1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC

126 953 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế TNDN  Đối tượng nộp thuế TNDN: Là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế sau đay gọi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học 4 năm tại Trường Đại Học công nghiệp TP Hồ Chí Minh, em

đã tích lũy được nhiều kiến thức lý thuyết cho mình Theo chương trình học từ ngày02/03/2015 – 19/04/2015 em đã đi thực tập tại công ty TNHH Hoàng Lộc và đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của cô bác, anh chị trong công ty

Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài khóa luận củamình Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này em xin gửi lời cảm ơn chânthành và sâu sắc nhất tới quý thầy cô trong trường đặc biệt là cô giáo Nguyễn ThịHuyền – người đã trực tiếp hướng dẫn em, và quý cô bác, anh chị trong công ty đã tậntình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này

Em xin hứa sẽ tiếp tục cố gắng nghiên cứu và hoàn thiện thêm bài khóa luận củamình để đạt kết quả tốt

Cuối cũng em xin kính chúc quý thầy, cô cùng quý cô bác, anh chị làm việc tạicông ty TNHH Hoàng Lộc sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thanh hóa, ngày ….tháng….năm 2015

Giảng viên

Trang 4

LỜI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

Thanh hóa, ngày ….tháng….năm 2015

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu đề tài nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP 3

2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế 3

2.1.1 Cơ sở pháp lý nghiên cứu 3

2.1.2 Khái niệm về thuế TNDN 3

2.1.3 Đặc điểm của thuế TNDN 4

2.1.4 Vai trò của thuế TNDN 4

2.1.5 Nội dung cơ bản của thuế TNDN 5

2.1.5.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế TNDN 5

2.1.5.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 7

2.1.6 Thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN 29

2.1.6.1 Đăng ký thuế TNDN 29

2.1.6.2 Kê khai thuế TNDN 29

2.1.6.3 Nộp thuế TNDN 33

2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật kế toán và chuẩn mực kế toán 35

2.2.1 Cơ sở pháp lý nghiên cứu 35

2.2.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 35

2.3 So sánh, nhận xét sự khác biệt về thuế TNDN theo hai cách ghi nhận theo Luật thuế và Luật kế toán 37

2.3.1 Chênh lệch vĩnh viễn 38

2.3.2 Chênh lệch tạm thời 38

2.3.3 Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 39

2.3.3.1 Tài sản thuế thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ chênh lệch tạm thời được khấu trừ 39

Trang 6

2.3.3.2 Tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ chuyển

sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng 40

2.3.3.3 Tài sản thuế TNDN phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng 40

2.3.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 41

2.4 Tổ chức công tác kế toán thuế TNDN 42

2.4.1 Kế toán thuế TNDN hiện hành 42

2.4.1.1 Chứng từ sử dụng 42

2.4.1.2 Tài khoản sử dụng 42

2.4.1.3 Sổ sách kế toán sử dụng 43

2.4.1.4 Phương pháp hạch toán 43

2.4.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 44

2.4.2.1 Chứng từ sử dụng 44

2.4.2.2 Tài khoản sử dụng 44

2.4.2.3 Sổ sách kế toán 45

2.4.2.4 Phương pháp hạch toán 45

2.4.3 Kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 45

2.4.3.1 Chứng từ sử dụng 45

2.4.3.2 Tài khoản sử dụng 46

2.4.3.3 Sổ kế toán sử dụng 46

2.4.3.4 Sơ đồ hoạch toán 46

2.4.4 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 46

2.4.4.1 Chứng từ sử dụng 46

2.4.4.2 Tài khoản sử dụng 46

2.4.4.3 Sổ sách kế toán sử dụng 46

2.4.4.4 Phương pháp hạch toán 47

2.5 Kỳ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 47

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC 49

3.1 Tổng quan về công ty TNHH Hoàng Lộc 49

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 49

3.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 49

Trang 7

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 49

3.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 50

3.1.2 Tổ chức bộ máy của công ty 50

3.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán 52

3.1.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 53

3.1.4.1 Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty 53

3.1.4.2 Phương pháp kế toán hàng tồn kho 55

3.1.4.3 Một số chế độ kế toán khác áp dụng trong công ty 55

3.1.4.4 Quy trình công nghệ sản xuất 55

3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2013-2014 57

3.2 Thực trạng công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH Hoàng Lộc 59

3.2.1 Các khoản doanh thu, chi phí phát sinh tại doanh nghiệp 59

3.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 60

3.2.2.1 Chứng từ sử dụng 61

3.2.2.2 Tài khoản sử dụng 61

3.2.2.3 Sổ kế toán sử dụng 61

3.2.2.4 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 62

3.2.3 Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 84

3.2.3.1 Chứng từ sử dụng 84

3.2.3.2.Tài khoản sử dụng 84

3.2.3.3 Sổ kế toán sử dụng 84

3.2.3.4 Kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 84

3.2.4 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 89

3.2.4.1.Chứng từ sử dụng 89

3.2.4.2 Tài khoản sử dụng 89

3.2.4.3 Sổ sách kế toán sử dụng 89

3.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập hoãn lại 94

3.2.5.1 Chứng từ sử dụng 94

3.2.5.2 Tài khoản sử dụng 94

3.2.5.3 Sổ sách kế toán 94

Trang 8

3.2.5.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập hoãn lại 94

3.2.6 Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH Hoàng Lộc 99

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC 102

4.1 Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH Hoàng Lộc 102

4.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH Hoàng Lộc 105

4.2.1 Nhóm giải pháp 1: Hạch toán chi phí 105

4.2.2 Nhóm giải pháp 2: Công tác kế toán thuế và quản lý 108

4.2.3 Nhóm giải pháp 3: Các giải pháp khác 109

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 PHỤ LỤC: BÁO CÁO THUẾ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng kết quả kinh doanh của công ty năm 2013- 2014 57Bảng 3.2 Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty năm 2012-2014 58

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 44

Sơ đồ 2.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 45

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại 46

Sơ đồ 2.4 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 47

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quản lý doanh nghiệp Error! Bookmark not defined Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ 54

Sơ đồ 3.4 Quy trinh công nghệ sản xuất 56

Sơ đồ 3.5 Quy trình ghi sổ kế toán thuế TNDN hiện hành 61

Sơ đồ 3.6 Quy trình ghi sổ kế toán tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 84

Sơ đồ 3.7 Quy trình ghi sổ kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả 89

Sơ đồ 3.8 Quy trình ghi sổ chi phí thuế thu nhập hoãn lại 94

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

07 Cán bộ công nhân viên CB CNV

10 Chi phí quản lý doanh nghiệp CP QLDN

11 Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS

16 Kết quả hoạt động kinh doanh KQ HĐKD

17 Khoa học và công nghệ KH&CN

25 Sản xuất kinh doanh dở dang SXKD DD

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nhà nước, là một vấn

đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới Thuế trở thành công cụchủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển,

mở rộng lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế Thuế là nguồn thu chủ yếucho Ngân sách Nhà nước, thiết lập công bằng xã hội, bình đẳng giữa các thành phầnkinh tế và các tầng lớp dân cư Vì vậy nghiên cứu vấn đề thuế là rất cần thiết

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập vớinền kinh tế thế giới, Nhà nước ta cũng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mônhư chính sách thuế, chế độ kế toán Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệptrong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt độngkinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ kịp thời Kế toán thuế là mộttrong những công cụ quản lý và điều hành nền kinh tế, nó có vai trò quan trọng đối vớiNhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã mạnh dạn chọn đề tài:

“Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH Hoàng Lộc” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế TNDN trong các doanhnghiệp nói chung

 Đánh giá thực tế tình hình quản lý và tổ chức kế toán thuế TNDN làm nổi bậtlên những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán thuế TNDN tạiCông ty TNHH Hoàng Lộc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp

 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệptại công ty TNHH Hoàng Lộc

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng:

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp chứng từ kế toán: dùng để thu thập thông tin

+ Phương pháp tài khoản kế toán: dùng để hệ thống hóa thông tin

Trang 13

+ Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: sử dụng để tổng hợp số liệu từ các

sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết

- Phương pháp thống kê so sánh: dùng để thu thập và tổng hợp các thông tin, và

so sánh phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu : Kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Hoàng Lộc

 Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: tại Công ty TNHH Hoàng Lộc

+ Thời gian: Số liệu được thu thập trong kỳ kế toán năm 2014

1.5 Kết cấu đề tài nghiên cứu.

 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

 Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế TNDN trong doanh nghiệp

 Chương 3: Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty TNHH HoàngLộc

 Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN tại Công tyTNHH Hoàng Lộc

Trang 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN

TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế

2.1.1 Cơ sở pháp lý nghiên cứu

Cơ sở pháp lý nghiên cứu thuế TNDN theo luật thuế áp dụng cho kỳ tính thuếnăm 2014:

- Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ban hành vào kỳ họp thứ 3 QH12 ngày03/06/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009

- Luật số 32/2013/QH13 ban hành ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điềucủa luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (trừ một số điềukhoản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013)

- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được chính phủ ban hành ngày 26/12/2013

có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2014

- Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 18/06/2014 vềhướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quyđịnh và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và có hiệu lực thi hành từ ngày02/08/2014

- Thông tư 119/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 25/08/2014 sửa đổi, bổsung một số điều trong TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 và có hiệu lực thi hành

từ ngày 01/09/2014

- Nghị định số 91/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/10/2014 sửađổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế (sửa đổi, bổ sungNĐ218/2014/NĐ-CP ngày 26/12/2014) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014

- Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 10/10/2014 hướngdẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửđổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế có hiệu lực từ ngày15/11/2014

2.1.2 Khái niệm về thuế TNDN

- Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế củacác tổ chức và cá nhân Thuế thu nhập gồm: thuế TNDN và thuế TNCN

Trang 15

- Thuế TNDN là thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuấtkinh doanh trong kỳ(gồm lợi tức kinh doanh và các thu nhập khác sau khi đã trừ đi chiphí hợp lý, hợp lệ).

2.1.3 Đặc điểm của thuế TNDN.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là cácdoanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng

là “ người” chịu thuế

- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các Doanhnghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuếnên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộpthuế TNDN

- Thuế TNDN là thuế truy thu trước thuế thu nhập cá nhân Thu nhập mà các cánhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợinhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuếTNDN Do vậy thuế TNDN cũng có thể được xem là một biện pháp quản lý thu nhập

cá nhân

2.1.4 Vai trò của thuế TNDN.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chứcnăng tái phân phối thu nhập , đảm bảo công bằng xã hội Trong điều kiện nền kinh tếthị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh vàbình đẳng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghềcao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhậnđược thu nhập cao: ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng laođộng bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Để hạn chếnhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiếtthu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thểkinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinhdoanh, hộ cá thể, và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và

Trang 16

ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy độngnguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngàycàng dồi dào.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, pháttriển toàn diện của Nhà nước

- Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng củaNhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định

2.1.5 Nội dung cơ bản của thuế TNDN.

2.1.5.1 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế TNDN

 Đối tượng nộp thuế TNDN: Là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế ( sau đay gọi chung là doanh nghiệp), bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanhnghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu

tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầukhí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật dưới các hình thức: Công ty cổ phần,Công ty TNHH, Công ty hợp doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước,Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng tư, Các bên trong hợp đồng hợp tác kinhdoanh, Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầukhí, Công ty điều hành chung

- Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực

- Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài ( sau đâygọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh màthông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộhoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

Trang 17

+ Chi nhánh, văn phòng điều hành nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải,hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.

+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ bao gồm: cả tư vấn dịch vụ thông qua người làm cônghay một tổ chức cá nhân khác

+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài

+ “Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kếthợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền

ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiệnviệc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.”

- Trường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định củaHiệp định đó

- Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu trên có hoạt động sản xuất kinh doanhhàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế

Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư,Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanhnghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính Các tổ chức này nếu có hoạt độngchuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tạiĐiều 14 Chương IV TT123/2012/TT-BTC và tại Điều 14 Chương IV TT78/2014/TT-BTC từ ngày 02/08/2014

 Đối tượng chịu thuế TNDN: Là các khoản thu nhập hợp pháp của doanhnghiệp gồm hai nhóm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của các tổ chứckinh doanh

- Thu nhập khác: Bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượngquyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu

tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khaithác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản,

kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từchuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu

Trang 18

nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nayđòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinhdoanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từhoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

 Đối tượng tính thuế TNDN: Là khoản thu nhập tính thuế trong kỳ được xácđịnh bằng thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập được miễn thuế và cá khoản lỗ được kếtchuyển từ các năm trước

2.1.5.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định theocông thức sau:

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thìthuế TNDN phải được xác định như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự như thuếthu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đãnộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của luật thuếTNDN

- Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịuthuế TNDN mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán vàxác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDNtính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ: 5%

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%

+ Đối với hoạt động khác(bao gồm cả hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệthuật): 2%

x

Thu nhập tính thuế

Trang 19

Từ ngày 02/08/2014 áp dụng theo TT78/2014/TT-BTC bổ sung một số đối tượng

có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn

vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạtđộng kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hànghoá dịch vụ:

+ Tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam

+ Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

+ Bổ sung tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu đối với lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay là 5%

- Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính bằngngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân thị trườngliên ngân hàng theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinhdoanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính bằng ngoại tệ, trừ trường hợppháp luật có quy định khác Đối với ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái đối với độngViệt Nam thì phải quy đổi thông qua một ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đông ViệtNam

 Thu nhập tính thuế TNDN

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừthu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quyđịnh

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

 Thu nhập chịu thuế TNDN

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập

tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Trang 20

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh

thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của

hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó

Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuếsuất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân vớithuế suất tương ứng

- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượngquyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu

tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khaithác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản,

kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từchuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thunhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nayđòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinhdoanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từhoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam

 Doanh thu tính thuế TNDN

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công,tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệpđược hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như

Trang 21

cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.

Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch

vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lậphoá đơn cung ứng dịch vụ

TT78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/08/2014, bổ sung hướng dẫn thờiđiểm xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động vận tải hàng không:

+ “Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cungứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.”

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:

+ Đối bán hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bánhàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả chậm trả góp

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ(không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùngloại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nộibộ

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC bãi bỏ xác định doanh thu tính thuếđối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu tặng

Từ ngày 01/09/2014 theo TT119/2014/TT-BTC sửa dổi bổ sung: “Đối với hàng hoá,dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quátrình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sảnphẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm traođổi” loại bỏ doanh thu hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nội bộ ra khỏi doanh thu tính thuế

+ Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về hoạt động gia công baogồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụcho việc gia công hàng hoá

+ Đối với hàng hoá của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửitheo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:

* Doanh nghiệp giao hàng hoá cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp),

ký gửi là tổng số tiền bán hàng hoá

* Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của

Trang 22

doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, kýgửi hàng hoá.

+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợpđồng thuê Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thunhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanhthu trả tiền một lần

Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ thực

tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanhthu để tính thu nhập chịu thuế như sau:

* Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số tiền trảtrước chia (:) số năm trả tiền trước

* Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế làtoàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thunhập doanh nghiệp từng năm miễn thuế, giảm thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhậpdoanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước

- TT78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/08/201, bổ sung hướng dẫn xácđịnh DT tính thuế đối với HĐKD dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm:

“Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng

trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổcho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần Trườnghợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được

ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:)cho số năm thu tiền trước.”

+ Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay,doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC Quy định rõ doanh thu tính thuế

đối với hoạt động tín dụng:

+ Đối với hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài là thu từ lãi tiền gửi, thu từ lãi tiền cho vay, doanh thu về thuê tài chính phải thu

Trang 23

phát sinh trong kỳ tính thuế được hạch toán vào doanh thu theo quy định hiện hành về

cơ chế tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

+ Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hànghoá, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế

+ Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là số tiền cung cấp điện, nướcsạch ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhậpchịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hoá đơn tính tiền điện

+ Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơigôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

* Đối với hình thức bán vé, bán thẻ chơi gôn theo ngày, doanh thu kinh doanhsân gôn làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền thuđược từ bán vé, bán thẻ phát sinh trong kỳ tính thuế

* Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm,doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng năm

là số tiền bán thẻ thực thu được chia cho số năm sử dụng thẻ

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC bổ sung quy định xác định doanh

thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh sân gôn

* Đối với hình thức bán vé, bán thẻ chơi gôn theo ngày, doanh thu kinh doanhsân gôn làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền thuđược từ bán vé, bán thẻ và các khoảnh tu khác phát sinh trong kỳ tính thuế

* Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm,doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng năm

là số tiền bán thẻ và các khoản thu khác thực thu được chia cho số năm sử dụng thẻhoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần

+ Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

là toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hoá, dịch vụ khác,

kể cả phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế giátrị gia tăng, bao gồm:

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

* Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu vềthu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;

Trang 24

thu phí quản lý đơn bảo hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất,xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%(không kể giám định hộ giữa các doanh nghiệp thành viên hạch toán nội bộ trong cùngmột doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập) sau khi đã trừ đi các khoản phải chi đểgiảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm,giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồngnhượng tái bảo hiểm.

* Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm, doanh thu

để tính thu nhập chịu thuế của từng bên là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổtheo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho mỗi bên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

* Đối với hợp đồng bảo hiểm thoả thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu đểtính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ

* Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các doanh nghiệp trựcthuộc hoặc giữa doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệpbảo hiểm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thuhộ

* Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Các khoản thu hoa hồng môi giới bảohiểm sau khi trừ các khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm và hoàn hoa hồng môi giớibảo hiểm

+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mụccông trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu

* Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc,thiết bị

* Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết

bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máymóc, thiết bị

+ Đối với hoạt động vui chơi có thưởng ( casino, trò chơi điện tử có thưởng,kinh doanh giải trí có đặt cược) là số tiền thu được từ hoạt động này bao gồm cả thuếTTĐB trừ số tiền đã thưởng cho khách

+ Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi

Trang 25

giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu

tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉquỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định củapháp luật

+ Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch

vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế

 Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu

thu

- Các khoản chi được trừ: Trừ các khoản chi nêu tại khoản mục các khoản chi không

được trừ, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệptheo quy định của pháp luật

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Đối vớihoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải

có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải

có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC Bổ sung thêm điều kiện xác định

khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

+ “Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm hóa đơn giá trị giátăng và hóa đơn bán hàng) từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồmthuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

+ Bổ sung thêm quy định xử lý đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từnglần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chiphí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiềnmặt (DN được tính vào CP được trừ khi xác định TNCT Trường hợp khi thanh toán,

DN không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnhgiảm chi phí.)

+ Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phátsinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (trước ngày 2/8/2014) thìkhông phải điều chỉnh lại

Trang 26

Từ ngày 01/09/2014 theo TT119/2014/TT-BTC sử đổi bổ sung: “Trường hợpdoanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật

về hóa đơn, hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứvào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tínhvào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

           Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quyđịnh của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và cóthanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanhtoán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thunhập chịu thuế”

- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

+ Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện được quy định ở trên, trừ phần giátrị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồithường

+ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính

+ Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác

+ Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho

cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp

luật Việt Nam quy định

+ Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng

+ Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt địnhmức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tếxuất kho

+ Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải

là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay

+ Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật:

* Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Trang 27

* Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

* Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toántrong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạchtoán kế toán hiện hành

* Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độquản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC:

- Xác định rõ tài sản cố định được trích khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần

mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng Khi thực hiện trích khấu haonhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi

- Sửa đổi mức phân bổ dần vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ đối với tài sản

là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định làTSCĐ theo quy định từ tối đa không quá 2 năm lên tối đa không quá 3 năm cho phùhợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính

- Hướng dẫn rõ việc phân bổ quyền sử dụng đất có thời hạn có tham gia vào hoạt

động sản xuất kinh doanh được tính vào chi phí được trừ theo thời hạn sử dụng đất(bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới)

* Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xeđối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tảihành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàubay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hànghoá, hành khách, khách du lịch

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC, xác định rõ thu nhập từ thanh lý,

chuyển nhượng tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực muatài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định đã tính vào chi phí hợp lýtheo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lýxe.”

Từ ngày 15/11/2014 theo TT151/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung: “Trường hợp

Trang 28

doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuốngthì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định (-) sốkhấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tàisản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.”

* Khấu hao đối với tài sản đã hết giá trị sử dụng

* Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanhvừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đốivới giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt độngsản xuất kinh doanh

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC, hướng dẫn rõ các điều kiện được

trích khấu hao đối với công trình xây dựng trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng,cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm cáccông trình xây dựng trên đất thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc đất không thuộc sởhữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đi thuê hoặc mượn)

+ Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, đượcphép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèmtheo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở,người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản,lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra, mua sản phẩm thủcông làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệutận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trựctiếp bán ra Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặcngười được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tínhchính xác, trung thực

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC, bổ sung quy định được lập bảng

kê (mẫu 01/TNDN) tính vào chi phí được trừ khi mua HHDV của hộ gia đình, cá nhânkinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệuđồng/năm) không có hóa đơn

+ Chi tiền lương thuộc một trong số các trường hợp sau:

* Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao độngnhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp

Trang 29

* Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao độngnhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợpdoanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sauliền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vàomục đích khác Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng khôngvượt quá 17% quỹ tiền lương thực tế

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC, bổ sung quy định doanh nghiệp

phải giảm trừ chi phí năm sau đối với trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập

quỹ dự phòng 17% quỹ tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

mà doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương

* Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp(do một cá nhân làm chủ); thùlao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trịkhông trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC, bổ sung quy định chi tiền học phí

cho con của người lao động nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm nonđến trung học phổ thông được tính vào chi phí được trừ nếu được quy định cụ thểtrong hợp đồng lao động

+ Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn;phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 5.000.000 đồng/người/ năm; trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật chongười lao động thì mức chi tối đa để được tính vào chi phí được trừ không vượt quá5.000.000 đồng/người/năm

+ Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụthể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cảitiến

+ Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Laođộng; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượtquá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức,viên chức Nhà nước

Từ ngày 02/08/2014 theo TT78/2014/TT-BTC, quy định rõ hóa đơn, chứng từ

Trang 30

đối với chi phí mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đicông tác phục vụ cho hoạt động SXKD được tính vào chi phí được trừ trong trườnghợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động là: vé máybay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặtcủa doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

+ Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Laođộng; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài(không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của

Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước

+ Bổ sung, sửa đổi quy định không được tính vào chi phí được trừ đối với phần

chi vượt mức 1 triệu đồng/người/tháng đối với doanh nghiệp có trích nộp quỹ hưu trí

tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểmnhân thọ cho người lao động

+ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu

+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theophương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Các khoản chi sau không đúng đối tượng, không đúng mức chi vượt quá quyđịnh

Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

* Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề

cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển củaDN.Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảmbảo 100% lương cho người đi học)

* Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫugiáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý

* Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghềnghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.Chi bồi dưỡng cho lao động

nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai

+ Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân,khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chibáo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh

Trang 31

doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phầnchi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập.

Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối vớihoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bánra

Từ ngày 15/02/2014 theo ND218/ND-CP và TT78/2014-TT-BTC hiệu lực ngày

02/08/2014: Sửa đổi các khoản chi phí bị khống chế:

Nâng mức khống chế từ 10% lên 15% không phân biệt DN mới thành lập trong 3năm đầu hay đã thành lập quá 3 năm Chi phí khống chế không bao gồm khoản chiếtkhấu thanh toán cho khách hàng Tổng chi phí được trừ làm căn cứ tính mức khốngchế 15%

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại không bao gồm giá mua hàng hoá bán

ra, đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá mua của hàng hoá bán ra bao gồm thuế nhậpkhẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có)

Đối với hoạt động kinh doanh đặc thù như xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, đặtcược, casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng

Bổ sung chi phí khống chế bao gồm chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ chokhách hàng

+ Phần trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vượtmức quy định Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, chiđóng góp vào các quỹ của hiệp hội vượt quá mức quy định của hiệp hội

+ Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữucho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nướckhông có đủ chứng từ

+ Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế

+ Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng vớiphần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanhnghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh

+ Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòngtổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảohành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài

Trang 32

chính về trích lập dự phòng Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành

+ Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chikhông hết.Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố địnhtheo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưngcòn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và các khoản trích trước khác

+ Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinhdoanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiệnđúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính

+ Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đithuê trả tiền trước

+ Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi

ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằngngoại tệ

Theo TT78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 áp dụng cho kỳ tínhthế bắt đầu từ năm 2014:

+ Quy định rõ khoản lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong quá trình

đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ dần vào DT hoạt động tài chính hoặc CP tàichính khi công trình đưa vào hoạt động

+ Bổ sung được tính vào chi phí được trừ đối với chi tài trợ làm nhà đại đoàn

kết theo quy định của pháp luật có hồ sơ xác định khoản tài trợ

+ Bổ sung chi tài trợ nghiên cứu khoa học; chi tài trợ theo chương trình của nhà

nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khănđược tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu có đầy đủ thủ tục

hồ sơ quy định

+ Bổ sung quy định không được tính vào chi phí được trừ các khoản chi liên

quan trực tiếp đến việc phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổtức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả), mua bán cổ phiếu quỹ

và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp

Trang 33

+ Quy định rõ: tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế

không được tính vào chi phí được trừ

+ Bổ sung các khoản chi không tương ứng với doanh thu được tính vào chi phíđược trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Từ ngày 15/11/2014 theo TT151/2014/TT-BTC bổ sung “ Khoản chi có tính chấtphúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đìnhngười lao động, chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị, chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại

cơ sở đào tạo, chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tainạn, ốm đau, chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập, chi

hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúclợi khác Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quânthực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế củadoanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng”

 Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Namđược trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp Riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc thực hiệntrích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật này còn phảibảo đảm tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối thiểu theo quy định củapháp luật về khoa học và công nghệ

- Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng khôngđúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhậpdoanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sửdụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó

- Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học

và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuếtrong kỳ tính thuế

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng chođầu tư khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Trang 34

- Doanh nghiệp không được tính các khoản đã chi từ Quỹ phát triển khoa học

và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xácđịnh thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế Trường hợp doanh nghiệp có chi đầu tưnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp từ quỹ phát triển khoahọc công nghệ mà không đủ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã tríchquỹ sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịuthuế

 Thu nhập miễn thuế

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợptác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từtrồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản

- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp baogồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước, cày bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng,dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nôngnghiệp

- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệmới lần đầu áp dụng tại Việt Nam

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanhnghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, ngườisau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ởngười (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên,không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bấtđộng sản

- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, ngườikhuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đangcai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS Trường hợp cơ sở dạy nghề

có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với

Trang 35

tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, ngườinhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên

- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanhnghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luậtnày

- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoahọc, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam

- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệpđược cấp chứng chỉ giảm phát thải

- Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triểnViệt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập

từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngânhàng Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhànước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhậpcủa tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý

nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam

- Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáodục, đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theoquy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hộihoá khác, phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập

và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã

- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổchức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

 Xác định lỗ và kết chuyển lỗ

- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế chưabao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước chuyển sang

- Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục

số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếptheo Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát

Trang 36

sinh lỗ Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinhchưa bù trừ hết thì sẽ không được giảm trừ tiếp vào thu nhập của các năm tiếp sau

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của nămsau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khaiquyết toán thuế năm

- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu(kể cả giao, bán doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phásản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết địnhchuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất,

chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền Số lỗ của doanh nghiệp phát

sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo nămphát sinh và bù trừ vào thu nhập chịu thuế cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyểnđổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập chịu thuế của các nămtiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyêntắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

- Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyểnnhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thựchiện bù trừ theo quy định nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyểnnhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thunhập tính thuế của hoạt động đó

- Theo TT78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/08/2014, bổ sung hướng dẫnviệc bù trừ và chuyển lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng DAĐT,chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện DAĐT:

+ Lỗ được bù trừ vào lãi của hoạt động SXKD

+ Lỗ của các năm 2013 trở về trước thì được chuyển vào thu nhập của hoạt độngchuyển nhượng BĐS, … của năm nay, nếu còn lỗ thì bù trừ vào thu nhập của hoạtđộng SXKD từ năm 2014 trở đi

+ Sau khi có quyết định giải thể nếu DN có chuyển nhượng BĐS là TSCĐ của

DN thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng BĐS (nếu có) được bù trừ với lỗ từ hoạt độngSXKD (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang theo quy định) vào kỳtính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng BĐS

Trang 37

 Ưu đãi thuế TNDN

- Ưu đãi về thuế suất:

+ Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mụccông nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao.Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đầu tư mạo hiểmcho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tưphát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sởươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật Sản xuấtsản phẩm phần mềm, sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vậtliệu quý hiếm, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêuhủy chất thải, phát triển công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường

* Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao;

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vựcsản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự ánkhai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngânkhông quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thutối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanhthu

Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngânkhông quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên banghìn lao động

+ Áp dụng thuế suất 10% đối với:

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnhvực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường

Trang 38

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xãhội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 củaLuật Nhà ở.

* Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo intheo quy định của Luật Báo chí; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuấtbản theo quy định của Luật Xuất Bản

* Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông,lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và laitạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuấtmuối quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này; đầu tư bảo quản nông sản sau thuhoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm

* Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhậpcủa hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này

+ Áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm đối với:

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sảnxuất thép cao cấp, sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất máy móc, thiết

bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, sảnxuất thiết bị tưới tiêu, sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản, pháttriển ngành nghề truyền thống

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thu nhập của doanh nghiệp quy định tại khoảnnày được áp dụng thuế suất 17%

+ Áp dụng thuế suất 20% đối với thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổchức tài chính vi mô

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chứctài chính vi mô được áp dụng thuế suất 17%

Trang 39

* Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thìthời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêmkhông quá mười lăm năm.

* Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ nămđầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu; đối với doanh nghiệpcông nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngàyđược cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từngày được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao

- Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế:

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, doanh nghiệpcông nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối

đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín nămtiếp theo

* Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, thu nhập củadoanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu côngnghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của phápluật được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đakhông quá bốn năm tiếp theo

* Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thựchiện dự án đầu tư mới được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu

tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên códoanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệpnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận làdoanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp:

Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản nàychuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016

Trang 40

+ Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụngthuế suất 20% (thực hiện từ ngày 01/07/2013)

Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụngthuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò,khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phùhợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

+ Và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi

2.1.6 Thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN

2.1.6.1 Đăng ký thuế TNDN

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc nộp thuế giátrị gia tăng Tổng công ty có đơn vị hạch toán phụ thuộc khi đăng ký phải ghi rõ tên,địa chỉ của đơn vị phụ thuộc ở địa phương khác, nơi đơn vị chính đóng trụ sở thì phảiđăng ký với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở

2.1.6.2 Kê khai thuế TNDN

 Kê khai thuế TNDN tạm tính

- Hồ sơ kê khai:

+ Tờ khai thuê TNDN tạm tính quý mẫu số 01A/TNDN

+ Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mẫu số 01B/TNDN (Dành cho NNT khaitheo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu)

* Chú ý: + Những doanh nghiệp mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì kê khai theomẫu 01A/TNDN

+ Chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai và ổn định cho cả năm

+ Những doanh nghiệp không kê khai được chi phí phát sinh thì kê khai theomẫu 01B/TNDN

- Thời hạn nộp hồ sơ kê khai và nộp thuế:

+ Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngàythứ 30 của quý sau (Cụ thế: 30/04, 30/07, 30/10, 30/01)

 Kê khai quyết toán thuế TNDN

- Hồ sơ kê khai:

Ngày đăng: 15/07/2015, 22:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Ghi chú: - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
Sơ đồ 2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Ghi chú: (Trang 55)
Sơ đồ 2.2. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Ghi chú: - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
Sơ đồ 2.2. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Ghi chú: (Trang 56)
2.4.3.4. Sơ đồ hoạch toán - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
2.4.3.4. Sơ đồ hoạch toán (Trang 57)
Sơ đồ 2.4.  Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Ghi chú: - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
Sơ đồ 2.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả Ghi chú: (Trang 58)
Bảng 3.1. Bảng kết quả kinh doanh của công ty năm 2013- 2014 Nhận xét: - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
Bảng 3.1. Bảng kết quả kinh doanh của công ty năm 2013- 2014 Nhận xét: (Trang 70)
Bảng 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty năm 2012-2014 Nhận xét:   Nhìn chung thì nghĩa vụ thuế của công ty tăng lên qua ba năm, năm 2013 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
Bảng 3.2. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty năm 2012-2014 Nhận xét: Nhìn chung thì nghĩa vụ thuế của công ty tăng lên qua ba năm, năm 2013 (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w