Coi trọng và phát triển các loại hình hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn huyện Mê Linh( Hà Nội )

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 50 - 52)

bàn huyện Mê Linh( Hà Nội )

Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên huyện có hiệu quả cần phải chú trọng đến các loại hình hợp tác và hợp tác xã cho các thành phần kinh tế. Sự phát triển của các loại hình này sẽ tạo điều kiện để cho các hộ gia đình đỡ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp hoặc các hợp tác xã ngành nghề sẽ thực sự trở thành chỗ dựa cho người dân, đưa nhân dân vào làm ăn theo

Nguyễn Thị Hằng 51 K33A - GDCD

hình thức tập thể. Các hợp tác xã được xây dựng sẽ tránh được nguy cơ kinh doanh của người nông dân phát triển manh mún, khép kín, tự túc tự cấp và tự phát. Các hợp tác xã phải liên kết liên doanh với nhau để tạo ra mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để không ngừng nâng cao năng lực của mình.

Cần đẩy mạnh xây dựng các hợp tác xã phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn như: hợp tác xã dịch vụ - nông nghiệp, hợp tác xã cung ứng vật tư thiết bị nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ vận tải, hợp tác xã mua bán, hợp tác xã liên doanh . . . .Mục dích của các hợp tác xã là đưa nhân dân vào làm ăn tập thể, tránh được tình trạng thiếu vốn, công nghệ và nguồn nhân lực trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt, cần tiến hành nhân rộng mô hình hợp tác làng nghề Nam Cường với nghề mây tre đan đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với loại hình hợp tác xã khi xây dựng cần phải chú ý tới việc lựa chọn chủ nhiệm và cán bộ chủ chốt của hợp tác xã vì đây chính là nhân tố quyết định tới sự phát triển bền vững và hiệu quả của hình thức này.

Cần phải khuyến khích nông nghiệp, nông thôn phát triển bằng cách liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Liên kết 4 nhà sẽ giải quyết được đầy đủ các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Xác định rõ trách nhiệm của từng nhà là khác nhau sẽ giúp cho việc liên kết có hiệu quả. Nhà nông, tiến hành sản xuất; nhà khoa học tiến hành nghiên cứu đưa công nghệ mới vào sản xuất; nhà doanh nghiệp phụ trách tiêu thụ và cung ứng các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp; nhà nước có trách nhiệm đảm bảo môi trường pháp lý và làm cầu nối cho các nhà còn lại. Như vậy, sẽ tạo ra được dây truyền sản xuất và kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, đưa nông dân tiếp cận với phương thức làm việc mới theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tránh được những hao phí tổn thất trong quá trình sản xuất.

Nguyễn Thị Hằng 52 K33A - GDCD

Các loại hình hợp tác trên địa bàn huyện sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và sẽ góp phần vào việc giải quyết việc làm, giải quyết khâu vốn, khâu khoa học công nghệ, và đồng thời cũng làm tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo quá trình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 50 - 52)