Cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 26 - 32)

sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Cách đây hơn 10 năm Mê Linh vẫn còn là một huyện thuần nông đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Tình hình kinh tế của huyện phát triển chậm chạp đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây quá trình CNH, HĐH gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã được khẳng định là có những bước tiến vững chắc góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hướng. Mê Linh là một trong những huyện đứng đầu về chuyển dịch cơ cấu có hiệu quả của thành phố Hà Nội. Mê Linh đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những ruộng thường xuyên ngập nước sang thành khu vực nuôi tôm cá, những ruộng trồng lúa kém hiệu quả sẽ được chuyển sang trồng cây ăn quả, hoa và các cây công nghiệp khác. Điều đáng chú ý là trên huyện tuy diện tích lúa có giảm nhưng nhờ thâm canh đi vào chiều sâu nên năng suất và sản lượng lúa tăng. Từ năm 2005 - 2008 diện tích đất nông nghiệp giảm 687,67 ha chuyển sang xây dựng các nhà máy,các công trình phục vụ đời sống nhân dân huyện [9,9]. Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch rõ nét, nhiều lao động làm nông nghệp đã chuyển sang làm các nghề khác thuộc thủ công nghiệp như mây tre đan, làm hương, đan cót, đúc xoong . . . .

Nguyễn Thị Hằng 27 K33A - GDCD

Thực tiễn ở Mê Linh đã chứng minh cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kì 1996 - 2000 là 12 %, thời kì 2001- 2005 là 16,7 %, và từ 2006 - 2009 là 17,3 %. Thu ngân sách về huyện đạt 53 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,4 % (năm 2004 ) và còn 2,3 % năm 2008. Tỷ lệ nhà khang trang kiên cố chiếm tới 96 % năm 2008. [9,8 ]

Cơ cấu kinh tế theo nghành có sự chuyển dịch rõ nét :

Đơn vị : % Năm Ngành 2006 2007 2008 2009 Nông nghiệp 41,1 34,8 29,3 28,7 Công nghiệp 35,6 39,1 43,7 42,5 Dịch vụ 24,3 26,1 27 29

Biểu đồ 2.1 chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Mê Linh thời kì 2006- 2009 ( nguồn phòng Niên giám thống kê huyện Mê Linh )

Sau 5 năm từ 2006 - 2009 tỷ trọng nông nghiệp giảm 12,4 % ( từ 41,1% xuống còn 28,7 % ), công nghiệp tăng 6,9 %( từ 35,6 % lên tới 42,5 % ), dịch vụ tăng 4,6 % ( từ 24,3 % lên 29 %). Với những sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên đã chứng tỏ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm số lượng lớn là 75%, trong đó lao động công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 25 % và như vậy là thiếu đi sự cân đối trong lao động giữa các ngành. Bởi vậy, cần có sự điều chỉnh cho hợp lý với sự phát triển của huyện Mê Linh để quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra thuận lợi hơn.

Nguyễn Thị Hằng 28 K33A - GDCD

Trong nông nghiệp cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, giảm lương thực. Vì vậy, diện tích lúa của huyện tuy có giảm nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn cao do quá trình đi vào thâm canh theo chiều sâu. Đặc biệt, từ khi Đảng bộ huyện xác định lấy nông nghiệp làm điểm tựa cho công nghiệp và dịch vụ phát triển thì nông nghiệp ngày càng phát triển hơn. Năm 2008 giá trị nông nghiệp đạt tới 390 tỷ đồng.

Ngành trồng trọt :

Mê Linh đã hình thành ba vùng sản xuất nông nghiệp. Vùng gò đồi phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế trang trại và chăn nuôi gia súc. Vùng màu sản xuất các loại thực phẩm, hoa và cây công nghiệp. Vùng trong và ngoài đê sông Hồng sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi bò sữa bò thịt. Đặc biệt trên địa bàn huyện đã được xây dựng vùng trồng hoa thí điểm rộng 1000 ha nằm ở ba xã Tráng Việt, Mê Linh, Tiền Phong. Huyện còn có các trang trại nuôi trồng nấm, các vùng trồng rau an toàn, vùng chuyên canh cây ăn quả . . . .Hiện nay, Mê Linh đã có nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả với diện tích lớn nằm ở các xã Tráng Việt và Kim Hoa với các loại cây như cam, chuối và bưởi . . . .

Về chăn nuôi :

Huyện đã hình thành nên các vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã ven sông, các khu hồ, khu ruộng trũng đều được tận dụng để nuôi cá lồng cá bè.

Số lượng gia súc, gia cầm cũng rất lớn chủ yếu nuôi dưới hình thức hộ gia đình. Đàn lợn có tới 1,5 triệu con; đàn gà, ngan có tới 5 triệu con.[9,8]. Chính điều này đã tạo ra khối lượng thực phẩm lớn để cung cấp cho thị trường tiêu thụ rộng lớn là thủ đô Hà Nội.

Huyện còn có các trang trại nuôi dế mèn, nuôi nhím cho năng suất cao đã có hai hộ gia đình là Nguyễn Văn Tí ở Hoàng Kim và trại nuôi nhím Tâm

Nguyễn Thị Hằng 29 K33A - GDCD

Cúc đạt hơn 400 triệu/năm nhờ nuôi dế và nhím [13,25]. Đây là ngành chăn nuôi mới nhưng hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đàn trâu, bò cũng chiếm số lượng lớn là 723 con chủ yếu nuôi bò thịt ở các xã ven sông vì nơi đây có diện tích đất bãi bồi rất lớn.[13,24]

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Về công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp Mê Linh đang trong quá trình xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Các khu công nghiệp lớn được xây dựng như khu công nghiệp Quang Minh, cụm khu công nghiệp Tiền Phong, Kim Hoa. Những khu công nghiệp này đang trở thành các trung tâm công nghiệp lớn của thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất trong và ngoài nước. Tại xã Mê Linh đang hình thành khu công nghiệp mới điều này sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế và có sự chuyển dịch lao động hợp lý.

Tỷ trọng ngành công nghiệp luôn có xu hướng tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chiếm 52,2 % thời kì 2006 - 2009. Tỷ trọng ngành công nghiệp năm 2008 chiếm tới 69,6 % chiếm số lượng lớn trong đó thủ công nghiệp là 30,4%. Tỷ trọng công nghiệp GDP trong nền kinh tế là 43,7 % còn nông nghiệp chỉ chiếm 29,3 % năm 2008 [18,26]. Điều này chứng tỏ rằng giá trị sản xuất của công nghiệp luôn tăng mạnh hơn so với nông nghiệp.

Các khu công nghiệp đã thu hút số vốn đầu tư lớn tới 300 triệu USD và 10000 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 2677 tỷ đồng năm 2008 trong đó riêng công ty Picenza tăng 50,9 % so với cùng kì năm trước.[10,13]

Giá trị sản xuất của ngành xây dựng chiếm số lượng lớn đạt 207 tỷ đồng , tốc độ tăng trưởng là 30,4 % năm 2001-2005 [6,21]. Trong công nghiệp thì ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất vì Mê Linh

Nguyễn Thị Hằng 30 K33A - GDCD

hiện nay đang tiến hành quá trình CNH, HĐH. Điều này chứng tỏ sự phát triển của Mê Linh trong thời gian tới.

Tiểu thủ công nghiệp

Phát triển các làng nghề là một định hướng đúng đắn của Đảng nhằm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh cũng thực hiện theo chủ trương đó. Những năm qua để thực hiện được điều này nhiều làng nghề, ngành nghề đã được khôi phục và phát triển như đan cót, mây tre đan ở Nam Cường, cơ khí đúc xoong ở Văn Lôi, nghề hương ở Thọ Lão, bánh đa ở Yên Thị . . . .Những làng nghề trên sau một thời gian vắng bóng giờ được khôi phục và phát triển. Đặc biệt nghề mây tre đan ở Nam Cường đã đi theo hướng sản xuất lớn xuất khẩu ra nước ngoài.

Hình thức tổ chức sản xuất cũng rất phong phú và đa dạng từ hộ gia đình, các tổ hợp sản xuất hay là các hợp tác xã . . . . Theo chủ trương của Đảng, huyện đã hình thành dược các hợp tác xã chuyên sản xuất đồ thủ công như mây tre đan Nam Cường, cơ khí Văn Lôi đã thu hút số lượng lao động khá lớn. Các làng nghề được hình thành phát triển đã giải quyết số lượng lao dư thừa ở nông thôn và làm tăng thu nhập cho nông dân. Thu nhập bình quân của các lao động trong các làng nghề đạt 2,3 triệu đồng / người [3,22].Các làng nghề đã trở thành các trung tâm tiêu thụ hàng hóa, và trở thành các thị trấn, thị tứ làm quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh diễn ra nhanh chóng hơn .

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì các làng nghề truyền thống không còn làm thủ công như trước nữa mà đã được trang bị các máy móc hiện đại. Đã có máy cắt kim loại trang bị cho nghề đúc xoong, doa xoong bằng máy để chất lượng của sản phẩm được đảm bảo.Máy xấy khô hương, máy chẻ giang. . . . .Nhờ đó mà các sản phẩm đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Trước đây, một người chỉ đan được 8 giỏ tre nếu phải làm hết

Nguyễn Thị Hằng 31 K33A - GDCD

các khâu nhưng từ khi áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất thì có thể lên tới 16 cái và chất lượng giỏ đẹp hơn. Nhờ đó thu nhập của người dân cũng tăng cao.

Sự phát triển của các làng nghề không chỉ mang giá trị lợi nhuận về mặt kinh tế mà đồng thời nó cũng tạo ra nguồn vốn để tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng đường làng ngõ xóm ở nông thôn.

Về thương mại và dịch vụ

Muốn phát triển kinh tế trên địa bàn huyện thì ngay lập tức phải phát triển thương mại và dịch vụ. Cùng với sụ phát triển của công nghiệp và xây dựng thì thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện cũng phát triển nhanh chóng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của toàn huyện. Theo số liệu thống kê của phòng niêm giám thống kê thì thương mại và dịch vụ trong GDP chiếm 22.7% năm 2006 và 22,3% năm 2008, đặc biệt năm 2009 chiếm tới 24% [3.8]

Số lượng nhà hàng khách sạn phục vụ ăn uống chiếm tỷ lệ lớn có tới 3120 có cơ sở và tăng hơn 400 đơn vị so với năm 2006. Doanh thu thương mại tăng nhanh chóng. Năm 2006 đạt 42080 triệu đồng [3,8]. Như vậy, thương mại đã tham gia đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của huyện, làm đời sống nhân dân được nâng cao.

Ngoài ra, hệ thống dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là dịch vụ vận tải và hệ thống bưu chính viễn thông. Vì, huyện có vị trí thuận lợi cùng với có các cụm khu công nghiệp nên dịch vụ vận tải phát triển mạnh. Số phương tiện vận tải năm 2009 là 700 đầu xe tăng so với năm 2006 là 138 xe. Trong đó số ô tô tải tăng 92 ô tô, công nông tăng 9 xe, số ô tô khách là 35 xe [3,10]. Trong thời gian gần đây, số phương tiện cũ trọng tải nhỏ như công nông đã dần được thay thế bằng các phương tiện vận tải lớn hơn( do nơi đây có nhà máy Vinaxuki Xuân Kiên chuyên sản xuất và cung cấp ô tô tải ).

Nguyễn Thị Hằng 32 K33A - GDCD

Số lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển cũng tăng nhanh. Năm 2009 doanh thu từ dịch vụ vận tải đạt 37 tỷ đồng. Sự phát triển của hệ thống vận tải đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữu các vùng được thuận lợi hơn.

Ngành bưu chính viễn thông đạt thành tựu to lớn. Trong huyện xã nào cũng có các điểm bưu điện( 18 bưu điện )và các trạm thu phát sóng. Số lượng máy liên lạc đạt 11 máy trên 100 người dân theo thống kê năm 2009.[3,9]

Hệ thống chợ và các trung tâm thương mại được mở mang và quy hoạch rộng rãi, dã xây dựng được trung tâm thương mại Tiền Phong, chợ Yên, chợ Thạch Đà, chợ Hạ……Ngoài ra, còn có hệ thống các cửa hàng các siêu thị bán buôn bán lẻ hàng hóa sẵn sang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)