CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội. - Phòng Giáo dục và Đào tạo: huyện Đan Phượng. - Trường: THCS Lương Thế Vinh - Địa chỉ: 216 Phùng Hưng, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội - Điện thoại: 04 33 866 694 - Email: c2luongthevinh-dp@hanoiedu.vn - Thông tin về học sinh (hoặc nhóm học sinh): 1. Họ và tên: Nguyễn Tri Anh Ngày sinh: 28/3/2001 Lớp: 8A 2. Họ và tên: Phan Ngọc Khải Ngày sinh: 7/10/2001 Lớp: 8A 3. Họ và tên: Đỗ Đức Quang Ngày sinh: 3/6/2001 Lớp: 8A 1. Tên tình huống: “Làm 1 chiếc tàu thuỷ kiểu ca-nô từ những đồ chơi hỏng và vật liệu bỏ đi.” Các kiến thức liên môn dự định sẽ vận dụng: môn Vật lí; môn Công nghệ 8; môn Toán. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Giúp cho nhóm có 1sản phẩm riêng. - Các thành viên của nhóm có đồ chơi bổ ích trong những ngày nghỉ. - Phát huy tính sáng tạo và khả năng của mỗi thành viên. - Giảm sự phụ thuộc vào game và internet. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Để làm được một chiếc tàu thuỷ điều khiển từ xa không chỉ cần kiến thức trong chương trình học mà còn yêu cầu nhiều kỹ năng mà học sinh phải tự học hỏi từ các sách lớp trên và từ thực tế ( ví dụ: việc hàn kim loại phải được học từ những người hiểu biết rõ về nó, … ). - Thiếu các nguyên liệu. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: + Vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn: - Vật lí: ÷ Đòn bẩy (lớp 6) ÷ Cách mắc mạch điện đơn giản (lớp 7) ÷ Lực đẩy Ác-si-mét (lớp 8) - Công nghệ 8: ÷ Bộ truyền động bánh răng ÷ Cách dũa, khoan vật liệu ÷ Vạch dấu và chấm dấu - Toán: Áp dụng phần lớn các phép tính cụ thể. + Các kiến thức cần tìm hiểu thêm: - Môn công nghệ lớp 11: ÷ Hình dáng khí động học ÷ Tàu thuỷ - Môn công nghệ lớp 12: ÷ Tụ điện – điện trở 5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống: a. Tìm kiếm vật liệu: - Tôn mạ kẽm - Ô tô điều khiển từ xa hỏng (mạch điều khiển còn hoạt động được) - Dây điện nhỏ - Pin mặt trời (lấy từ sạc điện thoại ngoài trời hỏng hay từ các nguồn khác) (đây là thành phần không bắt buộc phải có) - Điện thoại di động hỏng (thành phần không bắt buộc) - Đinh ốc, vít b. Dụng cụ - Thước kẻ, êke, bút chì, … - Tua-vít, kìm, búa, kéo, dũa, … - Mỏ hàn 100W, thiếc hàn, nhựa thông - Bếp ga - Keo dán, ………………… c. Các bước làm: + Lấy mạch điều khiển từ xe ô tô hỏng: - Dùng tua-vít tháo ô tô rồi tháo lấy phần bảng mạch, hộp giảm tốc, động cơ. - Dùng mỏ hàn gỡ bỏ những dây không cần thiết(dây nối với đèn trang trí) + Làm khung tàu thủy: (Phần này có tác dụng định hình cho tàu) - Vẽ bản thiết kế tàu thủy ra giấy - Cắt tôn theo bản vẽ. - Hàn các mép nối lại với nhau (trước khi hàn phải láng nhựa thông). - Dùng dũa để dũa tròn các cạnh sắc. - Ở phần cuối tàu nên gắn thêm một trọng vật để phía đuôi nặng hơn (giúp đuôi tàu chúc xuống khi di chuyển). + Làm chân vịt: - Cắt sắt tây dày thành 1 miếng hình chữ nhật có kích thước 0,7x2cm. - Xác định tâm của miếng sắt bằng cách đánh dấu giao điểm 2 đường chéo. - Đột hoặc khoan lỗ có đường kính 2mm ở nơi đã đánh dấu. - Cắt tròn cắt cạnh của miếng sắt trên. - Dùng lửa nóng (đèn khò hoặc lửa bếp gas) đốt nóng đỏ phần giữa miếng sắt rồi từ từ uốn cong để tạo hai cánh như dạng cánh quạt đến khi mỗi cánh tạo ra góc 45 0 với mặt cánh lúc chưa uốn. - Nhúng ngay miếng chân vịt vừa uốn vào nước lạnh (giúp miếng sắt được tôi sẽ cứng hơn). + Làm động cơ tàu thủy: - Lấy hộp truyền động giảm tốc trong ô tô hỏng. - Cắt bỏ một bên của trục bánh sau, cắt ngắn trục còn lại để lại khoảng 2cm. - Gắn hộp giảm tốc với phần đuôi tàu thủy bằng bu lông và ốc. - Lắp mô tơ vào hộp giảm tốc và cố định bằng keo. - Đưa lỗ của chân vịt vừa làm vào đầu trục bánh đã cắt ngắn sao cho khớp và vuông góc với nhau; cố định chân vịt với trục bằng keo, chờ lớp keo một khô thêm lớp keo nữa và lặp lại bốn lần như vậy để mối nối chắc chắn. + Làm mạch điện chính: - Hàn mô tơ đẩy với 2 dây M1 và M2 (phải thử trước khi hàn để đảm bảo đúng chiều quay đã định). - Hàn 2 cực của mô tơ đẩy với một tụ điện (tụ gốm 104) để mô tơ khởi động nhanh hơn. - Hàn 2 dây M3 và M4 với vị trí tương ứng của mô tơ lái. + Làm hệ thống lái: - Tháo hệ thống lái từ ô tô hỏng. - Cố định trục đòn bẩy lái với đuôi thuyền bằng 2 vít. - Cố định mô tơ lái vào 1 miếng gỗ được cố định với đáy thuyền bằng 3 đinh vít sao cho răng của mô tơ lái khớp với răng của đòn bẩy lái. - Đầu kia của đòn bẩy lái được gắn vuông góc với 1 miếng gỗ mỏng có kích thước 1,5x 4cm sao cho miếng gỗ ở cách chân vịt khoảng 1cm. + Làm hệ thống nguồn: - Lấy pin 3,7V của điẹn thoại di động ra - Hàn dây nguồn âm của mạch điều khiển với cực âm (có đánh dấu “-“) của nguồn 3,7V. - Hàn dây nguồn dương của mạch điều khiển với 1 công tắc nhỏ và cực còn lại của công tắc hàn với cực dương (có đánh dấu “+”) của nguồn 3,7V. + Làm hệ thống nạp nguồn: - Hàn cực âm của pin mặt trời với cực âm của pin nguồn. - Hàn cực dương của pin mặt trời cực dương của pin nguồn. *: Có thể thay cả pin mặt trời và pin 3,7V bằng cách ghép nối tiếp 3 pin 1,5V pin con thỏ (như hình dưới). + Phụ lục: + Làm phần nắp của tàu: - Vẽ bản thiết kế nắp ra giấy A3 (nắp tàu có tác dụng tránh nước bắn vào trong gây hỏng mạch điện và giúp cho tàu trong đẹp hơn) (nắp không cần có hình dạng cụ thể) - Cắt các phần của nắp bằng tôn theo bản vẽ (phải cắt các lỗ phù hợp để pin mặt trời, công tắc và ăng-ten lộ ra) - Hàn các chi tiết với nhau theo thứ tự để được nắp hoàn chỉnh. - Ghép phần nắp với thân. + Sơn và trang trí: - Sơn toàn tàu (trừ pin mặt trời) bằng sơn xịt màu xanh nước biển. - Lấy giấy đề can cắt chữ “HQVN-15” rồi dán vào tàu. - Sơn màu trắng toàn tàu sao cho phủ kín màu xanh trước. - Bóc bỏ giấy đề can đã dán để được chữ “HQVN-15” xanh trên nền trắng. d. Sản phẩm được hoàn thành 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Kiến thức khi không đem ra áp dụng, thực hành thì chỉ là lý thuyết suông, khó hiểu, máy móc Học sinh đã được học kiến thức mà không được thực hành thì cảm thấy rất nhàm chán. Không được thực hành đồng nghĩa với việc kiến thức bị rơi rụng dần do không có được ấn tượng từ các buổi thực hành. Không chỉ vậy, việc “học mà không có hành” sẽ không phát huy được tính sáng tạo, khả năng vận dụng của học sinh. Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề, tình huống cụ thể sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức hơn, có ấn tượng với những gì mình đã được học, nâng cao tính sáng tạo linh hoạt của mỗi em. Trong chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay số tiết thực hành ứng dụng khá khiêm tốn so với các trường nước ngoài. Ngoài việc đổi mới giáo dục, việc các nhà trường tự tổ chức thêm các hoạt động thực hành ngoại khóa theo kiểu “chơi mà học” là rất cần thiết. Khi các nhà trường tự tổ chức thêm các hoạt động như vậy không những gây được hứng thú với học sinh mà còn nâng cao chất lượng giáo dục và phát hiện thêm nhiều em có năng khiếu để đào tạo đúng cách. Trong thời gian hiện nay số học sinh bị cuốn vào các trò vui vô bổ, thậm chí độc hại không phải là ít. Việc thấy được ở kiến thức nhiều điều thú vị qua các lần vận dụng không chỉ giúp các em có hứng thú khám phá tìm hiểu mà còn góp phần rời xa các trò vô bổ, các tệ nạn xã hội. Qua việc giải quyết tình huống trên chúng ta có thể thấy rằng việc vận dụng kiến thức vào thực tế không chỉ mang lại lợi ích to lớn về mặt giáo dục mà còn là lợi ích về mặt xã hội. Những điều chúng ta được học, được tìm hiểu sẽ giúp chúng ta mở rộng vốn hiểu biết của mình, có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lí tình huống đẻ cuộc sống của mỗi chúng ta tốt hơn và góp phần cống hiến cho xã hội. . từ những đồ chơi hỏng và vật liệu bỏ đi. ” Các kiến thức liên môn dự định sẽ vận dụng: môn Vật lí; môn Công nghệ 8; môn Toán. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Giúp cho nhóm có 1sản phẩm. 28/3/20 01 Lớp: 8A 2. Họ và tên: Phan Ngọc Khải Ngày sinh: 7 /10 /20 01 Lớp: 8A 3. Họ và tên: Đỗ Đức Quang Ngày sinh: 3/6/20 01 Lớp: 8A 1. Tên tình huống: Làm 1 chiếc tàu thuỷ kiểu ca-nô từ những. huống: - Để làm được một chiếc tàu thuỷ đi u khiển từ xa không chỉ cần kiến thức trong chương trình học mà còn yêu cầu nhiều kỹ năng mà học sinh phải tự học hỏi từ các sách lớp trên và từ thực tế