1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng logistics tại Việt Nam và giải pháp.doc

24 3,5K 34
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Thực trạng logistics tại Việt Nam và giải pháp

Trang 1

Phần 1: Tổng quan về môn học quản trị logistics:

1.1Khái niệm, định nghĩa:

1.1.1 Khái niêm logistics:

Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp (logistikos) phản ánh môn

khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật; (do vậy, một số từ điển định nghĩa

là hậu cần), để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu

Logistics đơn giản như là thời gian liên quan đến việc định vị các nguồn lực

Vì vậy, logistics nhìn chung được coi như một nhánh của quá trình tạo ra một hệ thống liên quan đến nguồn lực con người hơn là một hệ thống về máy móc

Theo định nghĩa của Oxford thì logistics được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự.

Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn

ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà "sản xuất gốc" đến "người tiêu dùng cuối cùng" Chức năng chính của logistic bao gồm việc quản lý việc

mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó Người quản lý logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành Có hai khác biệt cơ bản của logistics Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của

nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực ) để tiến hành quá trình

Trang 2

1.1.2: Khái niệm quản trị logistics:

Theo hội đồng quản trị logistics của Mỹ (council of Logistics Management –CLM) thì:

Logistics là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động và dự trữ một cách hiệu quả của vật liệu thô, dự trữ trong quá trình sản xuất, thành phẩm và thong tin từ điểm khởi đầu tới điểm tiêu dung nhằm thỏa mãn

những yêu cầu của khách hàng

Như vậy, logistics bắt đâù từ nguồn cung cấp nguyên vật liệu và kết thúc khi đã phân phối hàng hóa cho người tiêu dung cuối cùng.Trong kinh doanh thương mại,

logistics được định nghĩa là :bao gồm việc hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động của hàng hóa dịch vụ và thông tin từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dung thông qua các hành vi thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng và thu lợi nhuận.

Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP):

“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch

định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối

ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với

Trang 3

các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management -SCM)

Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng:

“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”

Thông qua định nghĩa trên, chúng ta thấy:

- logistics là quá trình quản trị, là chức năng quản trị cơ bản của doanh nghiệpthương mại; kinh doanh thương mại là kinh doanh dịch vụ logistics

- Logistics thương mại là quá trình dịch vụ khách hàng thông qua các hành vi mua bán hàng hóa

- Nhu cầu của khách hàng trong logistics là nhu cầu mua hàng: những lợi ích

có được trong khi mua hàng_ dịch vụ mặt hàng về số lượng, cơ cấu và chất lượng; nhu cầu dịch vụ về thời gian, tốc độ, độ ổn định và tính linh hoạt; nhu cầu dịch vụ về địa điểm , và nhu cầu bổ sung

Trang 4

1.2Các thành phần cơ bản của logistics:

Theo quan điểm của Ronall Ballou thì logistics là tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại trong chuỗi cung ứng, nhờ đó nguyên vật liệu được biến đổi thành thành phẩm và nhờ đó giá trị của chúng được tăng thêm trong mắt khách hàng Do đó,logistics là những hoạt động diễn ra trong chuỗi cung ứng, bao gồm:

a) Dịch vụ khách hàng:

Hoạt động này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào thể hienj qua sự hài long của khách hàng

b) Hệ thống thông tin:

Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức( DN, NCC, KH) Thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, trong các khâu dây chuyền cung ứng(kho tang, bến bãi, vận tải…)…

c) Quản lý dự trữ: trong thực tế thì hoạt động dự trữ là rất càn thiết, song nó rấttốn kém về chị phí Vì vậy, quản lý dự trữ tốt sẽ giúp DN cân đối giữa vốn đầu tư và các cơ hội đầu tư khác

d) Quản trị vận chuyển:quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng lúc, đúng nơi, đảm bảo yêu cầu khách hàng

e) Quản trị kho hàng: bao gồm việc thiết kế mamgj lưới kho hàn, tính toán quy

mô và trang bị các thiết bị nhà kho, tổ chức nghiệp vụ kho…

f) Quản lý vật tư và mua hàng:bao gồm việc xác định nhu cầu vật tư, hàng hóa;tìm kiếm và lựa chon NCC; tiến hành mua sắm, tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…

1.3 Vai trò của logistics đối với sự phát triển kinh tế:

1.3.1: đối với nền kinh tế quốc dân:

Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy

Trang 5

logistics chiếm khoảng 10-15 % GDP của hầu hết các nước ở Châu Âu, Bắc

Mỹ, Châu á- Thái Bình Dương

Phần giá trị gia tăng tạo ra ngày càng lớn vì các tác động của nó thể hiện rõ qua các khía cạnh sau đây:

- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và trên toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu sản xuất, lưu thông phân phối,

mở rộng thị trường

- Tối ưu hóa các chu trình sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng

- Tiết kiệm và giảm chi phí trong kênh phân phối

- Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa hoạt động kinh doanh và vận tải quốc tế

1.3.2 Đối với doanh nghiệp:

Đối với doạnh nghiêphj, logistics có vait rò quan trọng trong việc giải quyết bài toán đầu vào, đầu ra sao cho hiệu quả.Logistics có thể thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,…logistics còn giúp giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Cụ thể những tác động của logistics với doanh nghiệp là:

- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí kinh doanh tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng

- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tang cho doanh nghiệp

1.4.Phân loại logistics:

1.4.1: theo các hình thức logistics:

Trang 6

- logistics kinh doanh( Business logistics): là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định, thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận đông và dự trữ sảm phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu tới điểm tiêu dung nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- logistics quân đội (Military logistics) : là việc thiết kế và phối hợp các phương diện hỗ trợvà các thiết bị, cho các chiến dịch, trận đánh

- logistics sự kiện (Event logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện diễn ra thành công

- logistics dịch vụ (Service logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chương trình và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản con người và vật liệu nhằm hỗtrợ duy trì các quá trình dịch vụ và các hoạt động kinh doanh

1.4.2 Theo quá trình nghiệp vụ:

- quá trình mua hàng (Procurement logistics): là các hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài

- quá trình hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support) tập trung vào hoạt động quản trị chuỗi dự trữ một cách hiêu quả giữa các bước trong quá trình sản xuất

- quá trình phân phối sản phẩm ra thị trường ( Market distribution) liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ khách hàng

1.4.3 Theo đối tượng hàng hóa:

- logistics hàng tiêu dùng ngắn ngày

- logistics ngành ô tô

- logistics ngành hóa chất

Trang 7

- logistics ngành dầu khí

-…

II.Thực trạng logistic tại Việt Nam.

Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ Logistics được sử dụng trong quân đội và được hoàng đế Napoléon nhắc đến trong câu nói nổi tiếng "Kẻ nghiệp dư bàn

về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics"

Ngày nay, thuật ngữ logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một ngànhmang lại nhiều nguồn lợi to lớn Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics là mộthoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều côngđoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loạigiấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quanđến hàng hóa để hưởng phí thù lao Hoặc hiểu một cách đơn giản, logistics là việcthực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan từ nơihình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng

Ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ.

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trìnhnày có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp vàthương mại mỗi quốc gia Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ logisticsđóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này cóthể hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hànhsản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng

Trang 8

Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ

Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP Ước tính GDP nước

ta năm 2006 khoảng 57,5 tỷ USD Như vậy, chi phí logistics chiếm khoảng 11,1 tỷ USD Đây là một khoản tiền rất lớn Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọngnhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thịtrường dịch vụ khổng lồ

8,6-Thực tế logistics ở Việt Nam.

1.Về nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng Theo ứơc tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khỏang 140 ) thì tổng số khỏang 4000 người Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khỏang 4000-5000 người thực hiện bán chuyên nghiệp Nguồn nhân lực được đào tạo

từ nhiều nguồn khác nhau Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.

Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều là yếu tố quyếtđịnh sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường Trong những năm gẩnđây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từmột vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 đến nay đã cóhơn 600 công ty được thành lập và hoạt động từ Nam, Trung, Bắc Theo thông tin

từ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận,

Trang 9

logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics Sự phát triển

ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả củaLuật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 với việc dở bỏ rất nhiềurào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp Hiện nay, đối với doanhnghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở

hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn làrào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao(theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%) Cứ theo đà nàythì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty),Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty logisticsđăng ký hoạt động trong nước Các công ty giao nhận nước ngoài, mặc dù các quyđịnh về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủyếu tại TP.HCM Việc phát triển nóng của ngành logistics theo chúng tôi là điềuđáng lo ngại do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người,vốn, doanh số…) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp quốc doanh và

cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu muabán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thựchiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều Nói chung là hoạt động thiếu đồng bộ,manh mún và quy mô nhỏ, mức độ công nghệ chưa theo kịp các nước phát triểntrong khu vực Đông Nam Á

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại ViệtNam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng Theo thông tin chúng tôi có được từ cáccông ty săn đầu người như KPMG về việc tuyển chọn nhân viên kinh doanh

Trang 10

(sales), các doanh nghiệp tư nhân tại TP.HCM đăng báo tìm người… trong 3, 4tháng vẫn không tìm ra người theo yêu cầu.

Theo VIFFAS, hiện chưa có thống kê chính xác về nguồn nhân lực phục vụ Nếuchỉ tính riêng các công ty thành viên Hiệp hội (có đăng ký chính thức), tổng sốnhân viên vào khoảng 5000 người Đây là lực lượng được coi là chuyên nghiệp.Ngoài ra ước tính có khoảng 4000–5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tảibán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia hiệp hội Cácnguồn nhân lực nói trên được đào tào từ nhiều nguồn khác nhau Ở trình độ cấp đạihọc, được đào tạo chủ yếu từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương.Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được bổ sung từ những ngành đào tạo khác như hànghải, giao thông, vận tải, ngoại ngữ…

Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành logistics hiện nay, trước hết là đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành Trong các doanh nghiệp quốc doanh

và cổ phần hóa thì cán bộ chủ chốt được Bộ, ngành chủ quản điều động về điềuhành các công ty, đơn vị trực thuộc ở miền Nam là thời gian sau ngày giải phóng.Đội ngũ này hiện nay đang điều hành chủ yếu các doanh nghiệp tương đối lớn vềquy mô và có thâm niên trong ngành, chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải,kho vận, đa số đạt trình độ đại học Hiện thành phần này đang được đào tạo và táiđào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phong cách quản lý

cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinhnghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại Trong các công ty giao nhậnmới thành lập vừa qua, chúng ta thấy đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ,

có trình độ đại học, nhiều tham vọng nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay

Trang 11

nghề còn thấp Lực lượng này trong tương lai gần sẽ là nguồn bổ sung và tiếp nốicác thế hệ đàn anh đi trước, năng động hơn, xông xáo và ham học hỏi.

Về đội ngũ nhân viên phục vụ: là đội ngũ nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng

ngày, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độnghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc Lực lượng trẻ chưa tham gia nhiềuvào hoạch định đường lối, chính sách, ít tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng vàphát triển ngành nghề

Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, công việc

chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tại tácphong công nghiệp, sử dụng sức lực nhiều hơn là bằng phương tiện máy móc Sựyếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyênmôn

Về chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay: được

thực hiện ở 3 cấp độ:

1) tại các cơ sở đào tạo chính thức

2) đào tạo theo chương trình hiệp hội

3) đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

Tại các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng Theo đánh giá của VIFFASchương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ (khoảng 15-20 tiết học trongmôn vận tải và bảo hiểm ngoại thương), chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển vàgiao nhận đường biển Tại các trường đại học Kinh tế, trong chương trình quản trịsản xuất (operation management-OM) có trình bày sơ lược về quản trị dây chuyềncung ứng (supply chain management-SCM) và quản trị vật tư, như một phần củamôn vận trù học Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây

Trang 12

dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồidưỡng ngắn hạn Với thời lượng môn học như vậy, bài giảng chỉ tập trung giớithiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua cáccông đoạn Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhậntruyền thống là chủ yếu Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa nhưvận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các kháiniệm mới như “one stop shopping”, Just in time (JIT-Kanban)… Tính thực tiễn củachương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sựđóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế.

Về phía Hiệp hội: trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hộigiao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải,

tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết vớitrường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉcho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội Về giao nhận hàng không,trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA thông qua Vietnam Airlines

đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trịquốc tế Hiện nay, chương trình này vẫn không tiến triển do tính không chính thức,

số lượng người tham gia hạn chế, chỉ mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bảntrong chương trình đào tạo của hiệp hội Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được1-2 khóa nghiệp vụ, quy mô này là chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và tươnglai của các hội viên và ngoài hội viên VIFFAS hiện chưa thực hiện được chươngtrình đào tạo và tái đào tạo khởi xướng bởi FIATA và AFFA hàng năm Theochúng tôi, đây là chương trình rất phù hợp với ngành nghề logistics và có phần tàitrợ của FIATA theo đề nghị của từng quốc gia và hiệp hội của quốc gia đó

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w