1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá cây khoai lang (Ipomoea batatas (L) Poir.)

75 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

1 Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Kim đình tiến Nghiên cứu đặc tính sinh d-ợc học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Poir.) Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 30 luận văn thạc sĩ sinh học thực nghiệm Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Trần thị ph-ơng liên Hà Nội, 2010 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Do sự phát triển của xã hội hiện nay kéo theo nhịp sống công nghiệp hiện đại của con người, sự không phù hợp về thay đổi lối sống, các chế độ ăn uống mất cân đối dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như : bệnh đái tháo đường (Diabetes mellitus), bệnh béo phì (Obesity), ung thư, tim mạch. Trong đó đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay của xã hội. Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết mãn tính do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tụy, nếu không kiểm soát tốt sau một thời gian tiến triển kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có tính chất dân tộc và chủng tộc đã và đang trở thành vấn đề mang tính xã hội, bởi sự bùng phát nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khỏe, tốn kém cho người bệnh và kinh tế cộng đồng. Bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao, là một trong 3 bệnh (ung thư, tim mạnh, đái tháo đường) phát triển nhanh nhất hiện nay của xã hội.[4], [35]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): năm 1994, thế giới có 98.9 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, cuối năm 2002 có khoảng 177 triệu người, con số này đã tăng lên 300 triệu người vào năm 2025. Riêng châu Á , số liệu công bố tại hội nghị đái tháo đường quốc tế tổ chức vào tháng 12 năm 1997 tại Singapo: Năm 1995 châu Á có khoảng 62 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, cuối năm 2002 con số này là 89 triệu người. Theo đánh giá của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2005 số người mắc bệnh đái tháo đường tại châu Á tăng lên 1.7 lần.WHO đã cảnh báo có thể xuất hiện đại dịch ĐTĐ ở châu Á vào thế kỷ 21 [3], [4]. 3 Việt Nam, năm 1990 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội là 1.2%, Huế là 0.96% và thành phố Hồ Chí Minh là 2.5%, năm 2000 Viện Nội tiết Trung ương điều tra tại khu vực nội thành Hà Nội tỷ lệ ĐTĐ là 4% dân số và 7% ở tuổi > 35 tuổi. Cuộc điều tra do Viện Nội tiết tiến hành năm 2001 tại 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy tỷ lệ ĐTĐ trong độ tuổi 30- 64 tuổi là 4.9% [3], [4]. Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người mắc bệnh làm cho ĐTĐ trở thành một vấn đề lớn cho sức khỏe vì bệnh có tỷ lệ mắc, chết trầm trọng trong quá trình trị liệu lâu dài, đặc biệt là ĐTĐ type 2 một trong những bệnh phổ biến nhất trong bệnh ĐTĐ. ĐTĐ có thể mang nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng võng mạc, suy thận, biến chứng mạch máu lớn, tổn thương bàn chân dẫn đến cụt Vì vậy đại đa số người bệnh đều có nhu cầu chữa bệnh một cách an toàn. Mỗi năm nước Mỹ đã phải chi hàng tỉ đô la cho điều trị ĐTĐ bằng các thuốc do tổ chức an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê chuẩn (Food and Drug Aministration - FDA) như: Metformin, Orlistat, Sibutramin, Ephedrin, Fenfluramin. Song hầu hết các thuốc này đều có nguồn gốc tổng hợp, thường có tác dụng phụ và đắt tiền. Trước tình hình đó ủy ban chuyên gia của (WHO) đã khuyến nghị nên sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược sẵn có, giá thành rẻ và ít độc tính [3], [4], [9], [13], [22], [25], [43]. Việc nghiên cứu, khảo sát thành phần hóa học và tác dụng dược lý của các loài thảo mộc trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang phát triển, mang một tầm quan trọng đặc biệt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của M.Yoshimoto và cộng sự (2004) về tác động hạ glucose huyết của lá Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Poir.) trên mô hình chuột nhắt gây bệnh bằng STZ [71], chúng tôi chọn đề tài: 4 “Nghiên cứu đặc điểm sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá cây Khoai lang ăn ngọn VD 2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.)”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của một số phân đoạn dịch chiết từ lá cây Khoai lang trên mô hình chuột đái tháo đường type 2 thực nghiệm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất tự nhiên có trong lá rau Khoai lang ăn ngọn VD 2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.). 2. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin – Ciocalteau. 3. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết lá rau Khoai lang ăn ngọn VD 2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) trên mô hình chuột ĐTĐ mô phỏng type 2. 4. Định hàm lượng glycogen trong gan chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị thực nghiệm. 4. Đóng góp mới của đề tài Đánh giá được khả năng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết lên mô hình chuột ĐTĐ mô phỏng type 2 thông qua chỉ số glucose huyết và xác định hàm lượng glycogen của gan chuột sau 21 ngày điều trị. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cây Khoai lang ăn ngọn VD 2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) 1.1.1. Thực vật học Khoai lang ăn ngọn VD 2 là giống nhập nội từ Đài Loan, được Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội lưu giữ nguồn gen. Đây là giống Khoai lang ăn rau đang được trồng rộng rãi còn gọi là cam thử, phiên chử, cam chư, phan chư, cam thự, hồng thự, có tên khoa học là (Ipomoea batatas (L.) Poir.), thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae, là cây thảo sống lâu năm ở nước ta, thích ứng rộng và trồng được ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thân mọc bò, dài 1-2m. Rễ phình thành củ nhỏ, ruột trắng, vỏ tím giá trị sử dụng kém. Lá sẻ thùy sâu có cuống dài, mầu xanh đậm, mầm nhánh tái sinh khỏe (3-4 nhánh cùng mọc một lúc) nên cho nhiều ngọn gần như rau muống. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc ở đầu cành hay nách lá. 1.1.2. Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây Khoai lang Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Poir.) là cây hai lá mầm thuộc chi Ipomoea, họ Bìm bìm (Convolvulaceae) [9], [63]. Trong tổng số 50 chi và hơn 1000 loài thuộc họ này thì Ipomoea batatas là loài có ý nghĩa kinh tế quan trọng và được sử dụng làm lương thực. Số loài Ipomoea dại đã được xác định là hơn 400 loài nhưng loài Ipomoea batatas là loài cây trồng duy nhất có củ ăn được. Cây Khoai lang với thân phát triển lan dài, các lá có nhiều hình dạng khác nhau từ dạng lá đơn đến chia thùy sâu [19]. Mặt khác, cây Khoai lang còn có khả năng thích ứng rộng hơn các cây trồng khác như cây sắn, củ từ, củ mỡ Cây Khoai lang khác với các loài khác về màu sắc vỏ củ (trắng, đỏ, kem, nâu, vàng, hoặc hồng ) hay màu ruột củ (trắng, kem, vàng, nghệ, đốm tím ) và khác nhau về khả năng đề kháng với sâu bệnh. 6 Hầu hết các bằng chứng về khảo cổ học, ngôn ngữ học và sử học đều cho thấy châu Mỹ là khởi nguyên của cây Khoai lang (Trung hoặc Nam Mỹ). Bằng chứng lâu đời nhất là những mẫu Khoai lang khô thu được tại hang động Chilca Canyon (Peru) sau khi phân tích phóng xạ cho thấy có độ tuổi từ 8.000 đến 10.000 năm [45]. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học về cây Khoai lang còn được tìm thấy tại thung lũng Casma của Peru có độ tuổi xấp xỉ 2.000 năm trước công nguyên [59] và cây Khoai lang thực sự lan rộng ở châu Mỹ khi người châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Vì vậy, Khoai lang được coi là nguồn lương thực quan trọng của người Mayan ở Trung Mỹ và người Peruvian ở vùng núi Andet (Nam Mỹ). Vào năm 1492 trong chuyến vượt biển đầu tiên của Christopher Columbus đã tìm ra Tân thế giới (châu Mỹ) và phát hiện ra Khoai lang được trồng ở Hispaniola và Cuba. Từ đó, Khoai lang mới thực sự lan rộng ở châu Mỹ và sau đó được di thực đi khắp thế giới. Đầu tiên Khoai lang được đưa về Tây Ban Nha, tiếp đó lan tới một số nước châu Âu và được gọi là Batatas (hoặc Padada), sau đó là Spanish Potato (hoặc sweet potato). Các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã thu nhập cây Khoai lang vào châu Phi (có thể bắt đầu từ Môdămbic hoặc Ănggôla) theo hai con đường từ châu Âu và trực tiếp từ vùng bờ biển Trung Mỹ, sau lan sang Ấn Độ. Các thương gia Tây Ban Nha đã du nhập cây Khoai lang vào Philippin và từ Philippin vào Phúc Kiến (Trung Quốc) năm 1594. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Khoai lang vào Trung Quốc có thể sớm hơn từ Ấn Độ hoặc Myanma. Người Anh đã đưa Khoai lang vào Nhật Bản năm 1615 nhưng đã không phát triển được. Đến năm 1674 cây Khoai lang đã được tái nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. 7 Cây Khoai lang được trồng trong phạm vi rộng lớn giữa vĩ tuyến 40 0 Bắc đến 32 0 Nam và lan đến độ cao 3.000m so với mặt nước [70]. Tuy nhiên, cây Khoai lang vẫn được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ như sách “Thực vật bản thảo”, “Lĩnh nam tạp kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” [14], cây Khoai lang có nhiều khả năng là cây trồng nhập nội và có thể được đưa vào nước ta từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào cuối đời Minh cai trị nước ta. Trong “ Thảo mộc trang” có đoạn viết: Cam thự (Khoai lang) là loài củ thuộc loài thử dự, rễ và lá như rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nữa bằng cái bình, da tía, thịt trắng, người ta luộc ăn [14]. Sách “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1987 đã ghi: “Năm 1558 (năm Mậu Ngọ), khoai lang từ Philippin được đưa vào Việt Nam, trồng đầu tiên ở An Trường - Thủ đô tạm thời của đời nhà Lê Trung Hưng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá”. Như vậy, Khoai lang đã có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng gần 450 năm. Cây Khoai lang được giới thiệu vào Việt Nam có thể từ tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc hoặc đảo Luzon - Philippin vào cuối thế kỷ 16 [8]. Hiện nay ở Việt Nam, tại các tỉnh phía Bắc, Khoai lang được trồng tập trung nhiều nhất tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, . . . Tại các tỉnh phía Nam, Khoai lang được trồng tập trung tại các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và rải rác tại Quảng Ngãi, Phan Rang, Phan Thiết và Đồng Nai. Tuy là loại hoa màu có nguồn gốc nhiệt đới (Nam Mỹ, Ấn Độ), Khoai lang vẫn có thể mọc được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Đất đai: Khoai lang có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau từ sa cấu cát đến sét nặng. Tuy nhiên loại đất thích hợp nhất vẫn là đất xốp dễ 8 thoát nước, có sa cấu từ cát đến thịt pha cát và phải màu mỡ. Khoai lang là cây tương đối chịu mặn, pH thích hợp từ 4,2 - 8,3. Khí hậu: Khoai lang chịu lạnh kém, mọc tốt ở nhiệt độ tương đối ấm áp từ 15 - 35 0 C, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 45 0 C. Vì vậy nó thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới, củ cho phẩm chất tốt, ít sơ và ngọt. 1.1.3. Thành phần hóa học Củ Khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi khô ở chỗ mát, trong củ có inosit, dextrin, acid chlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây Khoai lang chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây Khoai lang có một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95-1,97%) [9, 26]. 1.1.4. Một số tác dụng Sinh - Dược và công dụng của cây Khoai lang Khoai lang là một loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh. Rau và củ Khoai lang là vị thuốc phòng và chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là "sâm nam". Rau Khoai lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Lá được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường, sổ giun móc, điều trị áp xe và cầm máu quáng gà, thiếu sữa, phụ nữ băng huyết, đau lưng mỏi gối. Rễ được sử dụng làm chất tăng tiết sữa. Củ Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa bệnh hen suyễn, vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh, trẻ em cam tích. 9 Khoai lang là một loại thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngọn dây Khoai lang ăn ngọn VD 2 có một chất gần giống insulin. Các nghiên cứu còn cho thấy, củ khoai lang chứa caiapo - một hợp chất giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu người mắc tiểu đường type 2. Theo tiến sĩ Bemhard Luđvik thuộc đại học Vienna (Áo), caiapo là chất kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả. Không một phản ứng phụ nào được ghi nhận ở những bệnh nhân được điều trị bằng chất này. Lượng cholesterol máu ở nhóm dùng caiapo cũng thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng [71]. Ngoài ra Khoai lang còn dược dùng để chữa nhiều bệnh khác như: táo bón, thiếu sữa, tùy vị hư yếu, không muốn ăn uống, viêm dạ dày, tá tràng. 1.2. Giới thiệu về một số hợp chất tự nhiên ở thực vật 1.2.1 Các chất thứ sinh thực vật (plant secondary metabolites) Ở thực vật, ngoài protein, saccarid, lipid, vitamin, còn có những chất khác có vai trò quan trọng trong đổi chất của cây được gọi là các chất thực vật thứ sinh (plant secondary metabolites). Căn cứ vào tính chất hóa học, các hợp chất thực vật thứ sinh được chia thành một số nhóm chính như: nhóm phenolic, nhóm terpen và nhóm alkaloid. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy các hợp chất polyphenol (thuộc nhóm hợp chất phenolic) ngày càng ứng dụng rộng rãi trong điều trị một số bệnh nan y như: ung thư, béo phì, tiểu đường … a. Các hợp chất phenolic từ thực vật Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực vật. Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có vòng thơm (benzene) mang một, hai hay ba nhóm hydroxyl (-OH) gắn trực tiếp vào vòng benzene. Dựa vào thành phần và cấu trúc người ta chia hợp chất phenolic thành 3 nhóm nhỏ [45]: 10 Nhóm hợp chất phenolic đơn giản: Trong phân tử chỉ có một vòng benzene và một vài nhóm hydroxyl. Tùy thuộc vào số lượng nhóm OH mà chúng được gọi là các monophenol (phenol), diphenol (pyrocatechin, hydroquynone), triphenol (pyrogalol, oxyhydroquynol…). Nhóm hợp chất phenolic phức tạp: Trong thành phần cấu trúc phân tử của chúng ngoài vòng thơm benzene (C 6 ) chúng còn có dị vòng, mạch nhánh. Đại diện nhóm này có axid cyamic, axid ceramic. Nhóm hợp chất phenolic đa vòng: Là nhóm đa dạng nhất trong các hợp chất phenol, có cấu trúc phức tạp do sự liên kết hoặc trùng hợp của các đơn phân. Ngoài gốc phenol còn có các nhóm phụ dị vòng mạch nhánh hoặc đa vòng. Nhóm này có flavonoid, tannin và coumarin. Hợp chất phenolic được hình thành một cách dễ dàng trong tất cả các cơ quan thực vật từ những sản phẩm đường phân và chu trình pentose phosphate qua acid sikimic hay theo con đường acetate manolate qua acetyl – SCoA. Trong số các chất polyphenol tự nhiên, flavonoid là nhóm chất quan trọng nhất vì chúng phổ biến ở hầu hết các loài thực vật và mang nhiều hoạt tính sinh dược học có giá trị. b. Flavonoid Flavonoid là những sắc tố, phần lớn có màu vàng (flavus - nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên một số sắc tố khác như xanh, đỏ, tím,…hoặc không màu cũng xếp vào nhóm flavonoid vì chúng có chung đặc điểm cấu tạo. • Cấu tạo hóa học và phân loại Về cấu tạo hóa học, khung cacbon của flavonoid là C 6 - C 3 - C 6 , gồm 15 nguyên tử cacbon, hai vòng benzene A và B nối với nhau qua dị vòng C, trong đó A kết hợp với C tạo khung chroman [...]... bằng dung dịch H2SO4 10% được phun đều trên bản mỏng Xác định hệ số lưu (Rf) theo công thức: Rf = a/b Trong đó a là khoảng di chuyển của chất nghiên cứu, b là khoảng di chuyển của dung môi 2.2.3 Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết các phân đoạn lá rau Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) lên trọng lƣợng và một số chỉ số hóa sinh máu của chuột béo phì thực nghiệm 2.2.3.1 Thử độc tính cấp,... số ethanol được hòa tan trong nước nóng và chiết lần lượt với các dung môi n - hexan, chloroform, ethylacetate cất dung môi dưới áp suất giảm thu được các cao phân đoạn dịch chiết tương ứng 2.2.2 Phƣơng pháp khảo sát thành phần hóa học của lá Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) 32 2.2.2.1 Định tính Cao các phân đoạn được hòa tan trong dung môi thích hợp với từng loại phản ứng định tính. .. Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết rau Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) trên mô hình chuột đái tháo đƣờng mô phỏng type 2 Để tìm hiểu tác dụng của dịch chiết lá rau Khoai lang lên đường huyết, trước tiên chúng tôi tiến hành gây mô hình chuột đái tháo đường mô phỏng type 2 dựa trên chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với STZ liều đơn của Srinivasan... khiết cao như ethanol, chloroform, ethylacetate, aceton của Trung Quốc và Sigma (Mỹ) 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phƣơng pháp tách chiết mẫu nghiên cứu Từ 3kg lá bánh tẻ rau Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) được ngâm chiết với ethanol 90% ở nhiệt độ phòng 22oC trong vòng 45 ngày (quá trình được lặp lại 3 lần) Gộp các dịch chiết lại, lọc qua giấy lọc 3 lần và cất lại dung môi dưới... định LD50 Xác định LD50 của dịch chiết lá Khoai lang bằng đường uống theo phương pháp Lorke [53] Chuột nhịn đói trước 16h thí nghiệm được phân lô ngẫu nhiên N = 10 và cho uống theo liều tăng dần đến 8g/kg (thể tích và khối lượng tối đa cho phép) Theo dõi biểu hiện và số chuột chết trong 72h để đánh giá mức độ độc của dịch chiết rau Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) 2.2.3.2 Xây dựng... Mẫu nghiên cứu là lá bánh tẻ rau Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.) được thu hái vào tháng 8 năm 2009 tại huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc, đem rửa sạch, để ráo nước và tiến hành sấy khô ở 500C sau đó tán thành bột mịn Mẫu thực vật do Bộ môn Thực vật học - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội giám định Hình 2.1 Rau và củ Khoai lang ăn ngọn VD2 (Ipomoea batatas (L.) Poir.). .. ở một số loài thực vật có hoa (khoảng 20% loài thực vật có hoa có khả năng sinh alkaloid) Với cây trồng alkaloid là chất hóa học bảo vệ cây trồng trước côn trùng và sâu bọ ăn lá [44] Trong y học nhiều thuốc chữa bệnh có thành phần alkaloid như thuốc gây kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc điều hòa huyết áp, chữa rối loạn nhịp tim… Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các alkaloid chiết. .. có trong mẫu nghiên cứu Phương pháp sắc kí lớp mỏng, thành phần trong hỗn hợp được xác định nhờ so sách hệ số lưu của hỗn hợp (R f) và hệ số lưu của một số chất đã biết [6] Nguyên tắc: Kĩ thuật này dựa vào mức độ tương tác của các chất khác nhau với pha tĩnh (bản mỏng) và pha động (hệ dung môi chạy sắc kí) Pha tĩnh có thể là silicagel, bột Al2O3 hoặc polyamide Pha động là một hỗn hợp từ hai dung môi... hoạt tính này mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng flavonoid cụ thể Gốc tự do sinh ra trong quá trình sinh lý bình thường của cơ thể hay do tác động bên ngoài là nguyên nhân gây phá hủy ADN, protein, lipid làm phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm và sự lão hóa cho cơ thể Flavonoid có bản chất polyphenol nên dễ dàng biến đổi dưới tác động của các enzyme có trong tế bào động thực vật Đặc biệt... thường là các hợp chất vô định hình, có màu trắng, màu vàng nhạt hoặc gần như không màu, có hoạt tính quang học, vị chát, dễ bị oxy hóa khi đun nóng hay khi để ngoài ánh sáng Tác dụng sinh học của tannin là chất bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh và côn trùng ăn lá [46], [54] Trong y học, tannin được sử dụng làm thuốc cầm máu, chữa đi ngoài, ngộ độc kim loại nặng, chữa trĩ, viêm . học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá cây Khoai lang ăn ngọn VD 2 (Ipomoea batatas (L .) Poir. ) . 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của một số phân đoạn dịch chiết. đại học s- phạm hà nội 2 Kim đình tiến Nghiên cứu đặc tính sinh d-ợc học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá cây khoai lang (Ipomoea batatas (L .) Poir. ) Chuyên ngành: Sinh. (200 4) về tác động hạ glucose huyết của lá Khoai lang (Ipomoea batatas (L .) Poir. ) trên mô hình chuột nhắt gây bệnh bằng STZ [71], chúng tôi chọn đề tài: 4 Nghiên cứu đặc điểm sinh dược học

Ngày đăng: 17/07/2015, 01:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w