I. TÊN TÌNH HUỐNG: “GIỮ MÃI MÀU XANH LỤC THỦY” II. MỤC TIÊU - Nhằm giảm thải lượng rác ở Hồ Gươm. - Góp phần cải tạo nguồn nước ở Hồ Gươm. - Nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch khi đến thăm Hồ Gươm. - Giữ cho môi trường quanh hồ xanh- sạch- đẹp. - Bảo vệ sức khỏe của người dân sống quanh hồ. - Bảo vệ mạng sống của những sinh vật sống dưới hồ. - Đưa Hồ Gươm thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. III. TỔNG QUAN • Vài nét về lịch sử của Hồ Gươm: Là một hồ nước ngọt tự nhiên của Thành phố Hà Nội với diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1750 m. Hồ Gươm là niềm tự hào của lớp lớp người dân Hà Nội, là điểm dừng chân không thể thiếu của mỗi du khách khi đến thăm Thủ đô. Nơi đây không chỉ là một cảnh quan đẹp mà còn ẩn chứa trong mình các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với sự hình thành Thăng Long - Hà Nội.Cách đây khoảng sáu thế kỉ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm – viên ngọc Xanh của Thủ đô Hà Nội ngày nay là một phân lưu rộng nhất của sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu Hình ảnh Hồ Gươm - Hòn ngọc Xanh của Hà Nội Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng: Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên Hồ Gươm, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Hình ảnh Tháp Rùa – điểm nhấn của Hồ Gươm 2 Buổi sáng trong lành ở Hồ Gươm • Thực trạng của Hồ Gươm: - Hồ Gươm đã từng đẹp là thế nhưng thời gian gần đây, cảnh tượng Hồ Gươm với những với những vết đen loang lổ và rác lềnh bềnh… khiến những người chứng kiến không khỏi “rùng mình”. Và thật xót xa trước những tiếng kêu cứu của động vật sinh sống trong hồ, trong đó có cả cụ Rùa linh thiêng Hình ảnh Cụ Rùa ngoi lên mặt nước hít thở một chút không khí 3 Các nhà khoa học hiện nay đều khẳng định, môi trường nước Hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm. Trong số 51 loài vi tảo có trong hồ thì có gần 90% là loài tảo lam độc hại. Đáng chú ý, sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của tảo mà chủ yếu là tảo lam độc đã khiến hồ bị phì dưỡng cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ trong bùn rất cao. Bên cạnh đó, nước thải và bùn đất do mưa cuốn vào hồ đã làm lớp bùn lắng xuống đáy hồ ngày một dày (từ 1,3 m – 1,86 m) gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc, không những thế còn cản trở việc lưu thông nước hồ với các nguồn nước ngầm khiến mực nước hồ ngày một cạn. Trước đó, giải pháp hut bùn ngầm sử dụng công nghệ và thiết bị của Cộng hòa liên bang Đức đã thực hiện hút thử nghiệm trên khoảng 1% diện tích hồ. Nhưng, vẫn còn một số nhược điểm mà giải pháp này chưa khắc phục được như thiết bị chỉ hút được bùn mà không loại bỏ được dị vật như gạch, đá, bê tông… có trong hồ. Chính vì vậy, thực trạng ô nhiễm nước Hồ Gươm vẫn còn hiện hữu. Để Hồ Gươm không bị ô nhiễm và giữ mãi màu xanh Lục Thủy như vốn có đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả xã hội, từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể người dân và du khách. Và điều đặc biệt nhất có thể đem lại màu xanh cho Lục Thủy chính là ý thức của mỗi người. IV. GIẢI PHÁP Qua thực trạng, nhóm chúng em – những học sinh của lớp 6E - Trường THCS Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội đã tìm ra một số giải pháp khá khả thi, phù hợp với lứa tuổi học sinh và dễ làm với tất cả mọi người để làm giảm bớt sự ô nhiễm của nước Hồ Gươm, góp phần bảo vệ môi trường. Các giải pháp cụ thể như sau: 1, Phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân và khách khách du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường nước và xung quanh Hồ Gươm. 2, Tái chế đồ bỏ đi thành thùng rác dễ thương, đặt xung quanh Hồ Gươm, tạo sự tiện lợi và thu hút cho người dân bỏ rác. Giới thiệu về Handmade - Nghệ thuật tái chế đồ bỏ đi với mọi người. 3, Tổ chức những nhóm học sinh đi nhặt rác, làm sạch môi trường quanh khu vực Hồ Gươm vào những ngày nghỉ học, từ đó kêu gọi mọi người cùng thanh gia V. THUYẾT MINH VỀ GIẢI PHÁP 1. Phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân và khách khách du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường nước và xung quanh Hồ Gươm. 4 Chúng ta có thể tìm những nội dung cơ bản về thực trạng môi trường hiện nay, tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường và khẩu hiệu cụ thể để hành động bảo vệ môi trường. Nội dung tuyên truyền cần khẳng định với vấn đề bảo vệ môi trường đừng nói tôi sẽ, mà hãy làm ngay và luôn. Nội dung tuyên truyền cần biến việc bảo vệ môi trường thành một thói quen, một lối sống! Tất cả mọi người đếu có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc đơn giản nhất như không sử dụng túi nilon, dùng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết, tái chế tất cả các sản phẩm giấy… Mỗi người đều có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc rất nhỏ, đơn giản. Trong cuộc sống hằng ngày, các bạn có thể gom chai nhựa để bán ve chai để thúc đẩy quá trình tái chế. Không chạy theo thời trang, cố gắng giữ quần áo càng bền lâu càng tốt. Hạn chế sử dụng xe máy để giảm lượng khói thải. Khi tắm cố gắng tắm nhanh để tiết kiệm nước, chỉ dùng lượng xà phòng vừa đủ. Tuyên truyền trong gia đình sử dụng đèn compact, không sử dụng máy điều hòa để tiết kiệm năng lượng. Giới trẻ phải tiên phong hành động vì môi trường. Có câu nói: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Vì vậy, việc xây dựng được những “tính cách” bảo vệ môi trường, biến nó thành nếp sống, thói quen cho người trẻ sẽ cần thiết hơn nhiều những lời kêu gọi. Phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân và khách khách du lịch 5 2. Tái chế đồ bỏ đi thành thùng rác dễ thương, đặt xung quanh Hồ Gươm, tạo sự tiện lợi và thu hút cho người dân bỏ rác. Để kêu gọi các bạn trẻ, người dân và du khách không vứt rác bừa bãi quanh Hồ Gươm, có thể tổ chức các cuộc thi tái chế những đồ cũ, đồ bỏ đi thành những thùng rác tiện lợi, trang trí thùng rác thật đẹp, bắt mắt và dùng những sọt rác ấy vào cuộc sống. Những thùng rác với nhiều cấu trúc, kiểu dáng khác nhau chắc chắn sẽ thu hút mọi người bỏ rác đúng nơi. Ngoài ra, cần có những buổi hội thảo tại trường học để nâng cao ý thức cho các em nhỏ, xây dựng cho các em thói quen không phóng uế, vứt rác bừa bãi. Những thùng rác tái chế có thể được sử dụng từ vỏ bình nước uống loại 20 lít, cắt bỏ bớt phần thân trên; từ những tấm tôn hỏng hay thùng carton bỏ đi. Mỗi thùng rác tái chế này được đặt dưới các gốc cây xanh mang đậm tính sáng tạo và tình yêu thiên nhiên môi trường. Thùng rác xanh – sản phẩm của Đinh Phương Linh (lớp 6E - THCS Dịch Vọng) 6 Túi tái chế - sản phẩm của Ngô Thùy Dương (lớp 6E- THCS Dịch Vọng) 3. Tổ chức những nhóm học sinh đi nhặt rác, làm sạch môi trường quanh Hồ Gươm vào những ngày nghỉ học, từ đó kêu gọi mọi người cùng tham gia. Với lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể tổ chức thành các nhóm nhỏ đi nhặt rác xung quanh Hồ Gươm vào những ngày nghỉ. Việc tổ chức đi nhặt rác quanh hồ có thể đưa vào thành những buổi sinh hoạt tập thể của chi đội, liên đội, chi đoàn, liên chi đoàn trong nhà trường. Nhặt rác nên được tổ chức thành các hoạt động thường xuyên cho các bạn học sinh 7 VI. Ý NGHĨA Chúng ta ai cũng đều hiểu rằng, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhờ hoạt động bảo vệ môi trường đã phần nào hạn chế được những tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp… Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng Trái Đất đang nóng dần lên, vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân loại. Thông qua hoạt động thực tiễn làm sạch môi trường nước Hồ Gươm trong tình huống “Giữ mãi màu xanh Lục Thủy”, hy vọng rằng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực Hồ Gươm nói riêng và môi trường nói chung của mỗi người sẽ đươc nâng cao. Và trong thời gian không xa, Hồ Gươm sẽ sớm trở về với màu xanh vốn có như tên gọi một thời: Hồ Lục Thủy. 8 . I. TÊN TÌNH HUỐNG: “GIỮ MÃI MÀU XANH LỤC THỦY” II. MỤC TIÊU - Nhằm giảm thải lượng rác ở Hồ Gươm. - Góp phần cải tạo nguồn. Thông qua hoạt động thực tiễn làm sạch môi trường nước Hồ Gươm trong tình huống Giữ mãi màu xanh Lục Thủy , hy vọng rằng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực Hồ Gươm nói riêng và môi trường. nhiễm và giữ mãi màu xanh Lục Thủy như vốn có đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả xã hội, từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể người dân và du khách. Và điều đặc biệt nhất có thể đem lại màu xanh