Khái niệm TSCĐ - TSCĐ là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉtồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năngnhất định t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA
GIẢNG VIÊN HD: ĐỖ THỊ HẠNH
Trang 2GVHD: Đỗ Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……….ngày … Tháng … năm 2015
GIẢNG VIÊN
Trang 3GVHD: Đỗ Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………. ngày … Tháng … năm 2015
Trang 4GVHD: Đỗ Thị Hạnh
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ TSCĐ 15
Sơ đồ 1.2: Kế toán biến động tăng TSCĐ hữu hình 19
Sơ đồ 1.3: Kế toán biến động giảm TSCĐ hữu hình 22
Sơ đồ 1.4: Kế toán nhận tài sản cố định thuê tài chính 23
Kế toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính 24
Sơ đồ 1.5: Kế toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính 24
Sơ đồ 1.6: Quy trình hạch toán khấu hao TSCĐ 28
Sơ đồ 1.7: Quy trình hạch toán Sửa chữa lớn TSCĐ 31
Sơ đồ 1.8: Quy trình hạch toán Sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức giao thầu 32
Sơ đồ 1.9 Sơ đồ quy trình ghi sổ nhật kí chung 34
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ 34
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ quy trình ghi sổ nhật kí – chứng từ 35
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ quy trình ghi sổ nhật ký sổ cái 35
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ quy trình trên máy vi tính 36
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Vĩnh Hòa 42
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu phòng kế toán 46
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ 48
Trang 5GVHD: Đỗ Thị Hạnh
DANH MỤC BẢNG
Kế toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính 24
Bảng 2.1.Tình hình lao động của công ty tại thời điểm tháng 5 năm 2006 39
Bảng 2.2.Tình hình lao động của công ty tại thời điểm 31/12/2014 39
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 51
(Từ ngày 01 đến ngày 31/12/2014) 51
Trang 6GVHD: Đỗ Thị Hạnh
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ 3
DANH MỤC BẢNG 4
MỤC LỤC 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TSCĐ 3
1.1.1 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận, đặc điểm và vai trò của TSCĐ 3
1.1.2 Phân loại TSCĐ 4
1.1.3 Đánh giá TSCĐ 7
1.2 KẾ TOÁN TSCĐ TRONG ĐƠN VỊ SẢN XUẤT 10
1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của việc hạch toán TSCĐ 10
1.2.2 Kế toán chi tiết biến động tăng, giảm TSCĐ 12
1.2.2.1 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ 12
1.2.2.2 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ 12
1.2.3 Kế toán tổng hợp biến động tăng, giảm TSCĐ 16
1.2.3.1 Tài khoản sử dụng 16
1.3.2.2 Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định 17
1.2.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính 22
Kế toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính 24
1.2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ 24
1.2.6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 28
1.2.7 Kế toán sửa chữa TSCĐ 29
1.2.8 Kế toán kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định 32
1.2.9 Hệ thống sổ kế toán và các hình thức sổ kế toán 33
1.2.9.1 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung 33
1.2.9.2 Quy trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ 34
Trang 7GVHD: Đỗ Thị Hạnh
1.2.9.3 Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký - chứng từ 35
1.2.9.4 Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký – sổ cái 35
1.2.9.5 .Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính 36
CHƯƠNG 2: 37
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA 37
2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÍNH HOÀ 37
2.1.1.Thành lập 37
2.1.2 Tình hình tổ chức của công ty 41
2.1.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 47
2.1.4.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: 49
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA 51
2.2.1 Đặc điểm TSCĐ tại công ty cổ phần Vĩnh Hòa 51
2.2.2 Kế toán chi tiết TSCĐ 53
2.2.2.1 Nội dung về kế toán chi tiết tình hình tăng TSCĐ tại Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hòa 53
2.2.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng 54
2.2.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng 54
2.2.2.4 Phương pháp kế toán 54
54
2.2.2.5 Nghiệp vụ phát sinh 55
2.2.3 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ 61
2.2.4 Kế toán tổng hợp TSCD 63
2.2.4.1 Kế toán tổng hợp biến động tăng, giảm TSCĐ tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hòa 63
2.2.4.1.1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình tại công ty 63
2.2.4.1.1 Kế toán giảm TSCĐ 69
2.2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ 74
Trang 8GVHD: Đỗ Thị Hạnh
2.2.6 Kế toán sữa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty 80
CHƯƠNG 3: 86
MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA 86
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA 86
3.1.1 Ưu điểm 86
3.1.2 Nhược điểm 87
3.2 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HÒA 88
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện 88
3.2.2 Kiến nghị 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 9GVHD: Đỗ Thị Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở vậtchất cho hoạt động của mọi Doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung Vậynên công tác hạch toán và quản lý TSCĐ luôn được xem là một nhiệm vụ hết sức quantrọng của mỗi Doanh nghiệp Bởi tổ chức hạch toán TSCĐ không chỉ góp phần nângcao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trongviệc định hướng đầu tư và sản xuất của Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinhdoanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh
mẽ và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo rasức mạnh cạnh tranh cho các Doanh nghiệp, nhất là các Doanh nghiệp sản xuất VìTSCĐ thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng lực
và thế mạnh của Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố chính
để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí và hạ giáthành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang thiết bị đổi mới theokịp nhu cầu của thị trường
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý tàisản cố định của một công ty Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tìnhhình tài sản cố định của công ty trên nhiều góc độ khác nhau Dựa trên những thôngtin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết địnhkinh tế Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế
độ tài chính kế toán Để chế độ tài chính kế toán đến được với công ty cần có một quátrình thích ứng nhất định Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các công
ty, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời
Trước thực tế trên, muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường,bất kỳ một doanh công nghiệp nào cũng phải không ngừng đổi mới công nghệ sản xuấtkinh doanh, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trongcông ty Nếu như hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ là công cụ đắc lực củaquản lý, cung cấp thông tin chính xác cho quản lý thì tổ chức kế toán tài sản cố định là
Trang 10GVHD: Đỗ Thị Hạnh
quan trọng đối với quá trình phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanhvốn đầu tư để tái sản xuất, không ngừng đổi mới và trang bị thêm TSCĐ, trong quá
trình thực tập và tìm hiểu thực tế ở Công ty cổ phần Vĩnh Hòa, cùng với sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo Lê Thị Hồng Hà, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện kế toán Tài sản cố định tại công ty Cổ phần Vĩnh Hòa” cho chuyên đề tốt nghiệp của
Đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu và phân tích lý luận và thực tế kế toán tàisản cố định
- Phạm vi về không gian: Tại công ty cổ phần Vĩnh Hòa
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu kế toán TSCĐ năm 2014
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chứng từ kế toán: dùng để thu thập thông tin
- Phương pháp tài khoản kế toán: dùng để hệ thống hóa thông tin
- Phương pháp tổng hợp cân đối: sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toántheo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết
- Phương pháp phân tích đánh giá: tìm hiểu thực trạng của đơn vị và phân tíchđưa ra những nhận xét, đánh giá về đơn vị
* Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán TSCĐ
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Vĩnh Hòa.Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần VĩnhHòa
Trang 11GVHD: Đỗ Thị Hạnh
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TSCĐ
1.1.1 Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận, đặc điểm và vai trò của TSCĐ
a Khái niệm TSCĐ
- TSCĐ là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉtồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năngnhất định trong quá trình hoạt động của DN, có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khitham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyểndịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng
- Các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể được gọi là TSCĐ hữu hình, còn cácTSCĐ chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được gọi là TSCĐ vô hình
b Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
Theo quy định hiện nay, tiêu chuẩn để nhận biết được TSCĐ như sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ30.000.000 đồng trở lên
c Đặc điểm TSCĐ
Tài sản cố định là một trong ba yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế củamột quốc gia nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty nóiriêng Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh
Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòndần vô hình hoặc hữu hình và chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm mới tạora
Giá trị của tài sản cố định được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanhthông qua việc công ty trích khấu hao Hàng quý, công ty phải tích luỹ phần vốn này
Trang 12GVHD: Đỗ Thị Hạnh
TSCĐ vô hình không có hình dạng vật chất nhưng lại có chứng minh sự hiện diện củamình qua Giấy chứng nhận, Giao kèo, và các chứng từ có liên quan khác
d Vai trò của TSCĐ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó
nó có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất,khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triểncủa doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu Doanh nghiệpmuốn đứng vững và phát triển được thì phải tiến hành điều tra nắm bắt nhu cầu thịtrường, từ đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị phù hợp tạo ra
cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
Do đó, viêc đổi mới TSCĐ trong doanh nghiệp để theo kịp sự phát triển của xã hội làvấn đề được đặt lên hàng đầu Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiến quytrình công nghệ thì doanh nghiệp mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chấtlượng sản phẩm, đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp có uy thế cạnh tranh chiếmlĩnh thị trường
Như vậy, TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, cóvai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp TSCĐ thể hiện chính xác nhấtnăng lực, trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp và sự phát triển củanền kinh tế quốc dân
1.1.2 Phân loại TSCĐ
Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, với nhiều hình thái biểu hiện,tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau…nên để thuận lợi choquản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưngnhất định như phân theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo đặc trưng kỹthuật, …Mỗi cách phân loại có các tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán vàquản lý
a Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐ hữu hình
và TSCĐ vô hình
- TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể
Trang 13GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- TSCĐ hữu hình gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất,cửa hàng, gara để xe, chuồng trại chăn nuôi, giếng khoan, bể chứa, sân phơi, cầucống, đường sá, hàng rào…
+ Máy móc, thiết bị: Gồm các máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bịcông tác và các loại máy móc thiết bị khá dùng trong sản xuất kinh doanh
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: ô tô, máy kéo, tàu truyền ca nô dùng trongvận chuyển; hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi, ôxy, khí nén, hệ thống đường dâydẫn diện, hệ thống truyền thanh… thuộc TSCĐ của doanh nghiệp
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh,quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm
+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản
+ TSCĐ khác: Gồm các loại TSCĐ chưa được xếp vào các loại TSCĐ nói trên(tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn kỹ thuật…)
- TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có thực thể hữu hình nhưng đại diệncho một quyền hợp pháp nào đó và người chủ sở hữu được hưởng quyền lợi kinh tế
+ Bằng phát minh sáng chế: Giá trị bằng phát sinh sáng chế là các chi phí doanhnghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằngphát minh, sáng chế hoặc số tiền doanh nghiệp mua lại bản quyền bằng sáng chế, phátminh
+ Chi phí nghiên cứu, phát triển: Là các chi phí doanh nghiệp tự thực hiện hoặcthuê ngoài thực hiện các công trình có quy mô lớn về nghiên cứu, lập các đề án, kế
Trang 14GVHD: Đỗ Thị Hạnh
tác giả (tác quyền), quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu…Quyền đặc nhượng là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được đặc quyềnthực hiện khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền về thị trường, độc quyềnsản xuất một loại sản phẩm theo các hoạt động đặc nhượng ký kết với Nhà nước hoặcmột đơn vị nhượng quyền
b Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu
Căn cứ quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: TSCĐ
tự có và TSCĐ thuê ngoài
- TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồnvốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹcủa doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu, tặng Đây là những TSCĐ thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
- TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất địnhtheo hợp đồng thuê tài sản Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuêđược chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động
- TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyềnkiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê nhà Theo thông
lệ Quốc tế, các TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiệnsau đây:
+ Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên kia thuê khi hết hạn hợpđồng
+ Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấphơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại
+ Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 (75%) thời gian hữu dụngcủa TSCĐ thuê
+ Giá trị hiện tại của khoản chi theo hoạt động ít nhất phải bằng 90% giá trị củaTSCĐ thuê TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp, đượcphản ánh trên Bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng
và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp
+ TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nàocủa hợp đồng thuê tài chính Bên đi thuê chỉ được quản lý, sư dụng trong thời hạn hợp
Trang 15GVHD: Đỗ Thị Hạnh
đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng
c Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn nhà nước cấp
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn công ty tự bổ sung
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn liên doanh
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay
d Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sửdụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đây là những tài sản cốđịnh mà công ty tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- TSCĐ sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những tài sản cố định
mà công ty sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp
- TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi công cộngnhư nhà trẻ, nhà văn hoá, câu lạc bộ
- TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà công ty không sử dụng do bị hưhỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ
1.1.3 Đánh giá TSCĐ
a Khái niệm
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhấtđịnh Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao vàphân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công ty Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầuquản lý TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng trong mọi trường hợp, TSCĐ phải đượcđánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
Vì vậy việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị củaTSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại
b Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ
Trang 16GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- TSCĐ loại mua sắm trực tiếp (bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá
TSCĐ gồm giá mua thực tế phải trả (đã trừ các khoản triết khấu thương mại hoặc giảmgiá được hưởng), các khoản phí tổn mới chi ra có liên quan đến việc đưa TSCĐ vàotrạng thái sử dụng (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử,…)
- TSCĐ do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao: Nguyên giá là giá thành thực
tế của công trình xây dựng cùng với các khoản chi phí có liên quan và thuế trước bạ(nếu có)
- TSCĐ mua trả chậm, trả góp: Nguyên giá là giá mua trả tiền ngay tại thời
điểm mua cộng (+) các khoản thuế, các khoản phí tổn mới có liên quan đến việc đưaTSCĐ vào trạng thái sử dụng Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trảtiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán
- TSCĐ hữu hình tự xây hoặc tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế của
TSCĐ tự xây hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử
- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ khác không tương tự thì nguyên giá bằng giá hợp lý nhận về hoặc giá hợp lý của TSCĐ đem trao
đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền tương đương tiền trả thêm hoặc thu về
- TSCĐ được cho hoặc được biếu tặng: nguyên giá được xác định bao gồm
giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc
dỡ, lắp đặt, chạy thử cộng (+) lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận phải chi ra đến khiđưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
* Nguyên giá TSCĐ vô hình:
- TSCĐ vô hình mua ngoài: Nguyên giá bao gồm giá mua (đã trừ các khoản
chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng) cộng (+) các khoản thuế (khôngbao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưaTSCĐ vào sử dụng theo dự tính
- TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp: Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua Khoản
chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phíSXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giáTSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”
- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên
Trang 17- TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu: Nguyên giá đượcxác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việcđưa tài sản vào sử dụng theo quy định.
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ Doanh nghiệp: Nguyên giá là toàn bộchi phí phát sinh trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từkhâu thiết kế, sản xuất thử nghiệm đến khi đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính
* Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính: là phần giá trị của TSCĐ thuê tài chínhđược ghi nhận trong hợp đồng thuê TSCĐ (không kể lãi thuê), thuế GTGT (nếu có) vàchi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) Nếu:
Giá trị TSCĐ thuê < Giá trị TSCĐ hiện tại:
Nguyên giá = Giá trị hợp lý của tài sản thuê + Các chi phí trực tiếp ban đầu cóliên quan
Giá trị TSCĐ thuê > Giá trị TSCĐ hiện tại:
Nguyên giá = Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu + Chi phítrực tiếp phát sinh ban đầu
c Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh bị giảm dần về giá trị sửdụng do chịu tác động của các nhân tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, tiến bộkhoa học công nghệ… Phần giá trị bị giảm đi đó gọi là hao mòn TSCĐ và gồm có 2loại:
- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do chịu tácđộng của yếu tố tự nhiên như độ ẩm, không khí…
- Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do chịu tác động
Trang 18d Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán
- Là phần giá trị đã đầu tư vào TSCĐ mà Doanh nghiệp chưa thu hồi được
- Trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trịcòn lại được tính theo công thức:
Giá trị còn lại của tài sản cố định = Nguyên giá – Giá trị hao mòn.
Trong trường hợp có quyết định đánh giá TSCĐ thì giá trị còn lại TSCĐphải được điều chỉnh theo công thức:
Giá trị còn lại của
TSCĐ sau khi đánh
Giá trị của TSCĐ được
Đánh giá lại TSCĐ theo giá trị còn lại cho biết số vốn ổn định hiện có của đơn
vị và hiện trạng TSCĐ cũ hay mới để có phương hướng đầu tư, có kế hoạch sửa chữa,
bổ sung và hiện đại hóa
Việc đánh giá đúng giá trị của TSCĐ (trên cả 3 chỉ tiêu) là rất quan trọng vìnếu đánh giá TSCĐ một cách đúng đắn sẽ phản ánh đúng được giá trị TSCĐ hiện cócủa công ty trên các báo cáo tài chính và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Từ đótạo điều kiện cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn (trong đó có hiệu quả sử dụngvốn cố định) của công ty và giúp cho nhà quản lý có căn cứ thực tế để ra các quyếtđịnh liên quan đến TSCĐ (như đầu tư, đổi mới TSCĐ) một cách kịp thời, chính xác
Và đây cũng là một trong những nội dung của công tác tổ chức hạch toán TSCĐ tạicông ty
1.2 KẾ TOÁN TSCĐ TRONG ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của việc hạch toán TSCĐ
a Sự cần thiết phải hạch toán TSCĐ
Tài sản cố định là một trong những tư liệu sản xuất chính của quá trình sản xuất
Trang 19GVHD: Đỗ Thị Hạnh
kinh doanh của một công ty Tài sản cố định luôn biến đổi liên tục và phức tạp đòi hỏiyêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định.Việc tổ chức tốt công tác hạch toán tài sản cố định nhằm mục đích theo dõi một cáchthường xuyên tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng và haomòn tài sản cố định Việc hạch toán tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong côngtác quản lý, sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất tài sản cố định góp phần phát triển sảnxuất, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, đổi mới tài sản cố định
b Nhiệm vụ của việc hạch toán kế toán TSCĐ
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tìnhhình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộphận sử dụng, cung cấp thông tin cho kiểm tra, giám sát thường xuyên việc bảo quản,giữ gìn TSCĐ và kế hoạch đầu tư mới cho tài sản cố định
Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinhdoanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định,giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và công việc sửa chữa
Tính toán và phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổimới, nâng cấp hoặc tháo gỡ bớt hệ thống làm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định
Tham gia kiểm tra đánh giá TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầubảo toàn vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng TSCĐtại đơn vị
c Một số quy định về hạch toán kế toán TSCĐ
* Quy định mới nhất hiện nay về tài sản cố định là thông tư số: BTC có hiệu lực từ ngày 10 tháng 06 năm 2014
45/2014/TT-* Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
- Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008;
- Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Trang 20GVHD: Đỗ Thị Hạnh
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định
1.2.2 Kế toán chi tiết biến động tăng, giảm TSCĐ
1.2.2.1 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ
Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào,công ty phải lập "Biên bảngiao nhận TSCĐ" cho từng đối tượng TSCĐ Đối với những TSCĐ cùng loại, giaonhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biênbản.Sau đó phòng kế toán phải sao lục cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưuvào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm "Biên bản giao nhậnTSCĐ" (mẫu 01- TSCĐ), hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật
và các chứng từ khác có liên quan
Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ (mẫu S23-DN) để theo dõichi tiết từng TSCĐ của công ty Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng kýxác nhận.Thẻ này được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ
Khi lập xong, thẻ TSCĐ được đăng ký vào "Sổ tài sản cố định" (mẫu S21-DN),
sổ này được lập chung cho toàn công ty một quyển và từng đơn vị sử dụng mỗinơi một quyển
Ngoài ra kế toán còn mở sổ theo dõi TSCĐ và CCDC tại nơi sử dụng (mẫuS22-DN) để theo dõi quản lý chi tiết tình hình TSCĐ từ lúc mua về đưa vào sử dụngtới khi hư hỏng tại từng bộ phận sử dụng, làm căn cứ đối chiếu khi tiến hành kiểm kêđịnh kỳ
1.2.2.2 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ
TSCĐ của công ty có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như điềuchuyển cho đơn vị khác, đem đi góp vốn liên doanh, nhượng bán, thanh lý tuỳ theotừng trường hợp giảm TSCĐ mà công ty phải lập chứng từ như " Biên bản giao nhậnTSCĐ", " Biên bản thanh lý TSCĐ" tiến hành hủy thẻ TSCĐ Trên cơ sở các chứng
từ này kế toán ghi giảm TSCĐ trên các "Sổ tài sản cố định"
Trang 21GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Trường hợp di chuyển TSCĐ giữa các bộ phận trong công ty thì kế toán ghigiảm TSCĐ trên " Sổ tài sản cố định" của bộ phận giao và ghi tăng trên "Sổ tài sản cốđịnh " của bộ phận nhận
c Chứng từ sử dụng
Chứng từ tăng tài sản cố định
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04- TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05- TSCĐ)
Chứng từ giảm tài sản cố định
- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03 - TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05- TSCĐ)
Chứng từ tăng giảm khác
- Ngoài các chứng từ trên công ty còn sử dụng các chứng từ khác như: hoá đơnmua hàng, hoá đơn cước phí vận chuyển, lệ phí trước bạ, tờ kê khai thuế nhập khẩu,các chứng từ thanh toán để minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồngthời dựa trên các hồ sơ khác bao gồm :
+) Hồ sơ kỹ thuật
+) Hồ sơ kinh tế
d Sổ kế toán áp dụng hạch toán tăng giảm TSCĐ
Các chứng từ sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ, được ghi chép phản ánh vào các
sổ kế toán sau:
- Thẻ TSCĐ (mẫu S23 - DN)
- Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng (mẫu S22 - DN)
- Sổ TSCĐ (mẫu S21 - DN)
- Sổ cái Tài khoản TSCĐ
e Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ TSCĐ
Trang 22Chuẩn bị hồ
phận có liên quan
Phê duyệt
hồ sơ mua tài sản
Chấp nhận
Kiểm tra
Nhập kho Tài sản
Trang 23Hồ sơ TSCĐ
Quy trình
mua hàng
Quy trình hàng tồn kho
Phiếu đề nghị
mua sắm
TSCĐ
Hồ sơ mua
TSCĐ, HĐ GTGT
Phiếu nhập kho
Trang 24Bên Nợ:
- Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng do được cấp, do hoàn thànhXDCB bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do các đơn vị tham gia liên doanh gópvốn, do được tặng biếu, viện trợ,…
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạonâng cấp
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại
Bên Có:
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác do nhượng bán,thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác…
- Nguyên giá TSCĐ giảm do tháo bớt 1 số bộ phận
- Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ
Số dư bên Nợ:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có ở đơn vị
Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình chi tiết thành sáu tài khoản cấp 2 gồm:
Tài khoản 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
Tài khoản 2112: Máy móc thiết bị
Tài khoản 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Tài khoản 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
Tài khoản 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
Tài khoản 2118: Tài sản cố định khác
Trang 25GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở công ty
Tài khoản 212: Tài sản cố định thuê tài chính :
Tài khoản 2142 : Theo dõi khấu hao của tài sản cố định thuê tài chính
Tài khoản 342 : Nợ dài hạn
Tài khoản 635 : Chi phí hoạt động tài chính
Tài khoản 315 Nợ dài hạn đến hạn
1.3.2.2 Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định
• Kế toán biến động tăng TSCĐ hữu hình
Trang 26GVHD: Đỗ Thị Hạnh
* Trường hợp TSCĐ mua theo phương thức trả góp
* Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi
+ Trao đổi tương tự
+ Trao đổi không tương tự
Trang 27GVHD: Đỗ Thị Hạnh
* Trường hợp TSCĐ tăng do tự chế
* Trường hợp do đầu tư XDCB bàn giao hình thành nên TSCĐ
* Nhận do Nhà nước cấp hay các thành viên góp vốn, nhận góp vốn tham gia liên doanh bằng TSCĐ
* Nhận TSCĐ được biếu, tặng…
Sơ đồ 1.2: Kế toán biến động tăng TSCĐ hữu hình
* Kế toán biến động tăng tài sản cố định vô hình
- Các trường hợp tăng TSCĐVH sau đây được hạch toán tương tự như hạchtoán tăng TSCĐHH:
Mua sắm TSCĐVH
Nhận TSCĐVH tài trợ, biếu tặng
Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐVH
Trang 28Biên bản giao-nhận
TSCĐ
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
* Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định
• Nguyên tắc đánh giá giảm tài sản cố định
- Theo quy định hiện hành, trường hợp giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý
DN phải tiến hành thành lập hội đồng để đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩmđịnh giá trị tài tài sản
- Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc giảm TSCĐ (biên bản bán đấugiá, hợp đồng nhượng bán TSCĐ, quyết định thanh lý TSCĐ, quyết định điều chuyểnTSCĐ…), doanh nghiệp lập biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01 – TSCĐ), hóa đơn bánTSCĐ (đối với trường hợp nhượng bán TSCĐ) Từ các chứng từ này, kế toán hoàn tấtviệc ghi chép trên thẻ TSCĐ (theo các nội dung “ghi giảm TSCĐ ngày…tháng…năm…; lý do giảm…”) và xóa sổ TSCĐ trên sổ TSCĐ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
KẾ toán giảm tài sản cố định hữu hình
* Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ theo chỉ tiêu nguyên giá và giá trị hao mòn (nếu có) của TSCĐthanh lý
Biên bản thanh lý TSCĐ
Thẻ TSCĐ Sổ TSCĐ Báo cáo tăng- giảm TSCĐ
Trang 29* Trường hợp chuyển TSCĐ đi góp vốn tham gia liên doanh
Trường hợp tài sản đem góp vốn bị đánh giá giảm
Trang 30GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Trường hợp tài sản đem góp vốn được đánh giá tăng
Chi phí liên quan đến TSCĐ góp vốn liên doanh không được tính vào vốn góp
* Trường hợp chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ
Sơ đồ 1.3: Kế toán biến động giảm TSCĐ hữu hình
* Kế toán biến động giảm tài sản cố định vô hình
- Giảm do trích đủ khấu hao, nhượng bán và do các trường hợp khác (gópvốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh,…), hạch toán tương tự TSCĐ hữu hình
1.2.4 Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính
* Tài khoản sử dụng: TK 212 – TSCĐ thuê tài chính
- Bên nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng do thuê tài chính tăng
- Bên có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bênthuê khi hết hợp đồng hoặc mua lại thành TSCD của Doanh nghiệp
- Số dư bên nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có
* Phương pháp kế toán
• Kế toán nhận tài sản cố định thuê tài chính
Trang 31Khi nhận TSCĐ thuê tài chính
Cuối niên độ kế toán, ghi sổ
nợ gốc thuê tài chính đến hạn
trả trong niên độ kế toán tiếp
theo( căn cứ vào hợp đồng
TK 142
TK 111, 1112
Chi phí trực tiếp ban đầu liên uan
đến TSCĐ thuê tài chính trước khi
nhận TSCĐ thuê như đàm phán,
ký hợp đồng
Khi nhận TSCĐ ghi vào nguyên giá các chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ thuê phát sinh trước đó
Chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuêphát sinh khi nhận TSCĐ thuê tài chính
Chi tiền kí quỹ đảm bảo việc
thuê tài sản
TK138
Thuế GTGTđầu vào của TS thuê
Trang 32GVHD: Đỗ Thị Hạnh
• Kế toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính
Sơ đồ 1.5: Kế toán khấu hao TSCĐ thuê tài chính
1.2.5 Kế toán khấu hao TSCĐ
a Một số quy định chung về trích và tính khấu hao TSCĐ
Theo Phần C “Các quyết định về trích khấu hao” - Thông tư 203 ngày 20tháng 10 năm 2009 có một số qui định về việc tính và trích khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
Tất cả TSCĐ hiện có của công ty đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sauđây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của công
ty (trừ TSCĐ thuê tài chính)
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của công ty
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
b Phương pháp khấu hao tài sản cố định
Theo chế độ tài chính hiện hành, các công ty có thể tính khấu hao theo 3phương pháp là: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo
số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Trang 33GVHD: Đỗ Thị Hạnh Phương pháp khấu hao đường thẳng
Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và số khấu hao hàng năm khôngthay đồi theo suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo côngthức dưới đây:
Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệkhấu hao năm
+ Số khấu hao trung bình hàng
+ Số khấu hao của những TSCĐtăng trong tháng
- TSCĐ giảm trongSố khấu hao của
tháng
Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh
- Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hằng năm giảm dần theo thứ tự những năm sủ dụng
- Được áp dụng đối với các công ty thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏiphải thay đổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+ Là các loại máy móc, thiết bị: Dụng cụ đo lường, thí nghiệm
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu haohàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Trang 34GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Mức khấu hao năm = Giá trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức:
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao theo PP đường thẳng X Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảngdưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Trên 4 năm đến 6 năm( 4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dưgiảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị cònlại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tínhbằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12tháng
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng tháng, hàng năm thay đổiphụ thuộc vào lượng sản phẩm, dịch vụ thực tế mà TSCĐ đã tạo ra
Tài sản cố định trong công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu haotheo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, công ty xác định tổng
số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọitắt là sản lượng theo công suất thiết kế
+ Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, công ty xác định số lượng, khối lượng sảnphẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dướiđây:
Mức trích khấu hao = Số lượng sản phẩm X Mức trích khấu hao bình
Trang 35GVHD: Đỗ Thị Hạnh trong tháng của tài sản
cố định sản xuất trong tháng quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức khấu hao bình quân tính cho
Nguyên giá TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của
12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu
hao năm của tài
sản cố định
= Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,công ty phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định
c Hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định
+ Số dư bên Có: Giá trị hao mòn hiện có của TSCĐ
Tài khoản 214 chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 2141: “Hao mòn TSCĐ hữu hình”
Tài khoản 2142: “Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính”
Tài khoản 2143: “Hao mòn TSCĐ vô hình”
Tài khoản 2417: “Hao mòn BĐS đầu tư”
Trang 36GVHD: Đỗ Thị Hạnh
Sơ đồ 1.6: Quy trình hạch toán khấu hao TSCĐ
1.2.6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Chỉ tiêu 1: Căn cứ vào chỉ tiêu 4 của bảng phân bố khấu hao tháng trước
- Chỉ tiêu 2: Số khấu hao tăng tháng này
+ Căn cứ vào chứng từ tăng TSCĐ tháng trước của từng TSCĐ tính theocông thức sau:
Mức khấu hao tăng tháng này = Mức khấu hao tháng - Số tiền khấu hao đãtrích tăng tháng trước
+ Căn cứ vào chứng từ tăng TSCĐ tháng này của từng TSCĐ tính theo công
Trang 37GVHD: Đỗ Thị Hạnh
thức sau:
- Chỉ tiêu số 3: Số khấu hao giảm tháng này
+ Căn cứ chứng từ TSCĐ giảm tháng trước, tháng này và thời gian sử dụng tính
ra mức khấu hao giảm của tháng này, đồng thời phân tích theo đối tượng sử dụng vàghi vào các cột phù hợp
+ Căn cứ vào chứng từ giảm TSCĐ của tháng trước của từng TSCĐ tính theocông thức sau:
- Chỉ tiêu 4: Số khấu hao trích tháng này ( 4 = 1 + 2 + 3 )
1.2.7 Kế toán sửa chữa TSCĐ
TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiếtkhác nhau Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấuthành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng không đều nhau Do vậy để khôi phục khả năng hoạtđộng bình thường của TSCĐ, đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, SXKD, cầnthiết tiến phải hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết TSCĐ bị hao mòn, hưhỏng ảnh hưởng đến hoạt động của TSCĐ Để tiến hành sửa chữa TSCĐ, đơn vị có thếtiến hành theo những phương pháp khác nhau:
- Phương thức thuê ngoài
Các chi phí về sửa chữa TSCĐ gồm khoản phải trả cho đơn vị nhận thầu sửachữa, chi phí tiền lương nhân công sửa chữa, chi phí vật liệu sử dụng cho công việcsửa chữa và các khoản chi phí khác Các khoản chi phí này được hạch toán và chi phíSXKD của bộ phận sử dụng đó Tùy theo hình thức tiến hành sửa chữa, ảnh hưởng củacác khoản chi phí sửa chữa có khác nhau Về nguyên tắc công đối với công việc sửa
Trang 38GVHD: Đỗ Thị Hạnh
chi phí phát sinh tháng nào tính vào chi phí sản xuất kinh doanh tháng đó Trường hợpsửa chữa lớn đột xuất nằm ngoài kế hoạch thì tiến hành phân bổ để tránh làm chi phí
kỳ đó có biến động đột biến
a Kế toán sữa chữa thường xuyên TSCĐ
- Sữa chữa thường xuyên là sữa chữa nhỏ, mang tính chất bảo trì, bảo dưỡngTSCĐ, chi phí ít, thời gian sữa chữa ngắn nên chi phí sữa chữa được tập hợp vào chiphí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ
+ Nếu việc sữa chữa do Doanh nghiệp tự làm, chi phí sữa chữa TSCĐ thực tếphát sinh được tập hợp như sau:
b Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ
- Đặc điểm sữa chữa lớn là chi phí sữa chữa cao, thời gian sữa chữa thườngkéo dài, công việc sữa chữa có thể theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch
- Tài khoản sử dụng: TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
+ Bên nợ: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa lớn TSCĐphát sinh; Chi phí cải tạo, nâng cấp; Chi phí đầu tư, xây dựng cơ bản
+ Bên có: Giá trị TSCĐ, công trình bị loại bỏ; Giá trị của công trình hoànthành
+ Số dư bên nợ: Chi phí XDCB và sữa chữa lớn TSCĐ dở dang; Công trìnhXDCB và SCL hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc chưa được duyệt
c Phương pháp kế toán
- Sữa chữa lớn TSCĐ cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu:
Trang 39
GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Khái quát quy trình hạch toán như sau:
Sơ đồ 1.7: Quy trình hạch toán Sửa chữa lớn TSCĐ
TK 133
Tự làm, tập hợp chi phí sửa chữa lớn
Trích trước vàochi phí SXKD
Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Sửachữalớnhoànthành
Phân bổ vào chi phí
SXKD
trước
Trang 40GVHD: Đỗ Thị Hạnh
- Sữa chữa lớn TSCĐ theo phương pháp giao thầu
TK 331 TK 241 TK 623, 627,641,642
Kết chuyểnchi phí sữa chữa lớn (giá trị nhỏ)
Chi phí SCL thuê ngoài TK 335
SCL trong kế hoạch Trích trước chi phí SCL
Chi phí sửa chữa nâng cấp hoàn thành Thời gian sử dụng TSCĐ sau sửa chữa nâng cấp
1.2.8 Kế toán kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định
a Tài khoản sử dụng
- TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”: TK này được dùng để phản ánh sốchênh lệch phát sinh do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý chênh lệch đócủa DN, có kết cấu như sau:
- Bên nợ: Chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản
Phân bổ dần