1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng dabaco

33 527 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 373 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bao gồm tổng hợp các biện pháp kinh tế - kỹthuật – tài chính, có ý nghĩa góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực củadoanh nghiệp, từ đó tác động

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 2

1.1 Một số nội dung cơ bản về VLĐ trong các doanh nghiệp 2

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của VLĐ 2

1.1.1.1 Khái niệm về VLĐ 2

1.1.2 Phân loại VLĐ trong doanh nghiệp 3

1.1.3.1 Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 6

1.1.3.2 Vốn thuộc các khoản phải thu 7

1.1.3.3 Vốn vật tư, hàng hoá 7

1.1.3.4 Tài sản lưu động khác 7

1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ 8

1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 8

1.2.2.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ 8

1.2.2.2 Kỳ thu tiền trung bình 9

1.2.2.3 Vòng quay hàng tồn kho 10

1.2.2.4 Các hệ số khả năng thanh toán 10

1.2.2.5 Hệ số sinh lời vốn lưu động 11

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp .11

1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp 11

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DABACO TRONG THỜI GIAN 2010 – 2012 12

2.1 Một số nét khái quát về công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco 12

Trang 2

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 12

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 13

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ 15

2.1.4 Kết quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp 15

2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco 17

2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh 17

2.2.2 Phân tích cơ cấu VLĐ của công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco 18

2.2.3 Đánh giá tình trạng quản lý và sử dụng VLĐ 21

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco 26

2.3.1 Những kết quả đạt được 26

2.3.2 Một số tồn tại chủ yếu 26

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DABACO 28

3.1 Kế hoạch SX – KD và sử dụng VLĐ của công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco đến năm 2015 28

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco 28

KẾT LUẬN 31

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Vốn là yếu tố hàng đầu không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hànhsản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì kết quả thu về từ lượng vốn

bỏ ra sẽ càng lớn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bao gồm tổng hợp các biện pháp kinh tế - kỹthuật – tài chính, có ý nghĩa góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực củadoanh nghiệp, từ đó tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn không phải chỉ riêng một đối tượng nào mà tất cảcác nhà kinh doanh, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đều phải tính toán kỹ lưỡngđến các phương hướng, biện pháp làm sao sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quảnhất, sinh được nhiều lợi nhuận nhất Thực tế cho thấy, để thực hiện được điều đókhông phải là đơn giản Rất nhiều doanh nghiệp không đứng vững nổi trong cơ chế thịtrường, làm ăn thua lỗ Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp đạt đượcthành công, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và thế giới

Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco”

làm luận văn của mình

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy GS.,TS Vũ Văn Hóa

cùng tập thể cán bộ phòng tài chính – kế toán công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luậnvăn này

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1.1Một số nội dung cơ bản về VLĐ trong các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của VLĐ

1.1.1.1 Khái niệm về VLĐ

Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thựchiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận Mỗi doanh nghiệp có thể thựchiện một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ

Doanh nghiệp muốn hoạt động được thì trước hết phải có vốn Đối tượng laođộng trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận Một bộ phận là vật tư

dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được thường xuyên liên tục như : nguyênvật liệu Một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến như sảnphẩm dở dang Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưuđộng Để phục vụ cho quá trình sản xuất còn phải dự trữ một số công cụ, dụng cụ,gọi là tài sản lưu động sản xuất

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.Bởi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với mục đích bán trên thị trường và thu đượclợi nhuận Mặt khác từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước giao quyền tựchủ sản xuất kinh doanh và tự cấp phát tài chính cho các doanh nghiệp Vì vậy, cácdoanh nghiệp phải tự tiêu thụ sản phẩm của mình và thanh toán với khách hàng

Từ đó sẽ phát sinh vốn để thanh toán giữa người mua và người bán, hai bộ phậnnày biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu thông (vốn bằng tiền và cáckhoản phải thu)

Tài sản lưu động nằm trong quá trình sản xuất và tài sản lưu động nằm trongquá trình lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng đảm bảo cho quá trình táisản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi

Như vậy, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số vốn tiền tệ ứng trước đểđầu tư vào TSLĐ đó, số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi VLĐ của

Trang 5

doanh nghiệp Hay VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tàisản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thựchiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vàolưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần saumột chu kỳ kinh doanh.

Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hìnhthái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

1.1.2 Phân loại VLĐ trong doanh nghiệp

VLĐ rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sửdụng vốn lưu động có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng toàn bộ số vốn sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải luôn coi trọng việc quản lý vốnlao động

Để quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn lưu động thì công việc trước tiên màdoanh nghiệp phải làm là phân loại VLĐ để có thể phân tích, đánh giá tình hìnhquản lý và sử dụng VLĐ ở mỗi khâu Từ đó, có phương hướng khắc phục nhữngkhâu chưa tốt, phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cóhiệu quả hơn

VLĐ của doanh nghiệp dựa vào những tiêu thức khác nhau thì được chia thànhcác thành phần khác nhau

* Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành:

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

+ Vốn bằng tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

Trang 6

+ Các khoản phải thu: chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện sốtiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch

vụ dưới hình thức bán trước trả sau

- Vốn vật tư, hàng hóa:

Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư hàng hóa gồm 3 loại:

+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ

+ Sản phẩm dở dang

+ Thành phẩm

Ba loại này còn được gọi chung là hàng tồn kho Trong doanh nghiệpthương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa dự trữ

Vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm các khoản vốn sau:

+ Vốn về nguyên liệu và vật liệu chính

* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

có thể chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu sau:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản sau:

+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính

Trang 7

+ Vốn về chi phí trả trước

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông, gồm các khoản:

+ Vốn thành phẩm

+ Vốn bằng tiền

+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác

+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng

* Dựa theo nguồn hình thành

- Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối vàđịnh đoạt

1.1.3 Bảo toàn VLĐ của doanh nghiệp

Bảo toàn VLĐ trong các doanh nghiệp là bảo đảm số VLĐ thu hồi sau mỗichu kỳ kinh doanh đủ để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh trong kỳ tiếptheo đồng thời có thể bổ sung thêm cho nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc đầu tưthêm các trang thiết bị, máy móc,…phục vụ sản xuất

Quản lý và sử dụng VLĐ là 1 khâu quan trọng trong công tác tài chính,trong đó việc bảo toàn vốn là vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triểncủa mỗi doanh nghiệp

VLĐ trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức vật tư hàng hoá và tiền tệ

Sự luân chuyển và chuyển hoá thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố làm choVLĐ của doanh nghiệp bị giảm sút

Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn VLĐ nhằm đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi mà thực chất là đảm bảo cho vốncuối kỳ mua đủ 1 lượngvật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá tăng lên,

Trang 8

tức là tái sản xuất giản đơn về vốn lưu động trong điều kiện quy mô sản xuất ổnđịnh Tuỳ theo đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có phương pháp bảo toànvốn hợp lý Các biện pháp đó là :

- Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá,vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, để xác định số VLĐ hiện có của doanh nghiệptheo giá trị hiện tại, trên cơ sở kiểm kê đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với

sổ sách kế toán mà điều chỉnh cho hợp lý

- Những vật tư hàng hoá bị tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kémphẩm chất,hay không phù hợp với nhu cầu sản xuất doanh nghiệp phải chủ độnggiải quyết, phần chênh lệch thiếu phải xử lý kịp thời bù đắp lại

- Đối với doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, cần tìm biện pháp để loại trừ lỗtrong kinh doanh Một trong những biện pháp tốt là sử dụng kỹ thuật mới vào sảnxuất và cải tiến phương pháp công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, tăng vòng quayVLĐ Để đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, doanh nghiệp cần biết lựa chọn cân nhắc

để đầu tư vốn vào khâu vào và lúc nào là có lợi nhất, tiết kiệm nhất

Để đảm bảo VLĐ trong điều kiện lam phát, khi phân phối lợi nhuận cho cácmục đích tích luỹ và tiêu dùng, doanh nghiệp phải dành ra một phần lợi nhuận để

bù đắp số vốn vì lạm phát và phải được ưu tiên hàng đầu

1.1.3.1 Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Trang 9

* Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Vì tiền là tài sản không sinh lời, nên doanh nghiệp muốn duy trì một lượngtài sản có tính chuyển đổi dễ dàng thường để chúng dưới dạng đầu tư tài chínhngắn hạn hơn là giữ tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đó là : trái phiếu, cổphiếu được mua bán tại thị trường tài chính một cách dễ dàng

Doanh nghiệp giữ tiền mặt rất nguy hiểm, vì tiền mặt có thể trở nên mất giá,còn việc đầu tư tài chính ngắn hạn thường mang lại thu nhập cho doanh nghiệp Đó

là tiền lãi của trái phiếu, cổ phiếu và sự tăng giá của thị trường cổ phiếu

Khi lượng tiền trong doanh nghiệp cao hơn mức bình thường, doanh nghiệp

sẽ chuyển tiền thành chứng khoán ngắn hạn để có thêm thu nhập cho doanh nghiệp

và ngược lại, khi lượng tiền giảm xuống mức bình thường thì doanh nghiệp lại bánbớt chứng khoán để duy trì lượng tiền mặt ở mức hợp lý

1.1.3.2 Vốn thuộc các khoản phải thu.

Các khoản phải thu chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng nợ doanhnghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trảsau Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp phải ứngtrước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng

1.1.3.4 Tài sản lưu động khác.

Là những khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí dạng kết chuyển

 Thành lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp trượt giá bảo toàn vốn

Trang 10

1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ và một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ

Quá trình hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp cũng là quá trình hìnhthành và sử dụng vốn kinh doanh Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu đượclợi nhuận vì thế hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệpthu được trong kỳ và mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh Trong cơ cấu vốnkinh doanh, VLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng,hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụngVLĐ càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cóhiệu quả Do đó, mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán, đánh giá hiệu quả

sử dụng VLĐ để từ đó có biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ tốt hơn

Hiệu quả sử dụng VLĐ là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luânchuyển VLĐ qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Tốc độ này càng cao chứng

tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn và ngược lại

1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêusau:

1.2.2.1 Tốc độ luân chuyển VLĐ.

Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐcao hay thấp Tốc độ chu chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu : số lầnluân chuyển hay số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ

- Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh vòng quay vốn được xác định bằngcông thức tổng quát sau :

Số vòng quay

Doanh thu thuầnVLĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 11

Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển hay số vòng quay của VLĐ thựchiện trong một thời kỳ.

- Kỳ luân chuyển VLĐ : phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thựchiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian 1 vòng quay của VLĐ ở trong kỳ.Công thức tính như sau :

Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ trước

- Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Hệ số đảm nhiệm

VLĐ bình quânDoanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần

sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ, hệ số này càngnhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốncàng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều

1.2.2.2 Kỳ thu tiền trung bình.

Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền

Số dư bình quân các khoản phải thu

x 360Doanh thu thuần

Trong đó :

Số dư bình quân các

Số phải thu đầu kỳ + Số phải thu cuối kỳ

2Chỉ tiêu này cho thấy kỳ thu tiền trung bình càng dài chứng tỏ lượng vốn bịchiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại

1.2.2.3 Vòng quay hàng tồn kho

Trang 12

Phản ánh sự luân chuyển của vốn vật tư, hàng hoá doanh nghiệp Nếu vòngquay hàng tồn kho cao thì số ngày một vòng quay hàng tồn kho sẽ ít, chứng tỏ việcquản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt Doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳkinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòng quay hàngtồn kho thấp, doanh nghiệp dự trữ quá mức dẫn đến vật tư hàng hoá bị ứ đọng vàtiêu thụ chậm Từ đó, có thể dẫn đến đồng tiền vào doanh nghiệp bị giảm đi và đặtdoanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Vòng quay hàng

Doanh thu thuầnHàng tồn kho bình quân Trong đó :

Hàng tồn kho

Hàng tồn đầu năm + Hàng tồn cuối năm

2

1.2.2.4 Các hệ số khả năng thanh toán.

Để đánh giá tình hình tổ chức vốn của doanh nghiệp các nhà quản lý thườngxem một số chỉ tiêu sau :

Hệ số khả năng thanh

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạnThông thường hệ số này phải lớn hơn 1, nó phản ánh khả năng có thể thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn và đến hạn trả bằng việc chuyển nhượng cáctài sản hiện có của doanh nghiệp

Hệ số khả năng

Tài sản lưu động - Hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này thể hiện tổng tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền

để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn và đến hạn trả Hệ số này càng thấpthì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng kém, rủi ro tài chính càng tăng.Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán này còn giới hạn bởi nợ phải thu chưa đượcthanh khoản

Tiền là tài sản có tính linh hoạt cao, do đó phản ánh khả năng thanh toán

Trang 13

nhanh nhất khi khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả Doanh nghiệp không cần bán tàisản, vật tư, hàng hoá khi đã có tiền trong tay.

1.2.2.5 Hệ số sinh lời vốn lưu động.

Hệ số sinh lời

Lợi nhuận thuầnVLĐ bình quânCác chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận, nó có quan hệ thuận với mức lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó,

nó rất quan trọng, doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thấy hiệu quả sử dụng VLĐ

và so với chi phí tài trợ cho nó

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp

- Nhân tố khách quan:

+ Chính sách kinh tế của Nhà nước

+ Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô

+ Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động

+ Khả năng thanh toán, nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp

sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn

1.3Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp

- Tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm và giảm giá bán, tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

- Góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

- Tăng tích lũy cho doanh nghiệp và tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngườilao động

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

Trang 14

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

DABACO TRONG THỜI GIAN 2010 – 2012

2.1 Một số nét khái quát về công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Dabaco

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty bằng tiếng việt: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển

hạ tầng Dabaco

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Dabaco Substructure Development

& Building Investment Company Limited

- Tên công ty viết tắt: DSB CO., LTD

Địa chỉ trụ sở: Đường Huyền Quang Phường Ninh Xá – TP Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh

- Tổng vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ

- Các lĩnh vực kinh doanh chính:

* Xây dựng nhà các loại;

* Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, đô thị và nông thôn;

* Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;

* Xây dựng công trình công ích;

* Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;

Trang 15

* Lắp đặt hệ thống xây dựng khác;

* Hoàn thiện công trình xây dựng;

* Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;

* Các công trình điện và trạm điện đến 35KV;

* Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất, đá (gạch đóng rắn, gạch bờ lốc, đá dăm,

đá hộc, base );

* Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao;

* Kinh doanh các vật liệu xây dựng (gạch, ngói, xi măng, đá, cát, sỏi,sơn….) và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

* Kinh doanh dịch vụ vận tải hành kháchvà hàng hoá bằng ô tô;

* Tư vấn lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Lập hồ sơ mờithầu và tư vấn thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp Mua bán ô tô, máy móc,thiết bị và phụ tùng máy khác; Cho thuê xe và máy móc thiết bị ngành xây dựng.Kinh doanh xăng dầu và các nhiên liệu động cơ; Kinh doanh nước sạch;

Trang 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

PHÒNG THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG KINH DOANH

ĐỘI XÂY DỰNG

-

Ngày đăng: 27/10/2014, 23:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w