Phương hướng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 45)

Để đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và khắc phục những hạn chế thì trong những năm tới Mê Linh cần có những bước đi phù hợp nhằm phát huy nội lực kết hợp với các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế huyện một cách mạnh mẽ.

Nguyễn Thị Hằng 46 K33A - GDCD

Xây dựng và phát triển huyện Mê Linh phải đảm bảo thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch không gian môi trường đô thị của thành phố Hà Nội thời kỳ 2010 -2020. Phát triển mạnh mẽ mọi tiềm năng, lợi thế để Mê Linh phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới; thực sự trở thành vùng kinh tế trọng điểm của thành phố Hà Nội vừa tạo điều kiện để thành phố mở rộng các khu công nghiệp lên phía Bắc : Quang Minh, Bắc Thăng Long và triển khai việc xây dựng các khu đô thị Hà Phong, Đại Thịnh.[18,25] Đồng thời, trên địa bàn huyện tiến hành xây dựng thêm các cụm, khu công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, thị trấn, thi tứ. Xây dựng Mê Linh trở thành một vùng kinh tế động lực đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2. Nhiệm vụ

Các chỉ tiêu đã được Đảng bộ huyện đề ra :

Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,6%/năm trong đó nông nghiệp và thủy sản tăng 7,1%, công nghiệp xây dựng tăng 38,3%, du lịch dịch vụ tăng 18,3%.[18,26]

Tỷ trọng các ngành sản xuất do huyện quản lý là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ với tỷ lệ tương ứng 23,2% - 45,7% -31,1%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mỗi năm tăng 9%. Thu ngân sách huyện cũng tăng mạnh mẽ, đồng thời trong ngành nông nghiệp cần phải tiến hành các biện pháp để tăng tỷ trọng thực phẩm chăn nuôi thủy sản đồng thời giảm trồng trọt và cây lương thực.[18,26]

Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh hình thành các vùng sản xuất tập trung như trồng rau ở phía Bắc. trồng hoa ở phía đông và vùng trồng cây ăn quả ở trong và ngoài đê, vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã ven sông.

Nguyễn Thị Hằng 47 K33A - GDCD

Huyện cần coi trọng việc nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và bán thâm canh để không ngừng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, huyện cũng cần phải xây dựng mô hình kinh tế thủy sản ở một địa phương sau đó nhân rộng ra các địa phương khác.

Khuyến khích nhân dân tham gia chăn nuôi các loại gia súc lớn như bò, trâu với số lượng lớn( đặc biệt là ở các xã ven sông)để cung cấp thực phẩm cho nội thành Hà Nội.

Cần tìm thị trường tiêu thụ để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và phát huy thế mạnh của địa phương đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng đa ngành. Đặc biệt, cần hình thành khu chuyên canh hoa hồng với kĩ thuật hiện đại trong nhà kính để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chú ý coi trọng công tác phát triển dịch vụ chế biến nông sản, thủy sản để hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường.

Coi trọng các hình thức hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn với cơ chế điều hành thúc đẩy sản xuất đạt 12%,phấn đấu hạ tỷ lệ tăng dân số xuống mức 1,2 % ( theo ước tính thời kì 2010-2020 tỷ lệ tăng là 1,9 %, thời kỳ đã qua 2005-2010 dân số huyện đạt mức kỷ lục về tăng dân số là 8,1%). Do tăng dân số cơ học và có chính sách việc làm và thu hút nhân tài. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8% - 11%(tiêu chuẩn mới). Tạo việc làm mới cho khoảng 3500 lao động. Phấn đấu đến năm 2015 tăng mức thu nhập bình quân lên 23 triệu đồng/người/ năm.[18,26]

3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh(Hà Nội)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 45)