Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nông nghiệp nông thôn ở Mê Linh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 39)

CNH,HĐH.

Trong thời gian qua lực lượng lao động ở nông thôn đã đóng góp rất nhiều vào việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên còn tồn tại rất nhiều hạn chế.

Hầu hết lao động nông thôn chưa qua đào tạo mà tham gia vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi nên không thể nắm bắt được khoa học kỹ thuật để đưa vào trong sản xuất và nuôi trồng. Bởi vậy, năng suất lao động của người dân chưa cao.

Nguyễn Thị Hằng 40 K33A - GDCD

Sở dĩ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh trong thời gian qua còn tồn tại những hạn chế kể trên là do nguyên nhân sau:

Do Mê Linh cũng như cả nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ điểm xuất phát thấp

Do Mê Linh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ nền nông nghiệp nghèo nàn, phân tán, đơn lẻ, manh mún mang nặng tính thuần nông tự túc tự cấp và mang yếu tố tự phát. Trình độ sản xuất hàng hóa còn kém phát triển, chưa gắn liền với công nghiệp chế biến, không có hệ thống quy hoạch cụ thể để tìm thị trướng tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra. Canh tác còn thiếu yếu tố khoa học công nghệ, chủ yếu vẫn dùng thủ công, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém.

Trình độ của người lao động ở nông thôn còn thấp, đa số là lao động thủ công dựa vào kinh nghiệm với những phương thức canh tác tập quán tồn tại lâu đời.

Đó là nguyên nhân làm tình trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh gặp nhiều khó khăn và diễn ra chậm chạp.

Phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở Mê Linh còn nhiều hạn chế:

Sản xuất nông nghiệp ở Mê Linh vẫn còn nhiều yếu kém, do các chủ thể kinh tế nông nghiệp Mê Linh còn mang nặng tính tự phát “mệnh ai nấy làm” không có sự liên kết với nhau bởi vậy sản xuất manh mún, nhỏ hẹp. Không biết liên kết với nhau để tạo thành các vùng chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hóa lớn nhằm phát triển theo kinh tế sản xuất hàng hóa.

Nguyễn Thị Hằng 41 K33A - GDCD

Chưa có sự đầu tư vốn thích ứng với sự phát triển của ngành nông nghiệp trong địa bàn huyện mặc dù ngành nông nghiệp chiếm tới hơn 50% giá trị sản lượng kinh tế của toàn huyện.

Do thiếu vốn đầu tư và khả năng thích ứng, nắm bắt thị trường của người nông dân có nhiều hạn chế nên quá trình sản xuất qua nhiều công đọan nhỏ, phân tán, công nghệ đơn sơ, lạc hậu và thủ công là chính; các hộ nông dân ít có điều kiện để ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại bởi vậy năng suất, chất lượng thấp khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao.

Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn chất lượng thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Vì con người là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hóa ở Mê Linh còn thấp. Người lao động chủ yếu là lao động thủ công kiểu “ cha truyền, con nối” không qua trường lớp đào tạo. Làm ăn với tâm lý “được chăng hay chớ” nên năng suất lao động không cao. Hơn nữa, họ lại kém nhạy bén với cơ chế thị trường không có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này nên không đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Ở khu vực địa bàn nông thôn, thực tế trẻ em vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và tìm kiếm việc làm. Một số em phải bỏ học dở chừng hoặc không có điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ của mình. Hơn nữa một số lượng lớn các con em theo học ở các trường Đại học Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường đều không muốn quay trở về lao động trong nông nghiệp hoặc là ở lại thành phố mà không trở về phục vụ cho địa bàn mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông

Nguyễn Thị Hằng 42 K33A - GDCD

thôn ở huyện Mê Linh còn yếu kém, chất lượng thấp chủ yếu là lao động thủ công chưa qua đào tạo.

Chính sách thu hút lao động có trình độ cao của địa bàn huyện Mê Linh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất của địa bàn huyện cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu, tạo điều kiện cho họ nghiên cứu và làm việc phục vụ nhu cầu phát triển của huyện nên chưa thu hút được họ trở về làm việc phục vụ cho sự phát triển của huyện.

Lực lượng lao động phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh đang thiếu những lao động có trình độ tay nghề cao, thiếu đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thiếu hẳn lực lượng lao động nông ngiệp mang tác phong công nghiệp nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy. Vận dụng các ứng dụng của khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Điều này là rất cần thiết và phải làm ngay là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ như vậy.

Do chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng bộ huyện Mê Linh còn chưa đáp ứng với tình hình thực tiễn

Xét trên phương diện tổng thể thì các chính sách của Đảng bộ huyện Mê Linh vẫn chưa chú ý phát triển nông nghiệp, chưa phát triển đồng đều giữa thành thị và nông thôn còn khoảng cách chênh lệch lớn.Vùng phía Bắc huyện là khu Tiền Phong phát triển mạnh mẽ còn phía Nam là xã Chu Phan, xã Tự Lập đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Đảng bộ huyện Mê Linh vẫn chưa có chính sách giải quyết triệt để vấn đề dồn điền đổi thửa, phòng nông nghiệp huyện chưa có chính sách hướng dẫn bà con trtrong việc Trồng cây gì? Và nuôi con gì? Để mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chưa biết xác định đúng vai trò của các ngành, nghề( lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản )chưa biết gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch

Nguyễn Thị Hằng 43 K33A - GDCD

vụ; các cơ sở chế biến với các vùng nguyên liệu, sản xuất với thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, huyện chưa có kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng các vùng chuyên canh đạt hiệu quả năng suất cao trong khi đó có nhiều tiềm năng để phát triển.

Hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật về ruộng đất, khoa học công nghệ, tài chính tín dụng, chính sách thu hút vốn đầu tư và thu hút nhân tài….. phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn nhiều hạn chế vướng mắc. Bởi vậy, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh, chưa chủ động trong các khâu: vốn, khoa học công nghệ, đất đai…do các chính sách pháp luật chưa phù hợp.

Ngoài ra, chính sách xã hội của huyện cũng bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được với nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Tình trạng phân hóa giàu nghèo, dư thừa lao động các tệ nạn xã hội : ma túy, mại dâm …vẫn chưa được chú ý giải quyết nên đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho việc phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn.

Mê Linh chưa biết phát triển cân đối hài hòa giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế.

Mê Linh là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều điều kiện để phát triển tất cả các ngành trong cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, huyện vẫn còn chưa cân xứng trong việc phát triển giữa các ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Ngành nông nghiệp có nhiều tiềm năng để phát triển như thủy sản, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp vẫn còn chưa được tổ chức có kế hoach. Ngành nông nghiệp vẫn còn mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, và một số thế mạnh của vùng chưa được chú ý đúng mức gây ra nhiều lãng phí và không đáp ứng được các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho huyện cũng như cho thành phố Hà Nội.

Nguyễn Thị Hằng 44 K33A - GDCD

Huyện chưa có kế hoạc xây dựng các khu chế biến các sản phẩm của nông nghiệp sau khi thu hoạch nên gây ra nhiều lãng phí. Nông dân sau khi sản xuất ra sản phẩm đề phải tự mình đem đi tiêu thụ chưa có các đầu mối đứng ra thu mua sản phẩm làm quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn ngay cả khu chuyên canh hoa hồng rông 1000 ha khi thu hoạch nhân dân cũng phải đưa ra chợ tự tìm đầu mối gây tiêu tốn thời gian.

Tiếp đó là ngành thủy sản cũng chưa được chú ý đúng mức. Với tiềm năng thủy sản rất lớn nhưng huyện Mê Linh còn chưa khai thác. Với diện tích hàng ngàn ha mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, nuôi cá lồng, cá bè nhưng chỉ sử dụng được ít còn lại vẫn để lãng phí.

Ngoài ra, huyện còn chưa chú trọng đế việc tìm ra Cây gì? Con gì ? để đem lại năng suất, chất lượng cao trên một đơn vị diện tích. Bởi vậy, vẫn còn sử dụng những giống cây, con cho năng suất chưa cao nên thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện còn thấp.

Ngành thương mại - du lịch phục vụ cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chưa được chú ý đầu tư đúng mức

Địa bàn huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ. Có thể phát triển các khu du lịch sinh thái với vườn hoa, ao câu và khu du lịch tham quan hệ thống các đền thờ, chùa miếu. Tuy vậy, huyện chưa chú ý đầu tư đúng mức để xây dựng các khu du lịch. Hệ thống các nhà hàng, khách sạn và cảnh quan vẫn còn đơn giản, ít đặc sắc chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Hệ thống các chợ, khu mua sắm, khu vui chơi trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Các chợ còn mang tính tự phát, không có quy mô, kế hoạch cụ thể gây khó khăn cho công tác quản lý và làm mất mỹ quan đô thị và khu dân cư.

Nguyễn Thị Hằng 45 K33A - GDCD

Trên đây là một vài nguyên nhân chính làm cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh chưa diễn ra đúng tiềm năng và còn chậm chạp. Bởi vậy, cần phải tiến hành thực hiện những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế để đưa quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nơi đây diễn ra nhanh hơn.

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)