1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG QLGD

14 976 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 108 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Anh (chị) hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học. Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Trịnh Văn Minh Học viên: HÀ NỘI – 2014 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 18 tháng 04 năm 2014 Thời gian nộp bài: ngày 18 tháng 04 năm 2014 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): ĐỀ BÀI 2 Anh (chị) hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học. BÀI LÀM 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, khối lượng tri thức trên thế giới tăng theo cấp số nhân. Các nước trên thế giới đều chú trọng lấy giáo dục đào tạo làm động lực phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh đó, đổi mới hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam được coi trọng đặc biệt, việc phát triển đội ngũ giảng viên là một vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với các cơ sở đào tạo nói riêng, của ngành giáo dục và đào tạo nói chung. Tại Điều 15 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục". Nghị quyết số 37/2004/NQ- QH11của Quốc hội khoá 11 đã nêu rõ: "Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục". Quyết định số: 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về xác định mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010: Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đại học và cao đẳng. Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ bổ sung nhân lực trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng. Giảng viên được tạo điều kiện để tiếp cận với tri thức và các thành tựu khoa học - công nghệ mới của thế giới. Đề án xây dựng, phát triển trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến năm 2020 đã xác định: Trường CĐSP Vĩnh Phúc là cơ sở giáo dục, nằm trong hệ thống giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng 4 giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ giáo dục bậc học mầm non, phổ thông (trung học cơ sở, tiểu học), đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn đáp ứng phục vụ cho phát triển kinh tế. Liên kết đào tạo trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học khác để phục vụ sự nghiệp phát triển cho một số ngành thuộc về văn hoá - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương, trường CĐSP Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, khẳng định được chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ ở địa phương. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay thì đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập: Số lượng giảng viên còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nhà trường. Trình độ của đội ngũ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, khả năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng còn chưa hiệu quả. Để giải quyết những bất cập đó, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề nghiên cứu là phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc với cách đặt tên đề tài theo thứ tự ưu tiên: 1. "Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng”. 2. “Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng”. 3. “Về phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng”. 2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Tại sao phải phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh 5 Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng? 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng? 2.3. Cần có những giải pháp nào để phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng ? 3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu nghiên cứu, đề xuất và áp dụng được những giải pháp quản lý thích hợp và khả thi trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý có hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng, các chính sách đãi ngộ, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát triển và khuyến khích sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng của đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất những giải pháp quản lý khả thi nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng. 5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5.1. Khách thể nghiên cứu - Hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP. 5.2. Đối tượng nghiên cứu - Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về đội ngũ giảng viên, những thành tựu và hạn chế trong quá trình quản lý đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc. 6 6.3. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, văn bản, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và sắp xếp thành một hệ thống lý luận. 7.2. Phương pháp điều tra Xây dựng các phiếu hỏi lấy ý kiến của các cấp quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Trưởng, phó các phòng, khoa, tổ chuyên môn, các giảng viên) để tổng hợp kết quả, đánh giá thực trạng. 7.3. Phương pháp chuyên gia Trưng cầu ý kiến chuyên gia bằng phiếu. Sau đó tổng hợp kết quả, phân tích, đưa ra các giải pháp cần thiết và khả thi. 7.4. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý số liệu thu được, trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính và kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Chương 3: Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 7 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Câu hỏi nghiên cứu 3. Giả thuyết nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.2. Phát triển 1.2.3. Đội ngũ, đội ngũ giảng viên 1.2.4. Trường Cao đẳng Sư phạm 1.2.5. Đổi mới, đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng 1.3. Trường Cao đẳng Sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1. Vị trí, chức năng 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1.3.3. Mục tiêu phát triển 1.3.4. Cơ cấu tổ chức 1.3.5. Đội ngũ giảng viên 1.4. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP 1.4.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ 8 1.4.2. Quản lý tuyển dụng giảng viên 1.4.3. Quản lý đào tạo và bồi dưỡng giảng viên 1.4.4. Các chính sách đối với giảng viên 1.4.5. Quản lý môi trường và các điều kiện làm việc của giảng viên 1.4.6. Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch 1.5. Quan điểm, nhu cầu của việc phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP 1.5.1.Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP 1.5.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay 1.6. Kết luận chương 1 Chương 2 Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng 2.1. Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1. Khái quát các đặc điểm tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của kinh tế – xã hội tác động đến chất lượng giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc 2.2.1. Thực trạng về số lượng 2.2.2. Thực trạng về cơ cấu 2.2.3. Thực trạng về chất lượng 2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc 2.3.1. Thực trạng về công tác tuyển chọn giảng viên 9 2.3.2. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên 2.3.3. Thực trạng về việc sử dụng và xây dựng đội ngũ 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc và lý giải nguyên nhân của thực trạng 2.4. Kết luận chương 2 Chương 3 Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng 3.1. Định hướng phát triển trường CĐSP Vĩnh Phúc đến 2020 3.1.1. Định hướng chung 3.1.2. Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu mới 3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng 3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của trường nhằm đáp ứng yêu cầu mới 3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn, phân công, sử dụng đội ngũ giảng viên cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng giảng viên 3.2.3. Quản lý có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên 3.2.4. Xây dựng các chính sách đãi ngộ giảng viên, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên có điều kiện phát triển 3.2.5. Tăng cường các chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.5. Kết luận chương 3 10 [...]... Nhiệm vụ nghiên cứu Hình thức thực hiện tháng 6/2014 tháng 10/2014 Kinh phí Tự túc nghiên cứu Khảo sát, đánh giá thực Thu thập tài liệu, số liệu, Thu thập trạng về đội ngũ giảng viên, khảo sát điều tra thực trạng, được nhiều những thành tựu và hạn chế xử lý số liệu đã thu thập số liệu, tài trong quá trình quản lý đội được liệu có liên ngũ giảng viên trường CĐSP Từ tháng 7- thu được Nghiên cứu những... những vấn đề lý Nghiên cứu tài liệu tham Xây dựng luận về quản lý phát triển khảo, các công trình nghiên được đề đội ngũ giảng viên trường cứu có liên quan cương CĐSP Từ tháng 4- Kết quả Tự túc quan Vĩnh Phúc Đề xuất các giải pháp nhằm Đề ra các giải pháp phát Nêu được phát triển đội ngũ giảng viên triển đội ngũ dựa trên thực các giải trường CĐSP Vĩnh Phúc đáp trạng của nhà trường đã pháp khả thi Tự... Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học S phạm Hà Nội 14 Học viện chính trị Quốc gia ( 1999), Tập đề cương bài giảng khoa học quản lý 15 Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập 2, NXB 13 Giáo dục, Hà Nội 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) 17 Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội... 18 Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 19 Hoàng Nhân (2009), Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung cấp chuyên nghiệp thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐH Đà Nẵng 20 Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 14 ... Võ Thị Như Hà (2009), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐH Đà Nẵng 11 Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội 12 Harold Konrt, Cyril o' donnell, Hennzwelhrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 13... quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội 12 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo , NXB Giáo dục, Hà Nội 3 Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Mỹ Lộc (2004), Quản lý các cơ sở về giáo dục và đào tạo, Hà Nội 4 Chính phủ (1995), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội 5 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2009),... giải pháp phát Nêu được phát triển đội ngũ giảng viên triển đội ngũ dựa trên thực các giải trường CĐSP Vĩnh Phúc đáp trạng của nhà trường đã pháp khả thi Tự túc ứng yêu cầu trong giai đoạn phân tích ở chương 2 đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay Tháng Nộp bản thảo cho thầy Đề tài đã 11/2014 Tự túc hướng dẫn, chỉnh sửa và được chỉnh hoàn thiện luận văn Viết sửa bổ sung tóm tắt luận văn hoàn thiện . tài 2. Câu hỏi nghiên cứu 3. Giả thuyết nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Cấu. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Anh (chị) hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học. Giảng. trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, văn bản, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những vấn

Ngày đăng: 16/07/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w