1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương ôn tập thi pháp văn học dân gian

16 2,5K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 228,5 KB

Nội dung

Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY Đại học sư phạm Huế - Đại Học Phú Yên Đề cương ôn tập học phần Nguyễn Thanh Hải Lớp ĐHSP Ngữ văn KHÁI NIỆM THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN 1/.Khái niệm văn học dân gian? Thi pháp Văn học Dân Gian - 1 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY Trả lời: Theo lí thuyết Thi pháp học, khi nghiên cứu văn học dân gian là nghiên cứu thi pháp ở một cấp độ cụ thể. Để xác định được cấp độ khi nghiên cứu VHDG, chúng ta cần phải biết về khái niệm VHDG và thi pháp VHDG. Khái niệm văn học dân gian được dùng để phân biệt với khái niệm văn học bác học, văn học viết. VHDG chỉ là một bộ phận văn học do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng từ bao đời nay. Bộ phận văn học này có nhiều đặc trưng khu biệt mà văn học viết không có như: tính sáng tạo tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính diễn xướng, tính nguyên hợp,…VHDG phản ánh tinh tế mọi khía cạnh của đời sống nhân dân lao động về phong tục tập quán, nỗi khổ, khát vọng, tình yêu đôi lứa,… Ngoài chức năng thẩm mĩ, VHDG còn có chức năng thực hành sinh hoạt. Từ các hoạt động của đời sống nhân dân, văn học DG nảy sinh và quay trở lại tác động đến đời sống nhân dân, VD như hò giã gạo, hò xay lúa, hò chèo thuyền,… nảy sinh, hình thành từ các công việc xay lúa, giã gạo, chèo thuyền,… hằng ngày. Nhưng khi có các hoạt động ấy thì họ lại đem ra để diễn xướng phục vụ. Tác phẩm văn học dân gian là một chỉnh thể tồn tại trong đời sống văn nghệ của nhân dân bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau như: ngôn từ (lời kể, lời ca), âm nhạc (làn điệu), vũ đạo (các động tác phụ họa), môi trường diễn xướng (lao động, vui chơi, nghi lễ, ). Trong các yếu tố đó của VHDG thì yếu tố ngôn từ là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của tác phẩm VHDG. Nghĩa là thiếu ngôn từ sẽ không có tác phẩm VHDG. Có người cho rằng VHDG chỉ thật sự sống động, phát huy vẻ đẹp, chức năng của nó khi nó tồn tại trong môi trường diễn xướng, trong sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố trên. Khi nó tồn tại trong văn bản chữ viết, các yếu tố nghệ thuật khác bị mất đi thì nó chỉ là “cái xác không hồn” mà thôi. Thế nhưng trong thực tế, một mặt các sinh hoạt văn nghệ dân gian đang dần bị mai một, bị biến dạng, không còn tồn tại như trước; mặt khác, phần ngôn từ-yếu tố cơ bản của các thể loại VHDG lại càng được chú ý sưu tầm, ghi chép và cố định trong các văn bản chữ viết. Nó trở thành một đối tượng không thể phủ nhận và được hiểu là VHDG. Vì thế, ngày nay, khi dùng đến khái niệm VHDG người ta chú ý đặc biệt đến yếu tố ngôn từ mà bỏ qua các yếu tố nghệ thuật khác. Yếu tố ngôn từ này của tác phẩm VHDG đã tồn tại độc lập không phải bằng ngôn bản mà bằng văn bản chữ viết. Do vậy, khi nghiên cứu thi pháp VHDG người ta đã lấy yếu tố ngôn từ làm đối tượng để khảo sát. Vậy, khi nghiên cứu thi pháp VHDG, người ta lấy yếu tố ngôn từ để làm đối tượng khảo sát. 2/. Thi pháp văn học dân gian?. Trả lời: 2.1/ Thi pháp văn học dân gian? Tác phẩm VHDGkhi tồn tại ở dạng văn bản chữ viết, nó có nhiều nét chung với văn học viết. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu thi pháp VHDG vẫn phải dựa vào lí luận, phương pháp, khái niệm công cụ của thi pháp văn học nói chung. Tuy Văn học viết và VHDG có điểm giống nhau nhưng nếu chúng ta xét kĩ thì VHDG vẫn có những nét đặc thù mà văn học viết không có được VHDG là sản phẩm mà ngôn từ làm chất liệu cơ bản, nhưng nó không chỉ có yếu tố ngôn từ mà còn kết hợp với nhiều yếu tố nghệ thuật khác như: nhạc, vũ đạo, biểu diễn,… Vì thế, VHDG là sự đan xen giữa các yếu tố nghệ thuật. Nếu có các yếu tố nghệ thuật ấy thì Thi pháp Văn học Dân Gian - 2 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY VHDG tồn tại ở dạng “diễn xướng” sinh động và ngược lại thì nó chỉ là “cái xác không hồn” lúc này nó chỉ tồn tại dưới dạng chữ viết. Khi nghiên cứu thi pháp VHDG chúng ta phải chú ý xem chúng ở dạng tồn tại nào?. Khi nghiên cứu ở dạng văn bản thì việc này cũng đồng nghĩa với văn học viết; khi nghiên cứu nó ở dạng diễn xướng thì hiện nay việc phục dựng lại các môi trường diễn xướng gặp rất nhiều khó khăn. Dù có nghiên cứu VHDG ở dạng nào, góc độ nào thì cũng cần phải chú ý đến những đặc thù của VHDG. Trước hết, khi nói đến thi pháp văn học dân gian là phải nói đến những đặc điểm của hình thức, những cách thức thể hiện và biểu hiện riêng của từng nghệ nhân, của đặc điểm dân tộc …… 2.2/Khái niệm thi pháp văn học dân gian?. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu xem ý kiến của ông Chu Xuân Diên như một định nghĩa. Theo ông Chu Xuân Diên, “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ thật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người”. Từ ý kiến trên ông cò nêu những bình diện nghiên cứu cụ thể của việc nghiên cứu thi pháp VHDG bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lí bên trong của nhân vật,… đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại; và những đặc điểm dân tộc của thi pháp VHDG nói chung,… Như vậy, đối tượng khảo sát của hướng nghiên cứu thi pháp VHDG là khá đa dạng, thuộc nhiều bình diện khác nhau. Người nghiên cứu thi pháp VHDG không chỉ nghiên cứu trên văn bản chữ viết của các tác phẩm VHDG đã được sưu tầm, ghi chép và cố định mà còn cả trong quá trình diễn xướng, lưu truyền bằng ngôn bản lời nói. Đó mới là hướng nghiên cứu bám sát đặc trưng riêng của văn học dân gian và là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao. Từ định nghĩa và hướng nghiên cứu thi pháp VHDG nêu ntreen, ông còn xác klaapj hệ thống thi pháp của bộ phận văn học này. Nói chung chúng ta có thể nghiên cứu VHDG dưới nhiều cấp độ khác nhau với những lưu ý đặc trưng của VHDG đó là: Cấp độ thành tố của từng thể loại như ngôn ngữ, thể thơ, nhân vật, kết cấu, thời gian, không gian nghệ thuật,…; Cấp độ tác phẩm; Cấp độ nhóm tác phẩm gồm những bài ca đám cưới, truyện cười kết chuỗi, những truyện về một loại nhân vật nào đó, …; Cấp độ thể loại như thi pháp ca dao, thi pháp truyện cổ tích,…; Cấp độ loại hình như thi pháp thơ ca dân gian, thi pháp truyện kể dân gian,…; … Một số phương pháp cụ thể thường được sử dụng trong nghiên cứu theo hướng thi pháp: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu,… THI PHÁP CA DAO 3/.Khái niệm về ca dao: Trả lời: Ca dao, dân ca là những thuật ngữ Hán-Việt, Được giới nghiên cứu Văn học dân gian và âm nhạc dân gian sử dụng để chỉ đối tượng là những bài ca và hình thức ca hát truyền thống do nhân dân sáng tác, diễn xướng và lưu hành trong nhân dân từ bao đời nay. Thuật ngữ ca dao, dân ca có khi được dùng song hành để chỉ sự gắn bó, mật thiết giữa hai đối tượng ca dao và dân ca; Khi được tách riêng, ca dao dùng để chỉ bộ phận lời thơ dân gian {bộ phận lời lại có 2 phần: lời ca mang nội dung chính và phần lời vô nghĩa (tiếng láy, tiếng Thi pháp Văn học Dân Gian - 3 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY đưa hơi)} và dân ca dùng để chỉ chỉnh thể một loại hình ca hát diễn xướng có nhạc điệu và lời ca trong các bài hát dân gian. Do quá trình sưu tầm, ghi chép thành văn bản của các nhà sưu tầm, nghiên cứu mà lời hát được tách ra khỏi làn điệu âm nhạc và loại bỏ luôn cả các yếu tố khác của dân ca. bộ phận lời thơ này lúc đầu được gọi là phong dao, hoặc phong sử về sau được gọi là ca dao. Vậy, ca dao là bộ phận chủ yếu và có vai trò quan trọng nhất của thơ dân gian, là loại thơ truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca ngắn và đối tượng ngắn. Hay nói một cách dễ hiểu hơn : Ca dao là phần lớn phần lời được rút ra từ các bài hát dân gian và một số bài thơ của một số tác giả sau khi đã loại bỏ đi phần âm nhạc và phần lời ca vô nghĩa. 4/.Kết cấu của Ca dao theo ông Nguyễn Xuân Kính: Trả lời: Hiện nay, có nhiều cách quan niệm về kết cấu ca dao. Quan niệm khá phổ biến hiện nay là cách phân loại kết cấu của ông Nguyễn Xuân Kính và Đỗ Đình Trị. * Theo ông Nguyễn Xuân Kính kết cấu ca dao được chia làm 5 loại dựa theo các phán đoán trong bào ca dao: + 1. Kết cấu 1 vế đơn giản: Trong dạng kết cấu này, bài ca dù có bao nhiêu phán đoán thì nội dung của lời ca là một ý lớn do các phán đoán trong đó tạo thành; “Dốc bồ thương kẻ ăn đong, Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Ở đây nghĩa của 2 phán doán, tuy một bên nói về vật chất, một bên nói về tinh thần, nhưng cả 2 ý này đều có nét tương đồng nhằm diễn đạt một điều duy nhất: đó là sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ, một cái nhìn thông cảm, xẻ chia. Tương tự, ta có thể lấy thêm ví dụ khác “Sen xa hồ, sen khô hồ cạn, Liễu xa đào, liễu ngã đào nghiêng, Anh xa em như bến xa thuyền, Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên tái hồi”. Ở đây, các phán đoán đều mang một ý chung: đó là sự chia xa và kèm theo nó là tàn lụi, hủy diệt. Tất cả các hiện tượng tự nhiên khách quan đều được dùng để so sánh và làm rõ cho việc “anh xa em”. Sự chia xa của 2 người khó nói hết được hậu quả nhưng lại được minh họa một cách cụ thể bằng hình ảnh của tự nhiên: sen-hồ, liễu-đào, thuyền-bến, chuyện tình của Thúy Kiều-Kim Trọng là những yếu tố đáng tin cậy nên cũng minh họa sinh động và thuyết phục được tác giả bài ca dao đưa vào để so sánh, bổ sung. + 2. Kết cấu một vế có phần vần: Bài ca dao ở dạng này thường có 2 phần tách biệt: phần đầu tác giả miêu tả ngoại cảnh, phần sau là nội dung chính lời ca. Hai phần chỉ có liên hệ về mặt vần điệu thuần túy, không liên hệ về nội dung. VD, “Quả cau nho nhỏ, Cái vỏ vân vân, Nay anh học gần, Mai anh học xa, Lấy chồng từ thủa 13, Đến năm 18 thiếp đà 5 con, Ra đường thiếp hãy còn son, Về nhà thiếp đã 5 con cùng chàng”. Giữa chuyện “quả cau”, “học gần”, “học xa”, và chuyện “lấy chồng từ thủa 13” không liên quan gì đến nhau. Nó chỉ là yếu tố gợi hứng. Phải có khung cảnh thiên nhiên để dẫn đến ước mơ, để tạo ra hành động Hiện tượng 2 phần của bài ca dao chỉ có liên hệ phần vần, ý nghĩa không hợp nhau, không bổ sung cho nhau, không cùng hướng về chủ đề, nội dung. Có lẽ do đặc điểm ứng diễn, ứng đối nhanh nhạy trong quá trình sáng tác tạo nên hiện tượng này?. + 3. Kết cấu 2 vế tương hợp: Nội dung của những lời ca này gồm có hai vế tương hợp với nhau. Nó cùng xoáy vào một vấn đề chung. Dạng kết cấu này thường xuất hiện trong hát đối đáp: “- Bây giờ mận mới hỏi đào, Vương hồng đã có ai vào hay chưa. – Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”. Dạng kết cấu này gồm có 1 vế hỏi và 1 vế trả lờiCả hai vế đối đáp là một lời đối đáp trọn vẹn của 2 người trong cuộc hát. Mỗi lời có thể tồn tại độc lập. Lúc đó, nó trở thành một lời riêng biệt. loại này thuộc dạng kết cấu mở. Thi pháp Văn học Dân Gian - 4 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY + 4. Kế cấu 2 vế đối lập: Mỗi lời ca của kiểu kết cấu này ta thấy luôn có 2 ý lớn trái ngược nhau, đối lập nhau; - “Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở, Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông, Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng, Anh yêu em như rứa có mặn nồng chi mô?”. – “Hoa đến thì thì hoa phải nở, Đò đã dầy thì đò phải sang sông, Đến duyên em thì em phải lấy chồng, Em yêu anh như rứa đó, còn mặn nồng thì tùy anh.” Hay - “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, Tre non nửa lá đan sàng được chăng?”, – “Chàng hỏi thì thiếp xin thưa, Tre vừa đủ lá đan chưa đặng sàng, Ngoài chợ có thiếu chi giang, Mà chàng lại nỡ đan sàng tre non.” + 5. Kết cấu nhiều vế nối tiếp: Loại kết cấu này gồm những bài ca dao dài. Trong đó, nội dung của nó chứa đựng nhiều ý nối tiếp nhau. Giữa các ý có sự nối kết làm cho bài ca dao trở nên chặt chẽ về nội dung: “Anh đi lấy vợ cách sông, Em đi lấy chồng giữa ngõ người ta, Có lấy thời lấy xa xa, Chớ lấy trước ngõ anh ra anh buồn, Buồn thời cất gánh đi buôn, Một vốn bốn lãi anh buồn làm chi, Buồn vì con gái nữ nhi, Mẹ cha thách cưới làm chi lỡ làng.”. Nhưng cũng có khi giữa các ý không có mối liên hệ mạch lạc, yếu tố liên kết duy nhất là phần vần. Loại này thường khó xác định nội dung cụ thể, người ta gọi nó là những câu hát bâng quơ, mua vui là chính. Trong đồng dao thường có kiểu kết cấu này: “Cái sáo mặc áo em tao, Làm tổ cây cà, làm nhà cây chanh, Độc canh bờ giếng, Môi miếng tiếng kèn…”. 5/. Kết cấu ca dao theo Đỗ Đình Trị thì lại đưa ra 7 loại kết cấu ca dao như sau: Trả lời: +1. Kết cấu vòng tròn: Là những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn trong văn bản ca dao. Những hình ảnh, từ ngữ cuối cùng trong câu cuối cùng của bài ca dao bắt vần lại với từ, ngữ cuối cùng trong câu đầu. do vậy bài ca dao sẽ được diễn xướng liên tục. lối kết cấu này thường xuất hiện ở trong đồng dao. VD, “Con kiến mà leo cành đa, Leo phải cành cụt leo ra, leo vào, Con khến mà leo cành đào, Leo phải cành cụt leo vào leo ra,…” Hay “Làm thơ mà dán cây bàng, Thiên hạ không biết nói nàng với ta, Làm thơ mà dán cây đa, Thiên hạ không biết nói ta với nàng, …”. + 2. Kết cấu tầng bậc: Là những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn trong văn bản ca dao có tầng, có bậc, các chi tiết sắp xếp thu hẹp, hoặc mở rộng dần ý nghĩa. Có nhiều kiểu tầng bậc xa đến gần, chung đến riêng, bóng gió đến cụ thể, ngoài vào trong, … VD “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, Nhớ ai dãi gió, dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Kiểu kết cấu này thường xuất hiện trong các bài ca dao tỏ tình. Đây là lối nói xa xôi, bóng gió đến cụ thể. + 3. Kết cấu đối lập: Trong một bài ca dao tác giả nêu lên 2 yếu tố A và B nhưng 2 yếu tố này lại đối lập nhau nhằm thể hiện nội dung muốn nói. Kiểu kết cấu này rất phổ biến trong ca dao Việt Nam. VD, “Giàu sang nhiều kẻ tới nhà, Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau”. Hay “Chửa chồng nón thượng, quai thao, Chồng rồi nón rách, quai nào thì quai”, … + 4. Kết cấu đối đáp: Trong những bài ca dao có hình thức hỏi-đáp. Đó là những lời nhân vật trữ tình đặt câu hỏi rồi lại tự mình trả lời. Những hình thức hỏi-đáp ấy nằm trong một chỉnh thể ca dao. VD, “Cô kia khăn trắng tang ai?, Nhất tang cha mẹ, thứ hai tang chồng, Tang chồng thì vứt khăn đi, Tang cha, tang mẹ ta thì tang chung”. + 5. Kết cấu láy: Trong những bài ca dao có yếu tố được lặp đi, lặp lại nhiều lần để tập trung vào một ý nào đó. VD, “Nước chảy, đá vẫn chưa mòn, Ước gì kết ngãi nước non với chàng,Ước gì tạc đá ghi vàng, Ước gì em sánh với chàng từ đây, Ước gì nguyệt lão xe dây, Xe cho mình đó với đây một nhà”. Hay,”Chiều chiều em đứng em trông, Trông non non ngất, Thi pháp Văn học Dân Gian - 5 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY trông sông sông dài, Trông mây mây kéo ngang trời, Trông trăng trăng khuyết, trông người người xa”. + 6. Kết cấu liệt kê: Kiểu này thường xuất hiện trong những bài ca dao có tính chất miêu tả, tự sự một vấn đề nào đó. Khi biểu cảm người ta ít sử dụng kiểu liệt kê. VD, “Anh đã nói với em, Như rựa chém xuống đá, Như rạ chém xuống đất,Như mật rót vào tai, Bây chừ anh đã nghe ai, Bỏ em giữa chốn thuyền chài khổ chưa!. + 7. Kết cấu lửng: Bài ca dao không nói hết ý mà bỏ lửng giữa chừng. Thông thường một cặp lục – bát, có hai dòng thơ nhưng ở đây tác giả dân gian chỉ dùng một câu lục mà không hát tiếp câu bát. VD, “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ, Ai vô xứ Nghệ thì vô…”. Hay, “Tính tháng rồi lại tính năm, Tính tháng tháng đoạn, tính năm năm rồi, Đôi ta biết thủa nào nguôi…” 6/.Không gian nghệ thuật Ca dao: Trả lời: Ca dao vốn đơn giản, mộc mạc, dễ hiểu. cảm giác gần gũi, quen thuộc đó không chỉ do nó là sản phẩm tinh thần của quần chúng, là tiếng nói đa thanh của nhân dân mà còn do những gì ca dao đã phản ánh, dung chứa trong bản thân nó. Đó là một thế giới nhân vật, đó là một không gian của những làng quê với bao cảnh quan tự nhiên hoặc nhân tạo; với bao hoạt động rộn ràng trên đồng ruộng, sông nước, đường làng, ngõ xóm, bên bến nước, bờ đê; với bao vật dụng, công cụ gắn bó với cuộc sống của con người do chính nhân dân tạo ra,…Nói chung, cái thế giới nghệ thuật sinh động mà trong đó yếu tố không gian nghệ thuật được thể hiện rõ nét đã tạo nên nhiều đặc trưng riêng cho thể loại ca dao. Không gian nghệ thuật vừa là một nội dung được phản ánh trong ca dao vừa là một phương tiện nghệ thuật tham gia vào tổ chức văn bản ca dao. Không gian nghệ thuật ca dao có thể có nhiều lớp khác nhau, các lớp không gian này cũng không hoàn toàn tách bạch mà có khi giao toa, đan xen một số đặc trưng nào đó. Tuy nhiên, không gian nghệ thuật trong ca dao có những lớp không gian như sau: - Không gian hiện thực khách quan: là những hình ảnh của cảnh vật quen thuộc, gần gũi mang đặc trưng của mọi làng quê Việt Nam. Đó là cổng làng, ngôi đình, cây đa, bến nước, lũy tre, ghe thuyền, sông, núi, thác ghềnh, … Từ đó cho ta thấy người bình dân gắn bó, yêu thương quê hương của mình. Không gian hiện thực trong ca dao là những không gian vừa phải, có phần nhỏ hẹp. không gian trong ca dao chỉ được gợi lên chứ không được miêu tả cụ thể. Từ một nét chấm phá mang sức gợi lớn đó mà người nghe liên tưởng, hình dung ra cả một bức tranh cảnh vật được chủ thể trữ tình nhắc đến và để hiểu tâm tình được gửi trao trong đó. Ngoài ra, do dung lượng của bài ca dao ngán, ít nên chủ thể trữ tình của bài ca dao không thể miêu tả chi tiết dược bức tranh của làng quê mà chỉ có thể chọn lọc một hình ảnh nào đó đặc sắc nhất để đưa vào trong bài. Do vậy không gian nghệ thuật hiện thực trong ca dao không phải là một không gian tĩnh lặng mà là một không gian sống động gắn với con người và nhân vật trữ tình. Không gian ấy là nơi để chuyển tải nội dung tác giả gửi gắm. Chẳng hạn, trong bài “Buồn trông co nhện chăng tơ,… Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai,… Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ” hay bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân, Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay,…” Thi pháp Văn học Dân Gian - 6 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY Đa phần trong ca dao, không gian hiện thực góp phần vào việc chủ thể giải bày tâm trạng nhưng không gian ấy vẫn chưa phải là không gian tâm trạng bởi nó vẫn được chủ thể miêu tả như những gì nó vốn có chứ nó chưa hề nhuốm màu tâm trạng của chủ thể. - Không gian tâm lí: là không gian được tác giả dân gian cảm nhận bằng tâm trạng của mình. Hay nói cách khác là không gian được đo, đếm bằng tâm trạng của tác giả. VD, “Ước gì sông rộng một gang, bắc cầu giải yếm cho nàng sang chơi”. Ở đây, “Sông rộng một gang” và “Cầu giải yếm” là không gian nằm trong sự “Đo”, “Đếm” của tâm trạng chàng trai - Chủ thể trữ tình chứ không phải là không gian của hiện thực khách quan. Do vậy, nó chính là không gian tâm trạng hay không gian tâm lí. Hay trong bài “Núi cao chi lắm núi ơi, núi che mặt trời không thấy người thương”. Xét ở góc độ tâm trạng của nhân vật trữ tình thì “núi” ở đây được nhân hóa là nguyên nhân chia cách tình yêu đôi lứa. Lúc này “núi” không còn là “núi” của hiện thực khách quan nữa mà lại là “núi” trong tâm trạng của hai người đang yêu bị xa cách và là không gian tâm lí. Tương tự, để nói lên sự khao khát chung đôi trong tình yêu chủ thể trữ tình mượn không gian hiện thực là “sông” và “đất” để nói lên khao khát chung đôi ấy bằng hình ảnh “sông cạn, “đất liền”: “Muốn cho sông cạn đất liền, để anh đi lại đỡ tiền đò giang” Trong ca dao, khi thề hẹn thủy chung người ta thường mượn hình ảnh tự nhiên khách quan mà hình ảnh ấy không thể sảy ra thì không gian ấy chính là không gian tâm lí. - Không gian địa lí – tự hào: là địa danh, tên sông, tên đất, … xuất hiện trong ca dao nhưng không chỉ nói dến địa danh mà boa giờ cũng gắn kết địa danh với một đặc điểm nổi bật nào đó của địa danh ấy nhằm giới thiệu cảnh quan, sản vật, con người, … của nơi ấy hay những bất trắc nhằm cảnh báo. VD, “Cao lao, Hạ Trạch quê mình, Bốn bề phong cảnh hữu tình nước non”.; “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày dỗ Tổ mồng mười tháng ba”; “Đi bộ thì khiếp Hải Vân, Đi thuyền thì khiếp sống thần Hang Dơi” - Không gian thề nguyền: Khi thề nguyền trong ca dao thường dùng những yếu tố hiện thực khách quan như: trời, núi, sông, biển, … bởi vì, đây là những hiện tượng khách quan dường như vĩnh hằng, bất biến, có tính bền vững, nổi bật, khó thay đổi. Chính sự bất biến, nổi bật ấy của hiện thực khách quan nó được khai thác để biểu đạt sự thủy chung, không thay đổi tình cảm của con người trong ca dao; “Bao giờ cạn nước Đồng Nai, Nát chùa Thiên Mụ không sai lời nguyền” hay “Bao giờ núi Ngự hết cây, Sông Hương hết nước đó với đây hết tình”: … v.v. Trong một số trường hợp, yếu tố thiên nhiên bất biến ấy xảy ra hiện tượng thay đổi thì tình cảm của chủ thể trữ tình bài ca dao vẫn được khẳng định quyết liệt hơn, bất biến hơn: “Bao giờ cạn nước Đồng Nai, Nát chù Thiên Mụ mới sai lời nguyền”, hay “Anh thề có ánh trăng đây, Núi kia có lở tấm lòng này vẫn nguyên”. Yếu tố thiên nhiên được mượn dùng làm chứng nhân cho lời hẹn thề tình duyên còn đặt trên một cơ sở khác nữa là phải nổi bật hơn cùng loại. Sông phải là sông lớn nhất, núi phải là núi cao nhất , nổi tiếng nhất trong vùng. Không ai lấy sông, núi vừa phải, nhỏ bé không nổi tiếng để thề hẹn tình duyên. - Không gian đối lập: Khi trong một bài ca dao có hai yếu tố không gian mang những đặc điểm trái ngược nhau được đặt bên cạnh nhau nhằm thể hiện nội dung đối kháng hoặc trắc trở, éo le trong quan hệ tình cảm đôi lứa. Ta gọi đó là không gian đối lập. Có thể quy không gian đối lập về các dạng sau: + Đối Lập về khoảng cách: là sự đối lập giữa không gian gần – xa. VD, “Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm, Hẹn sang 14 sao rằm chưa sang” + Đối lập về phương hướng: VD, “Tìm en như thể tìm chim, Chim bay bể Bắc anh tìm bể Nam” Thi pháp Văn học Dân Gian - 7 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY + Đối lập về Phẩm chất: VD, “Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát, Đường Yên Thái gạch lát dễ đi, Em về bên ấy làm chi, Nước giếng thì đục đường đi thì lầy”. -Không gian xã hội: là không gian dung chứa những quan hệ của nhân vật trữ tình trong xã hội. Dù tác phẩm chỉ có một nhân vật nhưng chủ thể vẫn hướng về một đối tượng khác vắng mặt. Hay nói cách khác, trong ca dao còn chứa đựng một lớp không gian xã hội. Đó là không gian phổ biến trong văn học. Nó chứa đựng các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ giữa các tầng lớp người trong xã hội với nhau. Các mối quan hệ này tạo nên nội dung tâm tình, nội dung đấu tranh của ca dao dân ca Việt Nam. Đọc một bài ca dao nào ta cũng thấy rõ nét hoặc tiềm tàng một mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình với khách thể. Đó là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể hay tập thể với tập thể,… Trong những câu hát than thân hay trong tiếng hát yêu thương, tiếng hát nghĩa tình, nhất là những câu hát giao duyên không gian xã hội ấy trở thành thứ không gian chuyển tải tâm trạng. * Chiều không gian nghệ thuật được xác định bởi: + Điểm nhìn của chủ thể. Hướng nhìn của chủ thể thường thông qua những từ ngữ chỉ phương hướng hoặc thông qua việc miêu tả vật thể được nhìn, ngắm,…. + Khi tác giả dân gian mượn không gian mượn không gian rộng lớn dể miêu tả thì bao giờ những bài ca dao ấy cũng đầy bất trắc, éo le. + Kho sử dụng không gian cao rộng mà tươi sáng thì đó là những bài ca vui tươi và ngược lại. 7/.Thời gian nghệ thuật của Ca dao: Trả lời: Từ những vấn đề về thời gian nghệ thuật trong văn học, chúng ta có thể nhận ra một số thời gian nghệ thuật trong ca dao như sau: - Thời gian nghệ thuật trong ca dao phần lớn là thời gian hiện tại – thời gian diễn xướng (bao giờ diễn xướng cũng nằm ở thời gian hiện tại), hay nói cách khác là thời gian của chủ thể sáng tạo cũng đồng thời là thời gian diễn xướng và cũng đồng thời là thời gian của người tiếp nhận. thời gian đó chính là thời gian hiện tại. Trong ca dao, có hai bộ phận có và không có từ biểu thị thời gian: + Bộ phận ca dao có từ biểu thị thời gian: trong bộ phận này thường xuất hiện một số trạng ngữ chỉ thời gian hiện tại như: Hôm qua, hôm nay, bây giờ, sáng, trưa, chiều, một mai, khi xưa, hôm qua, đêm qua, … VD, “Bây giờ ta gặp nhau đây, Như con cá cạn gặp ngày trời mưa”, “Hôm nay sum họp trúc mai, Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm”. Hay “Nào khi gánh nặng em chờ, Qua truông em đợi, bây giờ phụ em”, … Thời gian hiện tại còn dược biểu thị qua một số từ láy chỉ thời gian như: ngày ngày, đêm đêm,… VD, “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Nhớ về quê mẹ chín chiều ruột đau”, hay “Đêm đêm chớp bể mưa nguồn, Hỏi người quân tử có buồn hay không”,… Trong ca dao chúng ta thấy không có thời gian của quá khứ hoặc tương lai chỉ có hiện tại liên tục diễn ra để chủ thể trữ tình bộc bạch nỗi niềm hoặc một tâm trạng nào đó. Những từ láy này có tác dụng diễn tả quá trình của sự việc, của một trạng thái tâm hồn, tình cảm kéo dài trong một khoảng thời gian vô định. Để đạt được mục đích diễn xướng trong thời điểm hiện tại người diễn xướng cần phải mượn quá khứ làm cái cớ, cái lí do,… để phục vụ cho mục đích đang diễn ra ở hiện tại – diễn xướng: “Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen,…” hay “Hôm qua Thi pháp Văn học Dân Gian - 8 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY anh đến chơi nhà, Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường, Thấy em nằm đất anh thương, Anh về mua gỗ dongd giường tám thang”, … Tương tự, khi sử dụng thời gian ở tương lai, chủ thể trữ tình cũng nhằm vào mục đích phục vụ cho những điều cần nói, cần bày tỏ ở hiện tại để cho chắc chắn hơn, tăng thêm tính thuyết phục hơn đối với người nghe: “Bao giờ cho gạo bén sàng, Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh” hay “Một mai thiếp có xa chàng, Đôi bông thiếp trả, con chàng thiếp xin”, … + Bộ phận ca dao không có từ biểu thị thời gian: Điều này không có nghĩa là bộ phận này không có thời gian nghệ thuật. Ta có thể xét bài ca dao sau: “Đi mô cho thiếp theo cùng, Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”. Tuy không có từ biểu thị thời gian nhưng bài ca dao vẫn có thời gian nghệ thuật khi nó được diễn xướng. Vì sao như vậy?. Bất kì bài ca dao nào khi diễn xướng thì thời gian lúc ấy chính là thời gian nghệ thuật. Khác với, việc diễn xướng của truyện cổ dân gian là khi diễn kể chuyện thì câu chuyện là câu chuyện của quá khứ, nhân vật trong truyện là nhân vật của quá khứ chứ không phải của người diễn xướng. Còn trong ca dao, khi diễn xướng nhân vật trữ tình trong bài ca dao lại chính là người diễn xướng. Chính vì vậy, thời gian diễn xướng bài ca dao chính là thời gian nghệ thuật, là thời gian hiện tại. - Thời gian tâm lí trong ca dao: Do chức năng biểu cảm của ca dao cho nên dòng chảy thời gian trong ca dao không phải là dòng chảy của thời gian sự kiện,tình tiết mà là dòng chảy của cảm xúc, của tâm trạng. Trong ca dao có một loại thời gian như vậy. Đó chính là thời gian tâm lí. Thời gian tâm lí là thời gian được đo đếm, cảm nhận bằng chính tâm trạng của tác giả. Một bài ca dao bao giờ cũng có dấu ấn tâm trạng của cá nhân: “Xa mình, ông trời nắng tôi nói mưa, Canh ba tôi nói sáng, trời trưa tôi nói chiều”. Hay “Tìm em đã tám hôm nay, Hôm qua là tám, hôm nay là mười”. Mói nghe, chúng ta tưởng như hợp lí nhưng nghĩ kĩ lại thì hóa ra lẫn lộn trước sau. Nhân vật trữ tình đếm thời gian một cách kì lạ. Thời gian của hiện thực bao giờ cũng theo một chiều: Sáng-trưa-chiều-tối-khuya không đảo ngược. Nhưng khi thời gian đo, đếm bằng tâm trạng chủ quan nào đó thì nó lại khác đi, có khi bị đảo ngược, phi lí; “trưa” nói thành “chiều”, “khuya” nói thành “sáng”; Hay hôm qua là “tám” thì hôm nay phải là “chín” cớ sao lại là “mười” được. Ở đây, phải chăng vì tâm trạng sầu muộn, tương tư, trông ngóng đến khắc khoải vì cách trở, chia xa của nhân vật trữ tình làm cho nhân vật trữ tình cảm nhận và đo, đếm thời gian không được chính xác. Vì vậy, thời gian được “Đo”, ‘Đếm” bởi tâm trạng như trong bào ca dao trên là thời gian của tâm trạng nên nó chính là thời gian tâm lí . - Thời gian đối lập: Trong ca dao còn có một lớp thời gian khá nổi bật đó là thời gian đối lập. Đối lập cũng được xem là một công thức miêu tả thời gian. Để tạo sự đối lập về thời gian, tác giả thường dùng các cặp từ: Khi xưa-bây giờ, khi đi-khi về, nào khi-bây giờ, xưa kia-bây giờ, … Công thức chung là Quá khứ-hiện tại. cặp thời gian đối lập trong quan hệ này vừa cho thấy trong bài ca dao có sự vận động đổi thay của thời gian tự nhiên khách quan. Dòng chảy này phù hợp với dòng chảy của tự nhiên. Thuận chiều: qua khứ-hiện tại. và vừa chuyển tải nội dung quan trọng đó là nói về sự thay đổi theo thời gian của mọi vật, ngay cả với con người. Bài ca dao dù có nói đến ẩn dụ gì thì người nghe cũng thấy cuối cùng là nói đến sự thay đổi tình cảm ở đối tượng trữ tình. Chủ thể trữ tình bao giờ cũng là người phát hiện ra sự đổi thay tình cảm ở đối tượng: “Khi xưa một hẹn thì nên, Bây giờ chín hẹn anh quên cả mười”; Hay “Nào khi anh bủng anh beo, Tay tôi cầm chén thuốc tây tôi đèo múi chanh, Bây chừ anh khỏe anh lành, Anh mê nhan sắc anh đành phụ tôi”; … Sự đối lập ở hai thời điểm đã làm nổi rõ những đổi thay không chỉ ở cảnh mà còn cả ở người: thay đổi số phận, hoàn cảnh, tính tình, và quan trọng nhất là thay đổi tình cảm. Đa số bài ca dao đều nói đến sự đổi thay tình cảm. Điều này khiến cho chủ thể trữ tình bâng khuâng, hụt hẫng, xốn xang. Sự đối lập đã giúp cho việc thể hiện tâm trạng đạt hiệu qur cao. Thi pháp Văn học Dân Gian - 9 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY -Thời gian thề nguyền: Cũng dùng công thức miêu tả thời gian để thể hiện tâm trạng. ta có các công thức như sau: + Công thức miêu tả thời gian “Trăm năm”: Những con số trên trong ca dao không phải là những con số chính xác mà là những đại lượng thời gian có tính ước lệ là thời gian của một đời người với ý nghĩa vĩnh hằng, trường cửu. Nhàm biểu đạt sự thủy chung, son sắc cả một đời người. Ta có thể bắt gặp trong ca dao vô số những bài có kiểu công thức này: “Trăm năm tượng rách còn thờ, Nào ai phụ ngãi quên tình mặc ai”, “Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ con đò vẫn đưa”, … Ca dao thường lấy thời gian dài lâu, thời gian một đời người để nói lên tình cảm gắn bó, keo sơn, bền vữn, thủy chung của chủ thể trữ tình. Đây là công thức thời gian có tính truyền thống trong ca dao. Nó thường kế hợp với các từ chỉ sự thề nguyền: Thề, ước, nguyện, ghi tạc chữ đồng, hẹn hò, sông cạn đá mòn,… tất cả đều thề hẹn thủy chung, biểu hiện tình yêu son sắc. Thời gian này được gọi là lớp thời gian thề nguyền. Tác giả dân gian lấy thời gian đời người - cả cuộc đời để hẹn thề tình yêu với đối tượng. “Trăm năm” do vậy trở thành minh chứng cho mối tình thủy chung của nam nữ trong ca dao. + Công thức miêu tả thời gian “đêm khuya”: Những bài ca dao bắt đầu bằng “đêm khuya”, “đêm năm canh”, “đêm nằm, “đêm qua”,… thì bức tranh cảnh vật trong bài thường là gió bấc, mưa phùn, chớp bể mưa nguồn, nguyệt lặn , trăng tà, gió lọt song thưa, buồng không chiếu lạnh,… còn nhân vật trữ tình thì ngồi tựa bóng trăng, thắp dĩa dầu hao, ngỏ cửa chờ ai, ôm gối trở mình, thơ thẩn vào ra,… Nói chung là họ ở trong tâm trạng sầu muộn, hoàn cảnh cô đơn, trong ngóng, chờ đợi, buồn bã,…Không có niềm vui, không có hạnh phúc chung đôi,… là đặc điểm chung của lớp thời gian này trong ca dao: “Đó có đôi ăn rồi lại ngủ, Đây có một mình thức đủ năm canh”. Đêm ở đây trở thành thời gian độc chiếm của những tâm trạng cô đơn, bất hạnh trong ca dao. + Công thức miêu tả thời gian “đêm trăng thanh”: Trăng thanh, trăng tỏ, trăng tròn, trăng rằm,… là những hình ảnh chỉ thời khắc đêm mới đến, trăng mới lên. Kết hợp với nó là không ian thơ mộng, rạng rỡ, thanh mát, tất cả gợi cho con người bao điều mơ ước cần bộc bạch, giải bày,, ngỏ ý trao lời với nhau. Trong công thức này ta thường thấy chủ thể trữ tình không đơn chiếc, chủ thể trữ tình và đối tượng luôn có nhau, trò chuyện, tâm tình, hạnh phúc: “-Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, Tre non nửa lá đan sàng nên chăng, -Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”, hay “Trăng rằm đã tỏ lại tròn, Củ lang đất cát đã ngon lại bùi, Em gặp anh đây đã khỏe lại vui, Tam tứ sầu giải hết mặt tươi như thường”. * Ở 2 lớp thời gian “đêm khuya” và “đêm trăng thanh”, tác giả dân gian đã có ý thức lựa chọn 2 yếu tố thời gian khác nhau: “đêm khuya” và “đêm trăng thanh” để diễn tả 2 hoàn cảnh, 2 cung bậc tình cảm khác nhau một cách rõ ràng trong ca dao. Nó trở thành một nguyên tắc thi pháp mang tính ước lệ giúp cho việc sáng tác, ứng đối trong các cuộc hò hát giao duyên trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Đương nhiên có khi trong ca dao vẫn có những ngoại lệ nhất định nào đó. + Công thức miêu tả thời gian “chiều chiều”: Một công thức cũng khá phổ biến và có sắc thái riêng đó là công thức miêu tả thời gian “chiều chiều”. Thời gian này thường gắn với bức tranh cảnh vật quen thuộc như: “ngõ sau”, “bờ mương”, “chim vịt kêu chiều”,…Còn nhân vật trữ tình thường mang tâm trạng buồn, trông ngóng, hoài vọng khắc khoải: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về que mẹ ruột đau chín chiều”, Hay “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm”, “Chiều ciều mây kéo về kinh, Ếch kêu giếng cạn thảm tình đôi ta”, … Buổi chiều thường gợi lên sự đoàn tụ, gặp gỡ trở về. Thiên nhiên, tạo hóa như đã sắp đặt điều đó: chim về tổ, người tìm về với mái ấm gia đình,…Nhưng thời khắc này Thi pháp Văn học Dân Gian - 10 - [...]... Không gian trần thế - không gian “phiếm chỉ” thì không gian nghệ thuật truyện cổ tích còn có một lớp không gian nữa đó là lớp không gian thần kì , kì ảo – không gian không cản trở Không gian này dung chứa các yếu tố thần kì của truyện cổ tích Không gian thần kì mang yếu tố hư ảo, xa lạ đối với con người So với không gian phiếm chỉ không gian trần thế thì không gian thần kì còn được gọi là không gian. .. lớp không gian hiện thực và không gian thần kì đan xen lẫn nhau Nhân vật cổ tích đi về giữa hai lớp không gian ấy, giữa hai cõi mơ và thực nó không hoàn toàn là hiện thực và cũng không hoàn toàn là mơ Chuyện của cổ tích luôn chuyển hóa linh hoạt giữa mơ và thực, thực và mơ Từ những yếu tố không gian nghệ thuật cổ tích đã nêu, ta có thể khẳng định: không gian nghệ thuật cổ tích không có không gian tâm... nhân vật của mình mà không bao giờ đổi tuyến Hay nói cách khác, nhân vật tốt thì luôn luôn tốt, nhân vật xấu thì luôn xấu, nhân vật ác thì Thi pháp Văn học Dân Gian - 13 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY luôn ác,…Điều này làm nhân vật cổ tích không giống với con người trong cuộc sống thực đó chỉ là những khuôn mẫu đã định sẵn để thể hiện một mục đích, lí tưởng hay một bài học luân lí nào đó,... thời gian nghệ thuật truyện cổ tích là thời gian “Phiếm chỉ” thì không gian nghệ thuật truyện Cổ tích là không gian định lượng, không xác định, mơ hồ và phiếm chỉ Điều này dề nhận thấy trong những yếu tố biểu thị không gian ở phần mở đầu truyện đó là: …”tại một làng nọ”,….”vùng đất kia”, …”nhà kia”, …Những yếu tố chỉ không gian này được nhắc đến như một khái niệm, một ý niệm về không gian chứ không... trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (tập1 ): Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của nhân dân, tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận Hay, gần đây trong giáo trình Văn học dân gian (tập 2) của... Tấm không phải nằm trong một tâm trạng gì cả mà đó chỉ là một hành động “khóc” như mọi hành động khác trong truyện mà thôi Cũng chính vì thế mà trong truyện cổ tích không bao giờ có thời gian “Tâm lí” (tâm trạng) Và khi câu chuyện kết thúc là khi hành động đối kháng được giải quyết./ 11/.Không gian nghệ thuật truyện Cổ tích: Trả lời: Thi pháp Văn học Dân Gian - 12 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn. .. không gian không cản trở Nhân vật trong truyện cổ tích nhất là cổ tích thần kì, con người gần như không già đi, không ốm đau, không thất bại trước một thế lực phản diện nào,… thậm chí họ còn có thể biến hóa vào thế giới của muôn loài Vì thế, nhân vật cổ tích sống trong không gian ấy nên làm được nhiều chuyện phi thường mà con người thật không bao giờ làm được như Thạch Sanh đánh đàn tuy không học đàn,... người kể chuyện do vậy không có sự quy đảo về thời gian Nhân vật được giới thi u là được tác giả dân gian đạt vào trục đối kháng, mâu thuẫn và cứ thế trôi theo dòng sự kiện ấy, không cảm nhận thời gian theo cảm xúc chủ quan Vì thế, nhân vật của truyện cổ tích khi đứng trước những biến cố có những hành động cụ thể, không quay lại để hồi tưởng, băn khoăn, không ưu tư, suy nghĩ,… không có biểu hiện của tâm... là những người có học hành nhưng lại không đỗ đạt điều này được minh chứng qua một số câu ca dao có sử dụng điển tích, điển cố, ngôn ngữ được trau chuốt Tuy mộc mạc, dễ hiểu nhưng ngôn ngữ ca dao không hề thô thi n, vụng về như ngôn ngữ Vè Chính vì thế mà ca dao có sức biểu cảm, chính xác trong việc biểu hiện tình và ý của nhân vật trữ tình Mặt khác, ngôn ngữ ca dao là một thứ ngôn ngữ bóng bẩy, mượt... thường được chia làm 6 phần: Giới thi u: là phần mở đầu ở đây chưa có biến cố, xung đột xảy ra Phần thắt nút: Thường là một biến cố quan trọng Đây là nút mở đầu cho chuỗi biến cố sẽ xảy ra ở phần sau Thi pháp Văn học Dân Gian - 11 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY Phần phát triển: là phần trung tâm của câu chuyện Phần này là chuỗi biến cố xảy ra theo trục thời gian, các biến cố có mức độ tăng . ĐHSPNgữ văn - ĐHPY Đại học sư phạm Huế - Đại Học Phú Yên Đề cương ôn tập học phần Nguyễn Thanh Hải Lớp ĐHSP Ngữ văn KHÁI NIỆM THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN 1/.Khái niệm văn học dân gian? Thi pháp. ngôn từ để làm đối tượng khảo sát. 2/. Thi pháp văn học dân gian? . Trả lời: 2.1/ Thi pháp văn học dân gian? Tác phẩm VHDGkhi tồn tại ở dạng văn bản chữ viết, nó có nhiều nét chung với văn học viết đứng em trông, Trông non non ngất, Thi pháp Văn học Dân Gian - 5 - Nguyễn Thanh Hải – Lớp ĐHSPNgữ văn - ĐHPY trông sông sông dài, Trông mây mây kéo ngang trời, Trông trăng trăng khuyết, trông người người

Ngày đăng: 14/07/2015, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w