trình xây dựng, nhà ở.

Có biện pháp trồng mới các cây bị chết, các cây sâu bệnh. Những đường phố có hè rộng <3m + nhà sát hè thì không nên trồng cây. Các tuyến đường giao thông chính không trồng cây có tán xòe rộng ra lòng đường, hoặc nếu cây có thì chiều cao tán phải cao từ 4m trở lên.

Có kế hoạch chăm sóc các cây cổ thụ, lâu năm để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển ổn định của cây.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, 532 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2.Nguyễn Tiến Bân – chủ biên & cs. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, 1203 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân – chủ biên & cs. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, 1248 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, 1, 1138 tr., Nxb KH & KT, Hà Nội.

5. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, 2, 1254 tr., Nxb KH & KT, Hà Nội.

6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trần Ninh, Nguyễn Xuân Quýnh (2007),

Nguyên tắc phân loại sinh vật, 225 tr., Nxb KH & KT, Hà Nội.

8. Phạm Hoàng Hộ (1999-2001), Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1-3, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Phan Kế Lộc (chủ biên) & cs. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, 1082 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

35

10. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

11. Lê Đồng Tấn (2003), “Môi trường sinh trưởng và tiêu chuẩn cây trồng trong các loại hình cây xanh đô thị ở Hà Nội đến năm 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 4/2003, 459 – 462.

12. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội.

13. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, 223 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và Tài nguyên di truyền thực vật. 218 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Hoàng Liên, 268 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

TIẾNG ANH

17. Nguyen Ngoc Chinh, Cao Thuy Chung, Vu Van Can, Nguyen Xuan Dung, Nguyen Kim Dao, Tran Hop, Tran Tuyet Oanh, Nguyen Boi Quynh, Nguyen Nghia Thin (1996), Vietnam Forest Trees, pp. 646-661, Agricultural publishing house, Hanoi.

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET

18. http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com (Để tham khảo giá trị làm

thuốc).

19. http://vncreatures.net/latinread.php (trang web. về sinh vật rừng Việt

36

20. http://145.18.162.53:81/c8 (= National Herbarium Nederland On-line

Collections.htm – Trang web của phòng tiêu bản Leiden – Hà Lan, để tra cứu mẫu Typ).

21. http://sciweb.nybg.org/Science2/hcol/lists/ (Trang web của PTB New

37

PHỤ LỤC

Các công trình công bố có liên quan tới đề tài:

“Kỉ yếu hội nghị khoa học trẻ” lần thứ VIII – Năm 2014

DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY BÓNG MÁT TẠI PHƢỜNG XUÂN HÕA VÀ ĐỒNG XUÂN

Ngô Thị Mai, Dương Thị Nguyên, Nguyễn Hoàng Oanh

Khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 Phường Xuân Hòa và Đồng Xuân (thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là một trong những vùng có nhiều cảnh quan đẹp và khí hậu trong lành. Tuy nhiên, việc đô thị hóa đã làm thay đổi môi trường sinh thái theo hướng mất cân bằng. Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền các cấp đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có việc phủ xanh đường phố bằng nhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi vì thiếu đồng bộ. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định tên khoa học cho các loài cây bóng mát nơi đây, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và lựa chọn các loài cây vừa có giá trị kinh tế cao vừa có khả năng tạo cảnh quan đẹp, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Đây cũng là cơ sở dữ liệu cho việc học tập của sinh viên khoa Sinh-KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường Đồng Xuân (KL06453) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)