1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

chuyên đề môn học thực trạng xuất khẩu cà phê việt nam mùa vụ 2014 2015 và giải pháp

45 2,7K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 787,98 KB

Nội dung

Đề tài: thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam mùa vụ 20142015 và giải pháp Sv: hoàng thị yến Mssv: 11016783 Lớp: đhqt7th Gvhd: nguyễn ngọc thức LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một môi trường học tập thoải mái tiện nghi với cơ sở vật chất đầy đủ. Em xin cảm ơn các thầy, cô đã không ngừng bồi dưỡng một lượng kiến thức về kinh tế khá lớn cho chúng em. Tìm hiểu về xuất nhập khẩu là cơ hội cho chúng em trao dồi kiến thức. Qua đó em có thể hiểu biết sâu hơn về xuất nhập nhẩu cũng như hiểu biết về những quy định và pháp luật liên quan xuất nhập khẩu. Em cũng chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Thức đã tận tình dạy dỗ cung cấp cho em nguồn kiến thức quý giá, và đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành chuyên đề này. Hi vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu của em sẽ giúp những ai quan tâm có thể hiểu rõ hơn về xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cà phê. với những giới hạn về kiến thức khả năng và thời gian, trong quá trình tìm hiểu em không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô và những ai đang có nhu cầu tìm hiểu tận tình góp ý đểem hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này. …......... Em xin chân thành cảm ơn............   NHẬN XÉT CỦA GIẢN VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CAD: Đổi chứng từ lấy tiền. 2. ICC: Phòng Thương mại Quốc tế. 3. NNPTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 4. FASUSDA: mạng thông tin nông nghiệp toàn cầu 5. GTA: bản đồ thương mại toàn cầu 6. PTNNNT: Phát triển nông nghiệp nông thôn. 7. ICO: Tổ chức cà phê quốc tế. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế cầu, có rất nhiều nước trên thế giới tham gia.Việt Nam cũng đang nỗ lực hết sức để có thể hoà mình vào tiến trình này một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh nền kinh tế giúp phát triển và hòa nhập. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của bất kì quốc gia nào trong đó Việt Nam không ngoại lệ. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng vẫn chưa phải là một nước có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển bền vững thì cần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lý. Đó là lý do vì sao em chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2014 và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học.   2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sơ lược về quá trình hình thành nghành cũng như sản xuất xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường các nước trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2014, xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tới. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Đề tài nghiên cứu đến hoạt động xuất nhập khẩu cà phê.  Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2014.  Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu mùa vụ cà phê 20142015 và một số số liệu mùa vụ 20132014 Về không gian: tại Việt Nam 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu.  Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp với thực tế của chuyên đề. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2014 và giải pháp Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất nhập khẩu  

Trang 1

Sv: hoàng thị yếnMssv: 11016783Lớp: đhqt7th

Gvhd: nguyễn ngọc thức

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại HọcCông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em cómột môi trường học tập thoải mái tiện nghi với cơ sở vật chất đầy đủ Em xin cảmơn các thầy, cô đã không ngừng bồi dưỡng một lượng kiến thức về kinh tế khá lớncho chúng em Tìm hiểu về xuất nhập khẩu là cơ hội cho chúng em trao dồi kiếnthức Qua đó em có thể hiểu biết sâu hơn về xuất nhập nhẩu cũng như hiểu biết vềnhững quy định và pháp luật liên quan xuất nhập khẩu Em cũng chân thành cảmơn thầy Nguyễn Ngọc Thức đã tận tình dạy dỗ cung cấp cho em nguồn kiến thứcquý giá, và đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành chuyên đề này

Hi vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu của em sẽ giúp những ai quan tâmcó thể hiểu rõ hơn về xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cà phê với những giớihạn về kiến thức khả năng và thời gian, trong quá trình tìm hiểu em không tránhkhỏi thiếu sót, mong thầy cô và những ai đang có nhu cầu tìm hiểu tận tình góp ýđểem hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này.

… Em xin chân thành cảm ơn

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢN VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang 4

6 PTNNNT: Phát triển nông nghiệp nông thôn.7 ICO: Tổ chức cà phê quốc tế.

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thếcầu, có rất nhiều nước trên thế giới tham gia.Việt Nam cũng đang nỗ lực hết sức đểcó thể hoà mình vào tiến trình này một cách nhanh nhất Hoạt động xuất nhập khẩusẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh nền kinh tế giúp phát triển và hòanhập Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trongchính sách và chiến lược phát triển kinh tế của bất kì quốc gia nào trong đó ViệtNam không ngoại lệ.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặthàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Chính vì thế ngành càphê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam có nhiều điềukiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng vẫn chưa phải là một nướccó sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, còn nhiều vấn đề cần được giảiquyết Để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển bền vững thìcần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lý Đó là lý do vì sao em

chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2014 và giải pháp” làm

đề tài nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học.

Trang 7

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sơ lược về quá trình hình thành nghành cũng như sản xuất xuấtkhẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường các nước trong những năm gần đây vàđặc biệt là năm 2014, xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồntại từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng caohiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tới.

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

 Đề tài nghiên cứu đến hoạt động xuất nhập khẩu cà phê.

 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2014.

 Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam.

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến

trình độ và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu mùa vụ cà phê

2014/2015 và một số số liệu mùa vụ 2013/2014

Về không gian: tại Việt Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảotính logic của đề tài nghiên cứu.

 Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp,diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… đểphân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.

Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phùhợp với thực tế của chuyên đề.

6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trang 8

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2014 và giảipháp

Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất nhập khẩu

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 TÓM LƯỢC VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

1.1.1 Các khái niệm

Xuất khẩu hàng hóa: là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vựchải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Xuất siêu: là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị

lớn hơn 0 (zero) Nói cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trongmột thời gian nhất định, đó là xuất siêu.

Nhập khẩu hàng hóa: là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ

nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập siêu: là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị

nhỏ hơn 0 (zero) Nói cách khác, khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trongmột thời gian nhất định, đó là nhập siêu.

Quản trị xuất nhập khẩu: là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và

kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinhdoanh xuất khẩu, nhập khẩu, từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ kinh doanh(giao dịch, đàm phán hợp đồng; soạn thảo, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiệnhợp đồng) nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

Cán cân thương mại: là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh

toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhậpkhẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũngnhư mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) Khi mức chênh lệchlà lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệchnhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0,cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

Trang 10

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu

Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia

tham gia vào phân công lao động quốc tế Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuấtnhững hàng hoá và dịch vụ mà mình có lợi thế Xét trên tổng thể nền kinh tế thếgiới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồnlực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên Bên cạnh đóxuất khẩu góp phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo ngoại tệ quan trọng, chủ yếu đểquốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất Đẩy mạnh

xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế.Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngànhnghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho cácngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội vànền kinh tế phát triển nhanh Xuất khẩu có ích lợi kích thích đổi mới trang thiết bị

và công nghiệp sản xuất.

Đối với doanh nghiệp: Qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội

tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Nhữngyếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thịtrường.Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện tácphong quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu

Sự cạnh tranh: Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu

cầu tạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thựcsự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn thìnhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả Khi đó, vấn đề định giá chỉcòn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó Trong một thịtrường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một sốquyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúc thịtrường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sản phẩmxuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước

Trang 11

Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp: Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật

pháp nước ngoài sở tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chếtrong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ

Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng

đơn vị hàng xuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằmquản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mởrộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoảnchi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùngtrong nước lại giảm xuống Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối vớimột số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngânsách

Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan,

nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng haycủa một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông quaviệc cấp giấy phép Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũngkhuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vàimặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trongnước còn thiếu…

Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu:Tỷ giá hối đoái là giá

cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia Tỷgiá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệpđưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung vàhoạt động xuất khẩu nói riêng Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nướcxuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩudo giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giathành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu Còn đối với nướcnhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sảnxuất hàng hoá ở trong nước Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuấtkhẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng đượclượng dự trữ ngoại hối.

Trang 12

1.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ INCOTERMS 2010

Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đã dần dần hình thành nhữngtập quán thương mại Nhưng ở mỗi khu vực, mỗi nước lại có những tập quánthương mại khác nhau Vì vậy Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã phát hành bộquy tắc Incoterms (International Commercial Terms – Các điều kiện thương mạiquốc tế).

Mục đích của Incoterms là cung cấp bộ quy tắc quốc tế để giải thích nhữngđiều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương Incoterms làm rõ sựphân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bánđến người mua.

Incoterms được sửa đổi, bổ sung nhiều lần Gần đây nhất, tháng 9 năm 2010ICC cho phát hành Incoterms 2010, có hiệu lực từ 01/01/2011 Incoterm 2010 có11 quy tắc/ điều kiện, được chia làm 2 nhóm chính, nội dung của từng quy tắc đượctrình bày một cách đơn giản và rõ ràng hơn.

Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW: Giao tại xưởng

 FCA: Giao cho người chuyên chở CPT: Cước phí trả lời

 CIP: Cước phí và bảo hiểm trả lời DAT: Giao tại bến

 DAP: Giao tại nơi đến

Trang 13

Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng cho bất kỳ phương thứcvận tải nào kể cả vận tải đa phương thức Nhóm này gồm các điều kiện EXW,FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơihàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vàonhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa” Nhóm này gồm các điềukiện FAS, FOB, CFR và CIF Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan cantàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ Thay vào đó, hàng hóa xem như đã đượcgiao khi chúng đã được “xếp lên tàu” Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thươngmại hiện đại và xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua mộtranh giới tưởng tượng – lan can tàu.

1.3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU

Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà quản trị xuấtnhập khẩu trên thế giới đều rất quan tâm Có thể nói cách giải quyết vấn đề thanhtoán là đại bộ phận của công việc thanh toán Chất lượng của công tác này sẽ cóảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu.

Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức như: Trả tiền mặt (in cash):

Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hànghoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua.

Ghi sổ:

Người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua, saukhi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thờihạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán.

Mua bán đối lưu (đổi hàng):

Mua bán đối lưu là các hoạt động trao đổi hàng hóa trong thương mại quốctế, trong đó hai (nhiều) bên tiến hành trao đổi hàng hóa nọ lấy hàng hóa kia Có các

Trang 14

hình thức mua bán đối lưu: Nghiệp vụ Barter, nghiệp vụ song phương xuất nhập,nghiệp vụ Buy – Back.

Nhờ thu:

Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ sẽký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hốiphiếu đó.

Chuyển tiền:

Là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, ngườimua, người nhập khẩu…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiềnnhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịchvụ…) ở một địa điểm nhất định Ngân hàng chuyển tiền phải thồn qua đại lý củamình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

Đổi chứng từ lấy tiền (CAD):

Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiềncho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ những chứng từ theo yêucầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứngtừ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.

Tín dụng chứng từ:

Là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tíndụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả mộtsố tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng)hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khingười thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợpvới những quy định đề ra trong thư tín dụng.

1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

 Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

 Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước

Trang 15

 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu

 Kiểm tra hàng xuất khẩu Làm thủ tục hải quan Thuê phương tiện vận tải Giao hàng cho người vận tải

 Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu Lập bộ chứng từ thanh toán

 Khiếu nại

 Thanh lý hợp đồng Các chứng từ chủ yếu:

 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Vận đơn đường biển

 Chứng từ bảo hiểm

 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality)

 Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin)

 Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh Phiếu đóng gói (Packing List)

.

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM MÙA VỤ2014/2015 MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP

2.1 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÂY CÀ PHÊ VÀ XUẤTKHẨU Ở VIỆT NAM

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1870 và được trồng ở ViệtNam từ năm 1888 Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ởphía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác Khi đó, hầu hết cà phê

được xuất khẩu sang pháp dưới thương hiệu Arabica du Tonkin

Đầu thế kỷ 20, cây cà phê được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại PhủQuỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn ha.Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7000 ha cà phê Trong thời kỳ những năm 1960 –1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phíaBắc, khi cao nhất (1964 – 1966) đã đạt tới hơn 20000 ha Sau khi đất nước thốngnhất năm 1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam chỉ còn khoảng 19.000 ha.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng cà phê xuất khẩu năm2012 đạt 1,76 triệu tấn với kim ngạch 3,74 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và 36%về giá trị so năm 2011 Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là HoaKỳ chiếm 12,03% và Đức chiếm 11,77% thị phần đều tăng trưởng khá cả về lượngvà giá trị.

Tháng 8/2012, lần đầu tiên Việt Nam đã qua mặt Brazil để vươn lên ngôi vị thếgiới về khối lượng cà phê xuất khẩu Theo thông tin Brazil đã xuất khẩu gần 1,8triệu tấn cà phê trong năm 2012, nhưng chưa có công bố chính thức, trong khi ViệtNam đã xuất khẩu 1,76 triệu tấn Có nghĩa, Việt Nam đã ngang ngửa với Braxil đểtranh giành ngôi vị thứ nhất thế giới về khối lượng cà phê xuất khẩu Nhiều nhậnđịnh thống nhất rằng cà phê xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam khoảng cuối thế kỷXIX Trước thời điểm toàn quyền Đông Dương ra quyết định thành lập tỉnh ĐăkLăk vào năm 1904, Buôn Ma Thuột mới chỉ có vài nông trại nhỏ trồng thử nghiệmcà phê chè (arabia) Mãi đến năm 1912 – 1914, Công ty Cao nguyên Đông Dươngvà Công ty Nông nghiệp An Nam mới đầu tư hơn 60.000 franc trồng 260ha cà phêdọc QL 21 Đó là thời điểm cà phê được người Pháp chính thức trồng tập trung,quy mô lớn tại Buôn Ma Thuột.

Trang 17

Hơn 10 năm sau, có thêm 26 đồn điền cà phê của Pháp được thành lập xung quanhBuôn Ma Thuột Sau năm 1975, tiếp quản vùng trồng cà phê đắc địa Tây Nguyên,nhưng tổng diện tích cà phê Việt Nam cũng chỉ có khoảng 19.000 ha Nhờ vốn từcác Hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước Liên Xô (cũ) và Đông Âu, câycà phê bắt đầu được chú trọng đầu tư, đặc biệt ở Tây Nguyên Chỉ trong vòng 20năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần.Đến nay, cả nước có khoảng 550 nghìn ha ca phê, cao gấp 400 lần so với năm1975 Trong giai đoạn 2007-2011, sản lượng thu hoạch cà phê mỗi năm của nước takhoảng 1,1-1,2 triệu tấn Riêng niên vụ thu hoạch cà phê 2011-2012, sản lượng càphê đã tăng vọt lên tới 1,6-1,7 triệu tấn, cao gấp 600 lần so với năm 1975 Theothống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và ViệtNam cho thấy với nhịp độ tăng trưởng “khủng” 23,8%/năm của ngành cà phê trongthập niên 1990 Vào năm 1997, Việt Nam đã vượt qua Indonesia để trở thành quốcgia xuất khẩu cà phê nhiều thứ ba thế giới Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phêxuất khẩu, Việt Nam tiếp tục vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thếgiới từ đó đến nay Năm 2012 vừa kết thúc cũng lại ghi thêm một dấu mốc đángnhớ của ngành cà phê Trên thế giới ngày nay, trồng và chế biến cà phê đã trở thànhmột ngành công nghiệp lớn tạo công ăn việc làm cho hơn 20 triệu người Với lượngtiêu thụ ước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được công nhận là đồ uốngthông dụng và phổ biến nhất trên thế giới Tổng giao dịch thương mại cà phê toàncầu hiện đạt hơn 35 tỉ USD/năm.

2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ VIỆT NAM MÙA VỤ 2014/2015

Mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của cả nước

là 500.000 ha nhưng diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại cáckhu vực chính Theo số liệu ước tính của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn(NN&PTNT), Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tíchtrồng cà phê nước ta năm 2014 ước tính vào khoảng 653.000 ha, tăng 2% so vớinăm 2013 (633.000 ha) Tuy nhiên, thực tế diện tích gieo trồng có thể vượt quá660.000 ha Sản xuất cà phê nước ta tăng đều đặn trong vòng 3 năm gần đây (thamkhảo biểu đồ 2.1 và bảng 2.1 bên dưới) do 5 yếu tố chính: (1) việc mở rộng diệntích trồng cà phê; (2) thời tiết tương đối thuận lợi (đặc biệt là vụ thu 2013); (3) việcnâng cao hiểu biết và tăng vốn đầu tư của người nông dân như cải thiện kỹ thuậttrồng trọt, thủy lợi hợp lý, sử dụng phân bón thích hợp; (4) sử dụng các giống cây

Trang 18

mới cho năng suất cao và kháng bệnh gỉ sắt; (5) giá xuất trại và giá xuất khẩu ổnđịnh, tạo động lực cho người nông dân mở rộng diện tích và thay thế cây cà phê giàcỗi.

Biểu đồ 2.1: Sản lượng cà phê Việt Nam

(Nguồn: USDA, FAS, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước)

Bảng 2.1: Sản lượng cà phê theo mùa vụ (Tháng 10-Tháng 9)

Mùa vụ2012/13

Mùa vụ 2013/14(ước tính)

Mùa vụ 2014/15(dự báo)

Thời gian bắt đầu Tháng 10 năm2012

Tháng 10 năm2013

Tháng 10 năm2014Sản lượng

(cà phê nhân xanh, nghìn tấn)

Trang 19

Từ tình hình thực tế, Mạng thông tin Nông nghiệp toàn cầu của FAS/USDA đã điềuchỉnh dự báo ban đầu về sản lượng cà phê mùa vụ 2014/15 của nước ta lên 29.2triệu bao tương đương 1,75 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ trước Với sản lượngnhư vậy dự báo nguồn hàng cà phê xuất khẩu nước ta năm nay tương đối lớn, đượcFAS USDA dự báo là 28 triệu bao, tương đương 1,68 triệu tấn, tăng 8% so với mùavụ trước do nguồn cung xuất khẩu cao, giá cà phê thế giới tăng ngay từ đầu mùa vụvà sự phát triển không ngừng của ngành cà phê hoà tan nước ta.

Cũng theo FAS USDA, sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 ước tính là 29triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), xuất khẩu tăng nhẹ lên 25,9 triệu bao (tươngđương 1,56 triệu tấn) do nguồn cung xuất khẩu tăng đặc biệt là cà phê hoà tan Tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục tăng mạnh nhờ chiến lược marketing rầm rộcủa các nhà sản xuất nội địa FAS/USDA vẫn giữ mức dự báo về tiêu thụ cà phêtrong nước mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao (tương đương 120.000 tấn), mùa vụ2014/15 là 2,08 triệu bao (tương đương 125.000 tấn) với tốc độ tăng trưởng hàngnăm là 4%.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh cà phê trong nước, diện tích gieotrồng cà phê tiếp tục tăng mạnh tại một số khu vực chính Theo số liệu ước tính củaSở NN&PTNT các tỉnh, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 có thể lên tới653.000 ha (tham khảo biểu đồ 2.2, và bảng 2.2), tăng 2% so với năm 2013(613.000 tấn) Các tỉnh Dak Lak, Gia Lai và Lâm Đồng tiếp tục mở rộng diện tíchgieo trồng cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta Năm 2014, diện tích trồng cà phêArabica tại Lâm Đồng, Sơn La và Quảng Trị ước tính khoảng 45.000 ha, chiếm 7%tổng diện tích trồng cà phê của cả nước.

Trang 20

Biểu đồ 2.2: Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phêViệt Nam)

Bảng 2.2: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành

ProvinceNăm 2013Năm 2014 Mục tiêu tới năm 2020

Trang 21

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phêViệt Nam)

Một số nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cho biết thời tiết thuận lợisẽ giúp cây cà phê trong mùa vụ 2014/15 phát triển, đặc biệt tại khu vực TâyNguyên (Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum) lượng mưa vẫn thuận lợi từ giữa tháng tư.Dự báo ban đầu của FAS/USDA cho biết sản lượng cà phê hạt nước ta mùa vụ2014/15 vào khoảng 1,75 nghìn tấn (tương đương 29,2 triệu bao) do sản lượng bổsung từ các vùng cà phê mới đã bù đắp việc giảm năng suất tại các vùng năng suấtthấp và trồng cây lâu năm và tại các vùng trồng cà phê Arabica phía Bắc nước ta doảnh hưởng bởi đợt lạnh kéo dài từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 FAS/USDAvẫn duy trì số liệu ước tính về tổng sản lượng cà phê xanh nước ta mùa vụ 2013/14là 29 triệu bao (tương đương 1,74 triệu tấn), cà phê Arabica là 70 nghìn tấn.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, tại các khu vực chính,người nông dân đã và đang thay thế các giống cây năng suất thấp và lâu năm với tỷlệ từ 10%-15% tổng diện tích gieo trồng của mình để duy trì hoạt động sản xuất vàổn định thu nhập hàng năm.

2.3 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM MÙAVỤ 2014/2015

2.3.1 Thị trường xuất khẩu

Ngành xuất khẩu cà phê nước ta có trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4 doanhnghiệp hàng đầu là Tổng Công Ty Cà phê Việt Nam, Cà phê 2/9, XNK Intimex, vàTập đoàn Thái Hòa Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khẩu cà phê,đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc cơquan đại diện tại Việt Nam.

FAS/USDA dự báo mùa vụ 2014/15 nước ta có thể xuất khẩu được 28 triệu bao(tương đương 1,68 triệu tấn) cà phê, tăng 8% so với mùa vụ trước Sự gia tăng nàylà nhờ nguồn cung sẵn có từ vụ thu hoạch bội thu và lượng dự trữ dồi dào từ nămtrước Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, Bản đồ Thương mại toàn cầu (GTA) vàthương nhân trong nước, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu mùa vụ2013/14 đạt 14,5 triệu bao (tương đương 870.000 tấn), giảm 5,6% so với cùng kỳmùa vụ trước Giá xuất khẩu giảm là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu trong7 tháng này không được cao.

Trang 22

Kể từ tháng 4 năm 2014, chính phủ đã triển khai đồng bộ và chặt chẽ công tác kiểmsoát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ để ngăn chạn tình trạng xe quá tải, cạnhtranh không cân bằng, đường sá bị phá hỏng Quy định đã khiến chi phí vận tải từcác nhà máy tại khu vực Tây Nguyên tới các cảng và kho hàng tại Thành phố HồChí Minh tăng gấp 3 lần so với trước đó Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cà phêtrong tháng 4 và tháng 5 do các thương nhân và doanh nghiệp xuất khẩu phải điềuchỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu càphê cho biết tốc độ xuất khẩu những tháng còn lại trong mùa vụ 2013/14 vẫn caodo giá cà phê thế giới tăng, sẽ đưa nước ta vượt qua mức xuất khẩu cà phê xanhmùa vụ trước FAS/USDA vẫn duy trì số liệu ước tính về xuất khẩu cà phê nhânxanh của nước ta mùa vụ 2013/14 là 25,9 triệu bao (tương đương 1,56 triệu tấn) dosự gia tăng trong xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến đặc biệt là cà phê hoà tandựa trên tốc độ gia tăng dự kiến về xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của mùa vụ nămnay Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2013/14, nước ta đã xuất khẩu cà phê nhân sang 70quốc gia trên thế giới; trong đó nhóm 14 thị trường đứng đầu chiếm 80% tổng kimngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Đức là thị trường vượt lên Hoa Kỳ trở thànhnước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam (xem thêm bảng 2.3 và biểu đồ 2.3).

Bảng 2.3: Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, mùa vụ 2012/13đến 2013/14

Thời gianT10-T3/2013Đơn vị: tấnT10/T4/2014

Ngày đăng: 14/07/2015, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w