1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bạo lực học đường và một số giải pháp phòng chống

12 5,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

1. TÊN TÌNH HUỐNG Tình huống: “Một lần đi học về, em chứng kiến cảnh bạo lực của một nhóm nữ sinh THPT, là một học sinh em thấy hành động đó không thể chấp nhận được và muốn tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh phổ thông.” Tên tình huống: “Bạo lực học đường và một số giải pháp phòng chống” 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Kiến thức: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp phòng chống bạo lực học đường. - Kĩ năng: Tìm kiếm thông tin, chọn lựa các nội dung thích hợp và cách nghiên cứu một chuyên đề. - Thái độ: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi tôn trọng pháp luật của cán bộ, giáo viên, học sinh trong các trường THPT. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Nghiên cứu về hiện trạng vấn nạn bạo lực học đường ở nước ta và trên thế giới. - Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, sách báo, chuyên đề ở nhà trường, phiếu điều tra - Thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền về nguyên nhân và hậu quả về vấn nạn bạo lực học đường, trình chiếu về hình ảnh của hậu quả bạo lực học đường gây ra. 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống, em đã vận dụng kiến thức các môn học: - Giáo dục công dân: Các bài học đạo đức, pháp luật văn hóa ứng xử, kiến thức về pháp luật (Bài 11- GDCD10; Bài 1, 2, 3,6, 9- GDCD 12). 1 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trường THPT Phan Đình Phùng Địa chỉ: 67 B Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 0438457167 Email: c3phandinhphung @hanoiedu.vn Tên tình huống: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Môn học chính: Giáo dục công dân Các môn học tích hợp: Toán học, Sinh học, Địa lý, Văn học Họ và tên: Bùi Bích Phương Ngày sinh: 31/07/1998 Lớp 11 Q1 - Toán học: Thống kê số vụ bạo lực học đường, vận dụng kiến thức cách tư duy logic của môn toán học (chương 5 đại số 10). - Sinh học: Những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh (Bài 10,11 – Sinh học 11; Bài 46 – Sinh học 12). - Địa lí: vẽ biểu đồ (Các bài thực hành lớp 10 và lớp 11). - Văn học: Sử dụng ngôn từ, các phương thức biểu đạt phù hợp. Lớp 10 một số bài tiêu biểu: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; Phương pháp thuyết minh; Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh; Các thao tác nghị luận, lập luận trong văn nghị luận Lớp 11: Thực hành một số kiểu câu trong văn bản; Phong cách ngôn ngữ báo chí phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Để có thêm tư liệu cho phần nghiên cứu, em sử dụng phiếu điều tra theo mẫu sau: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Bạn vui lòng trả lời câu hỏi sau (có thể chọn 1 hay nhiều đáp án trong mỗi câu): 1. Theo bạn bạo lực học đường gồm những đối tượng nào? A. Học sinh với học sinh B. Giáo viên với học sinh và ngược lại C. Phụ huynh học sinh và các đối tượng khác với học sinh D. Giáo viên với giáo viên E. Tất cả các đối tượng trên. 2. Ở trường học của bạn có xảy ra hành vi bạo lực học đường không? A. Ngày nào cũng có. B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi E. Chưa có 3.Bạn nghĩ sao về hành vi bạo lực học đường A. Bình thường B. Chấp nhận được C. Không thể chấp nhận được D. Chuyện của ai người đó tự giải quyết E. Ý kiến khác………… 4. Nếu gặp học sinh đánh nhau thì bạn sẽ làm gì? A. Bỏ đi vì sợ bị trả thù B. Báo cho nhà trường hoặc công an C. Can ngăn D. Im lặng, đứng xem E. ý kiến khác. 5. Nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường gia tăng A. Cha mẹ thiếu quam tâm B. Ảnh hưởng của môi trường xã hội C. Xu hướng học sinh giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực D. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. E. Pháp luật thiếu các quy định cụ thể và xử lý bạo lực học đường. 6. Từ trước đến nay bạn đã bao giờ bị bạo lực học đường? 2 A. Ít nhất 1 lần. B. vài lần. C. thường xuyên. D. Chưa bao giờ. 7. Theo bạn, bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì? 8. Theo bạn, có thể dùng giải pháp nào để phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THPT 5.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống, em đã phỏng vấn các học sinh, phụ huynh, các thầy cô giáo và một số người dân xung quanh các trường học; thu thập các thông tin; tham gia một số diễn đàn, hội thảo, buổi tọa đàm về bạo lực học đường Từ đó em đã trao đổi và đề ra một số giải pháp phòng chống. Các tư liệu sử dụng: Sách giáo khoa, vô tuyến, đài báo, tập san, … Các thiết bị sử dụng: Máy tính, internet, máy quay… 5.1. Thực trạng của vấn đề bạo lực học đường Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực cố ý gây ra các thiệt hại về thể chất, tinh thần, vật chất đối với những người trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Bạo lực học đường trên thế giới cũng như các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang trở thành vấn đề quan tâm của nhiều người. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), so với 10 năm trở về trước: Số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần, bạo hành tại cộng đồng tăng 7 lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp 3 lần. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, từ năm 2010 đến năm 2014 đã có tới 7735 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật. Tỷ lệ phạm pháp của 3 đối tượng gia tăng và ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm, phức tạp gây bức xúc trong dư luận xã hội. Như vậy bạo lực học đường đã mang tính chất báo động đỏ! Đối tượng bạo lực học đường rất khác nhau gồm có học sinh với học sinh; giáo viên với học sinh và ngược lại; giáo viên với giáo viên; cha mẹ học sinh và các đối tượng khác với học sinh. Trong đó, bạo lực giữa học sinh với học sinh phổ biến nhất. Kết quả điều tra các đối tượng bạo lực học đường. Hình thức, biểu hiện bạo lực học đường gồm ba loại như sau: bạo lực về thân thể; bạo lực về tinh thần và bạo lực về vật chất. Bạo lực về thân thể không chỉ là đánh đập, hành hạ, ngược đãi, đe dọa bằng dao hoặc vũ khí mà còn là hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng người khác. Học sinh đánh đập, túm tóc nhau ở ngoài đường, cửa lớp học Đặc biệt, có trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực làm sai quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, còn có hành vi học sinh hành hung lại các thầy, cô giáo. 4 Bảo mẫu hành hạ trẻ em Cô giáo túm tóc,tát học sinh ngay trong lớp học Thày giáo chỉ mặt và tát tới tấp nam sinh Nam sinh lập tức lao lên đánh lại thày giáo Bạo lực về tinh thần có biểu hiện như lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác cô lập, xua đuổi, bắt nạt, gây áp lực thường xuyên về tâm lý, sử dụng ngôn ngữ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm. Đặc biệt những hành vi quấy rối và xâm hại tình dục không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. 5 Học sinh thóa mạ thầy cô Học sinh bị xé quần áo và làm nhục ngay cạnh cổng trưởng Bạo lực về vật chất là hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng. Đầu tháng 10 năm 2014, một học sinh ở Đồng Tháp bị bạn cùng lớp hăm dọa và trấn lột tiền bạc liên tục trong nhiều ngày. Khi bị tố cáo hành vi trấn lột thủ phạm đã đánh bạn đến ngất xỉu phải nhập viện. Nạn trấn lột học sinh không dừng lại ở việc “xin vài nghìn” mà có vụ lên đến hàng chục triệu đồng. Táo tợn hơn nếu ai không cho hoặc chống cự thì bị bọn chúng hăm dọa, hành hung, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vật chất, tinh thần người bị hại. Băng cướp là học sinh bị công an Chương Mỹ Hà Nội bắt ngày 6/3/2014. 5.2. Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường Để phòng chống bạo lực học đường ta cần biết các nguyên nhân, qua nghiên cứu em thấy nổi bật là các nguyên nhân sau: 6 Thứ nhất, ảnh hưởng của môi trường xã hội. Tác động tiêu cực của internet, game bạo lực, văn hóa phẩm xấu, hiện tượng suy thoái đạo đức và những hành vi bạo lực trong phim ảnh, xã hội, gia đình đã vô hình đã dạy học sinh cách cư xử bạo lực và được chúng mang vào trường học. Thứ hai, về phía nhà trường. Một số nhà trường thiên về dạy chữ hơn dạy người, vai trò giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường còn hạn chế, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả chưa cao. Một bộ phận nhỏ thầy cô thiếu quan tâm hay kì thị đối với những học sinh cá biệt. Một số giáo viên có đạo đức “xuống cấp”, có những hành động không đúng đạo đức nghề nghiệp. Thứ ba, từ phía gia đình. Một số gia đình thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý con cái hoặc nuông chiều con quá mức. Có những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ ly hôn, nghiện hút, cờ bạc, cãi nhau trước mặt con cái… nên ngay từ nhỏ đã tiêm nhiễm vào các em những hành vi bạo lực. Thứ tư, từ chính bản thân người chưa thành niên. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhân cách và tâm lý chưa hoàn thiện, thể chất phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý thay đổi, dễ nổi nóng gây ra những hành động bộc phát, dễ bị lôi kéo, gây kích động, họ muốn thể hiện mình, có khi dùng bạo lực xem như một cách nổi trội khác với bạn bè. Có những án mạng chỉ từ một cái nhìn, một câu nói hay một cái vỗ vai… Thứ năm, hệ thống pháp luật thiếu các quy định để xử lí bạo lực học đường. Công tác phòng chống vi phạm pháp luật trẻ em và người vị thành niên ở các cấp các ngành có thẩm quyền chưa được quan tâm đúng mức.Không ít người gây ra bạo lực do thiếu hiểu biết về pháp luật. 5.3 . Hậu quả của bạo lực học đường Thứ nhất, ảnh hưởng đến người bị hại. Họ phải chịu tổn thương về thể xác, tinh thần và kinh tế. Những trường hợp nhẹ là thâm tím người, nặng hơn là gây ra những thương tích, đau lòng hơn là có thể cướp đi sinh mạng của những người vô tội để lại những tổn thất lớn cho gia đình, bạn bè họ. Những người bị bị bạo lực có tâm lý sợ hãi, hoang mang, chán nản, lo âu…dần dần bị stress, gây nên bệnh trầm cảm, dẫn đến thiếu ăn, thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập, công tác. 7 Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong lúc đùa giỡn, một học sinh lớp 10 đã đánh bạn cùng lớp nứt sọ não. Bạo lực học đường ngày càng đáng sợ Thứ hai, ảnh hưởng đến gia đình. Những gia đình có người bị bạo lực và gây ra bạo lực sẽ xáo trộn, cảm thấy bất an, mất tiền của để chăm sóc người bị hại, có trường hợp người thân can ngăn cũng bị thương tích, thiệt mạng. 8 Lê Thị Hà Trang SN 1997 ở Mỹ Đức, Hà Nội bị phạt 9 năm tù vì giết bạn Thứ ba, ảnh hưởng đến tương lai của người gây ra bạo lực. Họ cũng chịu ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lí, thậm chí có thể nhận kỷ luật đuổi học, tù tội… Theo điều 12 Bộ luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Sáu học sinh lớp 10 ở Đông Anh-Hà Nội bị phạt tù vì giết bạn cùng trường. Thứ tư, ảnh hưởng đến nhà trường. Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, bất an, ảnh hưởng đến thành tích, danh dự của trường cũng như các thầy cô giáo. Thứ năm, ảnh hưởng đến xã hội. Bạo lực học đường đã càng làm xấu đi những nét văn hóa truyền thống của xã hội, một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. 5.4. Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường Về phía gia đình: Cần quan tâm, quản lý, giáo dục con em, tạo không khí gia đình yêu thương hòa thuận… Đối với các học sinh có nghịch cảnh gia đình cần được tư vấn để vượt qua khó khăn tâm lý. Về phía nhà trường: Cần tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Bản thân học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh cần nâng cao hiểu biết pháp luật để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Duy trì và phát triển tủ sách pháp luật trong các nhà trường. Bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh 9 cho học sinh Thủ đô" đã phần nào tạo nên nét đẹp người Tràng An và giảm thiểu bạo lực học đường. HS THPT Phan Đình Phùng nói không với bạo lực học đường. Nhà trường nên thành lập ban cố vấn tâm lí, trợ giúp pháp lí cho học sinh.Tăng cường vai trò giáo viên chủ nhiệm. Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, thành lập các câu lạc bộ thu hút học sinh tham gia… HS THPT Phan Đình Phùng với hội thi dân vũ và trải nghiệm hái chè ở Tuyên Quang 10 [...]... việc phòng chống và giảm số vụ bạo lực học đường, một vấn đề nóng hiện nay mà nhiều người đang quan tâm Để phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THPT rất cần sự phối hợp của gia đình – nhà trường – xã hội Em nhận thức rằng, mỗi học sinh cần có trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường Hãy lên tiếng để bảo vệ mình và mọi... liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn đã giúp học sinh chúng em học đi đôi với hành, kích thích lòng say mê nghiên cứu khoa học Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế bạo lực học đường đối với học sinh THPT Thứ hai, về phương pháp: đây là một hình thức học tập mới thú vị, hiệu quả Từ đó giúp em tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống  Thực tiễn đời sống - kinh tế xã hội: Hiểu được tầm quan trọng vai... nơi vui chơi giải trí lành mạnh như các nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, sân khấu cộng đồng… để phát triển cả thể chất lẫn tư duy Các cơ quan pháp luật cần có quy định cụ thể về xử lý bạo lực học đường, tăng cường công tác truyền thông phòng chống bạo lực học đường 6 Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG  Thực tiễn học tập: Thứ nhất, về nội dung: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình... cần có trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường Hãy lên tiếng để bảo vệ mình và mọi người góp phần xây dựng "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng"./ 11 12 . đề xuất một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh phổ thông.” Tên tình huống: Bạo lực học đường và một số giải pháp phòng chống 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Kiến. @hanoiedu.vn Tên tình huống: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Môn học chính: Giáo dục công dân Các môn học tích hợp: Toán học, Sinh học, Địa lý, Văn học Họ và tên: Bùi Bích Phương Ngày. điều tra các đối tượng bạo lực học đường. Hình thức, biểu hiện bạo lực học đường gồm ba loại như sau: bạo lực về thân thể; bạo lực về tinh thần và bạo lực về vật chất. Bạo lực về thân thể không

Ngày đăng: 14/07/2015, 18:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w