- Điều chỉnh nội dung day học theo hướng cắt giảm các nội dung quá sâu,trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với HS, các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khaithác quá sâu kiến thức lý thuyế
Trang 1Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
• • • ■ KHOA SINH - KTNN
Vũ Thị Hoa K35A - Sinh
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH cực SINH HỌC 11
• • • • • • THEO CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI
Chuyên nghành: Phương pháp dạy học sinh học Thày giáo hướng dẫn: Th.s Trương Đức Bình
HÀ NÔI - 2013
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo - Th.s Trương Đức Bình đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và chỉ bảo tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn tới các thày cô trong trường, đặc biệt là các thầy côtrong khoa Sinh - KTNN, tổ Phương pháp dạy học Sinh học đã tạo điều kiện giúp đỡ
em hoàn thành đề tài của mình
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô cùng các em HS trường THPT TrầnHưng Đạo - Nam Dịnh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài của mình
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn sinh viên đã tạo điềukiện giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian em làm khóa luận
Lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, khóa luận của em khôngtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiếncủa các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xỉn chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 thảng 5 năm 2013
Sinh viênVũThi Hoa
Trang 3Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những vấn đề em trình bày ừong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của riêng bản thân em dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Th.s Trương Đức Bình, không trùng họp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 Sinh viên
Vũ Thi Hoa
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
DANH MUC CÁC TỪ VIẾT
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
■
PHẰNI: MỞ ĐÀU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Những đóng góp của đề tài 4
PHẰNII: NỌI DUNG NGHIỆN cứu
5
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài 5
1.1 Trên thế giới 5 1.2 Ở Việt Nam 5 2 Cơ sở lý luận 6
2.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 6 2.2 Tính tích cực hoc tập 7 2.3 Phương pháp dạy học tích cực 10 2.4 M ột số phương pháp dạy học thường được sử dụng ở trường THPT 13
CHƯỜNG 2: PHAN Ticií NỌI dung
19
1 Cấu trúc, nội dung chương trình SH 11 19 1.1 Cấu trúc chương trình sinh học 11 19
1.2 Cấu trúc, nội dung giảm tải SH 11 19
1.3 Thuận lợi khi thực hiện theo chương trình giảm tải 22
1.4 Khó khăn khi thực hiện theo chương trình giảm tải 23
1.5 Giải pháp cho những khó khăn khi thực hiên chương trình giảm tải 23
Trang 6Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.1 Yêu cầu về kiến thức 25
2.2 Yêu cầu về kĩ năng 27
3 Phân tích nội dung các bài giảm tải SH 11
27 CHƯƠNG 3: THIẾT KỂ MỘT SỐ GIÁO ÁN 52
PHÀN III: KẾT LUẬN VÀ IQẾN NGHỊ 89
1 Kết luận 1 89
2 Kiến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương trình đổi mới SGK phổ thông trung học vào năm 2006 - 2007 vàđây là lần cải cách thứ 4 Trong 3 lần cải cách giáo dục trước, có thể thấy các bộSGK đã hoàn thành sứ mệnh trong hoàn cảnh lịch sử nhất định So với tất cảnhững làn trước đây, thì làn đổi mới SGK năm 2006 - 2007 là bài bản nhất Vìnhững lần trước đây là không hề có quyết định của Quốc hội, Chính phủ, cũngkhông có bất kỳ chương trình nào được "đóng dấu" thông qua Có thể nói làchúng ta vừa viết sách vừa hình thành chương trình giáo dục
Năm 2006 - 2007 chúng ta xây dựng chương trình trước, biên soạn trongtài liệu dạy thử nghiệm 4 năm mới hoàn thành chương trình, rồi mới làm SGKchính thức Chúng ta cũng có điều kiện tiếp thu được nhiều kinh nghiệm biênsoạn SGK của nước ngoài
Bộ SGK được xây dựng rất công phu, nếu tính cả người viết sách, ngườithẩm định của cả 3 cấp thì phải đến 500 nhà khoa học tham gia biên soạn, thẩmđịnh SGK
T
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tuy nhiên, xu hướng chung của những tác giả soạn SGK thường nhấnmạnh vai trò quan trọng của môn mình biên soạn và muốn đưa thật nhiều kiếnthức cho yên tâm Mỗi môn học chỉ cần thêm một ít kiến thức, rồi lại thêm cácchương lồng ghép, làm cho chương trình tổng thể trở nên nặng nề, bắt học sinhphải học nhồi nhét nhiều nội dung, và có những nội dung không thiết thực đối vớihọc sinh phổ thông Vì vậy sau nhiều năm thực hiện chương trình SGK đổi mới
đã thấy SGK đổi mới có nhiều nội dung quá tảỉ
Hơn nữa chương trình SGK chúng ta viết tương đương với trình độ cácnước tiên tiến trên thế giới nhưng điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện dạy học ởnước ta còn khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cơ sở trang thiết bịdạy học của chúng ta chưa đồng bộ Nên chương trình SGK hiện hành mặc dùđầu tư lớn, chuẩn bị kỹ nhưng khi đưa vào triển khai đã sớm bộc lộ những mặthạn chế bất cập nhất là sự “quá tải”đối với học sinh
Chính vì thế Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vừa công bố nội dung giảm tảichương trình SGK phổ thông nói chung cũng như bộ môn sinh học nói riêng, ápdụng từ năm 2011-2012 với muc tiêu
- Điều chỉnh nội dung day học theo hướng cắt giảm các nội dung quá sâu,trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với HS, các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khaithác quá sâu kiến thức lý thuyết, để GV và HS dành thời gian cho các nội dungkhác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới PPDH theo yêu cầu của chương ừìnhgiáo dục phổ thông
- Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với nội dung dạyhoc để day và học phù họp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và mục tiêu giáo dục,phù họp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
Trang 9Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khi giảm tải chương ừinh sinh học THPT sẽ có thuận lợi cho GV và HS.Chương trình giảm tải việc điều chỉnh để nội dung kiến thức gàn gũi, phù họp với
HS hơn, sẽ có thêm thời gian cho trò rèn luyện kĩ năng, thực hành thí nghiệm cònthày có thêm thời gian nghiên cứu, áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theoyêu cầu của chương trình giáo dục phổ, khắc phục khó khăn do thiếu thời gian,
do áp lực cháy giáo án hết chương trình trước đay đã khiến nhiều giáo viên cốdạy cho song bài mà không quan tâm học sinh có kịp tiếp thu kiến thức haykhông
Tuy nhiên sau khi giảm tải chương trình sinh học thì nổi lên một số khókhăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học
Xuất phát từ điều trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thiết kế các hoạt động dạy học tích cực sinh học 11 theo chương trình giảm tải”.
2 Mục đích nghiên cứu
Phân tích nội dung giảm tải chương trình sinh học 11 chương trình chuẩnnhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn của chương trình giảm tải.Từ đó đưa ragiải pháp khắc phục những khó khăn đó nhằm muc đích nâng cao chất lượng dạy
và học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích nội dung giảm tải chương trình chuẩn
Tìm ra những thuận lợi và khó khăn của nội dung giảm tải và đưa ra giảipháp để khắc phục những khó khăn đó
Thiết kế 1 số giáo án sau giảm tải theo hướng dạy học tích cực
4 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung kiến thức sau giảm tải trong chương trình SH 11 chương ừìnhchuẩn
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
5 Phạm vỉ nghiên cứu
Chương ừinh SH lớp 11 chương trình chuẩn
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu về tài liệu lý luận dạy học sinh học, sách giáo viên, chươngtrình giáo dục phổ thông môn sinh học
6.2.Phương pháp điều tra
Điều tra quan sát thực trạng dạy học ở trường THPT
Dự giờ trao đổi, học tập kinh nghiệm giáo viên THPT
6.3.Phương pháp tham vấn chuyên gia
Thông qua văn bản và phiếu nhận xét, đánh giá Chúng tôi đã xin ý kiếnnhận xét, đánh giá của GV dạy học SH có kinh nghiệm giảng dạy ở trường THPT
về những thuận lợi và khó khăn của nội dung khiến thức sau giảm tải
Ở Pháp năm 1945 hình thành các lớp học mới tại trường tiểu học thí điểm, ở
các lớp học này hoạt động học tùy thuộc vào hứng thú và sáng kiến của HS
Đến năm 1970 - 1980 ở Pháp đã áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường từ tiểu
học đến trung học
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Ở Mỹ 1970 đã thí điểm ở 200 trường, áp dụng PPDH; GV tổ chức các hoạt động độc lập của HS bằng phiếu học tập
Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ: Liên Xô, ba Lan, từ năm 1950 đã chú ý đến tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Những năm gần đây, các nước trong khu vực Đông Nam Á Đã chú ý đến đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tháng 12/1995: Hội thảo quốc gia về đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học
Từ năm 2000: Đẩy mạnh cải cách giáo dục, đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH
ở tất cả các bậc học từ tiểu học đến THPT
2 Cơ sở lý luận
2.1 Định hướng đỗi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định trong Nghị quyết TW 4 khoáVII, Nghị quyết TW 2 khoá VIII và được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục (sửađổi)
Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáodục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo củangười học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vàoừong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,nhất là sinh viên đại học.”
Điều 24.2 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của từng lóphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.”
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết đinh số201/2001/QĐ- TT ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2.ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ trithức thụ động, thày giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trongquá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thôngtin một cách có hệ thống và có tư duy
о
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động,tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, ”
Như vậy, việc đổi mới PPDH ở trường THPT được diễn ra theo bốn hướng chủyếu
-Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
-Bồi dưỡng phương pháp tự học
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
-Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là
cơ bản, chủ yếu, chi phối đến 3 yếu tố về sau
2.2 Tính tích cực hoc tập
2.2.1 Khái niệm về tính tích cực hoc tập
Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động phong phú và đa dạng của conngười
Theo định nghĩa của Rêbrôva: Tính tích cực học tập của HS là một hiệntượng sư phạm thể hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập
Theo giáo sư Trần Bá Hoành: Học tập là trường hợp riêng của nhận thức,nên nói tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực nhận thức
Quá trình học tập của HS cũng giống quá ừình nghiên cứu đòi hỏi sự cốgắng trí tuệ, tích cực tìm tòi, khám phá, học hỏi mặc dù đó là sự khám phá lại, lập lạiquá trình nghiên cứu của các nhà khoa học
2.2.2 Biểu hiện của tính tích cực
* Biểu hiện bằng hành động
- HS khao khát tự nguyện trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc bổ sung câu trả lờicủa bạn, biểu hiện bằng các hành động (HS giơ tay xung phong, nhận xét câu trả lờicủa bạn, chú ý nghe giảng )
- HS hay nêu thắc mắc và đòi hỏi được giải thích
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
mới
Mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin ngoài nội dunghọc
* Biểu hiện về cảm xúc
- HS hào hưng phấn khởi học tập
- Biểu hiện tâm trạng ngạc nhiên trước các hiện tượng thông tin mới lạ
- Băn khoăn, day dứt trước những bài tập khó
- Hoài nghi trước vấn đề, câu hỏi do thày hoặc bạn nêu ra
* Biểu hiện về mặt ý trí
- Tập trung chú ý vào nội dung bài học
- Không nản chí trước những khó khăn, kiên ừì làm bằng được những bài tậpkhó
2.2.3 Cấp độ của tính tích cực
* Sao chép bắt chước
- HS chăm chú quan sát và kiên trì làm theo các động tác của GV
- Tích cực luyện tập dưới sự hướng dẫn của thầy hoặc bạn
- Mức độ này thường gặp ở HS tiểu học, để rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo đòi hỏiphải có sự cố gắng cả về trí tuệ và hoạt đông cơ bắp
* Tìm tòi - thực hiện
Trang 15Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
- HS không hài lòng chấp nhận, làm theo cách giải bài tập của GV hoặc bạn
mà thích tìm tòi cách khác hợp lý hơn, ngắn gọn hơn
- Các em luôn tự hỏi tại sao phải làm như vậy, có cách nào tốt hơn không?
- Mức độ này thường gặp ở những HS khá giỏi, đặc biệt là các lớp lớn
- Các em thích độc lập thực hiện các nhiệm vụ học tập
* Sáng tạo
- HS đề xuất ý tưởng mới hoặc cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo
- Tự nêu ra những tình huống mới,những bài tập có tính sáng tạo cao
- Tự thay đổi thí nghiệm, không lặp lại thí nghiệm đã được hướng dẫn
- Tự thiết kế, mô hình xây dựng thí nghiệm mới để chứng minh nội dung bàihọc
- Đây là mức độ cao nhất, thường gặp ở HS xuất sắc, có tố chất thông minh vànghị lực cao trong quá trình học tập
2.2.4 Mối liên hệ giữa tính tích cực học tập và hứng học tập
Từ lâu các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức trongquá trình học tập A.Cômenki đã xem tạo hứn thú là một ừong các con đường để “làmcho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui” J.J.Rutxô dựa trên hứng thú củatrẻ đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh để xây dựng cách dạy phù họp với trẻ.J.Điway cho rằng việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, muốn vậy phải cho
ừẻ độc lập tìm tòi, thầy chỉ là người tổ chức, thiết kế, cố vấn trong khi xác địnhnhững điều kiện tiến hành có hiệu quả phương pháp tim tòi khám phá F.Bruno nêuđiều kiện đầu tiên là GV phải biết vận dụng phương pháp nào phù hợp với năng lực,hứng thú và nhu cầu của trẻ Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ýnghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách toàn diện trẻ
- Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác Hứng thú và tự giác là những yếu
tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập
Trang 16Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Ngược lại, phong cách học tập tích và độc lập sáng tạo có ảnh hưởng tới
sự phat ừiển hứng thú và tự giác F.Bruno cho rằng hứng thú nhận thức được hìnhthành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá
2.3 Phương pháp dạy học tích cực
2.3.1 Khái niệm, bản chất của phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp tích cực là một nhóm phương giáo dục dạy học theo hướng phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Tích cực trong “ phương pháp” được dùng theo nghĩa là chủ động hoạt động, tráivới thụ động không hoạt động Vì vậy, PPDH tích cực thiết thực nhất là cách dạyhướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Dạy học theo phương pháp tích cực đề cao vai trò của người học, tôn ừọng lợi ích
và nhu càu của người Trong quá trình này HS vừa làm đối tượng vừa là chủ thể, mụctiêu, nội dung và phương pháp đều xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của HS Dạy học tíchcực không dừng lại ở mục tiêu giúp người học lĩnh hội kiến thức mà còn chú ý pháttriển năng lực tư duy, phương pháp tự học, tự nghiên cứu và khả năng chủ động, sángtạo trong hoạt động
2.3.2 Những đăc trưng cơ bản cuả day hoc tích cưc
* Dạy học lấy HS làm trung tâm
Trong quá trình dạy học lấy HS làm trung tâm, người ta hướng vào việc chuẩn bịcho HS thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập phát triển cộng đồng, tôn trọng nhucàu, lợi ích, khả năng của HS Chú trọng vào việc phát triển kỹ năng thực hành, vậndụng kiến thức lý thuyết, năng lực phát triển vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Vìphương pháp coi trọng việc rèn luyện cho HS phương
TƯ
pháp tự học, phát huy sự tìm tòi cá nhân, hoặc nhóm thông qua việc thảo luận thínghiệm, thực hành, thâm nhập thực tế GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết kinh
Trang 17Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
nghiệm cuả từng cá nhân và tập thể HS để xây dựng bài học, kết quả học tập HS tựgiác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia đánh giá và tựđánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các mục tiêu của từng phàn trong chươngtrình
Như vậy dạy học lấy HS làm trung tâm coi trọng lợi ích, nhu cầu cơ bản của HS là
sự phát triển nhân cách Mọi nỗ lực giảng dạy giáo dục của nhà trường đều nhằm tạođiều kiện thuận lơi cho HS bằng hành động của mình, sáng tạo ra nhân cách củamình, hình thành phát triển bản thân
* Dạy học bằng tổ chức các hoạt động
Theo thuyết hoạt động thì hoạt động là sự tác động của con người vào đối tượng
để đạt mục đích do chủ thể tự đặt ra khi bản thân có nhu cầu nhất định Hành độngcủa con người xuất phát từ chính nhu cầu của chủ thể không phải do áp đặt bên ngoài
và luôn gắn với đối tượng cụ thể Nhu cầu chỉ nảy sinh trong môi trường có đối tượng
cụ thể
Mục tiêu của dạy học truyền thống đặc biệt từ năm 60 của thế kỷ XX chủ yếunhằm trang bị kiến thức cho HS nên nội dung dạy học chủ yếu là hệ thống khái niệmcác học thuyết ít chú ý đến mối liên hệ giữa khái niệm,học thuyết với thực tiễn
Ngày nay nhu cầu xã hội phát triển mục tiêu giáo dục cũng phát triển từ HS phảibiết những gì? sang HS phải làm được những gì? Từ mục tiêu học để biết sang học đểbiết, học để hành, học đẻ thành người, có khả năng thích ứng với xã hội Vì vậy nộidung giáo dục cũng phải thay đổi theo hướng chú ý mối liên hệ giữa các khái niệm,học thuyết với kĩ thuật, công nghệ nhu cầu xã hội
TT
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phương pháp giáo dục được đổi mới , chú trọng hơn đến hoạt động độc lập của
HS tạo điều kiện để HS được trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu bằng nhiềugiác quan, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức dẫn đến hành động một cách tự giác chủđộng khám phá đối tượng để lĩnh hội kiến thức một cách chủ động
Một trong những hướng tổ chức hoạt động cho HS một cách hiệu quả nhất là được
sử dụng theo con đường của các nhà khoa học đã khám phá ra kiến thức để HS tựphát hiện lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động độc lập của mình Trong quá trinhphát hiện lại tri thức hình thành lại các thao tác tư duy, rèn luyện phẩm chất tư duysáng tạo
* Dạy học chú ừọng đến phương pháp tự học, tự nghiên cứu
Trong DH tích cực, GV hướng dẫn để HS tự lực cà chủ động lĩnh hội kiến thứcbằng cách:
- Khuyến kích HS khám phá tri thức: GV gợi ý, định hướng, tạo điều kiện cho HStìm tòi con đường đi đến tri thức
- Áp dụng qui trình của phương pháp nghiên cứu đặc thù để PPDH dần dần tiệm cậnvới phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học bộ môn
Dạy học tích cực tạo được sự chuyển biến từ học thụ động sang học chủ động,giúp HS có khả năng pháp hiện và giải quyết vấn đề, có phương pháp học tập và cóthể tự học suốt đời
* Dạy học cá thể hóa và dạy học hợp tác
Dạy hoc tích cực dựa trên hoạt động của chính bản thân HS Do đó mà mang tính
cá thể hóa rất cao tùy thuộc vào nhu càu, mục đích của HS, GV tổ chức, hướng dẫntừng HS để hình thành nhiệm vụ học tập bằng hoạt động của chính mình với nhữngthao tác trí tuệ và thời lượng thích hợp
Tĩ
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong dạy học tích cực, HS được đối thoại với thầy, bạn nên học được ở thầy, ởbạn sự họp tác thể hiện rõ nét trong từng bước thảo luận nhóm và thảo luận chung cảlớp, HS được học ở thày, ở bạn cả nội dung kiến thức phương pháp tự học, tự nghiêncứu và biết được nhiều cách giải quyết một vấn đề
* Dạy học đề cao việc đánh giá và tự đánh giá
Ở dạy học tích cực, đánh giá được tiến hành thường xuyên, tạo điều kiện khuyếnkhích HS tự đánh giá kết quả học tập của mình Dạy học tích cực, sau mỗi bài họcthường có câu hỏi trắc nghiệm khách quan tạo điều kện cho GV kiểm tra nhanh và
HS có thể tự kiểm tra kết quả học tập của mình
2.4 Một sổ phương pháp dạy học thường được sử dụng ở trường THPT
2.4.1 Phương pháp thuyết tnnh - tái hiện thông báo
Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là tính chất thông báo trong lời giảng củathầy, còn HS thì tiếp nhận những thông tin đó mà không cần tác động trực tiếp gì đếnđối tượng nghiên cứu, họ chỉ nghe, nhìn Theo lời giảng của thày, hiểu, ghi chép vàghi nhớ Học trò thụ động tiếp nhận kiến thức đã được thầy “chuẩn bị sẵn”
* Phương pháp thuyết trình ơrixtic (Diễn giải nêu vấn đề)
Trong phương pháp này, GV ừình bày con đường quanh co phức tạp dẫn tới chân
lí khoa học mà nhà bác học đã trả qua Khi trình bày nội dung, GV nêu vấn đề, vạch
ra mâu thuẫn nhận thức, rồi đề ra giả thuyết, trình bày cách giải quyết và rút ra kếtluận
HS theo dõi lôgic của con đường giải quyết vấn đề do GV trình bày Tuy ở đây
HS lĩnh hội thụ động các tri thức, nhưng do GV luôn luôn đề xuất mâu thuẫn, đặt HSthường xuyên trong tình huống có vấn đề nên chất lượng kiến thức
TT
HS tiếp thu được vẫn cao hơn so với phương pháp thuyết trình - tái hiện thông báo
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.4.2 Phương pháp hỏi đáp
Là phương pháp mà trong đó thầy đặt ra hệ thống câu hỏi để ừò lần lượt ừả lời,đồng thời có thể trao đổi qua lại Qua hệ thống hỏi đáp trò lĩnh hội được nội dung bàihọc vì ở phương pháp này hệ thống câu hỏi - câu trả lời là nguồn kiến thức chủ yếu
Ở phương pháp này trò không tiếp thu bài một cách thụ động, mà ở một mức độ tíchcực sáng tạo nhất định tìm ra kiến thức mới Khi trả lời câu hỏi, HS nhớ lại kiến thức
đã có, sử dụng các thao tác lôgic: phân tích, tổng họp, so sánh, khái quát hóa để giacông tài liệu, tìm lời giải đáp đúng nhất
Căn cứ vào tính chất nhận thức của người học, có thể nhận ra hai hình thức hỏiđáp chính sau đây:
- Phương pháp hỏi đáp - tái hiện thông báo
+ GV nêu câu hỏi, yêu càu HS trực tiếp trả lời câu trả lời của HS chỉ cần nhớ lạimột cách chính xác kiến thức có sẵn, hay mô tả lại chính xác kết quả quan sát những
gì GV đã tổ chức, biểu diễn trước đó Khi trả lời HS không phải suy luận chỉ càn cótrí nhớ máy móc
+ Vi vậy phương pháp này được sử dụng phổ biến khi ôn tập, kiểm ừa hoặc khi tàiliệu học tập đòi hỏi phải nhớ chính xác các hành động, các số liệu, các sự kiện
- Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi bộ phận
+ Là phương pháp mà HS độc lập giải quyết từng phần nhỏ hàng loạt các câu hỏi
do GV nêu ra trên lớp, trong các bài quan sát ở vườn trường, ngoài tự nhiên
Trang 21Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
+ Hỏi đáp - tìm tòi được tổ chức bằng sự xen kẽ tuần tự các thông báo ngắn của
GV với các câu hỏi và câu trả lời của HS đối với các câu hỏi đó Mỗi câu hỏi hay mộtnhóm các câu hỏi nào đó phải xây dựng sao cho khi trả lời HS nhận được một “liềukiến thức” nhất định và cứ lần lượt hỏi đáp như vậy, HS lĩnh hội được một nội dungkiến thức về một chủ đề chọn vẹn
2.4.3 Phương pháp làm việc với SGK, tài liệu tham khảo
SGK là nguồn tri thức quan trọng cho HS, là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho GVkhi dạy trên lớp
Với tư cách là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản cho HS, SGK được sử dụng
để:
- HS ôn và củng cố kiến thức đã học trên lớp
- HS học thuộc hay tra cứu chính xác những số liệu, định nghĩa, định lý, côngthức
- Khái quát hóa nội dung từ các phàn, các chương, các bài theo một chủ đề nhấtđịnh
- Hệ thống các tài liệu theo một quan điểm thống nhất nào đó
- HS gia công các tài liệu trong sách nhằm giải quyết một vấn đề nào đó do GV đềra
Ngoài SGK, tài liệu tham khảo cũng là nguồn tri thức bổ sung quan trọng cho HS.Nguồn tri thức này không chỉ phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thành nhiệm vụ trí dụcqui định trong chương trình, mà còn có tác dụng giáo dục và nâng cao sự hiểu biếtcho HS khi còn ở trường phổ thông cũng như sau khi vào đời
Như vậy SGK không chỉ là công cụ của trò mà là cả của thầy, không chỉ sử dụng
ở nhà mà còn được sử dụng đắc lực trên lóp, không chỉ để ôn tài liệu đã học mà còn
để tiếp thu tri thức mới
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.4.4.Phương pháp hướng dẫn HS làm báo cáo - thông báo tái hiện
GV hướng dẫn HS làm các báo cáo theo một chủ đề nhất định do GV nêu ra Nộidung báo cáo nhằm minh họa, mở rộng cụ thể hóa bài học trên cơ sở vận dụng nhữngkiến thức mà SGK hay GV đã trình bày
Giá trị dạy học của phương pháp này là tập cho HS tìm các tư liệu minh họa, biếttập hợp các tài liệu tham khảo,hệ thống hóa, trình bày thành báo cáo một cách lôgic,ngắn gọn
* Phương pháp hoạt động nhóm
Lóp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 -6 người Tùy mục đích, yêu cầu củavấn đề học tập Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay cố định, được duy trì ổnđịnh hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ haynhững nhiệm vụ khác nhau Nhóm tự bàu nhóm trưởng nếu cần Nhóm có thể phâncông mỗi người một phần việc Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều phải làm việctích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn Các thànhviên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua vớicác nhóm khác Kết quả làm việc của nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chungcủa cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ramột đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phàn nếu nhiệm vụ giaocho nhóm là khá phức tạp
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới bằng cách nói
ra những điều đang suy nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình vềchủ đề nêu ra, thấy mình được học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình họchỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên Thành công củabài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên
To
Trang 23Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 2.4.5 Dạy học trực quan
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp sử dụngnhững phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khinắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa, và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩxảo
PPDH trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình bày:
- Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họanhư bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng
- Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kỹthuật, chiếu đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video Trình bày thí nghiệm là trình bày
mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chon cẩn thận về mặt sư phạm
Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của HS, là cầu nốigiữa lí thuyết và thực tiễn Thông qua sự trình bày của GV mà HS không chỉ lĩnh hội
dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những theo tác mẫu của GV, từ đó hìnhthành kĩ năng, kĩ xảo
2.4.6 Dạy học nêu vẩn đề
Dạy học nêu vấn đề là một phân hệ của PPDH vì nó tập hợp nhiều PPDH cụ thểthành một chỉnh thể nhằm đạt mục đích sư phạm là tổ chức hoạt động nhận thức sángtạo của HS để các em vừa tiếp thu được kiến thức, vừa hình thành được kinh nghiệm,
kĩ năng trên cơ sở tìm tòi, nghiên cứu
Trong dạy học nêu vấn đề, bài toán được đặt ra để tạo tinh huống có vấn đề làthành tố chính kết họp với các phương pháp khác như: thuyết trình, thí nghiệm, traođổi, quan sát, làm việc với SGK
Dạy học nêu vấn đề có thể thâm nhập vào các phương pháp khác để “kích”các phương pháp đó lên một thế năng cao hơn trong việc kích thích tính tích cực,
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
CHƯƠNG 2: PHÂN TICH NỘI DUNG
1 Cấu trúc, nội dung chương trình SH 11
1.1 Cấu trúc chương trình sinh học 11
Cấu trúc chương trình sinh học 11 theo kiểu đồng tâm mở rộng và theo mạch nội dung
Tiếp tục mạch nội dung sinh học cơ thể nhưng đi sâu vào các quá trình sinh lý
ở thực vật và động vật
Chương trình sinh học 11 gồm 4 chương: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản
Trong từng chương nội dung được chia làm 2 phàn:
- Phần A: gồm các quá trình sinh lý ở cơ thể thực vật
- Phần B: gồm các quá trình sinh lý ở cơ thể động vật
1.2 Cấu trúc, nội dung giảm tải SH 11
1.2.1 Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn sinh học, cấp THPT(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáodục và Đào tạo)
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù họp với chuẩn kiến thức, kĩ năng củachương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tếcác nhà trường, góp phàn nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục
1.2.2 Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
Ty
- Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau
- Nhũng nội đung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lóp đưói và lóp trên do hạnchế của cách xây dụng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CThoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâmsinh lý lứa tuổi học sinh
- Những nội dung ừong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý
- Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùngmiền khác nhau
TT Chương Bài Trang Nội dung điêu
Anh hưởng của cácnhân tố môi trườngđối với quá trình hấpthụ nước và ion
khoáng ở rễ cây
Không dạy nhưng lồngghép vào mục II, chỉ cần
giới thiệu cơ quan hấp thu
nước và muối khoáng chủyếu của cây là rễ
2 Trang1013
Mục I Dòng mạch
X
gỗ
- Mục II Dòng mạchrây
- Hình 2.4b
- Không mô tả sâu câu tạocủa mạch gỗ, chỉ dạyđường đi của dịch mạch
«V Ã
go
- Không mô tả sâu cấu tạocủa mạch rây, chỉ dạy sựdẫn truyền của dịch mạchrây
- Không giải thích bằnghình này
3 Bài Trang - Mục II 1 Lá là cơ - Không trình bày và
Tơ
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
16-17
Trang19
quan thoát hơi nước
- Mục IV Cân bằng nước và tưới tiêu hợp
lí cho cây trồng
Câu 2* trang 19
giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây
là lá
- Lưu ý giáo viên: Cây có
cơ chế tự điều hoà về nhucầu nước, cơ chế này điều hoà việc hút vào và thải ra Khi cơ chế điều hoà không thực hiện được cây sẽ không phát triển bình thường
- Không yêu cầu HS trả lời
5
Trang25-26
- Mục II Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật
Mục II 1 Hình thái, giải phẫu của lá thíchnghi với chức năng quang hợp
Không giải thích câu lệnh, hình 8.2 để lại phàn hình thái, không dạy cấu tạo trong
9 Trang
40-43
-Chỉ giới thiệu C3,C4 và CAM theo kênh chữ là
đủ Tuy nhiên chỉ so sánhnhư chuẩn đã mô tả: Điềukiện sống, có tế
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
bào bao bó mạch haykhông, hiệu suất quanghọp cao hay thấp
- Bỏ hình 9.3 và 9.4 (Không yêu cầu so sánh dựa trên sơ đồ)
12
Trang52-53
Mục II Con đường hôhấp ở thực vật
Không đi sâu vào cơ chế
8 Chương II Bài
26
Trang108
Mục II Cảm ứng ởđộng vật chưa có tổchức thần kinh
Mục II Cơ chế hìnhthành điện thế nghỉ
Còn đối với GV có thêm thời gian nghiên cứu, áp dụng đổi mới phương phápdạy học theo yêu cầu của chương ừình giáo dục phổ thông, khắc phục khó khăn dothiếu thời gian, do áp lực cháy giáo án hết chương trình trước đây đã khiến nhiềugiáo viên cố dạy cho song bài mà không quan tâm học sinh có kịp tiếp thu kiến thứchay không và có nhiều thời gian liên hệ thực tế đời sống hơn
Chương trình SGK giảm tải là hướng đến việc tạo tính chủ động cho GV, tạođiều kiện về mặt thời gian, quyền hạn cho người GV, giúp GV có thể xây dựngnhững ý tưởng, những tình huống ứng xử một cách độc lập, linh hoạt nhằm biếnhọc sinh thành chủ thể trung tâm của tiết học dưới sự tương tác hai chiều
qua lại GV-HS; HS-GV Việc giảm tải sẽ thành công vì tiết học lúc đó đã đảm bảomọi tiêu chí của việc dạy học theo hướng cá thể hóa
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Điều quan trọng nhất của giảm tải chính là việc tạo sự chủ động cho GV,hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời xác lập rõ mục tiêu: dạy họcsinh làm người trước khi dạy kiến thức cho các em
1.4 Khó khăn khỉ thực hiện theo chương trình giảm tải
Bộ GD-ĐT giảm tải chương trình thông qua việc bỏ bớt một số mục, bài ảnhhưởng tới tính thống nhất, chặt chẽ, logic của sách giáo khoa Những khó khăn đượcbiểu hiện ở chương trình SH 11 có thể liệt kê khái quát như sau:
- Có những bài sau giảm tải cắt bớt nội dung dạy học bài trở nên quá ngắnkhiến cho giáo viên rất khó dạy
- Có những bài ghép 2 bài thì kiến thức lại quá dài giáo viên không dạy hếttrong 1 tiết
- Có những bài bỏ phần cấu tạo lại học cơ chế gây sư khó khăn cho giáo viêntrong qúa trình dạy và học
- Hơn nữa môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm cần tăng cườngphương pháp quan sát, thí nghiệm nhưng nhiều bài lại bỏ kênh hình chỉ học kênhchữ gây khó khăn cho viêc học tập của học sinh
1.5 Giải pháp cho những khó khăn khỉ thực hiên chương trình giảm tải
Bên cạnh việc giảm tải chúng ta phải chú trọng đến năng lực của GV, đây làyếu tố rất quan trọng, cần phải có hướng dẫn thống nhất và cụ thể ở những nội dunggiảm tải và càn tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực của GV Chúng tôi mongmuốn rằng sau làn giảm tải này sẽ có nhiều bước tiến hơn trong chương trình phổthông Sau khi giảm tải, ngành GD nên có lộ trình để theo dõi, đánh giá, tổng kếtnhững hiệu quả của việc giảm tải
Cùng với đó là sự yêu nghề và nhiệt huyết của người giáo viên thể hiện ở chỗchuẩn bị chu đáo vào giáo án và tích cực đổi mới các phương pháp dạy học sẽ manglại hiệu quả đáng kể đến công tác dạy học
Bên canh đó ở thế kỷ XXI này việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc cũng có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Việc sử
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
dụng công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ừong họctập, thông qua tổ chức họp lí hoạt động nhận thức của học sinh là biện pháp đẩynhanh việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông, nâng cao chất lượng bài dạy học Việc
sử dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả hay không, có tác dụng thiết thực đến đổimới PPDH hay không tuỳ thuộc vào cách dạy của từng giáo viên cụ thể Nếu sử dụngloại phương tiện hiện đại này để thuyết trình bài dạy học, thay cho việc ghi bảng củagiáo viên, thì vẫn là cách dạy cũ làm cho học sinh thụ động ừong học tập
Để thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học để khắc phụcnhững khó khăn của chương trình giảm tải cũng như đạt quả cao công tác dạy họcngười giáo viên phải linh hoạt phối hợp các phương pháp dạy học Cụ thể như sau:
- Nếu nội dung sau giảm tải ngắn thi giáo viên phải tăng cường hoạt động tíchcực của học sinh (trả lời, vấn đáp, hoạt động nhóm )
- Nếu nội dung giảm tải quá dài thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự học
để tìm ra kiếm thức hoặc đưa thành dạng bài tập về nhà
Trang 30Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Nếu nội dung sau giảm tải bỏ kênh hình chỉ học kênh chữ thì giáo viên phải kếthợp các phương pháp dạy học để học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất
2.Yêu cầu chuẩn kiến thức - kĩ năng trong sinh học 11
2.1 Yêu cầu về kiến thức
* Với địa phương thuận lợi
- HS trình bày được kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, thực tiễn về cấp độ tổchức cơ thể của sự sống chủ yếu là sinh học cơ thể thự vật, động vật
- HS hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về trao đổi chất và năng lượng,
về tính cảm ứng, về sinh trưởng phát triển, về sinh sản của động vật và thực vật
- HS nêu và giải thích được các cơ chế tác động, các quá trình sinh lý trong hoạtđộng sống ở mức cơ thể (động vật và thực vật) có liên quan mật thiết đến mức độ phân
tử, tế bào cũng như mối quan hệ mật thiết với môi trường sống
- HS thấy được sự thống nhất và khác biệt về các quá trình sống giữa động vật vàthực vật
- Trên cơ sơ nắm vững các kiến thức cơ bản, HS biết vận dụng các kiến thức vàothực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng caonăng suất vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường và góp phàn nâng cao chất lượng cuộcsống
- Củng cố cho HS quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho
HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng, bảo vệ các độngvật hoang dã
- Rèn cho HS tư duy biện chứng, tư duy hệ thống
* Với vùng khó khăn
Trang 31Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Có thể giảm nhẹ hơn ở các bài có kiến thức cơ chế phức tạp nhưng vẫn phải đảm
bảo thực hiện được các mục tiêu của chương trình, Cụ thể như sau: Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Thực vật: Trao đổi nước, ion khoáng và nitơ ; các quá trình quang hợp, hô hấp ởthực vật Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của một số chất khoáng Thínghiệm về tách triết sắc tố và hô hấp
- Động vật: Tiêu hóa, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô và sự vật chuyển các chấtừong cơ thể ở các nhóm động vật khác nhau; Các cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi.Thực hành: THÍ nghiệm đơn giản về tuần hoàn
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
- Thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp; Các nhóm chất điều hòasinh trưởng ở thực vật ; Hoocmon ra hoa - ílorigen, quang chu kỳ và phitôcrôm
- Động vật: Quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biếnthái Vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển củađộng vật
Chương IV: Sinh sản
- Thực vật: Sinh sản vô tính và nuôi cấy mô, tế bào thực vật; giâm, chiết, ghép ; sinh sản hữu tính và sự hình thành hạt, quả, sự chín của hạt, quả Thực
hành: Sinh sản ở thực vật Thực hành : Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép
- Động vật: Sinh sản vô tính ; Sinh sản hữu tính ; Sự tiến hóa ừong các hình thứcsinh sản hữu tính ở động vật, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con; Điều
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
khiển sinh sản ở động vật và người; Chủ động tăng sinh ở động vật và sinh đẻ có kếhoạch ở người
2.2 Yêu cầu về kĩ năng
* Với địa phương thuận lợi
- Kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học : HS thành thạo
- Kĩ năng thực hành sinh học: HS thành thạo
- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn: HS có thể vận dụng được
- Kĩ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kỹ năng tự học( biết thu thập xử lý thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việctheo nhóm, làm báo cáo nhỏ )
* Với vùng khỏ khăn
- Kĩ năng quan sát, mô tả: HS biết quan sat và mô tả được
- Kĩ năng thực hành sinh học: Yêu càu giảm nhẹ hơn ở các bài đòi hỏi phương tiện
kĩ thuật hiện đại như xem băng hình, đo các chỉ tiêu sinh lý ở người
- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn ở địa phương: Bước đầu HS có thể vận dụngđược
- Kĩ năng học tập: HS biết cách tự học
3.Phân tích nội dung các bài giảm tải SH 11.
Có 10 bài giảm tải cụ thể như sau:
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
77
a Vị trí của bài
- Chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
b Cẩu trúc bài
I Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
Trang 33Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
1 Hình thái của rễ
2 Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
II Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1 Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a Hấp thụ nước
b Hấp thụ ion khoáng
2 Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
III Anh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
c Yêu cầu chuẩn kiến thức - kỹ năng
• Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá ừình hấp thụ nước và các ion khoáng
• Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức
- Phân tích, so sánh khái quát kiến thức
- Vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
d Kiến thức trọng tâm
- Sự thích nghi hình thái của rễ với hấp thụ nước và ion khoáng
- Cơ chế hấp thụ thụ động (với nước)
e Nội dung điều chỉnh
Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện
Mục I Rê là cơ quan hâp thụ nước và
ion khoáng
và Mục III Anh hưởng của các nhân tố
môi trường đối với quá trình hấp thụ
nước và ion khoáng ở rễ cây
Không dạy nhưng lông ghép vào mục
II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thunước và muối khoáng chủ yếu củacây là rễ
f Thuận lợi
Nội dung giảm tải sẽ giúp cho GV có thời gian để làm quen với lớp buổi đầu tiên vàgiúp GV nêu rõ cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
g Khó khăn
HS không biết được các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá ừình hấp thụ nước
và các ion khoáng ở rễ cây
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tiêu chỉ so
sánh
Hấp thụ bị
động - Nước từ môi trường nhược trương
(thế nước cao) trong đất vào tế bào lônghút nơi có dịch bào ưu trương (thế nướcthấp hơn)
- Qúa trình thoát hơi nước ở lá hút nướclên phía trên, làm giảm lượng nướctrong tế bào lông hút rễ
- 1 sô ion khoáng di chuyểnthụ động từ đất nơi có nồng
độ ion cao vào tế bào lônghút, nơi có nồng độ ion thấphơn
+ Hấp thụ nhờ áp suất rễ
- 1 sô ion khoáng mà cây cónhu cầu cao, di chuyểnngược chiều građien nồng
độ, xâm nhập vào rễ chủđộng đòi hỏi tiêu tốn nănglượng ATP từ hô hấp
Bài 2: Quá trình vận chuyển các chất trong cây
a Vị trí
- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Bài 2: Quá trình vận chuyển các chất trong cây
b Cẩu trúc của bài
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
c Lực liên kết giữa các phân tô nước với nhau và với thành mạch gỗ
HS mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
-Con đường vận chuyển
-Thành phần của dịch được vân chuyển
Trang 37Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
d Kiến thức trọng tâm
- Con đường vận chuyển vật chất trong cây bao gồm dòng mạch gỗ và dòng mạchrây
- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển
e Nội dung điều chỉnh
- Mục I Dòng mạch gỗ - Không mô tả sâu câu tạo của mạch
gỗ, chỉ dạy đường đi của dịch mạch gỗ
- Mục II Dòng mạch rây - Không mô tả sâu cấu tạo của mạch
rây, chỉ dạy sự dẫn truyền của dịchmạch rây
- Hình 2.4b - Không giải thích bằng hình này
h Giải pháp
Sử dụng các biện pháp dạy học tích cực tích ví dụ như: Hoạt động nhóm và PHT
SO SÁNH MACH GỖ VÀ MACH RÂY•
•
Trang 38Khỏa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Gôm các TB sông là ông rây và
- Là các sản phẩm đồng hoá ở lá:+ Saccarôzơ, axit amin
+ Một số ion khoáng được sửdụng lại
Động
lực - Là sự phối hợp của ba lực: - Là sự chệnh lệch áp suất thẩm
+ Áp suất rễ thâu giữa cơ quan nguôn (lá) và
cơ quan chứa (rễ)+ Lực hút do thoát hơi nước
ở lá+ Lực liên kết giữa các phân
tử nước với nhau và với vách
tế bào mạch gỗ
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
Bài 3: Thoát hơi nước
a Vị trí
-Chương I: Trao đổi chất và năng lượng
-Bài 3: Thoát hơi nước
b Cẩu trúc của bài
I Vai trò của quá trình thoát hơi nước
II Thoát hơi nước qua lá
1.Lá là cơ quan thoát hơi nước2.Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutinIII Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
IV Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng
c Yêu cầu chuẩn kiến thức - kĩ năng
• Kiến thức
Sau khi học song bài này HS phải:
- Trình bày được vai trò của qúa trinh thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật
-Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi vói chức năng thoát hơi nước
-Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân
ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2
• Kĩ năng
- Xử lý thông tin, phát hiện kiến thức
- Phân tích, khái quát tổng họp
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng trong thực tiễn
- Không ừình bày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3
mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là lá
- Lưu ý giáo viên: Cây có cơ chế tự điều hoà về nhu cầu nước,
cơ chế này điều hoà việc hút vào và thải ra Khi cơ chế điều hoàkhông thực hiện được cây sẽ không phát triển bình thường
- Không yêu cầu HS trả lòi
f Thuận lợi
- Đảm bảo được cho GV thực hiện các bước lên lớp phát huy tính tích cực học tập
- Có thời gian liên hệ thực tế
g Khó khăn
- Không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô GV không sử dụng được phươngpháp biểu diễn tranh thông báo
h Giải pháp