Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
535,8 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 1 K33A - GDCD TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** NGUYỄN THỊ HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH (HÀ NỘI) HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kinh Tế Chính Trị Người hướng dẫn khoa học : Th.S TRẦN THỊ HỒNG LOAN HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 2 K33A - GDCD MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Muốn phát triển đất nước thì bất kì quốc gia nào cũng phải tiến hành CNH, HĐH. Vì CNH, HĐH là con đường ngắn nhất để đưa đất nước tiến lên. Nhận thức được tầm quan trọng của CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đưa ra chủ trương tiến hành CNH, HĐH để phát triển đất nước. Nhưng, nước ta là một nước nông nghiệp có tới 75 % dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh sống ở khu vực nông thôn[13.137]. Bởi vậy, việc tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách với nước ta. Đây là vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm chú ý.Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã khẳng định: Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản; phát triển công nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu .[4,1332] Với văn kiện này vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn được quan tâm đặc biệt và luôn dành được sự quan tâm chú ý qua các kì đại hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định : Hiện nay và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm chiến lược quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng phát triển nhanh… [5,1284] Huyện Mê Linh - một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội là huyện nông nghiệp với dân số chủ yếu làm nông nghiệp. Chính vì đặc điểm này nên vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng bộ và nhân dân huyện quan tâm và chú ý phát triển. Đảng bộ huyện Mê Linh coi đây là nhiệm Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 3 K33A - GDCD vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và từ đó ra sức thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế huyện phát triển để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thành phố và của cả nước. Mục đích chính là phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân . Trong những năm qua, thực hiện theo chủ trương của Đảng, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và ngày càng nâng cao hơn trước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, khuyết điểm trong việc đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Bởi vậy, đây là lý do em chọn đề tài : “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Mê Linh(Hà Nội) hiện nay .’’ làm khoá luận tốt nghiệp đại học năm học 2010 – 2011. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh hướng tới. Qua mỗi kì Đại hội những vấn đề về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đều được Đảng bộ huyện tổng kết đánh giá để tìm ra phương hướng tiếp tục phát triển Bên cạnh đó, có nhiều nhà báo, nhà lý luận nhà kinh tế có các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện như: 1. Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp nông thôn ở Mê Linh - Tác giả Vũ Ngọc Quang – Báo Kinh tế Mê Linh – số103, tháng 5 – 2008. 2. Phát triển kinh tế hàng hoá cho nghề trồng hoa ở Mê Linh – Quang Tuấn - Báo Nông nghiệp - số 433 ( tháng 5- 2006) Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 4 K33A - GDCD 3. Sức bật của vùng đất phù sa - Ngọc Hương – Báo Nông nghiệp, số 442 tháng 8- 2006 4. Để Mê Linh mãi nở hoa - Báo Kinh tế Mê Linh, số 123 tháng 11- 2008 Các bài viết trên cũng đã có nghiên cứu đến quá trình CNH, HĐH và đều mong muốn tm cách để làm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện diễn ra nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu lớn để đóng góp cho sự phát triển của thành phố Hà Nội cũng như của cả nước. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại ở mức sơ lược và chưa đi vào nghiên cứu cụ thể bởi vậy vẫn chưa có giải pháp đúng dắn cho vấn đề này. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, cùng sự nghiên cứu của bản thân, tôi xin trình bày đề tài: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. Do đó, đề tài khóa luận của tôi không hề trùng với các công trình đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài. - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện Mê Linh thấy những thuận lợi và những hạn chế để đưa ra một số giải pháp khắc phục. - Nhiệm vụ nghiên cứu: +. Tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) +. Tìm hiểu thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện Mê Linh( Hà Nội ) +. Đề ra nhiệm vụ và một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 5 K33A - GDCD 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi Đối tượng nghiên cứu: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện Mê Linh( Hà Nội). Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện Mê Linh( Hà Nội) hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu: +. Phương pháp điều tra, nghiên cứu . +. Phân tích - tổng hợp. +. Phương pháp trừu tượng hoá - khoa học. +. Phương pháp duy vật lịch sử. 6. Ý nghĩa của đề tài: Nghiên cứu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh để tìm ra những vấn đề thuận lợi và khó khăn của quá trình này. Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh và thúc đẩy quá trình này phát triển nhanh chóng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước. 7. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương và 9 tiết. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 6 K33A - GDCD Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1 Một số khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp Theo nghĩa hẹp, đó là ngành sản xuất vật chất mà con người phải đưa vào quy trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm lương thực, thực phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn được hiểu là bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.[2,312] Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất nhưng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách quan: đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, mưa ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng vật nuôi. Khái niệm nông thôn Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội . . .[2,313] Kinh tế nông thôn Là một khu vực kinh tế gắn với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn gồm các ngành nghề, các thành phần kinh tế có quan hệ tác động qua lại với nhau. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó chủ yếu là các thành phần kinh tế: tập thể, nhà nước, cá Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 7 K33A - GDCD thể. . . . kinh tế nông thôn còn có các vùng như: vùng chuyên canh lúa, chuyên canh hoa màu, trồng cây ăn quả . . . .[2,313] 1.1.2 Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách hiểu về CNH, HĐH. Qúa trình CNH, HĐH diễn ra từ rất sớm ở trên thế giới vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII đó là cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu. Tại đây, thì CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Tiếp đó, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của sản xuất thì khái niệm CNH cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này ở trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn. Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh nhân loại, rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH, HĐH và từ thực tiễn thực hiện CNH ở Việt Nam. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ bảy khoá VII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã xác định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức người là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao. [4,1332] Khái niệm trên cho thấy quá trình CNH, HĐH ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ giữa hai nội dung công nghiệp hóa và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch trong từng ngành, từng lĩnh vực và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự thực hiện theo các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá mà còn Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 8 K33A - GDCD sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại tranh thủ đi nhanh vào hiện đại những khâu có thể và mang tính chất quyết định . Nước ta phải gắn liền CNH với HĐH nhằm mục đích tiến nhanh, tiến kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần dược nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. [5.87] 1.1.3. Khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn hiện đại; gắn với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu có công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa.[5.1723] Thực chất của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế - xã hội ở nông thôn, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên nền sản xuất hàng hoá lớn. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng kinh tế. Mục đích chính là nhằm làm tăng năng suất lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất làm thay đổi toàn bộ diện mạo nông thôn. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 9 K33A - GDCD CNH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. HĐH nông thôn là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn. 1.2 Sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ) 1.2.1 Tính tất yếu khách quan phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ) CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thật cho nền kinh tế - xã hội. Như chúng ta đã biết, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ một nước có nền sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cấp tự túc, lao động thủ công là chủ yếu . . . .Nhìn chung, trình độ phát triển của nền nông nghiệp, nông thôn của nước ta còn thấp, và phát triển không đồng đều. Trong khi đó, ở các nước trên thế giới nền nông nghiệp đã phát triển cao, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá và tự động hoá . . . .Vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần làm cho nền nông nghiệp cả nước và riêng ở Mê Linh thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu để tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hay nói cách khác nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược, có vai trò, tác dụng to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói riêng. Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) sẽ đẩy nhanh sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn; nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Giải pháp cần làm để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh: phá thế độc canh cây lúa, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn; khôi Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nguyễn Thị Hằng 10 K33A - GDCD phục và phát triển các làng nghề truyền thống; đưa nhanh những tiến bộ của khoa học vào sản xuất nông nghiệp. . . . Đây là một số giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế từ lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ tiên tiến hiện đại. Thực trạng nền kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ) còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém. Thu nhập bình quân của nông dân còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn với dân cư ở vùng đô thị thu nhập của nông dân làm ruộng là 1.3 triệu đồng/ người còn ở khu vực thành tị là 2,35 triệu đồng[18,25]; số hộ nghèo còn khá lớn trên cả nước hiện nay vẫn còn 2 triệu hộ nghèo, có tới 80% dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn, nhiều hộ gia đình vẫn rơi vào tình trạng thiếu ăn… [12,54] Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh còn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn( đặc biệt là vấn đề việc làm ở nông nghiệp, nông thôn ), vùng sâu, vùng xa, vùng chiến lược an ninh quốc phòng, khai thác các nguồn lực( đất đai, nước, biển, rừng, khoáng sản. . . .); thực hiện đô thị hoá nông thôn và tạo điều kiện để các đô thị phát triển mục đích nhằm làm quá trình CNH, HĐH ở Mê Linh( Hà Nội )diễn ra thuận lợi . Như vậy, CNH, HĐH đất nước nói chung và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh nói riêng là con đường đúng đắn mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu đưa nông nghiệp, nông thôn của nước ta và cả huyện Mê Linh phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Thực hiện theo chủ trương này đất nước ta sẽ phát triển giàu mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao và nước ta sẽ phát triển kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2.2 Tác dụng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [...]... nông thôn Đến với Mê Linh hôm nay ta sẽ gặp một Mê Linh phát triển mạnh mẽ, đầy sức sống của một vùng đất phù sa đang vươn mình phát triển Đó là thành quả của những bước đi đúng đắn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà Đảng bộ và nhân dân huyện đã lựa chọn 2.3 Những hạn chế của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ) Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê. .. HĐH nông nghiệp, nông thôn 1.3.1 Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở nông thôn Cơ sở hạ tầng ở nông thôn cần phải phát triển đồng bộ dể tạo tiền đề vật chất cho sự pát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Xây dựng nông thôn mới hiện đại và tiền hành đô thị hoá nông thôn Cơ sở hạ tầng của nông thôn gồm nhiều nội dung: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông... quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh sẽ diễn ra nhanh chóng và thu được nhiều thắng lợi lớn trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Nguyễn Thị Hằng 21 K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở MÊ LINH( HÀ NỘI ) 2.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội ở Mê Linh có ảnh hưởng đến quá trình. .. vụ nông thôn Nói tóm lại, CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn là đòi hỏi cấp bách và có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Đó là con đường đưa nông nghiệp, nông thôn của nước nhanh chóng thoát khỏi những khó khăn để tiến lên Do vậy, cần phải tập trung mọi nguồn lực để tiến hành công cuộc CNH, HĐH đất nước đặc biệt đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Quá. .. đầu đến nông nghiệp và thực hiện nhiều biện pháp và chính sách để giảm sự tổn thất trong nông nghiệp sau khi thu hoạch Qua thực tế tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ) sau đây: Thứ nhất, cần phải thực hiện tiến hành thâm canh tăng vụ, gối vụ trên một đơn vị diện... nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số nước 1.4.1 Nhật Bản Nhật Bản là một cường quốc hàng đầu ở Châu Á có nền công nghiệp và dịch vụ phát riển khá cao Tuy vậy, ở Nhật Bản nông nghiệp, nông thôn vẫn giữ một vai trò quan trọng và còn phát triển đến một trình độ cao cả về kinh tế kỹ thuật và môi trường Năm 1996, Nhật Bản còn 4.4 triệu ha đất nông nghiệp và dân số làm nông nghiệp là 6,6... triển nông nghiệp, nông thôn: Phát triển công nghiệp nông thôn bằng cách phát triển các xí nghiệp hương trấn để hỗ trợ nông nghiệp Đô thị hóa và tạo việc làm cho người dân ở nông thôn Hiện đại hóa nông nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại vòa trong quá trình sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh Ngoài ra, cần phải đề cập đến vai trò của chính phủ, chính phủ đã giành sự quan tâm hàng đầu đến nông. .. điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì ở Mê Linh còn tồn tại một số khó khăn cản trở việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh( Hà Nội ) sau đây: Nguyễn Thị Hằng 24 K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Vấn đề thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện cũng như trên cả nước đều gặp những... CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nguồn nhân lực là lực lượng sản xuất quan trọng nhất để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nguồn nhân lực ở trong nông nghiệp, nông thôn nông thôn bao gồm: đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ Nguyễn Thị Hằng 15 K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 khoa học và quản lý kỹ thuật có trình độ cao và số lượng lao động phổ thông phù... kinh tế - xã hội ở Mê Linh có ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) Mê Linh là một huyện lớn nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội Trước đây Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nhưng từ ngày 1/8/2008 với quyết định mở rộng hành chính cho thủ đô Hà Nội thì Mê Linh đã trở thành một huyện của thành phố Hà Nội Mê Linh nằm trên dải đất phù sa màu mỡ ven sông Hồng bốn mùa hoa trái . hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện Mê Linh( Hà Nội ) +. Đề ra nhiệm vụ và một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) Khóa. xin trình bày đề tài: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) hiện nay làm khóa luận tốt nghiệp. Do đó, đề tài khóa. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1 Một số khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.1.1 Khái niệm về nông