1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn bạo lực học đường và một số biện pháp ngăn ngừa hiệu quả

18 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 564,28 KB

Nội dung

Là một giáo viên vừa đứng lớp về chuyên môn, vừa làm công tác chủ nhiệm ở một trường phổ thông đa cấp học, trước tình hình tệ nạn xã hội TNXH dang rình rập, tôi cũng rất bức xúc trước th

Trang 1

ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS VÀ THPT BÀU BÀM

Mã số: ………

 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ BIỆN

PHÁP NGĂN NGỪA HIỆU QUẢ”

Người thực hiện: GV CHU THỊ HẰNG

Lĩnh vực nghiên cứu:

Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: 

Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

NĂM HỌC: 2011 - 2012

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: CHU THỊ HẰNG

2 Ngày tháng năm sinh: 01/10/1985

3 Nam, nữ: NỮ

4 Địa chỉ: ấp Long Đức 1, xã Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai

5 Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0985648919

6 Fax: E-mail: chuthihangbh1984@gmail.com

7 Chức vụ: giáo viên

8 Đơn vị công tác: trường THCS và THPT Bàu Hàm

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân

- Năm nhận bằng: 2008

- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 4 năm

- Số năm có kinh nghiệm: 4 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

PHỤ LỤC

Sơ lược lý lịch khoa học trang 1

Các kí hiệu viết tắt trang 3

I Lý do chọn đề tài .trang 4

II Tổ chức thực hiện đề tài trang 4

1 Cơ sở nghiên cứu trang 4

a Cơ sở lý luận trang 4

b Cơ sở thực tiễn trang 5

c Những thuận lợi và khó khăn trang 6

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài trang 7

a Nguyên nhân trang 7

* Nguyên nhân chủ quan trang 7

* Nguyên nhân khách quan trang 7

b Thực trạng trang 8

c Biện pháp trang 9

* Biệp pháp vĩ mô trang 9

* Biện pháp của nhà trường trang 9

* Biện pháp của GV trang 11

* PHHS và học sinh trang 12

III Hiệu quả của đề tài .trang 12

IV Đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng trang 12

1 Nhận định chung trang 12

2 Bài học kinh nghiệm trang 12

3 Kiến nghị trang 13

V Tài liệu tham khảo .trang 15

Trang 4

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI

CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 5

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Bạo lực học đường” (BLHĐ) đã tồn tại từ rất lâu và trước đây nó mang tính bộc phát và ít nghiêm trọng Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường (KTTT), sự du nhập của các trào lưu văn hóa khác nhau, BLHĐ đã gia tăng

cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng Đó không còn là mối quan tâm riêng của ngành giáo dục mà trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng, trăn trở Vấn đề ngăn chặn BLHĐ được bàn tới trong cả phiên họp Quốc hội, các trường học và được mọi giới quan tâm

Là một giáo viên vừa đứng lớp về chuyên môn, vừa làm công tác chủ nhiệm ở một trường phổ thông đa cấp học, trước tình hình tệ nạn xã hội (TNXH) dang rình rập, tôi cũng rất bức xúc trước thực trạng và nhận thấy được mình cần phải tìm hiểu

rõ nghuyên nhân, nắm bắt được thực trạng về BLHĐ trong khu vực cũng như trong đơn vị mình công tác để từ đó đề ra được biện pháp hữu hiệu học sinh tham gia vào vấn nạn trên

Mặc dù đây không phải là một chủ đề mới mẻ với xã hội, với những người làm công tác giáo dục Nhưng với các chuyên đề, các bài tham luận đã được công bố thì vẫn nằm ở phạm vi một đơn vị, tìm hiểu riêng ở một khía cạnh nào đó cho nên khả năng áp dụng vào đơn vị mình đang công tác còn hạn chế Đồng thời cũng mong muốn các đồng nghiệp trong trường sẽ quan tâm hơn nữa về vấn đề này Tôi mạnh

dạn xây dựng chuyên đề “Bạo lực học đường và một số biện pháp ngăn ngừa hiệu quả ” để làm bản báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân và tham gia trình bày

trước hội nghị cấp Nhà trường

Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng bản thân vẫn còn ít kinh nghiệm nên sẽ còn có những hạn chế trong lý luận và thực tiễn Nhưng cũng hy vọng sẽ đóng góp được ít nhiều vào hoạt động giáo dục của Nhà trường, các giáo viên cũng như nhận được sự góp ý chân thành từ Ban giám hiệu và quý đồng nghiệp để SKKN sẽ ngày càng hoàn thiện hơn

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đối tượng là các em học sinh trong lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi ở bậc THCS và THPT

1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

a Cơ sở lý luận

BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng

bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò và ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong Nhà trường cũng như ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục (Khái niệm về BLHĐ của Ban tuyên giáo Trung ương)

Các phương tiện thông tin đại chúng đã, đang cập nhật thường xuyên về những hành vi bạo lực của học sinh: học sinh đánh nhau, tổ chức băng nhóm gây án theo kiểu xã hội đen… Tất nhiên, đó không phải là dòng chảy chủ đạo của văn hóa học

Trang 6

đường nhưng cũng gây nhiều lo ngại cho xã hội Bởi nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ cái gọi là “thứ ba học trò” (không còn là trò chơi nghịch ngợm, ngộ nghĩnh, không chỉ diễn ra với “nam thanh” mà còn lan mạnh sang “nữ tú”) Thực trạng BLHĐ đã khiến cho bức tranh giáo dục không còn được tinh khiết như bản chất của nền giáo

dục định hướng XHCN Nó để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cả về “thể chất,

tâm lý và tinh thần cho các em, không chỉ làm cho các em lo lắng, đau khổ nhất thời

mà còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển tình cảm, tâm lý và thể chất của học sinh, khiến thành tích học tập của các em giảm sút” – nhận định của thứ trưởng Bộ GD

Trần Quang Quý

Trong chuyên đề này, tôi chủ yếu bàn về khía cạnh học sinh ứng xử với nhau bằng hành vi bạo lực

b Cơ sở thực tiễn

Tình trạng học sinh vi phạm kỉ luật, trong đó có BLHĐ ở các trường THPT trong

cả nước, trong tỉnh nói chung và ở trường THCS và THPT Bàu Hàm nói riêng những năm vừa qua vẫn diễn ra Hàng năm, Hội đồng kỉ luật các trường vẫn phải kỉ luật nhiều học sinh về vấn đề này

Bạo lực không chỉ xuất hiện trang học sinh nam mà hiện nay đã lan truyền tới các học sinh nữ Các clip nữ sinh đánh nhau được tải lên mang bắt đầu xuất hiện từ năm

2008 và ngày càng nhiều trong thời gian gần đây Thông tin về vấn nạn này được cập nhật hàng ngày hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau ở nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng; Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip, những bài tham luận về bạo lực học đường của học sinh

Trang 7

Ngoài ra, ta cũng có thể bắt gặp những tình huống học sinh có thái độ không đúng mực với thầy (cô) giáo, dùng dao đe dọa bạn bè, thầy cô…, lập nên những nhóm hoạt động đánh nhau có tổ chức, giáo viên đánh đập, xúc phạm nhân phẩm học sinh…

c Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu đề tài

* Thuận lợi

Được sự chỉ đạo và lãnh đạo thống nhất của Chi ủy và BGH Nhà trường, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong và các giáo viên trong trường

Được sự giúp đỡ, phối kết hợp của các lực lượng an ninh trên địa bàn: công an xã Bàu Hàm, Sông Thao…

Hoạt động của Đoàn thanh niên chủ động, sáng tạo…

BGH quan tâm sâu sát trong vấn đề bảo đảm an ninh trường lớp

Đội ngũ giáo viên trẻ, chuyên môn khá vững, năng động, nhiệt tình trong quá trình giảng dạy và quản lý học sinh

Có nhiều PHHS quan tâm đến trường lớp, chủ động phối hợp với nhà trường và GVCN để giải quyết những vấn đề liên quan đến học sinh

Sĩ số lớp không đông (36 đến 45 học sinh)

Hầu hết các em có kỉ luật tốt, lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, tích cực tham gia hoạt động tập thể do Đoàn – Đội và Nhà trường tổ chức

Về bản thân giáo viên: nhiệt tình trong công tác giáo dục, quan tâm học sinh nhưng tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ (4 năm công tác, 3 năm làm công tác chủ nhiệm), nhà ở xa nơi công tác, con còn nhỏ, chồng làm công tác đặc thù nên gặp nhiều khó khăn

* Khó khăn

Trường nằm trên địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, cư dân sinh sống 80% là dân tộc Hoa nùng nhận thức chưa cao về vấn đề giáo dục nên tinh thần hiếu học chưa cao, nhận thức về các chủ trương của nhà trường đôi lúc còn lệch lạc Hơn nữa, xã trước đây được xem là một điểm đen của tệ nạn ma túy nên các tệ nạn bên ngoài dễ xâm nhập vào trong trường, gây những khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý của Nhà trường

Học sinh ở nhiều xã khác nhau: Cây Gáo, Thị trấn Trảng Bom, Xã Đồi 61, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm và có một số học sinh ở tp Biên Hòa… Nhìn chung, con đường đến trường của các em thường xa, đi qua xa lộ nguy hiểm dễ va quẹt; Hơn nữa, sĩ số lớp thường không ổn định, cuối kì, cuối năm học sinh chuyển trường nhiều

Bản thân nhiều giáo viên ở xa đến công tác phải ở trọ, đời sống vật chất và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn

Một số học sinh chưa ngoan, chưa có ý thức tu dưỡng đạo đức, các em trong lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi còn bồng bột, dễ kích động và thích thể hiện mình Có nhiều học sinh thiếu thốn tình cảm hoặc thiếu sự quan tâm của gia đình

Trang 8

2 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

a Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan

Học sinh đang trong lứa tuổi mà suy nghĩ còn bồng bột, thiếu chín chắn, dễ bị kích động, mâu thuẫn bởi những lý do rất đơn giản: nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp… Hoặc có một số cá nhân thích gây hấn, thích người khác phải phục tùng hay lệ thuộc vào mình…

Sự phát triển thiều toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát về hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống

* Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan thì việc tác động đến sự hình thành nhân cách cũng như quy định hành vi dẫn đến BLHĐ còn những nguyên nhân khác như

“sự thiếu đồng bộ về giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội và sự thiếu nghiêm minh của pháp luật” như giáo sư Vũ khiêu đã nhận định

Ngày nay, trong quá trình mở cửa hội nhập đẩy mạnh sự giao thoa, tiếp biến văn hóa nhân loại vào văn hóa Việt, quá trình này không tránh khỏi những luồng gió độc hại du nhập một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định, làm tổn hại đến những truyền thống trong xã hội nói chung và trong Nhà trường nói riêng Những cảnh bạo lực trong phim nước ngoài mà nhất là những trò chơi bạo lực, kích dục trên mạng đã vô hình chuyển tải đến học trò và kích thích thần kinh những người trẻ tuổi hành động phi văn hóa, trái với giáo dục Khi học sinh xem những phim, sách báo, mạng có nội dung bạo lực chính là các em đang chịu ảnh hưởng, sự truyền bá về những giá trị văn hóa ứng xử thiếu tính nhân văn, nhân bản Những trò chơi chém giết, bắn phá trên mạng, những bài hát được minh họa bằng cảnh bạo lực (do ghen tuông) đã gián tiếp cổ vũ cho phong cách ứng xử giữa con người theo kiểu “lấy oán báo thù”, lấy gươm súng đáp trả gươm súng, đem võ nghệ đấu lại võ nghệ, lấy mắng nhiếc, sỉ nhục cho hả lòng, hả dạ Về nguyên nhân này, Tiến sĩ Huỳnh Văn Nam đã nhận

định: “đến với trò chơi điện tử, các em sẽ được làm theo những gì mình thích để

thỏa mãn sự tò mò mang tính tâm lý… có rất nhiều trường hợp, game thủ mang chính những “kỹ năng” của mình từ trò chơi diện tử mang áp dụng vào ngoài đời thực”

Vd: Một học sinh học lớp 5 ở trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, Trảng Bom khi

có va chạm nhỏ với chú bảo vệ thì ngay lập tức dùng dao chém bảo vệ khi tìm hiểu

ra thì đây cùng là một học sinh rất nghiện chơi game trực tuyến

Về môi trường giáo dục gia đình, có nhiều gia đình không có không khí dân chủ, các thành viên thiếu sự quan tâm, chia sẻ, và quen ứng xử với nhau bằng bạo lực… hoặc trong nhà, trẻ thường xuyên nghe cha, mẹ, anh, chị kể những câu chuyện về cảnh tượng côn đồ đây đó, như: nhà nọ cháu giết bà lấy tiền chơi game, con đánh mẹ đến mức gây thương tích, vợ chém chồng, anh giết em…

Về phía nhà trường, không phải chỉ riêng ở trường THCS và THPT Bàu Hàm mà

ở ngôi trường nào cũng có biển khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, lớp nào cũng

Trang 9

ghi nội quy của nhà trường với những quy định rất khắt khe, đầu tuần có sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và từng buổi học có sinh hoạt 15 phút đầu giờ Tất cả những điều trên đều răn dạy học sinh thực hiện nếp sống văn minh, hình thành lối sống văn hóa trong và ngoài trường Nhưng đạo đức học đường vẫn không thể như ý muốn Một trong những lý do cần kể đến là chương trình đa phần nặng về dạy chữ mà chưa chú trọng dạy người “dạy chưa đi cùng với dỗ”, “học chưa đi đôi với hành”, chưa liên hệ giáo dục thực tế kết hợp với nội dung bài dạy Giáo viên phần vì bị áp lực dạy cho kịp phân phối chương trình, dạy để học sinh đi thi, phần vì quản lý nhiều học sinh… Nên ít có thời gian quan tâm, gần gũi, chia sẻ với các em Vì vậy, khi học sinh có chuyện thì không tìm gặp giáo viên và các phòng ban mà “tự xử” bằng hành

vi bạo lực Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa trong trường còn nặng về hình thức và tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh chưa cao

Đến trường thì áp lực bởi học tập, về nhà thiếu sự quan tâm của gia đình, ra đường thì thường xuyên chứng kiến những cảnh va quẹt và những cảnh ứng xử thiếu văn hóa Xã hội thờ ơ với những hành vi xấu Từ đó, các em trở nên quậy phá, kiếm chuyện như là cách để tìm kiếm sự quan tâm và dần trở thành thói quen

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc pháp luật xử lý những kẻ gây rối, làm mất trật tự xã hội chưa đủ để làm gương cho các em học sinh chưa ngoan khác cũng là một xúc tác dẫn đến hành vi vi phạm của các em

Từ những nguyên nhân trên, ta rút ra được nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng BLHĐ gia tăng và nghiêm trọng trong những năm gần đây chính là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

b Thực trạng

Tình trạng học sinh vi phạm BLHĐ trong những năm vừa qua ở các trường THPT trong tỉnh nói chung và ở trường THCS và THPT Bàu Hàm nói riêng mặc dù chưa có xu hướng gia tăng về số lượng nhưng lại gia tăng về mức động nghiệm trọng Hàng năm, Hội đồng kỉ luật nhà trường vẫn phải xử lý kỉ luật rất nhiều học sinh vi phạm nội quy, nhưng số học sinh tham gia bạo lực học đường lại chiếm tương đối đông và chịu những hình thức kỉ luật nặng

Bảng số liệu thống kê số học sinh tham gia bạo lực học đường bị xử lý kỉ luật qua các năm học của trường THCS và THPT Bàu Hàm

TT Năm học Số lượt học sinh

tham gia BLHĐ

Kỉ luật cảnh cáo

Kỉ luật đuổi học

(Học sinh kỉ luật đuổi học trong đó bao gồm đuổi 1 tuần, 1 năm - Số liệu thống

kê tại văn phòng và sổ trực giám thị, sổ kỉ luật học sinh qua các năm)

Trang 10

Bảng số liệu thống kê số học sinh tham gia bạo lực học đường bị xử lý kỉ luật

qua các năm học của trường THPT Sông Ray

TT Năm học Tổng số học

sinh vi phạm

Số lượt học sinh tham gia đánh nhau

Mức độ Số học sinh bị kỉ

luật đuổi học Nhẹ Nặng

1 2008-2009 35 20 16 4 03

2 2009-2010 40 28 19 9 05

3 02 tháng đầu

2010 - 2011

14 7 3 4 04

nhiệm trong các trường THPT” - Chuyên đề 3 “Một số biện pháp ngăn ngừa bạo

lực học đường của GVCN” của thầy Phạm Thành Định – tr 23)

Nghiêm trọng hơn, khi học sinh tổ chức đánh nhau thì các em còn dùng điện thoại di động quay video clip rồi đưa lên mạng Và thực tế, vẫn còn nhiều mâu thuẫn đang manh nha và có những học sinh tham gia đánh nhau ở ngoài mà nhà trường chưa kiểm soát hết được

Khi bạo lực học đường xảy ra thì để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng Trước hết, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, gây khó khăn cho công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh và ảnh hưởng đến phong trào thi của của các lớp Đối với cá nhân, hủy hoại lẫn nhau về thể chất và tinh thần Học sinh dần mất đi lòng yêu thương con người thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác, con người phát triển không toàn diện, mất dần nhân tính Mầm mống tội ác làm hỏng tương lai chính các

em, gây nguy hại cho xã hội, bị mọi người lên án, xa lánh và căm ghét Còn với các

em là nạn nhân thì bị tổn thương, tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè, tạo tính bất ổn trong xã hội, tâm lý lo lắng, bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường đến xã hội

(Trình chiếu bài tiểu luận của nhóm smail về BLHĐ)

Từ những tìm hiểu được về nguyên nhân, thực trạng và hậu quả của BLHĐ nói chung và tại đơn vị công tác nói riêng Tôi thiết nghĩ phải đưa ra được những giải pháp để ngăn ngừa cũng như từng bước đẩy lùi bạo lực mà trước tiên là trong đơn vị đang công tác

c Biện pháp

* Biện pháp vĩ mô

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ 3 môi rường giáo dục: gia đình, nhà trường

và xã hội

Thực hiện nghiêm khắc pháp luật, xử lý triệt để các vi phạm pháp luật

Nghiên cứu kĩ, bài bản tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh ngày nay, từ đó trang bị cho các nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp

* Biện pháp của Nhà trường

Tuyên truyền sâu rộng trong PHHS các lớp, cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh, đảm bảo an ninh trật tự trong trường học

Ngày đăng: 31/07/2016, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w