Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
313,65 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐỖ KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62 42 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Ngọc Công 2. GS. TSKH. Trần Đình Lý Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên 3. Thư viện Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thế kỷ XXI nhân loại đã và đang chứng kiến những hậu quả khủng khiếp do biến đổi khí hậu gây ra như: hiện tượng ấm lên của trái đất, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão, lũ lụt, sự suy thoái đất đai, dịch bệch phát sinh, đa dạng sinh học bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm triệu người trên trái đất. Nhận thức rõ tác hại nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. Mục tiêu đến năm 2020 độ che phủ rừng nước ta đạt 45%. Huyên Vị Xuyên có tổng diện tích rừng lớn nhưng do hậu quả của tập quán du canh, du cư, phá rừng làm nương rãy, khai thác tài nguyên rừng,… nên chất lượng rừng đã suy giảm nghiêm trọng. Xuất phát từ những lý do như trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định và phân tích được một số đặc điểm của các kiểu thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên. Làm sáng tỏ sự khác biệt về tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật và động vật đất của các kiểu thảm thực vật khác nhau làm cơ sở đề xuất các biện pháp phục hồi rừng. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về thực vật và môi trường đất: Nghiên cứu các kiểu thảm thực vật cây lá rộng trên núi đất, hệ thực vật bậc cao có mạch và môi trường đất dưới các kiểu thảm thực vật nghiên cứu. - Về nguyên nhân gây suy thoái rừng: Tập trung nghiên cứu những hoạt động làm suy thoái rừng. - Địa điểm chọn nghiên cứu đều có đặc điểm tương đồng: địa hình, khí hậu, hướng phơi, đá mẹ, sự tác động của con người - Đề tài chỉ nghiên cứu các kiểu thảm thực vật mà xu hướng biến động theo chiều diễn thế đi lên phục hồi rừng tự nhiên. - Đề tài không nghiên cứu khí hậu thực vật quần do thời gian và thiết bị hạn chế. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Về lý luận Bằng những dẫn liệu khoa học đã làm sáng tỏ quy luật tái sinh và diễn thế đi lên phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên. Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thảm thực vật với các yếu tố của môi trường đất trong quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên. 4.2. Về thực tiễn Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả cao. Kết quả của luận án cung cấp những dẫn liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành ở các trường Đại học và Cao đẳng. 5. Những đóng góp mới của luận án Nghiên cứu một cách có hệ thống về thảm thực vật và hệ thực vật huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Cung cấp các dẫn liệu khoa học về quá trình phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 6. Bố cục luận án Luận án gồm: 127 trang. Ngoài phần mở đầu 3 trang; kết luận và đề nghị 2 trang. Nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan tài liệu 34 trang; Chương 2. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu 8 trang; Chương 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 15 trang; Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 65 trang. Có 27 bảng, 18 hình, phụ lục về thành phần thực vật, thành phần các loài cây tái sinh, ảnh. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu đặt ra, luận án đã đề cập đến một số khái niệm liên quan đề tài: Thảm thực vật (vegetation), Tái sinh rừng (forestry regeneration), Rừng thứ sinh (secondary forest) Luận án đã tham khảo 116 tài liệu (103 tài liệu tiếng Việt, 13 tài liệu tiếng Anh) về các vấn đề chủ yếu sau: * Những nghiên cứu về phân loại thảm thực vật Trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình khoa học nghiên cứu về thảm thực vật rất phong phú kể cả về số lượng công trình, cũng như nguyên tắc và phương thức phân chia thảm thực vật. Mỗi một hệ thống phân loại đều có những ưu điểm và nhược điểm. Trong luận án chúng 3 tôi lựa chọn khung phân loại của UNESCO (1973) để làm cơ sở phân loại thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. * Những nghiên cứu liên quan đến tái sinh, diễn thế và phục hồi rừng Có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình phục hồi rừng tự nhiên hoặc quá trình xúc tiến tái sinh và quá trình diễn thế thảm thực vật rừng. Các tác giả nghiên cứu quá trình tái sinh, phục hồi rừng với nhiều đối tượng thảm thực vật khác nhau (thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ…), bằng những phương pháp phong phú, phù hợp với từng đối tượng. * Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa thảm thực vật và môi trường đất. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đều khẳng định tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật là rất lớn. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các kiểu thảm thực vật phục hồi tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang gồm: thảm cỏ, thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và rừng thứ sinh. 2.2. Nội dung nghiên cứu 1. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 2. Những thay đổi các yếu tố chủ yếu trong quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ đến thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và đến rừng thứ sinh ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3. Đánh giá khả năng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 2.3. Thời gian nghiên cứu: Thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp luận 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.4.2.1. Phương pháp điều tra Trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn của Hoàng Chung (2008) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). 4 * Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) TĐT thứ nhất có hướng vuông góc với đường đồng mức cơ bản, các TĐT sau song song với tuyến điều tra thứ nhất. Tổng số tuyến điều tra là 15. * Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC) Trên mỗi TĐT tiến hành lập các ô tiêu chuẩn và được phân bố đồng đều ở trong từng kiểu thảm thực vật. Tổng số OTC được thực hiện là: 60 OTC. Trong mỗi OTC ở rừng thứ sinh lập 5 ô dạng bản (ODB) và được bố trí ở các góc, giao điểm của 2 đường chéo trong OTC. Trong OTC và ODB tiến hành thu thập mẫu, cách thu mẫu giống như TĐT. Ngoài ra còn tiến hành đo chiều cao vút ngọn (H vn ), đường kính ngang ngực (D 1,3 ), đếm số lượng cây gỗ tái sinh, đánh giá nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh. * Phương pháp ô định vị (OĐV) Trong mỗi kiểu thảm thực vật chọn một số OTC đặc trưng để làm OĐV. Tổng số OĐV được chọn là 9. 2.4.2.2. Phương pháp thu mẫu * Thu mẫu thực vật: Thu thập số liệu trong tuyến điều tra và trong OTC. * Thu mẫu đất: Đào phẫu diện, lấy đất để phân tích tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật và thu mẫu động vật đất. 2.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu * Phân tích mẫu thực vật: Xác định tên khoa học, tên địa phương của các loài cây. * Phân tích mẫu đất Mô tả phẫu diện đất theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự, 1998. Phân tích các tính chất vật lý, hóa học, vi sinh vật và động vật đất tại Viện Hóa học, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Các kết quả phân tích được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm của Microsoft Excel máy tính điện tử. 5 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang với địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện trên 500m so với mực nước biển. Do đó huyện có hệ thống sông, suối khá dày đặc nhưng phần lớn lại là các suối nhỏ và có độ dốc lớn. Chỉ có sông Lô là lớn nhất. Vị Xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên cả huyện ít chịu ảnh hưởng của gió bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc hơn so với vùng đồng bằng Bắc Bộ. 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Huyện Vị Xuyên có số dân là 100.800 người chiếm 13,5% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 66,7 người/km 2 . Cơ cấu dân tộc khá đa dạng, có hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Giấy, Pà Thẻn, Hoa, Lô Lô, Trong đó người Tày chiếm tỉ lệ lớn nhất (36,1%). Các dân tộc có bản sắc văn hóa độc đáo, có sự chênh lệch về trình độ phát triển, trình độ học vấn và mức sống. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Bảng 4.1: Hiện trạng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của huyện Vị Xuyên Loại đất, loại rừng Rừng sản xuất (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng đặc dụng (ha) Tổng (ha) Đất lâm nghiệp 65.70856 27.688,20 25.294,60 118.691,36 1. Đất có rừng 51.869,96 25.268,40 24.933,70 102.072,06 - Rừng tự nhiên 39.255,26 23.066,50 22.701,10 85,022,86 -Rừng trồng 12.614,70 2.196.70 2.201,90 17.043,70 2. Đất chưa có rừng 13.838,60 2.419,80 360,90 16.619,30 (Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Vị Xuyên, 2012) 6 Huyện Vị Xuyên có diện tích đất lâm nghiệp là 118.691,36ha chiếm khoảng 79,2% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất có rừng là 102.072,06ha chiếm khoảng 86% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 68% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chưa có rừng chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng diện tích đất lâm nghiệp (khoảng 14%). Với diện tích rừng lớn đó là tiềm năng phát triển kinh tế rừng (bảng 4.1). 4.1.2. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.1.2.1. Các kiểu thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Theo khung phân loại của UNESCO (1973), tại huyện Vị Xuyên có các kiểu thảm thực vật như sau: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quân hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ. 4.1.2.2. Đặc điểm hệ thực vật huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được 557 loài thuộc 393 chi, 114 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong tổng số 557 loài tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được 33 loài thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, 7 loài nằm trong NĐ 32/2006 NĐ-CP. 4.1.3. Những nguyên nhân làm suy thoái rừng ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Diện tích rừng ở huyện Vị Xuyên đã và đang bị khai thác cạn kiệt, dẫn tới rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Các nguyên nhân chính làm suy thoái rừng là: Hoạt động khai thác gỗ, khai thác lâm sản khác ngoài gỗ, cháy rừng 4.2. Những thay đổi các yếu tố chủ yếu trong quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ đến thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và đến rừng thứ sinh ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.2.1. Đặc điểm các kiểu thảm thực vật nghiên cứu - Rừng thứ sinh (RTS): thuộc quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp. Kiểu thảm này thuộc xã Trung Thành có nguồn gốc sau nương rãy với thời gian phục hồi 25 năm, rừng có diện tích khoảng 3ha, độ dốc 30 o , độ che phủ chung từ 95-100%. - Thảm cây bụi: thuộc phân quần hệ cậy bụi có cây gỗ mọc rải rác. Kiểu thảm này hình thành trên đất sau nương rãy bỏ hóa từ 3-8 năm ở xã Đạo Đức. Dựa vào chiều cao chúng tôi lựa chọn 2 trạng thái: thảm cây bụi cao (TCBC) và thảm cây bụi thấp (TCBT). - Thảm cỏ (TC): Quần hệ cỏ chịu hạn thuộc nhóm quần hệ cỏ dạng lúa trung bình (0,5 – 1m) có cây gỗ mọc rải rác được hình 7 thành sau nương rãy ở xã Việt Lâm, có thời gian phục hồi từ 2-3 năm, có diện tích 1,5ha, độ dốc 30 o , có độ che phủ chung là 70-80%. Các loài cỏ có chiều cao dưới 0,8m. 4.2.2. Sự thay đổi về thành phần thực vật trong các kiểu thảm thực vật Bảng 4.10: Số lượng các loài, chi và họ ở các kiểu thảm thực vật Loài Chi Họ Kiểu TTV Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) TC 209 37,52 166 42,24 65 57,02 TCBC 285 51,17 219 55,73 79 69,30 TCBT 375 67,32 258 72,51 98 85,96 RTS 343 61,58 245 62,34 88 77,19 Theo kết quả ở bảng 4.10, thành phần loài ở thảm cây bụi cao là phong phú nhất (375 loài thuộc 258 chi, 98 họ). Tiếp đến là rừng thứ sinh, thảm cây bụi thấp và kém phong phú nhất là thảm cỏ (209 loài thuộc 166 chi, 65 họ). 4.2.3. Sự thay đổi số lượng các loài cây trong các kiểu thảm thực vật Bảng 4.11: Thay đổi về số lượng loài cây/OTC ở các kiểu thảm thực vật Chỉ tiêu thống kê TC TCBT TCBC RTS Tổng số loài 45 50 58 79 Số loài/OTC 32 3 41 4 47 4 60 5 Cây thân thảo 14 2 18 3 20 3 21 3 Cây thân bụi 11 2 14 2 16 2 24 3 Cây leo thân gỗ 2 1 3 1 3 1 5 1 Cây thân gỗ 5 1 6 1 8 2 10 2 Theo kết quả ở bảng 4.11, trong quá trình diễn thế từ thảm cỏ đến rừng thứ sinh, tổng số loài cây trung bình trong mỗi OTC tăng dần.Trong đó 1 OTC ở thảm cỏ có 45 loài, đến thảm cây bụi thấp (50 loài), thảm cây bụi cao là (58 loài) và nhiều nhất là rừng thứ sinh (79 loài). Theo số liệu ở bảng 4.12 ta thấy, trong quá trình diễn thế đã có 206 loài cây đã bị đào thải. Quá trình đào thải diễn ra mạnh nhất ở rừng thứ sinh (133 loài). Ngược với quá trình đào thải thì đã có 340 loài được bổ sung, trong đó giai đoạn thảm cây bụi cao có số loài bổ sung nhiều nhất (151 loài). 8 Bảng 4.12: Biến động về số loài ở các kiểu thảm thực vật Kiểu TTV Số loài cây hiện có Số loài cây bị đào thải Số loài cây được bổ sung TC 209 - - TCBT 285 12 88 TCBC 375 61 151 RTS 343 133 101 Tổng 206 340 4.2.4. Sự thay đổi mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh trong các kiểu thảm thực vật 4.2.4.1. Mật độ cây tái sinh Qua bảng 4.13 cho thấy, mật độ cây gỗ tái sinh tăng nhanh trong giai đoạn thảm cây bụi cao và rừng thứ sinh (cao nhất ở rừng thứ sinh với 5612cây/ha). Nguyên nhân là do trong hai kiểu thảm thực vật này có thành phần thực vật khá phong phú, số lượng loài cây cung cấp nguồn giống nhiều, đất có độ ẩm cao, hạt giống dễ nảy mầm và sinh trưởng nên số lượng cây tái sinh cao hơn. Bảng 4.13: Mật độ, phẩm chất và nguồn gốc cây gỗ tái sinh ở các kiểu thảm thực vật Phẩm chất (%) Nguồn gốc (%) Kiểu TTV Mật độ (Cây/ha) Tốt Trung bình Xấu Hạt Chồi TC 3054 63,2 28,4 18,4 36,6 63,4 TCBT 4057 64,7 25,7 19,6 43,5 56,5 TCBC 5191 66,4 27,4 16,2 58,8 41,2 RTS 5612 70,3 18,2 11,5 65,3 34,7 4.2.4.2. Phẩm chất cây tái sinh Qua bảng 4.13 cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt là khá cao (dao động từ 63,2% – 70,3%), cây có phẩm chất trung bình là (18,2– 28,4%), còn lại là những cây xấu với số lượng ít (chiếm từ 11,5 – 19,6%). Đây là điều kiện cần thiết và thuận lợi cho quá trình phục hồi thảm thực vật diễn ra nhanh hơn. 4.2.4.3. Nguồn gốc cây tái sinh Cây gỗ tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ rất cao ở rừng thứ sinh và thảm cây bụi cao với tỷ lệ 65,3% và 58,8%. Ngược lại, ở thảm cỏ và thảm cây bụi thấp chiếm tỷ lệ cao (56,5 – 63,4%). [...]... bình/m2 và sinh khối trung bình/m2 (g) và ở thảm cỏ là thấp nhất 4.3 Đánh giá khả năng và đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.3.1 Đánh giá khả năng phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Ngành lâm nghiệp của huyện Vị Xuyên luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của tỉnh Hà Giang - Huyện có nhiều trương trình, dụ án do Trung ương hỗ trợ... 5, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tr 497 – 503 4 Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công (2013), “Phân loại các thảm thực vật rừng tự nhiên huyện Vị Xuyên, Hà Giang”, Tạp chí Rừng & Môi trường, (60), tr 7 – 10 5 Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công, Nguyễn Thị Thu Hà (2014) Nghiên cứu sự thay đổi của động vật đất dưới các kiểu thảm thực vật trong quá trình phục hồi tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”, Tạp chí... Đồng bào các dân tộc huyện Vị Xuyên rất cần cù lao động và có tập quán, kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp trên đất dốc Từ những cơ sở nêu trên, có thể cho phép đánh giá khả năng phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên là có triển vọng 4.3.2 Đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.3.2.1 Những cơ sở của quá trình phục hồi rừng * Những cơ sở pháp lý + Những văn... quả và bền vững DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công, Hồ Duy Kiên, Nguyễn Thế Anh (2012), Nghiên cứu một số tính chất hóa học cơ bản của đất trong quá trình phục hồi rừng ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Rừng & Môi trường, (46), tr 8 – 11 2 Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công (2012), Nghiên cứu thực trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở huyện Vị Xuyên,. .. phục hồi rừng tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang * Chọn và xác định đối tượng khoanh nuôi Căn cứ vào kết quả phân loại rừng ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, chúng tôi chọn đối tượng để áp dụng khoanh nuôi phục hồi rừng là: - Phân quần hệ cây lá rộng với trạng thái thực bì sau khai thác kiệt và sau nương rãy thuộc quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp - Các quần hệ rừng. .. diện tích và chất lượng của thảm thực vật, ngoài việc hoàn thiện chính sách về giao đất, giao rừng cho nguời dân quản lý, thì các cơ quan chức năng của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cần tổ chức hướng dẫn, khuyến khích người dân bảo tồn và phát triển thảm thực vật thông qua làm kinh tế rừng 2 Trong khoanh nuôi phục hồi rừng ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, các tổ chức và cá nhân không nên chỉ quan tâm... kết quả ở bảng 4.21 có thể rút ra những nhận xét sau: Đất dưới 4 kiểu thảm thực vật đều có 3 nhóm vi sinh vật quan trọng trong đất là: vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm Mật độ của các nhóm vi sinh vật đất tăng theo quá trình phục hồi của thảm thực vật Mật độ vi sinh vật đất ở thảm là thấp nhất, tăng lên ở thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và cao thấp là rừng thứ sinh Đồng thời mật độ vi sinh vật đất ở sườn... đất và tỷ lệ thuận với độ che phủ của thảm thực vật 4.2.10.3 Hàm lượng mùn tổng số (%) Từ bảng 4.20 cho thấy hàm lượng mùn ở tầng đất mặt (0 – 10cm) tăng dần theo thời gian diễn thế phục hồi rừng Hàm lượng mùn ở thảm cỏ là 3,65% sau đó được tăng lên ở thảm cây bụi thấp là 3,80%, thảm cây bụi cao là 4,13% và cao nhất là rừng thứ sinh có hàm lượng mùn là 4,86% Trong cùng một kiểu thảm thực vật thì hàm... loài cây mà để lại gốc chồi có độ cao thích hợp - Tỉa chồi: Tỉa bớt chồi xấu để lại 2-3 chồi khoẻ phát triển tốt 23 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 1 Theo khung phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang được phân thành 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ 2 Hệ thực vật huyện Vị Xuyên có thành phần taxon khá phong... nghiên cứu có xu hướng giảm theo chiều sâu của tầng đất và tăng khi độ che phủ của thảm thực vật tăng Ở đất thảm cỏ có hàm lượng Ca2+ trao đổi thấp nhất (5,61mg/100g) và cao nhất là rừng thứ sinh (11,36mg/100g) * Hàm lượng Mg2+ trao đổi Hàm lượng Mg2+ trao đổi ở các kiểu thảm thực vật cũng có quy luật tương tự như đối với hàm lượng Ca2+ trao đổi, thấp nhất ở thảm cỏ (3,27 mg/100g) và cao nhất ở rừng . vật phục hồi tự nhiên ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang gồm: thảm cỏ, thảm cây bụi thấp, thảm cây bụi cao và rừng thứ sinh. 2.2. Nội dung nghiên cứu 1. Hiện trạng thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên,. thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. * Những nghiên cứu liên quan đến tái sinh, diễn thế và phục hồi rừng Có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình phục hồi rừng tự nhiên hoặc quá trình. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐỖ KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG