1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay

32 422 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 206 KB

Nội dung

Công tác Kế hoạch hoá ở Việt nam đã được tiến hành hơn 50 năm. Trong thời gian đó công tác kế hoạch luôn là công cụ chủ yếu của nhà nước để quản lý kinh tế - xã hội. Với điều kiện mới của nền kinh tế, công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác kế hoạch nói riêng cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới đó. Việt Nam với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, cùng với xu thế hội nhập khu vức và quốc tế, đã đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề, to lớn và quan trọng cho công tác kế hoạch hoá. Đó là đổi mới công tác kế hoạch từ tư duy, quan điểm định hướng, nội dung, phương pháp cđến cách thức chỉ đạo. Đổi mới công tác kế hoạch là nhiệm vụ tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Cũng chính vì vậy em đã chọn đề tài "Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay" Em xin trân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắn Lợi đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Bài viết được chia thành 3 phần: Phần I: Cở sở lý luận về vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường Phần II) Sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam Phần III)Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 1

Lời mở đầu

Công tác Kế hoạch hoá ở Việt nam đã được tiến hành hơn 50 năm.Trong thời gian đó công tác kế hoạch luôn là công cụ chủ yếu của nhà nước đểquản lý kinh tế - xã hội

Với điều kiện mới của nền kinh tế, công tác quản lý kinh tế nói chung vàcông tác kế hoạch nói riêng cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới đó

Việt Nam với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo địnhhướng Xã Hội Chủ Nghĩa, cùng với xu thế hội nhập khu vức và quốc tế, đã đặt

ra nhiệm vụ hết sức nặng nề, to lớn và quan trọng cho công tác kế hoạch hoá

Đó là đổi mới công tác kế hoạch từ tư duy, quan điểm định hướng, nội dung,phương pháp cđến cách thức chỉ đạo

Đổi mới công tác kế hoạch là nhiệm vụ tất yếu trong quá trình phát triểnkinh tế

Cũng chính vì vậy em đã chọn đề tài " Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam hiện nay"

Em xin trân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắn Lợi đã giúp đỡ em hoànthành đề án này

Bài viết được chia thành 3 phần:

Phần I: Cở sở lý luận về vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường

Phần II) Sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam Phần III)Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 2

Nội dung

Phần I) Cở sở lý luận về vai trò của kế hoạch hoá trong

nền kinh tế thị trường I)Tổng quan về kế hoạch hóa

1)Bản chất của kế hoạch hóa

Các môn khoa học quản lý đã định nghĩa: Quản lý lá sự tác động củachủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm hướng đối tượng quản lý đi theomột mục tiêu định sẵn Quá trình quản lý có thể mô tả sơ lược bằng quy trìnhkín sau đây:

Xác định mục tiêu Tổ chức Kiểm tra Điểu chỉnh Hạchtoán

Như vậy, Kế hoạch hóa nằm trong những chức năng cơ bản của quytrình quản lý, là thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai củađối tượng quản lý và các giải pháp để thực hiện Nó xác định xem một quátrình phải làm gì? Làm thế nào? Khi nào làm? Và ai sẽ làm?

Kế hoạch hóa vĩ mô nền kinh tế quốc dân là phương thức quản lý nềnkinh tế của nhà nước theo mục tiêu Nó thể hiện bằng những mục tiêu địnhhướng phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhấtđịnh của một quốc gia và những giải pháp chính sách, những cân đối vĩ mô cầnthiết nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu qủa cao nhất Một kếhoạch toàn diện đặt ra những mục tiêu bao hàm tất cả mọi mặt trong nền kinh

tế quốc dân Một kế hoạch từng phần sẽ đề cập đến một phần của nền kinh tếquốc dân

Trang 3

Kế hoạch hóa không chỉ là lập kế hoạch mà còn là quá trình tổ chức,thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả Lập kế hoạch là lựa chọn một trongnhững phương án hoạt động cho tương lai của toàn bộ hay từng bộ phận củanền kinh tế Còn tổ chức theo dõi và thực hiện được thể hiện bằng hệ thống cácchính sách áp dụng trong thời kỳ kế hoạch xem như là những cam kết củachính phủ đối với hệ thống kinh tế.

Bản chất là giống nhau nhưng vai trò của kê hoạch hóa thể hiện ở cácmức độ khác nhau trong hệ thống kinh tế thế giới

2) Kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường

Đặc trưng cơ bản của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh

là tính chất đa thành phần kinh tế, sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức khácnhau trong toàn bộ hệ thống kinh tế Ở đây, thị trường chi phối các mặt hoạtđộng của đời sống kinh tế-xã hội Trong nền kinh tế thị trường này, kế hoạchhóa thể hiện những cố gắng có ý thức của chính phủ để đạt được tăng trưởngnhanh với mức việc làm cao và ổn định giá cả thông qua các chính sách tàikhóa và tiền tệ khác nhau của mình Kế hoạch hóa giúp chính phủ ngăn chặnđược sự mất ổn định kinh tế trong khi vẫn đảm bảo kích thích tăng trưởngnhanh Những công cụ chính sách được sử dụng chủ yếu là công cụ trong lĩnhvực tiền tệ, tài chính và các quan hệ ngoại thương Các chính sách tăng chi tiêutài chính, điều chỉnh chi tiêu của chính phủ và tỷ lệ thuế được tăng cường đãtạo việc làm nhiều hơn và thu nhập cao hơn cho dân cư Lạm phát và giảmphát được kiểm soát bằng chính sách tài chính, các cuốc điều chỉnh lãi suất haycác nguyên tắc chỉ đạo về giá lương Những biến động trong cán cân thanhtoán được xử lý bằng những điều chỉnh về thuế nhập khẩu, kiểm soát tỷ giá,hạn ngạch thuế Trong tất cả các phương pháp nói trên thì những công cụ củachính sách là năng động và gián tịếp

3) Kế hoạch hóa trong nền kinh tế mệnh lệnh

Thể hiện rõ nhất của cơ chế này là nền kinh tế Liên Xô cũ, những nềnkinh tế Xô Viết ở Đông Âu, kể cả Việt Nam trước cuộc cải cách kinh tế năm

Trang 4

1990 Ở các nước này cơ sở kinh tế để xây dựng và hoàn thiện là chế độ cônghữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, Nhà Nước chuyên chính vô sảnkhông nhưng đóng vai trò điều hành chính trị mà còn khả năng điều tiết vàquản lý toàn diện, trực tiếp các vấn đề kinh tế ở đây Chính Phủ đã thực hiệnkhống chế trực tiếp những hoạt động kinh tế thông qua quá trình đưa ra nhữngquyết định từ trung ương Các mục tiêu cụ thể được định trước bởi các nhà kếhoạch ở trung ương đã tạo nên cơ sở cho một nền kinh tế quốc dân toàn diện

và đầy đủ Nguồn nhân lực vật lực chủ yếu và tài chính được phân phối khôngphải theo giá thị trường và các điều kiện cung cầu mà phân phối theo nhu cầuvật tư, lao động, vốn của kế hoạch tổng thể Các nội dung trên khẳng định bảnchất kế hoạch hóa trong nền kinh tế mệnh lệnh là kế hoạch hóa trực tiếp

4) Kế hoạch hóa phát triển trong khuôn khổ nền kinh tế hỗn hợp của các nước thế giới thứ ba.

Đặc điểm của hầu hết các nền kinh tế này là sự tồn tại của một bối cảnhthể chế trong đó một phần nguồn lực sản xuất do tư nhân sở hữu và điều hànhcòn phần kia lại do nhà nước kiểm soát Như vậy, có thể nhận biết hai thànhphần của kế hoạch hóa trong nền kinh tế hỗn hợp là:

- Kế hoạch hóa trực tiếp: Điều này thể hiện ở việc chính phủ sử dụng có

cân nhắc nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện dự án đầu tư nhà nước

và để huy động, chuyển các nguồn lực khan hiếm vào các lĩnh vực có thểmong đợi là đóng góp lớn nhất vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế lâu dài

- Kế hoạch hóa gián tiếp:Chính phủ các nước đang phát triển đưa ra các

chính sách kinh tế để kích thích, hướng dẫn và trong một số truờng hợp cònkiểm soát hoạt động kinh tế tư nhân nhằm đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữanguyện vọng của doanh nghiệp tư nhân và mục tiêu chính phủ

Như vậy kế hoạch hóa về mặt bản chất là giống nhau với mọi nền kinh

tế Nhưng nội dung và hình thức biểu hiện là khác nhau trong các phương thứcsản xuất khác nhau Cần phân biệt hai loại hình kế hoạch hóa sau đây:

Trang 5

- Thứ nhất: Kế hoạch hóa tâp trung Đây là kế hoạch tập trung phân

phối nguồn lực bằng hệ thống các quyết định của các cấp lãnh đạo, nó thể hiện

ở tính chất pháp lệnh, tính hiện vật và tính cấp phát-giao nộp trong hệ thốngchỉ tiêu và chỉ đạo công tác kế hoạch

- Thứ hai: Kế hoạch hóa phát triển.Đây là sự tác động của chính phủ

vào nền kinh tế vĩ mô thông qua việc thiết lập một cách chủ động mối quan hệkhả năng với mục đích nhằm đạt đuợc các mục tiêu đặt ra bằng việc sư dụnghiệu quả nguồn tiềm năng hiện có Kế hoạch phát triển được xem là công nghệcủa sự lựa chọn các hoạt động hợp lý và tối ưu Trong đó chủ yếu là:

- Lựa chọn, sắp xếp nguồn lực khan hiếm

- Đưa ra các định hướng phát triển

- Xác định các cơ chế chính sách điều tiết vĩ mô

Sự khác nhau cơ bản giữa kế hoạch hóa tập trung và kế hoạch hóa pháttriển thể hiện: Một bên là tính cưỡng chế còn bên kia là tính thuyết phục Với

kế hoạch phát triển việc đặt ra kế hoạch nhằm xác định những mục tiêu chiếnluợc có liên quan trực tiếp đến sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế đấtnước, mục tiêu của kế hoạch hóa phát triển chỉ là cố gắng ngăn chặn để chonền kinh tế khỏi đi lạc với mục tiêu tăng trưởng ổn định bằng những công cụchính sách năng động và gián tiếp thì kế họach hóa tập trung không chỉ tạo ramột loạt các mục tiêu cụ thể thể hiện quá trình phát triển kinh tế mong muốn

mà còn cố gắng thực hiện kế hoạch của mình bằng việc khống chế trực tiếpnhững hoạt động trực tiếp của toàn bộ nền kinh tế

Ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệthống kế hoạch phát triển Tuy vậy, xuất phát từ tính chất quá độ của một nềnkinh tế hỗn hợp nên trong nội dung của kế hoạch phát triển ở nước ta vẫn cònbao hàm dung lượng nhất định của kế hoạch hóa tập trung Trên một mức độnhất định tính chất pháp lệnh, tính chất phân bổ trực tiếp, khống chế cụ thể vẫntồn tại Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, dung lượng các

Trang 6

vấn để trên sẽ giảm trong công tác kế hoạch hóa Việt Nam Đó cũng chính lànhững yêu cầu đổi mới của công tác kế hoạch hóa.

II) Sự cần thiết của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường

1) Sự cần thiết của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường

1.1) Sự thất bại của thị trường

Vào những thập niên 70-80, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung củanhiều nước đang phát triển có xu thế rơi vào giai đoạng khủng hoảng Trướctình hình đó các nhá kịnh tế học phương tây bắt đầu công khai sử dụng cơ chếthị trường như một công cụ chủ yếu để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Lý luận và thực tiễn đã đưa ra những kết luận khách quan vềnhững ưu thế và thất bại của thị trường

Những thất bại sau đây là lý do tồn tại của kế hoạch hóa

- Những quyết định của thị trường không đem lại những kết quả tốtnhất khi có những khác nhau trong khả năng sinh lợi của xã hội và tư nhân.Trên thực tế khả năng sinh lợi của xã hội có thể nâng cao hơn hoặc thấp hơnkhả năng sinh lời tư nhân do tác động của ngoại ứng

- Sự tồn tại độc quyền và phát triển mạnh của độc quyền trong nền kinh

tế phát triển Một nhà độc quyền sẽ sản xuất ít hơn và đặt giá cao hơn cácdoanh nghiệp cạnh tranh

- Thị trường tự do không đem lại mức tiết kiệm cao như xã hội mongmuốn Những thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất được tổchức sơ sài và sự tồn tại của giá cả bị xuyên tạc làm người sản xuất và ngườitiêu dùng thiếu những thông tin cần thiết để hành động sao cho sản xuất vàphân phối có hiệu quả

- Thất bại của thị trường trong việc đặt giá cho các nhân tố sản xuất dẫnđến những chênh lệch lớn trong việc đánh giá của xã hội và tư nhân đối với các

dự án đầu tư

Trang 7

Do đó nếu không có sự can thiệp của Chính Phủ thì thị trường bị xem làdẫn đến sự phân phối sai lầm những nguồn lực hiện tại và tương lai, hoặc làdẫn đến một cái gì đó không phù hợp với lợi ích xã hội lâu dài

Như vậy sự tồn tại các khuyết tật thị trường đã đặt ra yêu cầu phải có sựcan thiệp của chính phủ vào nền kinh tế Nhưng không phải tất cả sự can thiệpnào của chính phủ cũng giải quyết và khắc phục được các khuyết tất của thịtrường Vì vậy muốn bảo đảm tính hiệu qủa và tránh các hậu quả phụ của sựcan thiệp Chính Phủ, điều quan trọng là phải có sự tổ chức tốt sự can thịệp củamình Đó chính là kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường

1.2) Huy động và phân bổ nguồn lực khan hiếm

những nguồn nhân lực lành nghề và nguồn tài chính hạn chế vào đầu tư sảnxuất phi hiệu quả Do đó dự án đầu tư phải được lựa chọn không những trên cơ

sở phân tích năng xuất từng phần, mà còn tùy theo bối cảnh của một chươngtrình phát triển tổng thể và những mục tiêu lâu dài Kế hoạch hóa là phươngthức thích hợp để lựa chọn và phối hợp những dự án đẩu tư nhằm chuyểnnhững nhân tố khan hiếm vào các lĩnh vực sản xuất có hiệu quả nhất

Thị trường cạnh tranh tự do có xu hướng hạn chế đầu tư, chuyển đầu tưnhiều hơn sang lĩnh vực xã hội ít mong muốn, không tính đến những lợi nhuậnphụ thêm có được từ một chương trình đầu tư dài hạn đã được điều phối có kếhoạch

1.3) Thái độ, tâm lý của dân cư

Sự công bố cụ thể về những mục tiêu xã hội và kinh tế quốc gia dướidạng một kế hoạch phát triển cụ thể có những ảnh hưởng quan trọng về thái độhay tâm lý đối với dân cư

Khi chính phủ có được những bản kế hoạch khả thi và hợp lý, sẽ độngviên tốt hơn sự quan tâm và tham gia của các bộ phận khác nhau trong xã hộivào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn nền kinh tế, nó có thể tập hợp dânchúng đằng sau chính phủ để tiến hành những chương trình quốc gia lớn Bằng

Trang 8

sự ủng hộ của quần chúng, Chính Phủ thông qua kế hoạch hóa huy động đượctổng hợp nguồn lực của xã hội, yêu cầu mọi công dân cùng nhau làm việc đểxây dựng đất nước.

Kế hoạch kinh tế được coi là công cụ tốt nhất để đảm bảo động lực cầnthiết vượt qua những lực cản của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa truyền thốngtrước một yêu cầu chung đòi hỏi tiến bộ xã hội và cuộc sống ấm no cho mọingười

1.4) Viện trợ và thu hút đầu tư nước ngoài

Muốn huy động được vốn viện trợ nước ngoài, kể cả song phương và đaphương một cách có kết quả, chính phủ các nước thường phải có những kếhoạch phát triển rõ ràng với những mục tiêu cụ thể và những dự án đầu tưđược xây dựng theo những tịêu thức quy định

Với những kế hoạch của mình, các nước nhận viện trợ có cơ sở tốt hơn

để thuyết phục những nhà tài trợ rằng số tiền vốn họ vay sẽ được sử dụng mộtcách có mục đích trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân

Trong một chừng mực nhất định việc mô tả dự án tỷ mỉ và cụ thể trongkhuôn khổ một kế hoạch phát triển toàn diện càng nhiều bao nhiêu thì mongmuốn của các nước đang phát triển về việc tìm kiếm viện trợ nước ngoài bằngmọi giá cũng nhiều bấy nhiêu

2)Vai trò và chức năng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường

Kế hoạch hoá phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch mang tínhhướng dẫn và thể hiện dứới dạng các chính sách phát triển Một kế hoạch nhưvậy sẽ phải thực hiện được các chức năng cơ bản sau đây:

2.1) Chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hoạt động kế hoạch hóa phải hướng tớimục tiêu chính: Ổn định giá, bảo đảm công ăn việc làm, tăng trưởng và cân đốicán cân thanh toán quốc tế Các mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau,

sự thiên lệnh hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến việc

Trang 9

đạt được mục tiêu khác và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tổng thể kinh

tế Chức năng này của kế hoạch hóa thể hiện ở:

- Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực thicác chính sách cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tổng hợpnguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởngnhanh theo phương thức thống nhất, bảo đảm tính chất xã hội của các hoạtđộng kinh tế

- Bảo đảm mồi trường kinh tế ổn định và cân đối Tạo những điều kiệnthuận lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền

đề hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế lành mạnh

- Bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư bằng

kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết

- Kế hoạch hóa còn thể hiện chức năng điều tiết nền kinh tế phù hợp với

xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng tăng Để thực hiện chức năng nàyKHH phải xây dựng những chính sách chuyển giao công nghệ thuận lợi tìm rađược hướng “đi tắt đón đầu” giúp cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao,rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến khác

2.2) Định hướng phát triển kinh tế-xã hội

Đây là chức năng thể hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thịtrường và chính nó không làm cho công tác kế hoạch hóa không bị lu mờ trong

cơ chế thị trường Chức năng này thể hiện ở:

- Công tác kế hoạch hóa phải xây dựng được các chiến lược và quyhoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theonghành, vùng lãnh thổ, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn Kế hoạch đưa ra

hệ thống mục tiêu phát triền vĩ mô về kinh tế-xã hội, xây dựng các dự án, cácchương trình, tìm các giải pháp và phương án thực hiện, dự báo khả năng,phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn…nhằm thực hiện chức năngdẫn dắt, định hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trongnền kinh tế thị trường

Trang 10

- Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển từ cơ chế kế hoạchhóa tâp trung theo phương thức” giao nhận” với hệ thống chằng chịt các chỉtiêu pháp lệnh của Nhà Nước sang cơ chế kế hoạch hóa gián tiếp, định hướngphát triển Các chỉ tiêu mà Nhà Nước cần giám sát và quản lý chủ yếu là nhữnggiá trị ở tầm vĩ mô và tất nhiên nó mang tình định hướng, không cứng nhắc vàkhông áp đặt.

Trang 11

2.3) Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế-xã hội

Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc: Chính Phủ thôngqua các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiệncác tiến độ kế hoạch, thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiệnhành áp dụng trong thời kỳ kế hoạch Đánh giá kết quả của việc thực hiện cácchính sách, các mục tiêu đặt ra Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế-

xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch củathời kỳ tiếp sau

III) Sự khác biệt giữa kế hoạch hóa tập trung và kế hoạch hóa trong cơ chế thị trường

Vai trò và chức năng của hệ thống kế hoạch trong nền kinh tế thị trườngđược thể hiện rõ hơn khi so sánh với hệ thống kế hoạch trong nên kinh tế tậptrung

Cơ chế KHH tập trung Cơ chế thị trường

- KH mang tính chủ quan duy ý

chí: xuất phát từ ý muốn chủ quan

của nhà nước, không căn cứ vào

tiềm lực thực tế và không gắn với

nhu cầu thực sự của nền KTQD

- KH gắn với thị trường: định hướng sựphát triển dựa trên cơ sở đánh giá đúngthực trạng (khả thi), nhận thức được quiluật (khoa học), nắm bắt được nhu cầu(thực tiễn), vì thế kế hoạch vững chắchơn

KH thay thế cho thị trường, vì sự

tồn tại của thị trường sẽ phá vỡ

những cân đối cứng mà KH đã đề

ra

- KH bổ sung hỗ trợ cho thị trường: thịtrường chỉ giải quyết vấn đề ngắn hạn,riêng lẻ, vì lợi ích cục bộ KH có cái nhìndài hạn, mang tính đón bắt, vì lợi íchchung, toàn cục

- KH mang tính mệnh lệnh: giao - KH mang tính định hướng: Hoạt động

Trang 12

- KH thiếu tính linh hoạt: vì là

I) Cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam

Trong thời kỳ 1955 đến 1985 Cơ chế kế hoạch hóa pháp lệnh đã quántriệt đường lối cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế với ý nghĩa kế hoạch làcương lĩnh thứ hai của Đảng Nó có những đặc điểm sau:

- Kế hoạch hóa phân bổ nguồn lực phát triển cho các mục tiêu đối vớihai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể

- Cơ chế kế hoạch hóa tâp trung theo phương thức “giao-nhận” với hệthống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà Nướ, giao đến tận các cơ sởkinh doanh theo cách bao cấp cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” trong quá trình sảnxuất kinh doanh

Trang 13

- Cơ chế kế hoạch hóa mang nặng tính chất hiện vật và mang nặng tínhkhép kín trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ.

Với cơ chế này, chúng ta đã thực hiện thành công các mục tiêu khôiphục, cải tạo và phát triển kinh tế xã hội sau 1954, thực hiện có kết qủa mụctiêu phát triển kinh tế và kháng chiến chống Mỹ dành thắng lợi mùa xuân năm

1975, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Tuy vậy, sau năm 1975, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước có nhiềuthay đổi Chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế đãnảy sinh những dấu hiệu đổi mới của công tác kế hoạch hóa vào những nămđầu thập niên 80

II) Đổi mới cơ chế kinh tế ở Việt Nam

1) Đường lối đổi mới kinh tế

Nhận thức những mặt hạn chế của cơ chế cũ Đại hội đảng lần thứ VI(12-1986) đã xác định đường lối đổi mới kinh tế với nội dung cơ bản: pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà Nước quản lýnền kinh tế nhằm định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường

và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đảm bảo sự hài hòa giữa pháttriển kinh tế và phát triển xã hội

Công tác kế hoạch hóa trong nền kinh tế chuyển đổi như vậy không thể

là kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh mà nó phải được chuyển đổi sang một môhình mới với những nét đặc trưng sau đây:

- Một là chuyền từ cơ chế kế hoạch hóa phân bổ nguồn lực sang cơ chế

kế hoạch hóa khai thác nguồn lực phát triển và định hướng sử dụng các nguồnlực đó theo mục tiêu đối với tất cả thành phần kinh tế

- Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa pháp lệnh, trực tiếp sang cơ chế, chínhsách phù hợp và khuyến khích nhằm đạt được mục tiêu

- Chuyển từ kế hoạch hóa mang tính khép kín trong từng ngành, vùng,lãnh thổ sang cơ chế kế hoạch hóa theo chương trình mục tiêu với sự kết hợp

Trang 14

hải hòa giữa các nghành, các vùng, cả bên trong và bên ngoài theo hướng tối

ưu hóa và hiệu quả các hoạt động kinh tế-xã hội

Một kế hoạch hóa với các đặc trưng như vậy phải là kế hoạch hóa địnhhướng và kế hoạch hóa dưới dạng các chính sách, nó bao gồm một hệ thống cảchiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển, chương trìnhphát triển và bao trùm tất cả các thành phần kinh tế

2) Đổi mới công tác kế hoạch hóa trong thời gian qua

Nhà Nước ta đã có chương trình, dự án đầu tư của Chính Phủ bảo đảmđiều kiện thực hiện các mục tiêu lớn, đi đôi với sử dụng chính sách đòn bẩykinh tế là chính để hướng dẫn và hỗ trợ các ngành, các địa phương và cơ sởphát triển theo định hướng kế hoạch

Kế hoạch hóa đã chuyển dần từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch địnhhướng với việc tập trung nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,xây dựng quy hoạch phát triển Việc tăng cường nghiên cứu xây dựng chiếnlược và quy hoạch phát triển tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác kếhoạch hóa trung hạn và kế hoạch hóa hàng năm Được biểu hiện thông quachiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 1991-2000, với trọngtâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là sự mở đầu giaiđoạn áp dụng phối hợp chiến lược với quy hoạch, giữa quy hoạch và kế hoạchtrung hạn và ngắn hạn trong hệ thống kế hoạch hóa

Công tác quy hoạch đã có những cố gắng và chuyển biến bước đầu.Gắn được mục tiêu chiến lược vào nội dung quy hoạch, xác định được tiềmnăng, định hướng phát triển cho từng vùng, từng địa phương Tài liệu quyhoạch bước đầu đã giúp các cấp lãnh đạo ở trung ương, địa phương xác địnhmục tiêu, nhiệm vụ và tăng cường sự chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hộ ở từngđịa phương cũng như cả nước

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển,các kế hoạch 5 năm đã được xây dựng với những thay đổi lớn về phương pháp

và nội dung: Tăng cường kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô, từng bước xóa bỏ kế

Trang 15

hoạch hóa mệnh lệnh và giảm đến mức tối thiểu các chỉ tiêu pháp lệnh, chuyểnsang kế hoạch hóa định hướng, chú ý hơn các chỉ tiêu trên các lĩnh vực xã hội,khoa học, công nghệ, đã có nhiều cố gắng xây dựng và điều hành, đảm bảo cânđối lớn trong kế hoạch giá trị, xây dựng và thực hiện chương trình và dự ánquốc gia, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, mở rộng quan hệkinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Kế hoạch hàng năm đã chú trọng đến những cân đối lớn, đặc biệt là cânđối tài chính-tiền tệ, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, cân đối vốn đầu tưtoàn xã hội

Thực tế nói trên chứng tỏ ý tưởng chuyển dần việc điều hành kế hoạch

từ can thiệp vi mô sang chú trọng các vấn đề vĩ mô, các cân đối lớn ngày càngthể hiện rõ và phát huy hiệu lực kinh tế

3) Những tồn tại của công tác đổi mới kế hoạch trong thời gian qua 3.1) Về lý luận và phương pháp luận cho việc đổi mới công tác kế hoạch hóa.

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, chúng ta chưa xây dựng đượcmột cơ sở lý luận và phương pháp luận về kế hoạch hóa phù hợp với thực tếđổi mới của đất nước, do vậy không khỏi lúng túng khi thiết kế nội dung kếhoạch cũng như phương thức điều hành kế hoạch

Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của NhàNước trong quản lý kinh tế Nhà Nước cần làm gì, đến đâu, như thế nào, đều lànhững vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau Vai trò của nhà nước vói tư cách

là người điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhiều khi bị nhầm lẫn với vai trò NhàNước là chủ đầu tư làm cho nội dung kế hoạch còn nặng về phân bổ đầu tưNhà Nước mà chưa coi trọng đúng mức việc vận dụng chính sách để huy độngcác nguồn lực khác Kế hoạch hóa vì thế chưa bao quát, chưa phát huy hiệu lựcđầy đủ đối với tổng thể nền kinh tế

3.2) Về công tác kế hoach hóa

Trang 16

Quá trình đổi mới kinh tế trong thời gian qua đã giảm bớt sự bao cấptrong nền kinh tế, đặc biệt là bao cấp qua ngân sách, song một số hình thức baocấp khác lại xuất hiện ở những lĩnh vực như: khoanh nợ, xóa nợ, cấp đất…

Các thông tin kinh tế xã hội không chính xác, thiếu ăn khớp và khôngđựợc phân tích đầy đủ trong quá trình xây dựng kế hoạch đã làm cho nội dung

kế hoạch nhiều khi không phù hợp với thực tế.Mục tiêu kế hoạch vừa nhiều,vừa cao hơn khả năng có thể đảm đương cả về năng lực thực hiện lẫn năng lựcvật chất

Kế hoạch không chỉ chịu ảnh hưởng của cơ quan trong hệ thống kếhoạch mà còn chịu sự tác động của nhiều tổ chức khác ngoài hệ thống kếhoạch, điều đó làm cho kế hoạch, đặc biệt kế hoạch đầu tư càng bị phân tánhơn Bên cạnh đó kế hoạch còn phải thông qua quá nhiều cấp nên thường có xuthế “chia đều”, làm giảm hiệu quả

Công tác kế hoạch chỉ được quan tâm nhiều ở cấp trung ương, trong khi

bộ máy kế hoạch lại không đủ khả năng có được hệ thống thông tin giám sát ởmọi cấp từ cơ sở, do vậy việc thực hiện nhiều khi diễn ra sai lệch với ý đồ của

kế hoạch

Trong quá trình xây dựng Kế Hoạch, phần nghiên cứu cơ chế chính sáchcòn chưa thật tương xứng, chưa cụ thể hoá được chiến lược, chưa bao quátđược các thành phần kinh tế, chưa chú ý đúng mức đến tính đặc thù ở từng địaphương Nhiều vấn đề trong chính sách vĩ mô còn chưa xác định rõ và nhấtquán, các chính sách đòn bẩy còn kém hiệu lực Cách thức thực hiện chínhsách vẫn mang nặng tính can thiệp hành chính, áp đặt, mà chưa chú trọng vậndụng cơ chế thị trường để thiết kế và thực hiện chính sách

Phần III)Đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam

trong thời gian tới

I) Định hướng đổi mới kế hoạch hoá

Ngày đăng: 22/07/2013, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w