1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường

94 2,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 794,81 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước kế toán là mộtcông việc quan trọng phục vụ cho việc hạch toán và quản lý kinh tế, nó còn có vai trò tích cực đối với việc quản lý tài sản và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sởvật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ tài chính kế toán. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽdựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại tổng công ty TNHH ĐTTM và PTHT Vạn Cương em đã chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng công tác tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định trong doanh nghiệp, và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường - Phạm vi nghiên cứu là kế toán Kế toán Tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường năm 2013 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu cơ bản - Phương pháp thống kê kinh tế - Các phương pháp sử dụng trong kế toán 5. Nội dung nghiên cứu Bài chuyên đề gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: cơ sở lý luận về công tác kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. Chương 3: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh 2.1. Những vấn đề chung về TSCĐ trong doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ *Khái niệm. Tài sản cố định là một trong những yếu tố cấu thành nên tư liệu lao động, làmột bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanhnghiệp cũng như trong một nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, không phải tất cả các tư liệu lao động trong một doanh nghiệp đều là tài sản cố định. Tài sản cốđịnh là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hưhỏng. Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. • Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải • Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả • Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. • Nguyên giá tài sản cố định: - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. • Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. • Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. • Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. *Đặc điểm Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc điểm là: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị TSCĐ bị hao mòn dần với những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng được dịch chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động khác: như hoạt động phúc lợi, sự nghiêp, dự án, giá trị TSCĐ bị tiêu dùng dần trong quá trình sử dụng. Đối với TSCĐ vô hình, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do những đặc điểm nêu SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh trên đòi hỏi TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ để sử dụng hiệu quả trên cả hai phương diện: hiện vật và giá trị. Về hiện vật, cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý, sửa chữa, bảo quản kịp thời. Về mặt giá trị, phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ đã thu hồi và có phương pháp đầu tư một cách kịp thời. 2.1.2. Vai trò của TSCĐ TSCĐ là điều kiện hình thành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp, không có một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có TSCĐ. Trong các doanh nghiệp may, TSCĐ luôn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản. Do đó TSCĐ là một trong những cơ sở, tiền đề để doanh nghiệp hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch sản xuất và phát triển thị trường. TSCĐ trong các doanh nghiệp là điều kiện để xác định quy mô của doanh nghiệp, xác định khả năng tận dụng lợi thế về quy mô, tăng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp -Tiến hành ghi chép, tính toán và phản ánh chính xá , đầy đủ, kịp thời về tình hình hiện có và sự biến động của các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. -Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, TK, sổ sách và báo cáo kế toán phù hợp phục vụ cho việc thu nhận, hệ thống hoá, tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ trong doanh nghiệp. -Định kỳ và thường xuyên tham gia công tác lập kế hoạch và phân tích tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ, sử dụng nguồn vốn khấu hao . Tham gia vào việc lậo và tổ chức thực hiện dự toán đầu tư XDCB, dự toán SCL TSCĐ, tính toán và phân bổ chính xác khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh 2.1.4. Phân loại TSCĐ SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện vật chất kết hợp với tính chất đầu tư Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được phân thành: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính * TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình là các tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể, có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam , Một tư liệu lao động nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai tư việc sủ dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có thời gian sử dụng từ trên 1 năm trở nên. - Có giá trị theo quy định hiện hành ( từ 30 triệu đồng trở lên). Thuộc loại tài sản này gồm có: + Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của Doanh Nghiệp được hình thành sau quá trình thi công và xây dung như nhà kho,xưởng sản xuất,cửa hàng… + Thiết bị, dụng cụ quản lý: thiết bị sử dụng trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh như thiết bị điện tử,máy tính + Máy móc, thiết bị : là tất cả máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị động lực,máy móc thiết bị công nghệ + Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. + Phương tiện vận tải,truyền dẫn như ôtô,máy kéo,tàu thuyền sử dụng vận chuyển và thiếtbị truyền dẫn như đường ống dẫn nước,dẫn hơi,dẫn khí + Tài sản cố định khác. *TSCĐ vô hình. Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh Thuộc loại này gồm có: + Quyền sử dụng đất. + Phần mềm máy vi tính. + Quyền phát hành. + Giấy phép, giấy chuyển nhượng quyền. + Bản quyền, bằng sáng chế. + TSCĐ vô hình khác. + Nhãn hiệu hàng hoá. *TSCĐ thuê tài chính Là những TSCĐ mà Doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính và thoả mãn các tiêu chuẩn của thuê tài chính TSCĐ. Theo cách phân loại này cho biết kết cấu của từng loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật Công ty có những loại TSCĐ nào,tỷ trọng của từng loại của TSCĐ chiếm trong tổng nguyên giá TSCĐ là bao nhiêu? Điều này giúp cho Công ty quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý,xác định cụ thể thời gian hữu ích của TSCĐ để từ đó có biện pháp trích khấu hao một cách hợp lý. b. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. Theo cách phân loại này, TSCĐ được phân thành các loại sau: - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung. - TSCĐ liên doanh liên kết với đơn vị trong và ngoài nước. - TSCĐ được viện trợ, biếu tặng. Qua cách phân loại này ta biết được TSCĐ của Doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn nào để từ đó có kế hoặch đầu tư hợp lý trong việc mua sắm TSCĐ c. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng và công dụng. Theo cách phân loại này, TSCĐ được phân thành: - TSCĐ đang dùng. SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh - TSCĐ chưa dùng. - TSCĐ không cần dùng. - TSCĐ chờ thanh lý. Cách phân loại này cho thấy tình hình sử dụng TSCĐ thực tế của doanh nghiệp, từ đó có phương hướng cụ thể với việc sử dụng tài sản cho hiệu quả nhất. 2.1.5Đánh giá tài sản cố định 2.1.5.1 Xác định nguyên giá TSCĐ  Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình: a) TSCĐ hữu hình mua sắm: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Nguyên giá = Giá mua + Chi phí liên quan – các khoản giảm trừ (nếu có) - Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua + chi phí (nếu có) - Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này, SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điều khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định. Nguyên giá = giá quyết toán công trình b) TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). Nguyên giá = Giá trị hợp lí nhận về (đem trao đổi) + các chi phí liên quan Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. c) Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). Nguyên giá = Giá thành thực tế + chi phí (nếu có) d) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá = giá quyết toán + lệ phí trước bạ + các chi phí liên quan trực tiếp Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng. e) Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhậnhoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. Nguyên giá = Giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 [...]... Thông tư này 2.1.5.3 Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định 1 Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình: − Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định − Đối với tài sản cố định. .. định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh + Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau: - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố. .. xác định như: - Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định: SVTH: Vũ Nam Phong MSSV: 11011703 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Võ Thị Minh Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45 /2013/TT-BTC của Bộ Tài chính - Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định. .. của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) 1 = Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. .. xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định + Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó + Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định. .. trích khấu hao còn lại của tài sản cố định T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số /2013/TT-BTC t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định - Xác định mức trích khấu hao hàng... Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế = - Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay... hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng,... với chủ đầu tư  Thẩm quyền phê duyệt Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao của tài sản cố định: - Bộ Tài chính phê duyệt đối với: + Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên do các Bộ ngành, Thủ tư ng Chính phủ quyết định thành lập + Các công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên - Sở Tài chính... chi tiết TSCĐ thuê tài chính D Phương pháp hoạch toán kế toán khấu hao TSCĐ Phương pháp hoạch toán chi tiết khấu hao tìa sản cố định được thể hiện qua sơ đồ sau: 211,213 214 627,641,642 Giá trị hao mòn của TSCĐ Trích khấu hao giảm do thanh lý, nhượng bán 431,466 Hao mòn TSCĐ Sơ đồ2.4 : phương pháp hoạch toán kế toán khấu hao TSCĐ 2.2 Kế toán tổng hợp tài sản cố định 2.2.1 Chứng từ kế toán + Phiếu thu . trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH đầu tư thương. chức công tác kế toán Tài sản cố định trong doanh nghiệp, và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường - Phạm. tổng công ty TNHH ĐTTM và PTHT Vạn Cương em đã chọn đề tài: “ Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường SVTH:

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w