Bài 3:Khi kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Hoàng Anh, bạn quyết định gửi thư xác nhận một số khoản phải thu.. Trường hợp nợ phải trả có khuynh hướng khai thiếu để làm đẹp báo cáo
Trang 1BÀI TẬP KIỂM TOÁN 2 Bài tập 1:
Sau khi đối chiếu giữa sổ sách của đơn vị với sổ phụ của ngân hàng KTV phát hiện các chênh lệch sau:
1 Kế toán đơn vị ghi thiếu một khoản phí ngân hàng (phí quản lý doanh nghiệp) 500.000 đồng
2 Kế toán đơn vị ghi đảo số tiền của khách hàng A trả cho đơn vị 32.000.000 đồng thành 23.000.000 đồng
3 Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 56.000.000 đồng, kế toán chưa ghi sổ Ngân hàng chưa ghi nhận séc thanh toán 36.000.000 đồng của đơn vị chi trả cho nhà cung cấp
4 Ngân hàng ghi đảo số tiền của khách hàng B trả cho đơn vị 2.300.000 đồng thành 3.200.000 đồng
Yêu cầu:
1 Hãy đưa ra các bút toán điều chỉnh cho đơn vị
2 Lập bảng chỉnh hợp gửi ngân hàng Biết rằng:
- Số dư có trên sổ phụ ngân hàng là 636.000.000 đồng
- Số dư trên sổ sách điều chỉnh là 646.600.000 đồng
BÀI GIẢI:
1)
NV1 Nợ TK 642: 500.000
Có TK 112: 500.000
Có TK 131 (KH.A): 9.000.000 NV3 Nợ TK 111: 56.000.000
Có TK 112: 56.000.000 NV4 Khoản mục này do Ngân hành điều chỉnh
NV5 Khoản mục này Do ngân hàng điều chỉnh
2)
Lưu ý:
Dòng tiền từ ngân hàng đi ra doanh nghiệp là số âm –
Dòng tiền từ ngân hàng đi vào doanh nghiệp là số dương +
Trang 2BẢNG CHỈNH HỢP NGÂN HÀNG
Đơn vị tính
- Số dư trên sổ sách đơn vị trước khi điều chỉnh là 646.600.000
- Kế toán đơn vị ghi thiếu 1 khoản phí ngân hàng (500.000)
- Kế toán đơn vị ghi đảo số tiền của KH A trả cho đơn vị 9.000.000
- Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt (56.000.000)
- Ngân hàng chưa ghi nhận séc thanh toán (36.000.000)
- Ngân hàng ghi đảo số tiền KH B trả cho đơn vị (9.000.000)
Bài 2:
Các dữ liệu của công ty Thanh Minh như sau:
Hàng tồn kho ngày 31.12.2012 185.000.000đ
Hàng tồn kho ngày 31.12.2013 215.000.000đ
Tỷ lệ lãi gộp bình quân 20%
Số liệu nợ phải thu 31.12.2013 của công ty Thanh Minh là 300.000.000đ Hãy đánh giá sự hợp
lý của số liệu này bằng thủ tục phân tích, cho biết mức trọng yếu được xác định cho nợ phải thu là 15.000.000 đồng
BÀI GIẢI:
Hàng tốn kho bình quân
Hàng tồn kho
bình quân =
HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
= 185.000.000 + 215.000.000 = 200.000.000
Ta có: Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
Gía vốn hàng bán = Vòng quay hàng tồn kho * Hàng tồn kho bình quân
= 6 * 200.000.000 = 1.200.000.000đ
Ta có công thức:
% Lãi gộp = Lãi gộp = Doanh thu – Gía vốn hàng bán
Doanh thu * %Lãi gộp = Doanh thu – giá vốn
giá vốn = Doanh thu - (Doanh Thu * % Lãi gộp)
Gía vốn = Doanh thu * (1 - % lãi gộp)
Trang 3
Doanh thu = Gía vốn hàng bán = 1.200.000.000 = 1.500.000.000
Mà:
Vòng quay nợ phải thu = Doanh thu (bán chịu)
Nợ phải thu bình quân
Nợ phải thu
bình quân =
Doanh thu (bán chịu)
= 1.500.000.000 = 300.000.000
Ta có:
Nợ phải thu bình quân = Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ
2
Nợ phải thu cuối kỳ = (Nợ phải thu bình quân * 2) - Nợ phải thu đầu kỳ
= (300.000.000 * 2) – 310.000.000 = 290.000.000
So sánh đề: 300.000.000 – 290.000.000 = 10.000.000 < 15.000.000
Chênh lệch nằm trong mức chấp nhận được
Trang 4Bài 3:
Khi kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Hoàng Anh, bạn quyết định gửi thư xác nhận một
số khoản phải thu Bạn đang lựa chon đối tượng để gửi thư xác nhận Giả sử, danh sách các khoản phải thu như sau: (ĐVT: đồng)
Yêu cầu:
1 Hãy lựa chọn 2 trong số 4 khoản phải thu trên để gửi thư xác nhận.Tại sao?
2 Giả sử trên đây là danh sách nhà cung cấp cần gửi thư xác nhận khi kiểm toán khoản mục nợ phải trả và số liệu trên đây là số dư cuối năm khoản mục nợ phải trả và tổng lượng mua hàng trong năm cho từng nhà cung cấp Bây giờ sự lựa chọn của bạn sẽ như thế nào? Tại sao? BÀI GIẢI:
1 Trường hợp nợ phải thu có khuynh hướng khai khống để làm đẹp báo cáo tài chính
Kiểm toán phải tập trung vào đối tượng nhà cung cấp có số dư nợ lớn
Kết luận: Gửi thu xác nhận cho Cty Đại Dương và Cty An Đông
2 Trường hợp nợ phải trả có khuynh hướng khai thiếu để làm đẹp báo cáo tài chính
Kiểm toán phải tập trung vào đối tượng nhà cung cấp có số dư nợ nhỏ hoặc = 0, hay nhà Chung cấp chính
Kết luận: Gửi thu xác nhận cho Cty Hoàng mỹ (số dư nợ = 0) và Cty An đông (nhà cung cấp chính)
Bài 4: Hãy cho biết các thử nghiệm cơ bản sau đây nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán nào?
2 Kiểm tra việc khoá sổ các nghiệp vụ thu chi tiền Đầy đủ
3 Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam, hoặc
đồng tiền được chọn để hạch toán
Đánh giá
4 Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản Tiền, và đối chiếu
với số dư trên sổ cái
Ghi chép chính xác
5 Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi Đánh giá
Lưu ý: Mục tiêu kiểm toán gồm
- Tính hiện hữu: trường hợp kiểm tra từ sổ sách đến chứng từ
- Tính đầy đủ: trường hợp kiểm tra từ chứng từ sách đến sổ sách
- Quyền sở hữu: trường hợp kiểm toán gửi thu xác nhận cho ngân hàng, khách hàng của đơn vị
Trang 5- Ghi chép chính xác: xem xét số liệu, đối chiếu số liệu
- Đánh giá: đánh giá xem có hợp quy định hay không
- Trình bày, công bố:
Bài 5: Giả sử bạn đang kiểm toán khoản mục tiền cho báo cáo tài chính của niên độ kết thúc ngày
31/12, hãy cho biết những mục tiêu kiểm toán có liên quan đến các thủ tục kiểm toán sau:
1 Đếm và liệt kê các loại tiền mặt tồn quỹ vào ngày 31/12
2 Dựa trên sổ phụ của ngân hàng để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán từ ngày 25/12 đến ngày 9/01
3 Kiểm tra các nghiệp vụ chuyển tiền phát sinh vào tuần lễ cuối cùng của niên độ trước và tuần lễ đầu của niên độ sau
4 Điều tra các séc có số tiền lớn và bất thường thanh toán cho các chi nhánh của công ty
5 Gửi thư xin xác nhận của ngân hàng về số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khoá sổ
BÀI GIẢI:
1 Mục tiêu: Hiện hữu và Quyền sở hữu
2 Hiện hữu
3 Hiện hữu và đầy đủ
Kiểm tra vào ngày 31/12 rất quan trọng, Kiểm tra chia cắt niên độ (Cut off), kiểm tra vào thời điểm khoá sổ xem khoá sổ có đúng quy định hay không (nhưng nghiệp vụ phát sinh sau ngày 31/12 không đc ghi vào sổ)
4 Hiện hữu
5 Hiện hữu và Quyền chủ sở hữu
TỔNG HỢP CÔNG THỨC
Hàng tồn kho bình quân
=
HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
2 Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
Gía vốn hàng bán = Vòng quay hàng tồn kho * Hàng tồn kho bình quân
Lãi gộp = Doanh thu – Gía vốn hàng bán
% Lãi gộp
=
Lãi gộp = Doanh thu – Gía vốn hàng bán
Doanh thu * %Lãi gộp = Doanh thu – giá vốn
giá vốn = Doanh thu - (Doanh Thu * % Lãi gộp)
Gía vốn = Doanh thu * (1 - % lãi gộp)
Trang 6= 1 – %Lãi gộp Mà:
Vòng quay nợ phải thu
=
Doanh thu (bán chịu)
Nợ phải thu bình quân
Nợ phải thu bình quân = Doanh thu (bán chịu)
Vòng quay nợ phải thu
Ta có:
Nợ phải thu bình quân
=
Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ
2
Nợ phải thu cuối kỳ = (Nợ phải thu bình quân * 2) - Nợ phải thu đầu kỳ
Trang 7SOẠN LÝ THUYẾT
Chương 1: Kiểm toán Tiền
Tiền: có rủi ro tiềm tàn (bản thân nó có rủi ro)
- Cách thức kiểm toán
- Mục tiêu
+ Hiện hữu: Số dư các khoản tiền tồn lại vào ngày lập báo cáo tài chính
+ Đầy đủ: Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền là có thật và điều được ghi nhận tính đầy
đủ của nó
+ Quyền sỡ hữu: Doanh nghiệp có quyền sỡ hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền + Đánh giá: sự đánh giá đúng đắn đối với các khoản tiền là ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý trên các khoản tiền (DN có khuynh hướng quy đổi ngoại tệ với tỷ giá cao hơn thực tế or ngân hàng có
tỷ giá cao nhất)
+ Ghi chép chính xac: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
+ Trình bày và công bố: Số dư tiền được tổng hợp và trình bày thích hợp trên báo cáo tài chính Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng điều được khai báo đầy đủ
Chứng từ yêu cầu: hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi v v
- Từ 200.000 trở lên phải có hoá đơn đỏ
- Hoá đơn dưới 2000.000 (hoá đơn bán lẻ) phải có mộc của người bán
Cách thức chi tiềm:
- Chi tiền phải nằm trong dự toán đã được duyệt
- Phải phù hợp chi tiêu nội bộ
- Phải có xét duyệt của thủ được đơn vị
Lưu ý:
- Tách biệt chức vụ thủ quỹ và kế toán
- Kế toán không quá 1 nhiệm kỳ
- Thủ quỹ không quá 2 nhiệm kỳ
- Trong cân đối thu chi yêu cầu Thu > Chi (đạt hiểu quả)
- Tam giác gian lận bào gồm 3 yếu tố
+ Động cơ
+ Cơ hội
+ Áp lực
- Tất cả các chứng từ phát sinh điều được kiểm kê trên báo cáo
Chương 2: Kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Trang 8- Nợ phải thu có khuynh hướng khai Khống nhằm Mục tiêu làm đẹp báo cáo tài chính, nhằm mục đích đưa lên sàn giao dịch, bán cổ phiếu, cổ phần, vay tính chấp, kêu gọi đầu tư v.v
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm toán viên phải gửi thư xác nhận cho khách hàng nợ
Trong các trường hợp sau:
+ Nhà cung cấp có số dư nợ nhỏ hoặc bằng 0
+ Nhà cung cấp không có hoá đơn, chứng từ
+ Khách hàng có khoản nợ tồn đọng trong năm nhiều nhưng không thanh toán
+ Nhà cung cấp chủ yếu
Trường hợp Nợ phải thu có khuynh hướng khai thiếu nhằm mục đích trốn thuế
- Mục tiêu kiểm toán viên:
+ Hiện hữu: Nợ phải thu khách hàng có thực tại thời điểm lập báo cáo tài chính
+ Đầy đủ: Nợ phải thu khách hàng có thực phải được ghi nhận tính đầy đủ của nó
+ Quyền sỡ hữu: Nợ phải thu khách hàng tại thời điểm lập báo cáo thuộc về đơn vị
+ Ghi chép chính xac: ghi đúng và phù hợp giữa các sổ và báo cáo tài chính
+ Đánh giá: Dự phòng nợ phải thu kđ được tính toán hợp lý
+ Trình bày và công bố: trình bày đúng đắn và công bố đầy đủ trên báo cáo tài chính
Chương 3: Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm:
+ Hàng mua đang đi trên đường (TK 151)
+ Nguyên liệu, vật liệu tồn kho (TK 152)
+ Công cụ, dụng cụ trong kho (TK 153)
+ Chi phí SX, kinh doanh dở dang (TK 154)
+ Thành phẩm tồn kho (TK 155)
+ Hàng hoá tồn kho (TK 156)
+ Hàng gửi đi bán (TK 157)
Lưu ý: TK 155 thành phẩm đem nhập kho
TK 156 hàng mua về nhập kho
Hàng tồn kho có khuynh hướng khai khống nhằm đạt mục tiêu hiện hữu
- Kiểm toán phải:
+ Chứng kiến khiểm kê (đạt mục tiêu hiện hữu) muốn đạt mục tiêu Quyền sở hữu kiểm toán phải kiểm tra chứng từ gốc
- Mục tiêu kiểm toán viên:
+ Hiện hữu: Tất cả hàng tồn kho điều đạt mục tiêu hiện hữu
+ Quyền sỡ hữu: hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo thuộc về đơn vị
Trang 9+ Đầy đủ: hàng tồn kho phải được ghi vào sổ và báo cáo đầy đủ
+ Ghi chép chính xac: Số liệu chi tiết được ghi chép, tính toán chính xác
+ Đánh giá: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính toán hợp lý
+ Trình bày và công bố: được phân loại đúng đắn, trình bày thích hợp và công bố đầy đủ
Số hàng tồn kho
Số hàng tồn kho đầu kỳ + Số hàng tồn kho Cuối kỳ
2
Chương 4: Kiểm toán TSCĐ hữu hình
- Mục tiêu kiểm toán viên:
+ Hiện hữu: Tất cả TSCĐ điều đạt mục tiêu hiện hữu
+ Quyền sỡ hữu: TSCĐ tại thời điểm lập báo cáo thuộc về đơn vị
+ Đầy đủ: TSCĐ phải được ghi vào sổ và báo cáo đầy đủ
+ Ghi chép chính xac: Số liệu chi tiết được ghi chép, tính toán chính xác
+ Đánh giá: TSCĐ được đánh giá phù hợp với CM và CĐ kế toán HH
+ Trình bày và công bố: Công bố phương pháp tính khấu hao
Trường hợp thanh lý TSCĐ: phải có hội đồng thanh lý – ra quyết định
Chi phí khấu hao = Nguyên giá TSCĐ - Gía trị thanh lý Thời gian hữu ít của TSCĐ
Doanh nghiệp thường đưa giá trị thanh lý = 0 để chi phí khấu hao hết TSCĐ Nhưng nếu TSCĐ đã khấu hao hết lúc thanh lý sẽ đưa vào chi phí khác (TK 811, 711)
Phương pháp tính khấu hao thường áp dụng trích khấu hao theo đường thẳng (lưu ý: không được thay đổi phương pháp trích khấu hao trong 1 niên độ kế toán)
Mua sắm TSCĐ phải nằm trong ngân sách được duyệt Nếu mua TSCĐ không nằm trong ngân sách đã được duyệt phải lập giải trình và gửi thủ trưởng đơn vị xác nhân Thủ tục mua sắm phải đúng quy định
Khi nào đưa vào nguyên giá, khi nào đưa vào chi phí:
- Nguyên giá: Chi phí liên quan làm tăng nguyên giá TSCĐ như năng cấp máy móc, thiết bị v.v
- Chi phí: Những chi phí làm cho Tài sản hoạt động bình thường sẽ được đưa vào chi phí phát sinh trong kỳ như sữa chữa máy móc thiết bị do hư hỏng ko hoạt động được
Chương 5: Nợ phải trả người bán
- Nợ phải trả có khuynh hướng khai thiếu để làm đẹp báo cáo tài chính
Vd: DN muốn vay tiền ngân hàng thường có khuynh hướng khai thiếu nợ và khai khống tài sản
- Nhưng cũng có trường hợp cố tình khai khống nhằm mục đích trốn thuế
Trang 10- Phương pháp kiểm tra: Kiểm toán viên phải gửi thư xác nhận cho người bán Trong các trường hợp sau:
+ Đối với tất cả các nhà cung cấp chủ yếu
+ nhà cung cấp không cung cấp bản kê hoá đơn hàng tháng
+ Các khoản có tính chất bất thường
+ Quan tâm đến những khoản Nợ phải trả có số dư cuối kỳ rất thấp hoặc bằng 0
- Nợ phải trả người bán gồm:
+ Nợ dài hạn > 1 năm
+ Nợ ngắn hạn < 1 năm
Theo TT200 phân loại Nợ dựa trên bản chất của nó Kế toán tập hợp nợ Khoá sổ
trước khi lập báo cáo tài chính kế toán dự theo bản chất mà phân ra nợ dài hạn và nợ ngắn hạn đưa lên Báo cáo tài chính
- Tỷ số nơ = ∑ Nợ/∑Tài sản (tỷ số nợ càng thấp càng tốt)
Lưu ý: + Nợ phải trả chỉ đạt mục tiêu hiện hữu chứ ko đạt mục tiêu đầy đủ Nợ phải thu có
khuynh hướng khai khống rất khó xác nhận
+ Hàng về chưa ghi sổ DN ghi thiếu nợ phải trả đồng thời khai thiếu 1 tài sản + DN ghi thiếu nợ phải trả đồng thời khai thiếu 1 chi phí (TK 641, 642, 621, 627)
- Nợ phải trả khai thiếu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Trọng yếu)
Trang 11GHI CHÚ:
Chỉ có tiền trong DN đạt mục tiêu chủ sỡ hữu còn những giá trị khác chỉ đạt mục tiêu hiện hữu, muốn đạt quyền chủ sở hữu Kiểm toán viên cần kiểm tra xác thực
Mục tiêu kiểm toán viên:
+ Hiện hữu: (trường hợp kiểm tra từ sổ đến chứng từ)
+ Đầy đủ: (trường hợp kiểm tra từ chứng từ đến sổ)
+ Quyền sỡ hữu: (trường hợp gửi thư xác nhận)
+ Ghi chép chính xác: (xem xét số liệu, đối chiếu số liệu, sổ sách)
+ Đánh giá: (có áp dụng theo quy định hay không)
+ Trình bày và công bố:
Đối tượng của kiểm toán nhà nước:
+ Đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước
+ DN khi cục thuế phát hiện doanh nghiệp nộp thiếu thuế hoặc các khoản thu – chi phất thường
Trường hợp thanh lý TSCĐ: phải có hội đồng thanh lý – ra quyết định
Nếu TSCĐ đã khấu hao hết lúc thanh lý sẽ đưa vào chi phí khác (TK 811, 711)
Bằng chứng tin cậy:
- Bằng chứng có độ tin cậy cao nhất là bằng chứng do người bên ngoài cung cấp cho đơn vị kiểm toán
- Bằng chứng có độ tin cậy thấp là bằng chứng do DN lập ra và luân chuyển bên ngoài
- Bằng chứng có độ tin cậy thấp nhất là bằng chứng do DN tự lập và lưu giữ tại DN (DN có thể sữa bất cứ lúc nào)
Kiểm toán gồm
- Kiểm toán độc lập: DN muốn phát hành cổ phiếu, vay tiền v.v phải đc đánh giá thông qua kiểm toán độc lập
- Kiểm toán nhà nước
- Kiểm toán nội bộ
Ghi chú; Thanh tra kiểm toán và kiểm toán nhà nước kiểm cùng 1 nơi
Nhân viên kiểm toán không thể vừa làm kiểm toán vừa làm kế toán cho cùng 1 khách hàng (kiểm toán lập báo cáo cho DN thì ko thể ký kiểm toán cho báo cáo đó)
Báo cáo kiểm toán luôn ghi:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là trung thực hợp lý, trên mọi khía cạnh trọng yếu
DN cần điều chỉnh BCTC khi mức độ sai lệch vượt quá mức trọng yếu cho phép
(trước tiền kiểm toán cần xác định mức trọng yếu của DN là bao nhiêu)
Thư xác nhận phải thu khách hàng;
Trang 12- Loại mở: Đề nghị trả lời trong mọi trường hợp (giá trị khớp hay lệch) và gửi kèm bản chi tiết khi phát hiện sai lệch
+ “No Blank” dạng thư xác nhận có điền số tiền cần xác minh
+ “Blank” Dạng thu xác nhận có số điền để trống, để đối tượng nhận thu xác nhận điền vào
- Loại đóng: Chỉ trả lời khi số liệu bất đồng và gửi kèm bản chi tiết
- Thư gửi đi kèm 1 bìa thư dán tem và địa chỉ kiểm toán viên (người nhận phản hồi) Người gửi thư xác nhận “nợ tiền” là thủ trưởng đơn vị được yêu cầu xác nhận, người nhận thư phản hồi là Kiểm toán viên
Báo cáo tài chính bao gồm:
Báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm:
+ Bảng Cân đối kế toán (balance sheet)
+ Báo cáo kết quả kinh doanh (income statement)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (statement of cash flows)
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính (accompanying footnotes)
Xét đoán bằng chứng kiểm toán
- Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng:
+ Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng
chứng bằng lời nói
+ Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp
+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn
bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán
+ Những bằng chứng do Kiem toán viên tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp
+ Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các bằng chứng đơn lẻ
* Chú ý : Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó
Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt
- ý kiến của các chuyên gia
- Thư giải trình của các nhà quản lý
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác
- Bằng chứng về các bên hữu quan
Kiểm toán & Kế toán
- Kết toán: Tập hợp chứng từ gốc ghi vào sổ lập báo cáo tài chính