1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập niên 80 đến nay

27 2,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 269,07 KB

Nội dung

Hành trình đi tìm và khẳng định mình của thơ mới vô cùng khó khăn

Trang 1

bộ giáo dục vμ đμo tạo trường đại học sư phạm hμ nội

Tóm tắt luận án tiến sĩ Ngữ văn

Hμ Nội - 2009

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Khoa Ngữ văn - trường đại học sư phạm hμ nội

Vào hồi giờ tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

DANH MụC MộT Số CÔNG TRìNH CủA TáC GIả

LIÊN QUAN ĐếN LUậN áN

1 Đặng Thu Thủy (2003), Sức trẻ của một tài năng Chế Lan Viên, Diễn

đàn Văn nghệ Việt Nam, số Xuân, tr 19- 22

2 Đặng Thu Thủy (2004), Ta là ai ? Câu hỏi cuộc đời, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học Những nhà nghiên cứu Ngữ văn trẻ, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, tr 137-141

3 Đặng Thu Thủy (2006), Đôi điều về văn hóa đọc thơ hôm nay, Văn học

Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục,

Hà Nội, tr 430-440

4 Đặng Thu Thủy (2008), Vài nhận xét về sự đổi mới ngôn ngữ thơ ca Việt

Nam đương đại, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr 38- 48

5 Đặng Thu Thủy (2008), Sự vận động của quan niệm thơ và nhà thơ thời kì

đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, tr 67- 85

6 Đặng Thu Thủy (2008), Vài nét về thơ thị giác ở Việt Nam, Tạp chí Khoa

học Đại học Sư phạm, số 6, tr 56- 62

7 Đặng Thu Thủy (2008), Vài nét về thơ tình Việt Nam đương đại, Đặc san

khoa học (Những kết quả nghiên cứu khoa học tại Hội thảo khoa học cán bộ trẻ- Trường Đại học Sư phạm), tr 44- 51

Trang 4

tính chất đa khuynh hướng, sự đa dạng về thi pháp )

Những đặc điểm này tất yếu dẫn đến tính phức tạp, đa chiều trong quá trình

tiếp nhận Chưa bao giờ lại có một khoảng cách lớn giữa sáng tạo và tiếp nhận, giữa các quan điểm tiếp nhận như bây giờ Quan sát quá trình vận động của thơ mấy mươi năm qua, chúng tôi nhận thấy rõ nỗ lực cách tân của những người cầm bút Đổi mới là một vấn đề cốt yếu, mang tính thời sự của thơ Việt Nam giai đoạn này

Có nhận diện rõ về hiện tại mới chủ động trong tương lai Muốn giải quyết

có hiệu quả những tồn tại mà thơ đang đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của nó, trước hết cần nhìn nhận chính xác thực trạng sáng tác

Hành trình đi tìm và khẳng định mình của thơ hôm nay vô cùng khó khăn và phức tạp bởi nó đang sinh tồn trong một thế giới đa cực, phi trung tâm Tìm hiểu những đổi mới của thơ, ta sẽ thấy rõ thêm con đường quanh co và không ít ghập ghềnh của một thể loại văn chương trong tiến trình hội nhập Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ Bởi thế, thơ gắn chặt với tâm thức, điệu hồn, điệu cảm của dân tộc Qua thực trạng đổi mới thơ đương đại, chúng ta có thể rút ra những quy luật, những bài học khi đi tìm một con đường, một cách thức hội nhập trong lĩnh vực văn hóa tinh thần của dân tộc

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhu cầu cập nhật kiến thức là rất cần thiết Yêu cầu giảng dạy thời sự văn học hiện nay đang được đặt ra nhưng không dễ gì giải quyết

Vì những lí do trên, việc tổng kết, đánh giá một cách khách quan, toàn diện

về những đổi mới của thơ Việt Nam trong mấy chục năm qua là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa Với công trình này, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm được một

tiếng nói vào cuộc đối thoại dân chủ vẫn đang còn tiếp diễn về thơ đương đại

1 Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945-1995 (Vũ Tuấn Anh- 1997)

2 Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1995 (Lê Lưu Oanh- 1998)

3 Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000 (Phạm Quốc Ca- 2003)

Trang 5

Ngoài ba công trình nghiên cứu có quy mô và tính chuyên biệt như trên còn

có một số bài viết mang tính chất tổng kết: Nhận xét về tư duy thơ thời kì đổi

mới (Nguyễn Bá Thành), Mười năm thơ thời kì đổi mới- những xu hướng tìm tòi

(Mai Hương), Hành trình thơ Việt Nam hiện đại (Trần Đình Sử), Về một xu

hướng đổi mới thi pháp trong thơ hiện nay (Đỗ Lai Thuý), Nhìn lại tiến trình thơ Việt Nam hiện đại (Vũ Quần Phương), Mười năm cõng thơ leo núi (Thanh

Thảo), Tổng quan về thơ Việt Nam 1975-2000, Thơ Việt Nam thời kì đổi mới

1986-2000 (Mã Giang Lân), Những chuyển động của thơ Việt Nam đương đại

(Nguyễn Đăng Điệp), Thơ từ sau 1975 (Nguyễn Văn Long)

Nhìn chung các ý kiến đều khá thống nhất với nhau trong việc phân chia dạng thức của cái tôi trữ tình, các xu hướng của thơ, thừa nhận những đổi mới về

một số phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Về nội dung: đáng chú ý

là xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, khẳng định con người cá tính, quan tâm

tới những vấn đề nhân sinh thế sự Về nghệ thuật: nổi bật lên là vấn đề cách tân

ngôn ngữ; sự đa dạng, linh hoạt về giọng điệu; sự đa dạng trong cấu trúc thể loại Tùy vào từng tiêu chí đánh giá và cảm quan thẩm mĩ mà có những thái độ khác nhau đối với những cách tân thơ Có người lấy tiêu chí của thơ thời kì cách mạng, có người lại xuất phát từ những nhu cầu của con người hiện đại trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, có người đứng từ góc độ chính trị, đạo đức, tư tưởng,

có người lại xuất phát từ đặc trưng thẩm mĩ của thể loại để đánh giá thơ đương

đại Có người tung hô một cách hào phóng, người thì khắc nghiệt đến tàn nhẫn, cũng có không ít người điềm đạm, chừng mực Tuy vậy, về cơ bản, sự vận động trên các phương diện của thơ Việt Nam thời kì đổi mới đã được khẳng định theo chiều hướng tích cực, nhất là những đổi mới về nội dung Những đổi mới về hình thức nghệ thuật có phần phức tạp, nhiều nhận định trái chiều hơn

Tất cả các bài viết mang tính tổng kết, các công trình nghiên cứu đều giới hạn ở mốc thời gian năm 2000 trở về trước Cho đến nay (2007), chưa có một

công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về vấn đề Những đổi mới cơ bản của thơ Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay Luận án sẽ đi tìm cái mới trên bình

diện bao quát, từ nội dung cảm hứng đến nghệ thuật biểu hiện nhằm phân biệt với cái trước đó Không tiếp cận dưới góc độ lí luận hay đặc trưng thi pháp, chúng tôi xem xét sự vận động này trong mối quan hệ hữu cơ với ý thức nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ của thời đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập

kỉ 80 đến nay (về cơ bản, luận án dừng ở mốc thời gian năm 2005 Chúng tôi sẽ

chỉ đề cập đến một số ít tập thơ gây được dư luận, được công bố vào hai năm

2006, 2007)

Thơ từ sau 1975 đến đầu những năm 80 chủ yếu trượt theo quán tính của nền thơ kháng chiến So với văn xuôi, thơ nhập cuộc chậm hơn bởi đổi mới trong thơ là đổi mới cái phần gốc rễ, sâu xa nhất, đổi mới cả tâm hồn, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn chứ không phải chỉ về nhận thức Từ giữa những năm 80, thơ mới

Trang 6

3bắt đầu có những chuyển động rõ nét (về đề tài, cảm hứng ) Bởi thế, chúng tôi lựa chọn thời điểm này như sự khởi đầu cho những đổi mới thơ đương đại

Chưa bao giờ, thơ được in nhiều như hiện nay Nhất là từ khi có văn học mạng, số lượng các tác phẩm được công bố lại càng gia tăng một cách đáng kinh ngạc Bởi thế, khó mà có thể thống kê, bao quát hết được Luận án sẽ chỉ chú trọng đến những tác phẩm ít nhiều được coi là sự kiện trong đời sống văn học, thu hút được sự chú ý của công luận, hoặc có giá trị nghệ thuật cao, hoặc có vấn

đề gây tranh cãi, hoặc tiêu biểu cho một khuynh hướng nào đó và nhất là phải thể hiện được rõ nét sự đổi mới Về cơ bản, đó cũng là những tác phẩm đã được xuất bản thành sách, thành tập Còn số thơ được in lẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thơ chép tay, thơ photo, thơ được phát hành trên mạng , chúng tôi sẽ chỉ lưu ý đến những trường hợp “đặc biệt”, gây được dư luận Chúng tôi cũng sẽ đề cập tới cả thơ Việt Nam ở hải ngoại để có thể có một cái nhìn toàn cảnh về thơ trữ tình Việt Nam nói chung song chỉ ở một mức độ nhất định

ở luận án này, chúng tôi không đưa trường ca vào diện nghiên cứu vì thể loại này không phải là thế mạnh của thơ thời đổi mới Cũng bởi, nó có những

đặc trưng thể loại phân biệt với thơ trữ tình

Đề tài của luận án là "Những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam

từ giữa thập kỉ 80 đến nay" nên trong quá trình triển khai đề tài, chủ yếu

chúng tôi chỉ chú trọng đến những vấn đề đổi mới (đổi mới về quan niệm sáng

tác, về cảm hứng, về nghệ thuật), cái gì không mới chúng tôi sẽ lướt qua hoặc

không bàn tới

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn học sử kết hợp với thi pháp thể loại

- Phương pháp thống kê phân loại, hệ thống hoá: theo mốc thời gian, theo tác giả, chủ đề, khuynh hướng

- Phương pháp so sánh trên nhiều cấp độ: tác phẩm, tác giả, giai đoạn, thể loại

- Phương pháp phân tích tổng hợp

5 Đóng góp mới của luận án

- Thông qua một khối lượng tư liệu phong phú và cập nhật, luận án sẽ đem

đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan, có tính hệ thống, đáng tin cậy về thơ trữ tình Việt Nam đương đại

- Miêu tả, tổng kết, đánh giá những đổi mới của thơ giai đoạn này, từ đó thấy

được vai trò của nó trong tiến trình phát triển của thơ Việt Nam

- Nắm bắt chiều hướng vận động cơ bản của thơ đương đại - một thực thể văn học có diện mạo phức tạp và đa dạng nhất kể từ sau năm 1975

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có ba chương:

Chương 1: Đổi mới quan niệm thơ

Chương 2: Đổi mới về cảm hứng Chương 3: Đổi mới một số phương diện hình thức nghệ thuật

Trang 7

4Chương 1: Đổi mới quan niệm thơ

1.1 Đổi mới như một nhu cầu tất yếu

1.1.1.Sự tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội và môi trường văn hóa thẩm mĩ

Từ sau Đại hội Đảng lần VI, xã hội Việt Nam có những chuyển biến mới

mẻ về nhiều mặt

Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến sự thay đổi về tư tưởng, tâm lý xã hội và nhu cầu, thị hiếu của công chúng Sự xoá bỏ bao cấp về tư tưởng, không khí dân chủ rộng rãi, sự mở rộng giao lưu quốc tế về văn hoá, tinh thần coi trọng yếu tố con người đã đánh thức ý thức về cá nhân, cá tính "Chưa bao giờ, chúng ta chứng kiến tâm hồn con người Việt Nam mở rộng tất cả các chiều kích như lúc

này" (dẫn theo Phạm Quốc Ca- Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975-2000)

Nền kinh tế thị trường đã có những tác động nhiều mặt đến xã hội, con người và cả thơ ca (cả tích cực và tiêu cực) Nó kích thích cạnh tranh, khơi mở những tiềm năng sáng tạo, thôi thúc việc tạo ra những giá trị độc sáng giữa một thế giới đa giá trị; khiến cho người ta năng động, cởi mở, tỉnh táo, trí tuệ hơn; song cũng nhiều dục vọng, thực dụng, lạnh lùng, tàn nhẫn hơn Con người thời này không phải con người thuần khiết, con người lý tưởng, mà là con người tạp

đa, ẩn chứa cả "rồng phượng lẫn rắn rết"

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin trong thế giới hiện

đại, xu thế giao lưu mở cửa đã mở rộng cánh cửa tri thức nhân loại Các khái niệm: quốc tế hóa, toàn cầu hóa phản ánh những hiện thực cơ bản và phổ biến của loài người hiện nay Đây không còn là sự trao đổi giữa những giá trị riêng biệt như trước, mà là sự hài hòa, hội nhập của các giá trị Nó không dẫn đến tình trạng đồng hóa mà sẽ tạo điều kiện để làm phong phú hơn bản sắc của mỗi cá nhân

Cùng với những biến đổi cơ giới do sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử là những biến chuyển sâu xa trong thế giới nội cảm, trong tư tưởng, lối sống, cách nghĩ của cá nhân; trong tâm thức văn hóa cộng đồng Sự rộng mở của một thế giới đa chiều kích dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong thế giới quan, nhân sinh quan của những người cầm bút Mâu thuẫn giữa hệ giá trị chính thống

và các hệ giá trị khác đang hình thành tự phát và mạnh mẽ là một biểu hiện, cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những biến động trong đời sống văn hóa và tinh thần ở nước ta

Sự thay đổi trong nhận thức, tất yếu dẫn đến nhu cầu biểu đạt mới về thế giới Đổi mới, cách tân là khát vọng chung của những người nghệ sĩ Trong những năm tháng này, chúng ta đã chứng kiến không ít những phá cách, thậm chí cả những phá phách trong nghệ thuật nói chung Trong bối cảnh đó, thơ ca cũng không thể không nhập cuộc

1.1.2 Nhu cầu đổi mới tự thân của nền thơ Việt

Cách tân là thuộc tính của sáng tạo, là quy luật bản chất, là con đường sống còn của văn học nghệ thuật Thơ Việt Nam vốn tiềm tàng một khát vọng đổi mới Lịch sử phát triển của thơ Việt qua các thời kì đã chứng minh:

Trang 8

- Thời kì trung đại, chúng ta đã học tập kĩ thuật và mĩ học Đường thi để sáng tạo thơ Việt Lịch sử văn học đã ghi nhận những nỗ lực cách tân nhằm Việt hóa thơ

Đường: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du

- Làn sóng thơ mới (thơ ca tìm cách phá rào vượt ra khỏi hệ thống thi pháp thời trung đại) là tham vọng đầu tiên hiện đại hoá thơ Việt

- Cuộc tấn công vào thơ mới với khát vọng cách tân thơ mới:

+ Nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ Đài: tìm cách thoát khỏi tư trường của thơ mới, vượt lên thơ mới khi nó đã đi vào chỗ bế tắc

+ Xu hướng tự do hoá hình thức thơ trong kháng chiến chống Pháp: Trần Mai Ninh, Quang Dũng, Văn Cao, Chính Hữu và tiêu biểu là Nguyễn Đình Thi + Nỗ lực hiện đại hóa thơ ca ở Sài Gòn, tiêu biểu là nhóm Sáng tạo với những tên tuổi đáng chú ý như: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo

- Một số nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn giai phẩm (Trần Dần, Lê Đạt,

Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm ) đã âm thầm và quyết liệt tìm đến một hướng

đi mới cho thơ

do dân chủ, giao lưu quốc tế, khao khát được khẳng định cá tính đã là động lực

để nhiều nhà thơ trẻ bắt đầu tạo ra một làn sóng mới trong thơ ca Việt Nam

đương đại Đây là một quá trình chưa hoàn kết

Cứ như vậy, cái đi sau bao giờ cũng muốn mới hơn cái đi trước Những cái mới luôn được thai nghén ấp ủ, tuy số phận và đích đến của chúng có khác nhau Nhưng dù sao thì nó vẫn rất có ích cho nghệ thuật

1.2 Đổi mới trong ý thức nghệ thuật của những người cầm bút đương đại 1.2.1 Quan niệm về thơ

1.2.1.1 Nhận thức lại về những giới hạn và tiềm năng của thơ ca

Theo quan niệm truyền thống: thơ có những khả năng kì diệu, thơ là một ngôi đền thiêng; thơ gánh vác những nhiệm vụ, những trách nhiệm xã hội quan trọng Từ những góc nhìn mới so với các bậc tiền bối, với cảm quan hiện thực tỉnh táo, nhiều người làm thơ hôm nay đã nhận thức ra những giới hạn của thơ

ca Theo họ, đừng quá kì vọng vào khả năng của thơ Thi sĩ cũng chỉ là người trần mắt thịt như bao nhiêu người khác, đừng ảo tưởng về năng lực của thơ và nhà thơ

Những người làm thơ theo tinh thần hậu hiện đại càng có xu hướng khước

từ những sứ mệnh cao cả mà lịch sử đã giao phó cho thơ Viết, đối với họ giờ

đây chỉ như một cách để giải toả tâm trạng, để phiêu lưu trong cuộc chơi thú vị với ngôn từ

Trang 9

6Thơ không phải vụ lợi, uốn mình, không bị ám ảnh bởi những nghĩa vụ chính trị xã hội nên thơ cũng hết sức trung thực trong việc phản ánh hiện thực Hiện thực được phản ánh không phải chỉ ở bề mặt mà còn ở “bề sau, bề sâu, bề xa” (Chế Lan Viên), ở những góc khuất, thậm chí những xó tối

Mặt khác thơ chấp nhận cả cái ảo Thơ được quyền tự do "mơ ngủ", nhập

đồng, liên tưởng, ngôn từ nhiều khi như tự động rời khỏi ngòi bút, dẫn đi Xu hướng muốn đào sâu vào bản ngã, đem thơ đến với hiện thực của tâm trạng, tâm linh đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực cho thơ

Những quan niệm mới về chức năng, sứ mệnh của thơ đã thể hiện xu

hướng đưa thơ trở về với chính đặc trưng, bản chất nghệ thuật của nó Điều này

sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ đương đại

Đạt), chơi chuyên nghiệp Hơn nữa, đây là “một trò chơi khá nguy hiểm" (Thanh Thảo) Vì thế, không phải ai cũng dám chơi, cũng chơi được Phải có bản lĩnh, có tài năng

Quan niệm thơ là một trò chơi đã cấp cho thơ những phẩm chất mới: sự phóng khoáng, tự do, đối lập với tính hàn lâm, trang trọng mực thước của thơ truyền thống Trò chơi cũng tạo nên tính ngẫu hứng, sự lôi cuốn, bất ngờ Nó gợi

ra những khía cạnh mới trong mối quan hệ giữa nhà thơ và người đọc: người chơi không bị áp đặt; trò chơi chỉ thành công khi có sự hợp tác từ nhiều phía Nhà thơ là người sáng tạo ra trò chơi, đề xuất trò chơi và anh ta lôi cuốn độc giả vào trò chơi của mình Tất cả đều phải chủ động, phải tham gia

Nhiều nhà thơ quan niệm: chơi là chơi với chữ (nói một cách nghiêm túc

hơn là lao động với chữ) Với nhiều thủ thuật: co kéo chữ, phân mảnh, lai ghép, giãn nở, cắt xén, sắp đặt, bài trí chữ… họ đã mang lại cho chữ vô số hình dạng khác nhau, khơi gợi vô số cảm xúc mới mẻ Phát hiện ra trò chơi này là một minh chứng cho sự nhạy cảm của họ trước những tiềm năng dồi dào của ngôn ngữ, của tiếng Việt

Một số nhà thơ sáng tác theo cảm quan và tinh thần hậu hiện đại đã đẩy quan niệm thơ - trò chơi đến mức cực đoan Họ đã suồng sã hoá thơ ca Theo họ thơ ca cũng chỉ là một trò giải trí Họ lấy thơ làm đối tượng để giễu nhại, châm biếm Họ muốn xoá bỏ ranh giới thơ cao cấp và thơ cấp thấp, giải thiêng thơ và nhà thơ Xuất phát của quan niệm này là tinh thần phản truyền thống, khiêu

Trang 10

7khích truyền thống nhằm tạo ra những năng lượng cảm xúc mới, không gian mới cho sự phát triển của thơ hiện đại

Quan niệm thơ là trò chơi đã cho ra đời những sản phẩm thơ khác lạ, độc

đáo

1.2.2 Quan niệm về nhà thơ

Từ vị thế người chiến sỹ, thiên sứ, nhà thơ trở về với đời thường: nhà thơ

“cơm bụi”, nhà thơ “thảo dân” Nhà thơ hôm nay đã rũ bỏ hết những hào quang thuở trước Thi sĩ không phải được chiêm ngưỡng từ xa, trong mơ màng sương khói hay “trên đỉnh cao muôn trượng" mà trong ống kính hiện thực, cận cảnh

Họ nhập vào thập loại chúng sinh, không ít khi loanh quanh, bất lực, bế tắc Không phán truyền, không rao giảng như một thánh nhân, không tuyên ngôn, không đúc kết như một hiền triết, chân dung thi sĩ giờ đây thậm chí còn nhếch nhác, bụi bặm Những quan niệm này đã rút bỏ khoảng cách sử thi giữa nhà thơ

và người đọc Nhà thơ được cảnh báo rằng: anh ta phải ý thức được mình là ai, mình có thể và không thể làm được những gì, hiệu ứng tác động của thơ mình có thể đến đâu để có những ứng xử phù hợp Ngược lại, người đọc cũng phải tỉnh táo để đừng quá kì vọng vào khả năng cải tạo xã hội của nhà thơ, anh ta phải tự thân vận động

Nhà thơ hôm nay là những người có chí hướng cách tân sâu sắc Các nhà thơ lớp trước trầm tĩnh nhưng không kém phần quyết liệt Các nhà thơ trẻ thì có phần ồn ào, sôi nổi hơn; có lúc to tát, đại ngôn, khoa trương nhưng nhìn chung

dễ thông cảm và đáng được ghi nhận

Người làm thơ hôm nay ngày càng gia tăng tính chuyên nghiệp Điều đó bộc lộ ở ý thức tự giác cao về chuyên môn, kĩ năng làm việc, tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp Mặt khác, tính chất chuyên nghiệp hóa của thơ còn thể hiện ở khả năng tồn tại độc lập, không phụ thuộc, không bị dẫn dắt bởi những gì ngoài nó

1.2.3 Quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ và công chúng

Trước hết đó là sự gia tăng tính dân chủ, bình đẳng giữa nhà thơ và người

đọc Lớp độc giả đương đại với đủ mọi thành phần, trình độ văn hóa, quan niệm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ khác nhau buộc các nhà thơ phải thay đổi lối viết, cách nghĩ Anh ta hiểu mình là nhà thơ chứ không phải nhà đạo đức, nhà giáo dục, nhà cải tạo xã hội Bạn đọc là người đồng sáng tạo với tác giả Thay đổi vai trò của công chúng là một đặc tính của thơ đương đại Những bài thơ được sáng tác trong hệ mỹ học mới đòi hỏi người đọc phải tham gia vào tiến trình sáng tạo thơ, làm lại bài thơ trên cái chất liệu mà tác giả đã tạo ra

Sự đổi mới trong quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ và công chúng không chỉ thể hiện qua phần lập ngôn của những người sáng tác mà quan trọng

và sinh động hơn là qua những tác phẩm cụ thể của họ Thơ ta giai đoạn trước về cơ bản là thơ rõ nghĩa, hiển tình, đi thẳng vào trái tim độc giả Giờ đây, một bộ phận thơ vẫn như vậy, song một số khác thì ngược lại: gia tăng phẩm chất trí tuệ,

Trang 11

8tính khách quan Nhà thơ bí ẩn hóa nội dung truyền đạt, mã hóa tư tưởng của mình buộc người đọc phải tìm cách giải mã nó

Điều đáng chú ý thứ hai trong mối quan hệ giữa nhà thơ và độc giả thời

nay là sự phân hóa độc giả, đề cao lớp công chúng đặc tuyển Trước đây, một

trong những phẩm chất được đánh giá cao của thơ là tính đại chúng Giờ đây, quan niệm "thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình" vẫn còn có giá trị Nhưng nhiều người khác lại cho rằng: “tính đại chúng là cái chết của nghệ thuật” Với sáng tác của mình, họ tự giác lựa chọn độc giả

Tự do cho người đọc và tự do cho người sáng tác cũng là một trong những

động lực kích thích sự phát triển của thơ ca (và văn học nói chung)

Tóm lại, thơ Việt Nam giai đoạn này có rất nhiều điều kiện thuận lợi (khách quan và chủ quan) để đổi mới và phát triển Đổi mới lúc này là một tất yếu mang tính lịch sử

2.1.1 Nhận thức lại về lịch sử xã hội từ góc nhìn phi sử thi, phản lãng mạn

Nhà thơ hôm nay từ chối cách nhìn lí tưởng hoá, mĩ lệ hoá Lối tư duy thần tượng giáo điều cùng lối ca tụng mòn sáo ngày càng trở nên xa lạ Thay vào

đó là cái nhìn tỉnh táo, nghiêm khắc; nhìn thẳng, nhìn trực diện vào sự thật trụi

trần, nhiều khi đến tàn nhẫn Sự thật không phải bao giờ cũng đẹp Thơ không

thể lúc nào cũng du dương và ướt đầm cảm xúc Hiện thực mà nhà thơ phản ánh

không phải là hiện thực như nó nên có mà là như nó đang có Thơ không chỉ

quan tâm tới những vấn đề quốc gia đại sự mà gần hơn với những gì nhỏ nhặt, thậm chí vụn vặt, tầm thường trong cuộc sống Bất cứ cái gì có liên quan đến

con người đều có thể trở thành đối tượng của thơ

Thơ ta một thời âm vang tiếng nói của sử thi Tổ quốc và dân tộc gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Tổ quốc trong thơ chống Mĩ thường được cảm nhận ở chiều rộng của không gian địa lí, chiều dài của thời gian lịch sử và bề dày, chiều sâu của văn hoá; được nhìn nhận trong mối tương quan với nhân loại, thời đại Như một tất yếu, ý thức về Tổ quốc gắn liền với vẻ đẹp tuyệt đối, vĩnh cửu, bất khả xâm phạm Anh hùng, vĩ đại, đỉnh cao muôn trượng là những định ngữ quen thuộc đi liền với danh từ Tổ quốc Phát hiện về Tổ quốc cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam, với những phẩm chất cao đẹp và bền vững: anh hùng, nhân ái, đức hy sinh Con người hiện lên với tư cách chủ thể, chủ nhân lịch sử, những người chiến thắng Giờ

đây, tổ quốc gắn liền với những số phận cụ thể Con người hiện lên với tư cách nạn nhân lịch sử, với những bi kịch cá nhân Tổ quốc trong thơ Trần Mạnh Hảo,

Trang 12

9Trần Vàng Sao, Thanh Thảo, Nguyễn Duy được "nhìn từ xa"- Tổ quốc trong sự gắn bó thiết thân với từng số phận người

Cái nhìn phi sử thi, phản lãng mạn đã khẳng định khuynh hướng rời xa các “đại tự sự”, mở ra những quan niệm sống, những chuẩn mực đánh giá mới dựa trên bề dày trải nghiệm và kinh nghiệm của cá nhân Tuy vậy, sau một thời gian, khi nhu cầu được nói thật đã trở nên bão hoà, những lời nói thật không còn gây nhiều xúc động cho người nghe Một số người đã đẩy nhu cầu này đi xa đến mức quá đà nên cách nhìn nhận của họ lại rơi vào bi quan, phiến diện, một chiều

2.1.2 Nhận thức về những giới hạn của xã hội hiện đại nhìn từ “bề sau, bề sâu”

2.1.2.1 Tình trạng “khủng hoảng”

Trước hết là nỗi đau, nỗi lo trước tình trạng tha hoá và sự nghèo nàn của đời

sống tinh thần con người trong xã hội tiêu dùng Cùng với sự phát triển của nền

kinh tế thị trường, sự sa sút về đời sống tâm hồn, thiếu vắng tinh thần nhân bản: lãng quên quá khứ, cội nguồn, bản sắc dân tộc, lối sống đạo đức giả, thực dụng,

vị kỉ, nghèo cảm xúc, “mất mùa nhân nghĩa” ngày càng hiện hữu rõ nét trong

đời sống cộng đồng

Các nhà thơ hôm nay nhìn rõ bao nhiêu nghịch lí, trớ trêu đang phơi bày

Họ tỏ rõ sự mệt mỏi, chán chường trước những xô bồ, phức tạp của đời sống đô thị hiện đại Cuộc sống quẩn quanh, nhàm tẻ, thực dụng, chỉ cần hôm nay không biết đến ngày mai, xa lạ với cái lãng mạn, nên thơ đã đẩy nhiều người có ý thức

về sự sống đến tâm thế này Nhiều lúc họ thấy bất lực, không lối thoát

Không chỉ cảm thấy mệt mỏi, bất an; các nhà thơ còn cảm nhận sâu sắc

nguy cơ tự huỷ diệt của chính con người Thơ trẻ hôm nay đầy ắp tình yêu và

cũng đầy ắp trăn trở trước những biến động khôn lường của xã hội và con người Không so bì hiện tại và quá khứ, không hoang mang, hẫng hụt vì những đổi thay

đến chóng mặt như những thế hệ đi trước vì có thể chỉ được nghe chứ chưa từng

được sống với quá khứ ; dù vậy trong thơ họ vẫn dội lên những lo âu

2.1.2.2 Khát vọng tự giải thoát

Cái chết là một cách tự giải thoát: chết là kết thúc sự sống, cũng là kết thúc

mọi phiền toái, mệt mỏi; chết cũng là một con đường để tìm đến với thế giới tâm

linh

Bên cạnh đó là xu hướng muốn tìm về với cội nguồn văn hoá truyền thống (tiêu biểu là các tác giả: Hoàng Cầm, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Inrasara, Nguyễn Quang Thiều ) Mô típ trở về, mô típ sám hối xuất hiện nhiều trong thơ thời kì này Những trầm tích của văn hóa truyền thống ngàn đời thường được kết tinh trong hình ảnh của quê hương yêu dấu Đây là bến đỗ bình yên, là nơi tách biệt khỏi những phức tạp, xô bồ của đời sống đô thị hiện đại, nơi di dưỡng tinh thần cho mỗi con người

Tìm đến với thiên nhiên, tôn giáo cũng là một cách tự giải thoát Thiên

nhiên muôn đời luôn chân thực và hồn nhiên; bao dung và che chở nếu con

Trang 13

10người biết trân trọng, chung sống hòa bình với nó Như một phương thuốc kì diệu, nó có khả năng xoa dịu, nâng đỡ, thanh lọc, cứu rỗi tâm hồn; khơi gợi những tình cảm trong sáng Với các nhà thơ, thiên nhiên trước hết là một đối tượng thẩm mĩ đồng thời cũng là nơi để gửi gắm những tâm tư, chiêm nghiệm

về nhân thế Cùng với thiên nhiên, tôn giáo cũng có tác dụng to lớn trong việc

vỗ về, nâng đỡ cho con người về mặt tinh thần Nếu cuồng tín, mê muội, tôn giáo sẽ ru ngủ con người nhưng xét ở một mức độ nào đó nó vẫn có những tác

động tích cực Niềm tin vào sự tồn tại của thế giới thứ hai làm phong phú hơn

đời sống thứ nhất, khiến người ta phải suy nghĩ nhiều hơn về sự sống, cách sống, nhiều khi là động lực giúp người ta sống nhân văn hơn Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Hưng, Hữu Thỉnh, Ngô Văn Phú, Nguyễn Bùi Vợi, Trúc Thông

là những tác giả đã tìm đến với hướng đi này

2.2 Cảm hứng về cái tôi cá nhân cá thể

2.2.1 Sự trở về của cái tôi cá nhân

Cảm hứng trở về với cái tôi cá nhân bắt đầu từ ý thức về bi kịch đánh mất

cá tính, sự ăn năn sám hối, tự phán xét mình với tinh thần phân tích, mổ xẻ, định giá sòng phẳng

Từ ý thức về việc tự đánh mất mình, họ khao khát “đi tìm mặt” mình Cái

tôi trước đây phải nương tựa vào đoàn thể, tìm thấy sức mạnh của mình trong

đoàn thể Giờ đây, ý thức mình là một cá thể toàn vẹn, nó tự tách mình ra, soi ngắm, khám phá chính mình và thế giới Sự trở về của cái tôi là tất yếu sau một thời gian dài phải nhường chỗ cho cái ta

Cái tôi trong chặng đường đầu đổi mới là cái tôi nhập thế Đó không phải

là cái tôi thoát ly xã hội, cái tôi cảm xúc như giai đoạn thơ mới Thiên về nhận thức, suy tư, trải nghiệm; cái tôi như một điểm tựa để nhìn nhận về nhân sinh trong cái “cõi nhân gian bé tí” mà đẫy rẫy những sự phức tạp và nhiêu khê khó lường này Không tự tách biệt mình với thế giới để tôn mình lên như cái tôi lãng mạn, nó dũng cảm nhìn đời và nhìn mình bằng con mắt tỉnh táo, dám từ chối cái nhìn ve vuốt về mình, thậm chí dám cười nhạo mình Bằng sự nhạy cảm và trải nghiệm cá nhân, con người thời nay đang loay hoay tìm mình và tìm kiếm các giá trị Nhiều ngộ nhận và bừng ngộ Có những đổ vỡ, xót xa, đau đớn Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều cá thể biệt lập, có bản sắc riêng khó trộn lẫn; thậm chí nổi loạn, dù có lúc hơi to tát đại ngôn nhưng là cần thiết Cái tôi có thiên hướng đào sâu vào mình - cái tôi nội cảm

Được thành thực với mình, được là mình trở thành một nhu cầu, một mong muốn khẩn thiết Chưa bao giờ thân phận, bi kịch cá nhân, tâm trạng bất an, hoang mang lạc lõng, sự vỡ mộng, nỗi cô đơn, khắc khoải, sự dằng xé, bế tắc (những khoảng tối mà thơ trước đó kiêng kị) được phơi bày một cách thành thực đến thế

ở trong thơ Có khi, trạng thái cô đơn lại xuất phát từ sự tự chiêm nghiệm sâu sắc những phương diện phức tạp và nhạy cảm của đời sống tinh thần, từ những hình dung về cuộc đời bất trắc, luôn thay đổi và nỗi phấp phỏng hoài nghi về hạnh phúc Đây là những cảm nhận rất riêng của con người hiện đại khác hẳn con

Ngày đăng: 11/04/2013, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w