1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên tình huống làm thế nào để tránh bị cận thị

9 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 243,5 KB

Nội dung

I.Tên tình huống: Làm thế nào để tránh bị cận thị? Đang trong giờ học, Lan thấy Nguyệt ngồi cạnh đang cố nheo mắt nhìn lên bảng, mặc dù chữ cô giáo rất to và rõ ràng. Lan quay sang hỏi: - Nguyệt! Cậu làm sao vậy? Nguyệt quay sang gãi đầu gãi tai cười trừ: - Tớ không nhìn rõ bảng. Từ mấy hôm nay rồi cậu ạ. Chắc do đi đường nhiều nên bị bụi mắt. Đợi đến giờ ra chơi, Lan mới bảo Nguyệt: - Cậu nên bảo mẹ cậu đưa cậu đi khám mắt đi. Có lẽ cậu bị cận rồi. Bây giờ chúng mình cùng tìm hiểu làm thế nào để chống cận thị và phương pháp để giữ gìn đôi mắt luôn sáng khỏe nhé. II.Mục tiêu giải quyết tình huống - Thứ nhất : Đây là một vấn đề bức thiết của cuộc sống, nhất là đối với thời hiện đại công nghệ phát triển như hiện nay thì tình trạng cận thị gia tăng rõ rệt không chỉ trong giới học sinh, sinh viên mà còn đối với các em nhỏ. - Thứ hai : Đây cũng là vấn đề mà cả cả xã hội quan tâm nên chúng em mong muốn qua bài viết này sẽ góp một phấn công sức vào giải pháp thiết thực giúp các bậc phụ huynh, thầy cô và nhà trường trong việc hướng dẫn, tuyên truyền con em, học sinh, sinh viên bảo vệ đôi mắt một các hiệu quả nhất. - Thứ ba : Khi đưa ra giải pháp giải quyết tình huống này, chúng em sẽ có cơ hội tìm hiểu, mở rộng tầm hiểu biết về các bộ môn Sinh học, Hóa học, Vật lí, Ngữ Văn, Giáo dục Công dân, Mĩ thuật,… III.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Sau khi tìm hiểu, chúng em thấy có thể vận dụng kiến thức của nhiều môn học trong nhà trường như: - Sinh học: giúp chúng em tìm hiểu cấu tạo mắt, cận thị là gì, nguyên nhân dẫn đến cận thị. - Toán học: giúp chúng em đưa ra số liệu cụ thể. - Văn học: nhờ phương thức nghị luận, chúng em có thể thuyết minh về đôi mắt. - Giáo dục công dân: giúp chúng em tuyên truyền cho mọi người về tác hại của cận thị và các biện pháp phòng tránh cận thị. - Mĩ thuật: giúp chúng em trong việc lựa chọn gọng kính để vừa làm tăng thẩm mĩ, vừa giúp mọi người không cảm thấy tự ti khi đeo kính. IV.Giải pháp giải quyết tình huống 4.1. Tầm quan trọng của đôi mắt đối với mỗi con người? 4.2. Cận thị là gì? 4.3. Nguyên nhân dẫn đến cận thị? 4.4. Hiện trạng cận thị ngày nay? 4.5. Tác hại của cận thị? 4.6. Tác dụng của việc hiểu, phòng tránh cận thị và biện pháp chữa trị khi bị cận thị. 4.7. Các biện pháp phòng chống, chữa trị khi bị cận thị. 4.8. Trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và nhà trường trong việc phòng chống cận thị. V.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Người ta thường ví “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, nhưng đồng thời, trong đời sống thường nhật, đôi mắt cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc, lao động và học tập và như một cánh cửa giúp con người bước vào thế giới của tri thức. Từ đó, trở thành những con người biết nhìn xa trông rộng, hoạch định cho tương lai và góp phần phát triển đất nước giàu mạnh, vươn xa… Đôi mắt giống như một hòn ngọc tinh thể của con người. Theo Sinh học 8, mắt nằm trong hốc mắt. Cấu tạo cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa dịch thủy tinh, bao gồm 2 loại : tế bào nón và tế bào que. Vài nét sơ lược về mắt chúng ta đã thấy phần nào đó quan trọng của mắt rồi. Với mỗi chúng ta, dù là người già hay trẻ; là nhân viên văn phòng, sinh viên –học sinh hay tài xế, người già… thì vai trò của đôi mắt lúc nào cũng quan trọng. Và việc chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt đang là mối quan tâm không nhỏ của tất cả mọi người. Và chính trong cuộc sống công nghiệp, hiện đại này, “áp lực” cho đôi mắt của mỗi người ngày càng tăng lên. Với giới học sinh – sinh viên, đôi mắt khỏe sẽ giúp họ “đương đầu” được với gánh nặng kiến thức và khi phải học liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày. Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, việc học cũng như hầu hết các ngành nghề đều có nhiều liên quan đến máy vi tính, điều đó đồng nghĩa với việc thời gian sử dụng đôi mắt cho các thiết bị này tăng lên. Với người Thầy, người Cô, đôi mắt khỏe sẽ giúp các giáo án được chuẩn bị luôn là những gì tinh hoa nhất để truyền tải cho học sinh tronh những giờ lên lớp. Và với người già, một đôi mắt khỏe, tinh anh càng là một món quà, một tài sản vô giá khi nó còn giúp các cụ luôn “sống vui – sống khỏe – sống có ích”, tiếp tục chăm sóc, dạy dỗ và truyền đạt kho kinh nghiệm sống quý báu cả đời cho con cháu… Vậy cận thị là gì? Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh mà người bị cận thị chỉ có khả năng nhìn thấy các vật ở gần, nhìn xa không rõ. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ cận thị ngày càng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống và kết quả học tập của lớp trẻ. Tìm hiểu về nhiều nghiên cứu gần đây, chúng em được biết tỷ lệ cận thị học đường chiếm từ 30 – 40 % số lượng học sinh, đặc biệt là học sinh thành phố, có nơi tỷ lệ này lên tới 80 %. Cận thị - một tật rất quen thuộc và hiện nay đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt ở các em đang trong độ tuổi đến trường. Cận thị trước hết làm ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, khả năng tiếp nhận và cảm nhận cuộc sống bằng thị giác. Vậy cận thị có thực sự đáng sợ không – Câu trả lời chắc chắn là “có”. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa đánh giá đúng mức nguy hiểm của cận thị ở con mình, và đa số vẫn còn rất thờ ơ với bệnh không gây chết người trực tiếp này. Nguyên nhân dẫn đến cận thị là gì? Tại sao giới học sinh sinh viên lại mắc cận thị nhiều đến vậy? - Theo môn Vật lí, ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua môi trường trong suốt của cầu mắt, ảnh thật của vật rơi đúng vào màng lưới giúp cho chúng ta nhìn thấy được ảnh vật. - Theo môn Sinh học, nguyên nhân bẩm sinh: Cầu mắt quá dài, thủy tinh thể quá phồng, ảnh vật rơi trước màng lưới. - Thiếu sân chơi. Trẻ em đi học về hay những ngày nghỉ lễ thì tivi, máy tính, ipad,… là những người bạn thân thiết đối với chúng. Với khoảng cách quá gần, hoặc trẻ phải căng mắt để theo dõi những hình ảnh luôn luôn chuyển động phía trước màn hình làm cầu mắt co lại, hình ảnh rơi vào trước màng lưới. - Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ vì học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị. - Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ ,trẻ sơ sinh thiếu tháng cũng dễ bị cận thị. - Đọc truyện, sách, báo ở những nơi ánh sáng yếu, khoảng cách đọc quá gần, Học sinh thường cúi sát khi viết bài, ngồi sấp bóng. Cận thị thường đi kèm với các dấu hiệu như: Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ: cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem ti vi. Hay nheo mắt để nhìn mọi vật, đặc biệt khi ánh sáng yếu. Hoặc có những động tác bất thường liên tục như dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn. Trẻ kêu mắt nhìn mờ hoặc nhức mắt. Trẻ bị cận thị nặng có thể bị lác mắt kèm theo. Tật cận thị là một vấn đề đáng lo ngại cho các phụ huynh vì cận thị ảnh hưởng tới rất nhiều trong học tập, hoạt động của các học sinh. Khi bị cận, tật học đường này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập vì không nhìn rõ chữ và hình vẽ trên bảng (do không đeo kính), việc đọc và viết chậm hơn, dễ nhầm dấu, sót chữ. Các em thường mau bị mệt mỏi, nhức đầu, kém tập trung, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.Trẻ thường chậm chạp, dễ gây tai nạn. Một số ngành nghề không tuyển dụng những người có tật cận thị. Biến chứng nguy hiểm nhất của tật cận thị là bong võng mạc và hậu quả là gây mù. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: “ Làm thế nào để giảm và phòng tránh cận thị?.” Thứ nhất: Mọi người cần phải hiểu thế nào là cận thị, các biểu hiện của cận thị và cách phòng tránh, nhất là các bậc phụ huynh để hướng dẫn con em. Thứ hai: Biết cách phòng chống cận thị. Theo môn Sinh học, để phòng tránh cân thị ta nên: - Không nên xem tivi, sử dụng máy tính quá 2 tiếng/ngày. Khi xem cần ngồi cách tivi khoảng 3m để đảm bảo khoảng cách giữa mắt với tivi. Đối với nhân viên văn phòng thì sau khi làm việc một thời gian dài với máy tính cần chi đôi mắt nghỉ ngơi, có thể dùng tay xoa vòng quanh mắt. - Khi đi học về chúng ta nên để cho mắt nghỉ ngơi, tránh để mắt hoạt động nhiều. Sau những giờ học căng thẳng, chúng ta nên ra ngoài chơi cho đôi mắt được nghỉ ngơi, thư giãn thay vì ở trong nhà làm bạn với tivi và đồ điện tử. - Bảo đảm vệ sinh học đường: đọc sách ở nơi có nhiều ánh sáng, mắt cách sách một khoảng tối thiểu 30cm,…. - Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt như cà rốt, cà chua,… - Hiện nay, thành phố càng ngày càng trở nên chật chội với những công trình kiến trúc, tòa nhà đồ sộ, khu vui chơi ngày càng ít đi. Do vậy, chúng em kiến nghị xây thêm những khu vui chơi giải trí thể thao lành mạnh cho mọi lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ thơ. Thứ ba: Khi đã bị cận thì cần có biện pháp điều trị phù hợp: - Phát hiện sớm và điều trị kịp thời. - Đeo kính đúng với độ của mắt. Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, trẻ cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu trẻ cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn. Ngoài kính gọng, trẻ có thể dùng kính tiếp xúc, phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc. Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm). Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng cận thị như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc … dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, trẻ cần được điều trị bằng một số phương pháp thích hợp làm hạn chế tăng số kính cận thị tiến đến ổn định độ cận thị và đề phòng biến chứng cận thị. - Khi mới bị cận thị, ta chỉ nên đeo kính lúc học, đọc sách và thường xuyên luyện nhìn xa giúp mắt thư giãn, đặc biệt nhìn vào màu xanh của cây cối rất tốt cho mắt. - Uống thuốc và nhỏ thuốc mắt đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. - Chế độ ăn uống hợp lí, bố sung nhiều thực phẩm có dưỡng chất tốt cho mắt như: bơ, trứng, dầu cá, rau củ quả. Táo bón có thể làm tăng số kính. - Hạn chế tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính. - Cần cho mắt nghỉ ngơi sau khi học tập, làm việc với máy tính nhiều. - Đi khám mắt định kì 6 tháng 1 lần. - Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng đảm bảo. Thứ tư : Giáo viên, nhà trường phối hợp cùng các bậc phụ huynh nhắc nhở, hướng dẫn con em mình trong việc bảo vệ và giữ gìn đôi mắt sáng khỏe, “cửa sổ tâm hồn” của mỗi con người. Thứ năm: Mọi người cùng tuyên truyền về tác hại của cận thị và biện pháp phòng chống cận thị. Buổi tuyên truyền của chúng em tại lớp 8H Trường THCS Thị Trấn Văn Điển Ngoài ra: Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc. Tuy nhiên, việc phẫu thuật này không hề đơn giản, nó khá đắt đỏ với túi tiền với mỗi người. Vì vậy, chúng ta nên bảo vệ đôi mắt từ khi còn rất sớm để tránh ảnh hưởng nặng nề cho tương lai tốt đẹp của chúng ta. Bên cạnh đó: Có nhiều bạn cảm thấy tự ti vì đôi mắt phải đeo kính suốt ngày, mặc dù biết vẫn phải đeo để điều chỉnh mắt. Để giải quyết cho vấn đề này, chúng em đã vẫn dụng kiến thức của bộ môn Mĩ Thuật trong việc lựa chọn gọng kính. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều mẫu mã kính rất phong phú: kính nguyên khung, nửa khung, kính Nobita, kính mắt mèo,…tha hồ chọn lựa để bảo vệ mắt, lại vừa làm đẹp cho khuôn mặt. Như vậy, kính sẽ không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người nữa. Cuối cùng, mấu chốt của giải pháp chính là ý thức của mỗi con người trong việc bảo vệ đôi mắt của chính mình. VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Mắt là một bộ phận để nhìn. Nhưng nó sẽ có thể không thể nhìn thấy khi bạn không biết bảo vệ cho đôi mắt của chính bản thân bạn. Mắt đóng vai trò vô cùng quan trọng với con nguời. Chúng ta hãy thử nghĩ xem. Nếu không có đôi mắt thì ta có nhìn thấy ánh sáng chói lóa của ông mặt trời, có nhìn thấy cuộc sống muôn hình vạn trạng đầy kì diệu không? Chúa trời đã bạn cho chúng ta “viên ngọc tinh thể” quý báu này thì chúng ta phải biết bảo vệ cho nó. Hãy nghĩ đến những người mù, thật khốn khổ cho họ! Họ thật không may khi mắc phải những khuyết tật rủi ro ấy. “Vì Đất nước cần đôi mắt khỏe”, mỗi người cần tự ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mắt ngay từ ban đầu. Đang là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng em hiểu rõ tác hại của cận thị. Bản thân là một học sinh mắc chứng cận thị, em cảm thấy vô cùng khó chịu khi lúc nào cũng kè kè cặp kính bên mình. Em luôn cố gắng rèn luyện đôi mắt để giảm số kính. Em cũng tuyên truyền cho các bạn cùng lớp và các em nhỏ về tác hại của cận thị vô cùng nghiêm trọng. Giữ gìn cho đôi mắt trong sáng cũng có nghĩa là giữ cho tâm hồn và sức khoẻ tốt hơn. Chung tay chăm sóc đôi mắt khỏe đẹp cũng chính là một đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển và kiến thiết đất nước, xây dựng tương lai. Em mong muốn các bạn xung quanh nói riêng và mọi thế hệ trẻ nói chung không bị cận thị. Vì vậy cả xã hội hãy cùng chung tay bảo vệ đôi mắt - “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người. . của tật cận thị là bong võng mạc và hậu quả là gây mù. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: “ Làm thế nào để giảm và phòng tránh cận thị? .” Thứ nhất: Mọi người cần phải hiểu thế nào là cận thị, các. mắt đi. Có lẽ cậu bị cận rồi. Bây giờ chúng mình cùng tìm hiểu làm thế nào để chống cận thị và phương pháp để giữ gìn đôi mắt luôn sáng khỏe nhé. II.Mục tiêu giải quyết tình huống - Thứ nhất. I .Tên tình huống: Làm thế nào để tránh bị cận thị? Đang trong giờ học, Lan thấy Nguyệt ngồi cạnh đang cố nheo mắt nhìn

Ngày đăng: 16/07/2015, 18:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w