1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống làm thê snào để có rau sạch quê hương

10 911 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VẠN KIM Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Tên tình huống: Làm thế nào để có " Rau sạch quê hương " ? Học sinh thực hiện: 1.Họ và tên:Dương Thị Ngọc Ngày sinh:26/04/2001 Lớp:8A 2.Họ và tên:Đinh Kiều Phương Thảo Ngày sinh:14/04/2001 Lớp 8A Năm học : 2014-2015 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VẠN KIM Địa chỉ: Xã Vạn Kim - Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0433847232 Email: thcsvankim@myduc.edu.vn Tên tình huống: Làm thế nào để có “ Rau sạch quê hương” Môn học chính được học sinh giải quyết tình huống : Môn sinh học; Môn Địa Lý; Môn kĩ thuật nông nghiêp. Các môn tích hợp : Môn sinh học; Môn Địa Lý; Môn kĩ thuật nông nghiêp; Giáo dục công dân. Thông tin về học sinh: 1.Họ và tên:Dương Thị Ngọc Ngày sinh:26/04/2001 Lớp:8A 2.Họ và tên:Đinh Kiều Phương Thảo Ngày sinh:14/04/2001 Lớp 8A Năm học : 2014-2015 1.Tình huống cần giải quyết : Quê hương em có một khu đất dành riêng để sản xuất rau sạch .Em muốn giới thiệu sản phẩm rau sạch thôn Kim Bôi –xã Vạn Kim quê em để mọi người trong làng ngoài xã biết đến và lựa chọn sử dụng. 2.Mục tiêu: -Giới thiệu địa lý,đặc điểm địa hình thôn Kim Bôi-xã Vạn Kim -Vai trò của rau xanh đối với sức khỏe con người. -Thực tiễn của rau xanh hiện nay -Quy trình trồng rau sạch tại địa phương em. 3.Tổng quan về các nghiên liên quan đến việc giải quyết tình huống: -Tìm hiểu đặc điểm địa lý,địa hình xã Vạn Kim -Đi thăm và tìm hiểu mô hình rau sạch tại thôn Kim Bôi-xã Vạn Kim. 4.Giải pháp giải quyết tình huống: -Vận dụng kiến thức liên môn: - Môn Địa Lý:vị trí địa lý,đặc điểm thôn Kim Bôi -Môn Sinh học:vai trò của rau xanh đối với sức khỏe con người,thực trạng của rau xanh trên thị trường Việt Nam. -Môn Công Nghệ:quy trình trồng rau sạch. 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống : -Tư liệu sử dụng:sách địa phương. -Sưu tầm thông tin từ các gia đình đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất rau sạch tại xã Vạn Kim. -Ứng dụng công nghệ thông tin:máy tìm kiếm google -Công cụ hỗ trợ:máy ảnh. -Giải quyết tình huống:giới thiệu sản phẩm rau sạch quê em. Kính thưa quý vị và các bạn thân mến!Rất hân hạnh chào đón quý vị đến thăm bãi đất trồng rau quê chúng tôi.Bãi đất này nằm ở thôn Kim Bôi-xã Vạn Kim thuộc huyện Mĩ Đức,thành phố Hà Nội.Huyện Mĩ Đức là một huyện nằm ở phía tây nam thành phố Hà Nội. - Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ -Hà Nội. - Phía Nam là núi đá vôi hang động Korst giáp tỉnh Hà Nam. - Phía Đông giáp huyện Ứng Hòa- Hà Nội. - Phía Tây giáp các huyện thuộc tỉnh Hòa Bình. Mĩ Đức là vùng chuyên bán sơn địa,có địa hình cao nhưng tương đối bằng phẳng.Nằm ở rìa phía Bắc có dòng sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam,tạo nên đất phù sa ven sông màu mỡ rất thích hợp trồng các loại rau củ Mĩ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có bốn mùa.,trong đó có hai mùa chính:mùa hạ có khí hậu nóng ẩm,mưa nhiều và mùa đông có khí hậu lạnh ,khô;hai mùa phụ là mùa xuân(mùa trung gianđược tạo ra khi khí hậu mùa đông chuyển sang mùa hạ)có khí hậu ấm ,mùa thu(mùa trung gian được tạo ra khi khí hạu mùa hạ chuyển sang mùa đông)khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,5 0 C cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 29-38°C; thấp nhất vào các tháng 11, 12, 1, trung bình 9-22°C. Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích đất huyện Mĩ Đức là 226.913 ha. Nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả.Mặt khác dân số huyện Mĩ Đức có 177.020 người nên đây là nguồn nhân lực rồi rào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là trồng rau màu. Rau xanh đối có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, trên thị trường hiện nay : Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thể chia rau tươi thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần ; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu ; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột ; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có các loại đường tan trong nước Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ. Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu , tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng. Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm toan. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê. Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay đa số các nguồn cung cấp không đảm bảo được điều này ví dụ < trên 80 mẫu rau xanh được lấy từ các chợ đầu mối, các cánh đồng rau trên địa bàn tỉnh Bình Định đều chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vượt mức cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng , tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông nghiệp vừa diễn ra hôm 25/8, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV – Bộ NN&PTNT) công bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Tại Bình Dương, kiểm tra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo và 9 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495 mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Một số loại rau thường bị phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như: Hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng, dưa chuột (báo GD & XH) > Để đảm bảo các nguồn cung cấp rau sạch ,rau ở thôn Kim Bôi được trồng theo qui trình như sau: 5.1. Chuẩn bị đất trồng . a. Chọn đất: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt . Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối. b. Cày, bừa, phơi đất: Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày. Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn. c. Lên luống : Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất. d. Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp: Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau. Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái. Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài. Chuẩn bị trước khi trồng: - Lên luống : Lên liếp cao 20 - 30cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng. - Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rải, trộn đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vì phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát - Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ. - Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10cm. - Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con. 5.2. Chuẩn bị giống và gieo giống . a. Xử lý hạt giống: Đề nghị phòng bệnh do nấm khuẩn có sẳn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo. b. Cách gieo hạt: có 2 cách : - Gieo hạt thẳng: - Gieo trong bầu: ( Một số hình ảnh minh họa mà người dân ở quê em đã làm ) 5.3 Chăm sóc: a. Xới xáo và vun đất vào gốc : - Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm độ đất. - Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ bất định trên gốc, thân phát triển. b. Bón phân. - Liều lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày - Cách bón phân : có nhiều cách bón + Rãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng. + Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây. + Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên. + Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân NPK dễ tiêu, có hiệu quả nhanh khi cây lớn. c. Tưới nước . Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến :Tưới phun (tưới tràn trên mặt đất), tưới rãnh (tưới ngấm). d. Phòng trừ sâu bệnh . * Phương pháp canh tác - Khử giống. - Cải thiện điều kiện môi trường. - Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật. - Bón phân thay đổi pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra. - Luân canh và xen canh. * Phương pháp sinh học: - Sử dụng giống kháng. - Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên. * Phương pháp hoá học: Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng trị dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh. Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong sử dụng trong trường hợp cần thiết. 5.4. Thu hoạch và sơ chế. - Trước khi thu hoạch ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng. - Thời gian thu hoạch là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. - Sau khi cây rau sinh trưởng phát triển đảm bảo thời gian sinh trưởng của từng loại rau, cây rau chuyển sang giai đoạn chín kỹ thuật, hay chín thu hoạch là thời điểm sản phẩm có thể sử dụng làm thương phẩm rau sạch . Đối với thu hoạch cây lấy trái, tiến hành thu hoạch khi trái đủ tuổi và trái có màu xanh mượt còn lớp phấn trắng, suông đẹp, không hái non quá sẽ giảm năng suất, già quá sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. Khi thu trái dùng dao bén hoặc kéo để cắt cuốn không ảnh đến cây . - Rau sạch được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, và đưa rau vào hồ xử lý bằng dung dịch Ozone, sau đó để ráo cho vào túi sạch trước khi vận chuyển đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. 5.5. Vận chuyển, bảo quản : - Phương tiện vận chuyển rau sạch là loại xe chuyên dùng để vận chuyển sản phẩm rau về cửa hàng để bán, phải được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm. - Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. - Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng. - Rau sạch được bảo quản trong điều kiện thoáng mát, sắp xếp gọn gàng tránh dập nát, luôn luôn giữ được độ tươi. Với qui trình gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn của rau sach VietGap như trên là lí do chính khiến khách hàng yên tâm khi chọn sản phẩm rau sạch của chúng tôi ”. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Địa lý, Sinh học ,Công nghệ làm cho khả năng thuyết minh, trình bày của học sinh có tính thiết phục cao đối với người nghe. Việc vận dụng các kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. Chúng em rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo ,các thầy cô giáo để chúng em học tập được tốt hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn ! Vạn Kim,ngày 6 tháng 12 năm 2014 Học sinh thực hiện bài thi : 1.Dương Thị Ngọc - Lớp 8A 2.Đinh Kiều Phương Thảo- Lớp 8A . TRUNG HỌC CƠ SỞ VẠN KIM Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn Tên tình huống: Làm thế nào để có " Rau sạch quê hương " ? Học sinh thực hiện: 1.Họ. tình huống: Làm thế nào để có “ Rau sạch quê hương Môn học chính được học sinh giải quyết tình huống : Môn sinh học; Môn Địa Lý; Môn kĩ thuật nông nghiêp. Các môn tích hợp : Môn sinh học; Môn. Kim. 4 .Giải pháp giải quyết tình huống: -Vận dụng kiến thức liên môn: - Môn Địa Lý:vị trí địa lý,đặc điểm thôn Kim Bôi -Môn Sinh học:vai trò của rau xanh đối với sức khỏe con người,thực trạng của rau

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w