Thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009- thực trạng và giải pháp
Trang 1Trường đại học kinh tế quốc dân
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp
1.1 Khái niệm thất nghiệp và các loại thất nghiệp ở Việt Nam 1.1.1 Xác định thất nghiệp
1.1.2 Các chỉ tiêu quan trọng 1.2 Phân loại thất nghiệp
1.3 Nguyên nhân gây ra thất nghiệp 1.3.1 Các loại thất nghiệp tự nhiên 1.3.2 Thất nghiệp theo chu kì 1.4Tác động của thất nghiệp
1.5Quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
Chương 2: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm từ 2000-2009 2.1 Bối cảnh chung trong những năm từ 2000-2009
2.1.1 Vài nét chung về tình hình thế giới 2.1.2 Bối cảnh Việt Nam những năm qua
2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam những năm qua
2.2.1 Một số thống kê về tình trạng thất nghiệp ở nước ta 2.2.2 Nhận xét về tình hình thất nghiệp những năm qua
Trang 3Chương 3: Các giải pháp giảm thiểu thất nghiệp Kết luận
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiều năm trở lại đây, trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhứng tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã tạo nên những bước nhảy vọt về mọi mặt đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới Nhưng đằng sau những thành công và kết quả rất đáng tự hào ấy Đảng và Nhà nước cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: tệ nạn xã hội, lạm phát và thất nghiệp…Trong đó vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là thất nghiệp.
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà thất nghiệp còn là vấn đề được cả thế giới quan tâm và nó cũng được đề cập đến ở tất cả các nền kinh tế Nó tồn tại trong những nền kinh tế đang gặp suy thoái yếu kém cũng như ở những nền kinh tế phát triển rực rỡ nhất Thất nghiệp còn kéo theo nhiều hệ quả xấu cho nền kinh tế, xã hội của quốc gia như: suy thoái, lạm phát, làm gia tăng tệ nạn xã hội, xói mòn đạo đức… gây áp lực lớn lên các chính sách điều tiết của chính phủ.
Thất nghiệp luôn luôn tồn tại như một hiện tượng cố hữu của nền kinh tế, không thể loại bỏ, các giải pháp đưa ra chỉ nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức tối thiểu và khắc phục một cách tối đa các hậu quả mà nó mang lại với nền kinh tế nói chung và đời sống người dân nói riêng, để phần nào giúp thất nghiệp trở thành một thành tố tự nhiên, “ chung sống hòa bình “ cùng sự tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.
Trang 4Trong phạm vi nghiên cứu bị hạn chế, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu tình trạng thất nghiệp Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây Đề tài của chúng tôi tập trung vào 3 vấn đề:
Chương 1, Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp
Chương 2, Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay Chương 3, Các giải pháp giảm thiểu thất nghiệp
Trang 5Chương I : Những vấn đề cơ bản của thất nghiệp
Trong chương này chúng tôi lần lượt giới thiệu các khái niệm cơ bản về thất nghiệp bao gồm các định nghĩa tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ tham gia lực lương lao đông , các nguyên nhân và tác động chung của thất nghiệp đối với nền kinh tế cũng như mỗi quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát.
Những khái niệm cơ bản :
1.1.1)Xác định thất nghiệp
Chúng ta bắt đầu chương này bằng việc tìm hiểu chính xác hơn thất nghiệp được tính toán như thế nào ? , những vấn đề nảy sinh trong việc giải thích số liệu thất nghiệp và khoảng thời gian thất nghiệp điển hình kéo dài bao lâu Ở Việt Nam số liệu về thất nghiệp được tổng hợp từ Cuộc điều tra lao động – Việc làm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện theo phương thức phỏng vấn trực tiếp Thông qua các câu trả lời điều tra , mỗi người trưởng thành trong các hộ gia đình được xếp vào 3 nhóm sau đây :
Thất nghiệp Có việc làm Không nằm trong
Trang 61.1.2) Các chỉ tiêu thống kê quan trọng
• Lực lượng lao động = số người thất nghiệp +số người có việc làm
• Tỷ lệ thất nghiệp = ( số người thất nghiệp * 100% ) / lực lượng lao động.
• Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = ( tổng số ngày công làm việc thực tế * 100% ) / tổng số ngày công có nhu cầu việc làm
• Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = ( lực lượng lao động * 100% ) / dân số trưởng thành
*Nhận xét : tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu hữu ích nhung chưa hoàn chỉnh về tình
trạng không có việc làm Một số người tự coi mình là người thất nghiệp vì họ muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp của chính phủ , còn một số người được coi là nằm ngoài lực lượng lao động nhưng thực tế lại muốn có việc làm – Những người này có thể đã nổ lực tìm kiếm việc làm nhưng nản lòng sau nhiều lần thất bại
1.2 ) Phân loại thất nghiệp
Dưới góc nhìn của kinh tế học vĩ mô , nhà kinh tế học phân loại thất nghiệp như sau :
Trang 7THẤT NGHIỆP
THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN THẤT NGHIỆP CHU KÌ Thất nghiệp Thất nghiệp Thất nghiệp
tạm thời cơ cấu theo lí thuyết cố điển
+ Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ loại thất nghiệp không tự biến mất trong dài hạn ( thất nghiệp dài hạn ).
+ thất nghiệp chu kỳ được dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với những biến động ngắn hạn của nền kinh tế Thất nghiệp chu kỳ có thể đo lường bằng số người có việc làm khi sản lượng ở mức tiềm năng trừ đi số người hiện đang làm việc trong nền kinh tế
1.3 Nguyên nhân gây ra thất nghiệp 1.3.1 Các dạng của thất nghiệp tự nhiên :
Bảng 1.1 Nguyên nhân của thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu Thất nghiệp tạm thời Thất nghiệp cơ cấu
- do quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế , do sự không ăn khớp giữa cung và cầu lao động về kĩ năng , ngành nghề , hoặc địa điểm.Khi cơ cấu của cầu về hàng hoá thay đổi , thì cơ cấu của cầu về lao động cũng thay đổi theo và trước khi công nhân thích ứng với điều kiện mới thì thất nghiệp cơ
Trang 8thuộc tính khác nhau
-các luồng thông tin về người muốn tìm việc và chỗ làm còn trống không trùng pha nhau , sự cơ động về mặt địa lý của công nhân cũng không diễn ra ngay lập tức
cấu xuất hiện thất nghiệp cơ cấu sẽ tăng nếu có sự gia tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu về lao động hay có sự suy giảm tốc độ thích ứng của lao động với những thay đổi đó
*Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển:
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển sự cứng nhắc của tiền lương thực tế sẽ gây ra một số thất nghiệp trong dài hạn Cụ thể là nếu tiền lương thực tế bị mắc ở điểm cao hơn mức đầy đủ việc làm thì xuất hiện thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển ( phụ thuộc chủ yếu vào quy luật cung cầu về lao động ) Ba nguyên nhân chủ yếu gây ra thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển : luật tiền lương tối thiểu công đoàn và thương lượng tập thể và luật tiền lương hiệu quả
Dưới đây là bảng về những nguyên nhân dẫn đến thất nghiêph theo lý thuyết cổ điển tác động của chúng:
Nguyên nhân Tác động
Luật tiền lương tối thiểu
Các đạo luật tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà các doanh nghiệp phải trả cho người lao động Khi mức lương tối thiểu cao hơn mức cân bằng sẽ dẫn đến mức dư cung lao động = số người thất nghiệp bổ sung Như vậy tiền lương tối thiểu làm tăng thu nhập của những công nhân có việc làm nhưng lại làm giảm thu nhập của người công nhân không tìm được việc làm Ảnh hưởng của luật này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động Tiền lương tối thiểu thường có tính ràng buộc với lao động thanh niên hơn các đối tượng khác của lực lượng lao động
Công đoàn và Công đoàn là một hiệp hội công nhân để thương lượng tập
Trang 9thương lượng tập thể
thể với giới chủ về tiền lương và điều kiện làm việc Công đoàn là một dạng các-ten bởi vì đó là nhóm những người bán tổ chức thành một một lực lượng tạo ra sức mạnh thị trường Do mối đe doạ đình công trong trường hợp thất bại của việc đi tới đồng thuận giữa công đoàn và doanh nghiệp , đoàn viên của công đoàn thường nhạn được tiền lương cao hơn so với những công nhân không tham gia công đoàn từ 10-20% Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên trên mức cân bằng , nó làm tăng cung và giảm cầu về lao động dẫn đến thất nghiệp
Lý thuyết tiền lương hiệu quả
Theo lý thuyết này , doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường Do đó doanh nghiệp có thể có lợi nếu giữ tiền lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động Triết lý của lý thuyết tiền lương hiệu quả là việc có thể làm tăng hiệu quả làm việc của công nhân trong doanh nghiệp Có nhiều dạng lý thuyết tiền lương hiệu quả :
+ sức khoẻ công nhân : công nhân được trả thù lao cao hơn sẽ có được chế độ dinh dưỡng tốt hơn và công nhân sẽ khoẻ mạnh hơn , do đó năng suất lao động cao hơn ( tuy nhiên dạng lý thuyết này không phù hợp với thực tế của các nước giầu mà chỉ thích hợp với các doanh nghiệp ở những nước kém phát triển , nơi dinh dưỡng không đầy đủ là vấn đề thương thấy hơn )
+ Sự luân chuyển công nhân : chi phí cơ hội của việc doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng cao , công nhân càng ít bỏ việc là chí phí gắn liền với việc thuê và đào tạo công nhân mới ( nhưng năng suất của công nhân mới kho thể bằng được công nhân lành nghề ) Do đó , doanh nghiệp có
Trang 10sự luân chuyển công nhân cao hơn sẽ có chi phí sản xuất cao hơn.
+ Nỗ lực của công nhân : tiền lương cao hơn tạo cho công nhân cố giữ được việc làm và do đó kích thích họ nỗ lực hết sức mình.Nếu tiền lương ở mức cân bằng cung cầu thì công nhân ít có lý do để làm việc chăm chỉ vì họ dễ dàng kiếm được công việc khác với cùng mức lương như thế Do đó , doanh nghiệp có thể quyết định tăng lương lên cao hơn mức cân bằng và gây ra thất nghiệp nhưng tạo động cơ cho công nhân làm việc tích cực và có trách nhiệm hơn.
+ Chất lượng công nhân : bằng cách trả lương cao , doanh nghiệp thu hút nhiều công nhân có trình độ cao đến xin việc và do đó se lụa chọn được những lao động ưu tú nhất
*Nhận xét : - Giống nhau của ba nguyên nhân trên : tiền lương cao hơn mức
cho phép của thị trường lao động
- Khác nhau : luật tiền lương tối thiểu và công đoàn ngăn cản các doanh nghiệp hạ thấp tiền lương khi có tình trạng dư cung về lao động Còn lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng các biện pháp đó có thể không cần thiết , bởi vì doanh nghiệp có thể tự nguyện trả tiền lương cao hơn mức cân bằng
1.3.2 Thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi tổng cầu không đủ để mua toàn bộ sản lượng tiềm năng của nền kinh tế , gây ra suy thoái và sản lượng thực tế thấp hơn mức tiềm năng Khi nền kinh tế mở rộng thì thất nghiệp theo chu kì biến mất , ngược lại khi nền kinh thu hẹp , thất nghiệp chu kì trở nên đặc biệt cao
1.4 Tác động của thất nghiệp
Trang 11Thất nghiệp gây ra những chi phí đáng kể đối với xã hội Một đặc điểm quan trọng của thất nghiệp là nó phân bổ không đồng đều đến toàn xã hội , thường ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thanh niên và những nhóm dân cư nghèo trong xã hội Đối với cá nhân , thất nghiệp là một gánh nặng Khi mất việc , thu nhập của người công nhân giảm , ảnh hưởng xấu đến mức sống , đồng thời họ cũng dễ bị toonr thương về tâm lý Nếu thất nghiệp dài hạn , cấc kỹ năng lao động của công nhân cũng bị mai một Mối quan hệ trở nên căng thẳng hi người trụ cột trong gia đình bị thất nghiệp Các nhà kinh tế đã tìm cách đo lường chi phí của thất nghiệp Điều quan trọng ở đây là cần phân biệt tác đông của thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ
Bảng so sánh tác động của thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Thất nghiệp
tự nhiên -Đối với xã hội : làm cho việc phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn và do đó góp phần tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn -Đối với công nhân : Giúp ngừoi lao động có thể tìm được việc làm phù hợp với năng lực và trình độ của họ Mặt khác công nhân có nhiều thừoi gian nghỉ ngơi ( môt số người sẽ nhận thấy được lợi ích của việc từ bỏ việc làm )
Những trở ngại để có việc phải chăng là do sự khiếm khuyết của thị trường Nếu chính phủ áp dụng các chính sách như : bảo hiểm thất ngiệp hay trợ cấp thất nghiệp thì sẽ khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tạm thời tăng lên do có một số người chỉ sống nhờ vào trợ cấp thất nghiệp Các chính sách khác : thiết lâp hệ thống thông tin về việc làm cho người lao động không được hiệu quả…
Thất nghiệp Người mất việc sẽ được nghỉ -Sản lượng giảm sút so với
Trang 12chu kỳ ngơi và thời gian nhàn rỗi cũng có một giá trị nhất định (nhưng lợi ích của thất nghiệp chu kỳ có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với thu nhập nghiệp và các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận
-Chi phí về sản lượng đối với xã hội : thu nhập mất mát của công nhân thất nghiệp sau khi trừ đi trợ cấp thất nghiệp , giá trị trợ cấp thất nghiệp do chính phủ trả, và sự mất mát nguồn thu do thu nhập từ thuế
1.5 Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
Theo lập luạn của các nhà kinh tế học , hai chỉ báo về tình hình kinh tế được theo dõi chặt chẽ là lạm phát và thất nghiệp Hai đại lượng này gắn bó với nhau như thế nào ? Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều thuộc tính của thị trường lao động : chẳng hạn như luật tiền lương tối thiểu , sức mạnh thị trường của công đoàn , vai trò của luật tiền lương hiệu quả và hiệu quả của việc tìm kiếm việc làm Ngược lại tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia cung tiền do ngân hàng trưng ương kiểm soát Do đó trong dài hạn thất nghiệp và lạm phát là các vấn đề không có mối quan hệ với nhau Nhưng trong ngắn hạn thì chúng klaij có mối quan hệ mật thiết với nhau : nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài khoá mở rộng tổng cầu và chuyển nền kinh tế lên phía trên đường cung ngắn hạn , họ có thể tạm thời cắt giảm thất nghiệp nhưng cái gia phải trả là lạm phát cao hơn và ngược lại
Trang 13Để hiểu rõ hơn về mối quan hẹ giữa thất nghiệp và lạm phát , chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đường Philips trong ngắn hạn và dài hạn :
Đường philips ngắn hạn Đường philips dài hạn
Trong dài hạn lạm phát ký vọng điều chỉnh những thay đổi trong lạm phát thực tế và đường philips ngắn hạn dịch chuyển Kết quả là đường philips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Trang 14Chương 2: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm từ năm 2000 đến năm 2009.
Dưới đây, chúng tôi đưa ra các số liệu thống kê cụ thể về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ 21 và qua đó đưa ra đánh giá cụ thể về biến số này ở nước ta.
2.1 Bối cảnh chung trong những năm 2000-2009.2.1.1 Vài nét về tình hình thế giới.
Thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 là một thập kỉ đầy biến động Các cuộc khủng hoảng được coi là dấu ấn lớn nhất của 10 năm trở lại đây Những khủng hoảng này có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội của người dân trên thế giới.
Mở đầu thế kỉ 21 là cuộc khủng bố 11-9 ở Mĩ Cuộc khủng bố này đã gây nên chấn động trong suốt cả năm đó và những năm sau này cho người dân không chỉ ở quốc gia này mà còn trên toàn thế giới Kéo theo sau đó là chiến dịch chồng khủng bố của Mĩ ở Afghanistan, chi phí dành cho chiến tranh khủng lồ làm giảm chi tiêu cho người dân.
Đại dịch SARS bùng phát năm 2004 và kéo dài cho tời nay cũng được coi là 1 trong những dấu ấn lớn của thập kỉ này.Con người phải đối mặt với hiểm họa bùng phát của đại dịch Những lo ngại về sức khỏe cũng như chi phí đầu tư cho việc phòng ngừa đại dịch lan tràn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới.
Trang 15Dấu ấn cuối cùng, và cũng là lớn nhất chính là cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra và cuối thập kỉ qua Bắt nguồn từ Mĩ và lan sang châu Âu, châu Á rồi cả thế giới, đây chính là khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay trên phạm vi toàn cầu, không hề kém cuộc Đại Khủng Hoảng (1929-1933) về mức độ tàn phá của nó Năm 2009, thâm hụt ngân sách của Mĩ đạt mức kỉ lục là 1.442 tỉ USD Hàng triệu người mất việc, các quốc gia thâm hụt ngân sách nặng nề và nền kinh tế sản xuất bị trì trệ.
Tuy nhiên, thập kỉ vừa qua cũng đánh dấu những bước phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ Các hang truyền thông và tin học ứng dụng liên tục cho ra mắt những phiên bản mới.Ví dụ như công nghệ 3G được ứng dụng rộng rãi, rồi đến 4G…,những sự ra đời của Vác xin phồng chống dịch cúm H5N1, công nghệ xanh bảo vệ môi trường là những thành tựu đáng ghi nhận.
2.1.2 Bối cảnh Việt Nam những năm qua.
Thế kỉ 21 bắt đầu mở ra cánh cửa của thời đại mới,thời đại hội nhập của Việt Nam với thế giới Theo báo cáo đặc biệt ban hành năm 2009 của ADB ( Asia Development Bank) , chúng ta đã có những thành tựu nổi bật trong thập kỉ vừa qua:
• Nạn nghèo đói đã được giảm thiểu một cách toàn diện Tăng trưởng kinh tế bình quân được ước tính vào khoảng 7% 1 năm và thu nhập cũng đựoc phân phối 1 cách đồng đều giữa các khu vực và người dân Tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp vào khỏang 4% một năm trong khi ở khu vực công nghiệp là 10% một năm.
• Trong thập kỉ qua, Việt Nam đã mạnh dạn mở của cho thương mại thế giới và đầu tư nước ngoài.Xuất khẩu tương đương với 44% GDP( so với 27% ở các nước đang phát triển khác) và khoản chia sẻ của khu vực ngoài nhà nước trong việc xuất khẩu đã tăng từ 6% ở đầu thập kỉ này đến 65% hiện nay.Tuy nhiên chế độ thương mại của chúng ta hiện nay còn bị bóp
Trang 16méo,chưa hiện quả ( tỉ lệ bảo hộ hiệu quả là hơn 100% ở nhiều ngành công nghiệp)
• Chính phủ đã hoàn toàn đúng khi cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mang đến vốn và công nghệ vào Việt Nam.Trong suốt thập kỉ qua, chúng ta đã hưởng lợi lớn từ dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp,tương dương 5.5% GDP( so với 0.9 % của các nước đang phát triển khác và 1,1% của Trung Quốc)
• Thập kỉ vừa qua chứng kién sự thay đổi mạnh mẽ của khu vực nông thôn Mức sống được nâng cao ở khu vực này – nơi sinh sống của 75% người dân và 90% người nghèo.
Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn này,điển hình là thiên tai,dịch bệnh ( dịch bệnh H5N1 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế) Bên cạnh đó, tài nguyên môi trường bị khai thác quá mức cũng đã cho thấy những dấu hiệu của sự cạn kiệt và sự xuống cấp của chất lượng môi trường.Ngoài ra, cần phải kể đến những thách thức khác mà chúng ta gặp phải trong thập kỉ vừa qua:
• Phòng chống tham nhũng luôn cần phải được đặt lên hang đầu.Trong những năm gần đây, Việt Nam và quốc nước đang phát triển khác luôn phải đối mặt với vấn nạn quốc gia này, đặc biệt là khi tăng trưởng kinh tế đang đạt mức cao.
• Các dịch vụ công cộng vẫn chưa được dầu tư đúng mức tuy đã có nhưng sự cải thiện đáng kể trong chính quyền quản lí các dịch vụ này.Tuy vậy, quá trình phát triển những hạng mục này còn rất chậm và chưa đáp ứng được như cầu của xã hội
Trang 17• Đầu tư vào giáo dục chưa hiệu quả như mong muón.Phần trăm GDP cho giáo dục đạt tỷ lệ lớn trong ngân sách quốc gia nhưng vẫn còn tồn tại nhiều yếukém
2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam những năm qua.2.2.1 Một số thống kê về tình trạng thất nghiệp ở nước ta.
Tỉ lệ thất nghiệp luôn được xem là một trong những chỉ số hàng đầu đánh giá sự phát triển của một quốc gia Trong những năm qua, Việt Nam luôn giữ được tỉ lệ này ở mức thấp và được dánh giá là 1 trong những thành công nổi bật của chính phủ Việt Nam Dưới đây là 1 số số liệu ghi nhận được về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong thập kỉ này
Bảng 1.Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong thập kỉ qua.