Đào tạo nguồn nhân lực cho việc thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 54)

nghiệp, nông thôn

Như đã trình bày tình trạng nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Mê Linh còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Lao động chủ yếu là thủ công, trình độ thấp chưa qua đào tạo nên trong quá trình sản xuất vẫn mang tâm lý “được chăng hay chớ”, chưa áp

Nguyễn Thị Hằng 55 K33A - GDCD

dụng được các kiến thức khoa học vào trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, sự hiểu biết và nắm bắt thị trường của nông dân còn nhiều hạn chế nên chưa chú trọng đến việc tìm nơi tiêu thụ cho sản phẩm của mình. Do vậy, cần phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Mục đích tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao có trình độ chuyên môn hóa phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn mau chóng đưa nền kinh tế huyện tiến kịp với thành phố.

Yêu cầu để phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ):

Thứ nhất, đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông trong lĩnh vực nông

nghiệp nông thôn. Đưa ra các chính sách hướng nghiệp, học nghề đào tạo nghề liên quan đến địa bàn nông thôn cho những học sinh đã học qua cấp trung học cơ sở mà không thể tiếp tục học lên được. Cần giáo dục cho thế hệ người lao động nông dân trẻ thấy được trách nhiệm của mình trong việc góp phần phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh( Hà Nội )cũng như ở trên cả nước.

Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp, nông thôn phải có

chính sách hợp lý để đào tạo được những cán bộ có trình độ chuyên môn cao nhằm mục đích đưa ra những chủ trương hợp lý để phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả cao. Phải có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài một cách thỏa đáng để hấp dẫn họ phục vụ địa phương.

Thứ ba, phát triển mạnh mẽ các khóa dạy nghề và nâng cao chất lượng

đào tạo nghề cho nông dân. Mở rộng hệ thống các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và trường nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp nông thôn đặc biệt là các nghề thú y, kinh doanh vật tư nông nghiệp…

Nguyễn Thị Hằng 56 K33A - GDCD

Thứ tư, tổ chức và thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, khuyến

lâm, khuyến ngư. Đây là viện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Mở lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân Trồng cây gì? Nuôi con gì? phù hợp với tình hình điạ phương và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đưa nông dân tiếp cận với nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nông dân có hiểu biết hơn về thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, nên tổ chức các buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa nông

dân làm ăn giỏi với các nông dân khác như chương trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau làm giàu giúp kinh tế huyện Mê Linh( Hà Nội )phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 54)