1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương lý thuyết môn Marketing căn bản

15 1.7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Câu 2: Giữa 3 công ty Vinacafe, Trung nguyên và Nestle café bạn có thể đánh giá xem công ty nào là công ty dẫn đầu, điểm khuyết, thách thức và theo thị trường café việt nam? *công ty cà phê trung nguyên là công ty dẫn đầu: -Cà phê hòa tan G7 là nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu thích và mua dùng nhiều nhất; từ năm 2009 đến 2011, cà phê Trung Nguyên là thương hiệu số một tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất. -Theo số liệu của công ty này, trung bình 10 người uống cà phê hòa tan lại có 5 người mua cà phê hòa tan G7 để sử dụng - Trong năm 2011, sản phẩm cà phê 1 hòa tan G7 đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam về thị phần (38%). Nielsen cũng xác nhận: Trong quý 1/2012, cà phê hòa tan G7 dẫn đầu hoàn toàn về thị phần (40%) và sản lượng (35%) của ngành cà phê hòa tan và với đà tăng trưởng này, dự đoán G7 sẽ tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại Việt Nam. *thách thức - Mặc dù chúng ta là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu nhưng hầu như các khách hàng nước ngoài không biết đến cà phê Việt. Nhiều khách hàng nước ngoài thưởng thức cà phê của chúng ta, nhưng không biết rằng họ đang sử dụng cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam, vì thương hiệu của cà phê chúng ta đã bị biến mất trong các khâu trung gian - Tin đồn về chất lượng cà phê của Trung Nguyên không được đảm bảo lan ra rất nhanh, thêm vào đó, trên thị trường còn xuất hiện cà phê dỏm làm giả bao bì Trung Nguyên gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty - Nguồn nguyên liệu hạn chế chỉ có ở tây nguyên và buôn mê thuột,có các đối thủ cạnh tranh mạnh như vinacafe và nestle có nguồn vốn lớn là doanh nghiệp nước ngoài, các sản phẩm của họ đã dược người tiêu dung biết đến lâu và ưa chuộng 1 - Trung nguyên đã vươn rộng ra thị trường thế giới như nhật bản và mỹ nhưng không mấy khả quan do không kiểm soát dược hệ thống của cửa hang có thể làm mất uy tín của café việt, điều này dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào dành thị trường Câu 3: Hãy phân tích và cho ví dụ về các vị thế cạnh tranh khác nhau ? *Khái niệm: Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ở cấp quốc gia. Như vậy không có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ có lợi thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B. Những giá trị nào quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp? Đó là sự thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được, tạo ra những cơ hội kinh doanh đặc thù để doanh nhân có thể nắm bắt. Như vậy mỗi doanh nhân có mỗi lợi thế khác nhau. *Các vị thế cạnh tranh -Đứng đầu hẳn về giá: doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực để đạt được phí tổn về sản xuất và phân phối thấp nhất, vì vậy có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và đạt được 1 phân suất thị trường lớn. VD: Công ty Sản xuất Đồng hồ và Vi điện tử Thụy Sĩ cũng đạt được kết quả tương tự. Sự ra đời củađồng hồ Swatch dựa trên sự cải tiến nền tảng đồng hồ thạch anh, nhựa dẻo đã có thể sản xuấthàng loạt nhằm giảm chi phí công việc sản xuất đồng hồ truyền thống. 2 Bước đột phá về thiết kếnày giúp công ty đủ sức cạnh tranh và phát triển trong một thị trường đã bị các đối thủ châu Á cóchi phí thấp nắm giữ. -Tạo đặc điểm khác biệt: Tập trung vào việc tạo ra loại sản phẩm và chương trình marketing đặc sắc, tạo ra sự thỏa mãn khách hàng. Doanh nghiệp cố gắng để chiếm vị trí dẫn đầu về dịch vụ, chất lượng, mẫu mã, công nghệ… VD: Muốn dành vị trí dẫn đầu về chất lượng trong lĩnh vực máy photocopy, hãng canon đã phải chọn chế tạo hay mua những bộ phận tốt nhất, lắp ráp chúng lại thành 1 trình độ kĩ thuật cao, kiểm tra chúng thật kĩ lưỡng. -Tập trung: Doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào việc phục vụ 1 vài phân đoạn thị trường hơn là theo đuổi toàn bộ thị trường. Doanh nghiệp phải nắm vững nhu cầu riêng biệt, cố gắng tạo vị trí dẫn đầu về chi phí thấp nhất. VD: Công ty Armstrong Rubbert đã chuyên về sản xuất lốp xe chất lượng cao cho các loại máy nông nghiệp và xe giải trí và luôn tìm được chỗ trống thị trường mới để phục vụ. Câu 4: Giá có phải là một công cụ cạnh tranh quan trọng không? Cho ví dụ chứng minh? - Giá là giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thoả mãn nhu cầu (thường là một sản phẩm hoặc dịch vụ). Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra được Chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả. - Doanh nghiệp cần so sánh giá thành đơn vị sản phẩm của mình với giá thành đơn vị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và quy mô kinh doanh của họ để biết dược mình đang có lợi thế hay bất lợi về chi phí. Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về mức giá cả và chất lượng sản phẩm của đối thủ canh tranh. 3 - Một khi doanh nghiệp đã biết rõ về giá cả và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể sử dụng những hiểu biết đó như một điểm định hướng cho việc định giá của mình. Nếu sản phẩm của họ tương tự như sản phẩm của đối thủ, doanh nghiệp sẽ định giá sát với đối thủ cạnh tranh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp kém hơn, doanh nghiệp sẽ phải định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp tốt hơn, doanh nghiệp có thể định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi giá của họ để đáp ứng lại với mức giá của doanh nghiệp.  Ví dụ: công ty vinamilk. - Sự hình thành và vận động của giá sữa chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên khi đưa ra những quyết định về giá, đòi hỏi Vinamilk phải xem xét, cân nhắc, giải quyết nhiều vấn đề như: các nhân tố ảnh hưởng tới giá sữa, các chính sách thông dụng, thông tin về giá cả các loại sữa có trên thị trường và việc điều chỉnh giá… - Nhà sản xuất Vinamilk với thương hiệu đã được xây dựng có uy tín, đa dạng về các sản phẩm và với lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, ngành hàng sữa tươi/tiệt trùng của Vinamilk được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin dùng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady (Cô gái Hà Lan), Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk, Vinanmilk cũng cần nghiên cứu về chi phí, giá thành và giá bán, chất lượng sản phẩm của đối thủ bởi người tiêu dùng thường so sánh giá của những công ty cùng loại sản phẩm để đưa ra quyết định mua sản phẩm; chú ý mức giá bán sản phẩm được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của sản phẩm cạnh tranh theo cả 2 chiều: cạnh tranh cùng ngành và cạnh tranh khác ngành; ngoài ra cần phân tích và dự đoán thái độ phản ứng của đối thủ trước chính sách giá của mình, chủ động có những giải pháp đối phó, đưa ra chính sách giá hợp lý. Câu 5: Dựa vào các khái niệm cơ bản về marketing, hãy giải thích câu nói “ marketing bắt đầu và kết thúc với khách hàng” Một số khái niệm marketing được chấp nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là: 4 - Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhằm mục đích đã định. Đó chính là 4P của công tác marketing. Trong tiếng Anh được bắt đầu bằng chữ P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Xúc tiến kinh doanh), theo sơ đồ: === + + + = - Marketing nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi. - Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp từ dòng vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng. - Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. - Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức), nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. - Thông thường người ta cho rằng marketing là công việc của người bán nhưng hiểu một cách đầy đủ thì đôi khi cả người mua cũng phải làm marketing. Trên thị trường, bên nào tích cực hơn trong việc tìm kiếm cách trao đổi với bên kia thì bên đó thuộc về phía làm marketing. - Vận dụng marketing một cách thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng am hiểu khách hàng, cung cấp cho họ các sản phẩm đúng với nhu cầu và mong muốn mà họ khó có thể tìm thấy ở các nhà kinh doanh khác. Nếu không có khách hàng thì không có hoạt động marketing. 5 Nhiều khách hàng và doanh thu cao hơn Sản phẩm đúng Giá cả phải chăng Địa điểm thuận lợi Biện pháp xúc tiến phù hợp  Câu nói: “marketing bắt đầu và kết thúc với khách hàng”. Vì marketing là 1 quá trình tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà bạn nên muốn biết họ cần gì thì ta phải hỏi và khi nào khách hàng chấp nhận thì quá trình marketing mới kết thúc Câu 6: Những thông tin nào về khách hàng và đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu? Việc thu thập thông tin về khách hàng được gọi là nghiên cứu thị trường. Khâu này rất quan trọng khi lập kế hoạch cho bất kỳ việc kinh doanh nào. - Sản phẩm nào sẽ được mua và mua ở đâu? • Ai sẽ mua gì và mua từ ai? • Tại sao khách hàng mua theo cách như vậy? • Những yếu tố này dự đoán hành vi mua trong tương lai như thế nào? • Điều gì tác động tới hành vi mua của khách hàng – marketing/xúc tiến bán hàng/hay quảng cáo? • Điều gì khiến khách hàng hài lòng? • Khách hàng hiện tại và triển vọng biết những nhãn hiệu nào? • Phương tiện truyền thông hay tiết mục quảng cáo nào sẽ tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất? • Khách hàng sẵn sàng trả với mức giá nào? • Những xu hướng marketing theo dự đoán là gì? > Khi đã trả lời chính xác các câu hỏi trên thì doanh nghiệp sẽ có một hướng đi vững chắc trong xu hướng phát triển của mình, từ đó đề ra các sách lược marketing thích hợp. 6 Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên chủ quan nóng vội, các chiến lược marketing nên được kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng trước khi ứng dụng vào thực tế. *những thông tin về đối thủ mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu: Giá cả. Chiến lược giá là một trong những lợi thế cạnh tranh không ít doanh nghiệp tận dụng. Dù không cạnh tranh về giá, nhưng nắm rõ được mức giá đối thủ đưa ra cũng giúp định hình rõ chiến lược kinh doanh và tiếp thị của mình. -Địa điểm cửa hàng, phòng trưng bày, hệ thống đại lý hay điểm cung cấp dịch vụ.Trong bán lẻ hay kinh doanh dịch vụ, địa điểm đóng một vai trò rất quan trọng -Kế hoạch, chiến lược chiêu thị. Hầu như mọi chương trình khuyến mãi hay khuyến mại của đối thủ đều được đưa lên trang web nhằm truyền tải thông tin một cách nhanh nhất tới khách hàng, hệ thống phân phối, đối tác… Hãy lên kế hoạch theo dõi website của đối thủ một cách định kì nhằm thu thập những thông tin quan trọng này - -Đội ngũ nhân sự cốt cán. Một trong những nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực. .Bất kỳ sự thay đổi nhân sự cốt cán nào cũng đều cho thấy khả năng thay đổi trong sự vận hành chiến lược nói chung - Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tài chính.Đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo quý giá, giúp doanh nghiệp nắm được bức tranh hoạt động tổng thể của đối thủ, qua đó có những kế hoạch điều chỉnh chiến lược hợp lý. -Thông tin cơ bản về doanh nghiệp.Những thông tin có thể giúp bạn đánh giá về tiềm lực và khả năng của đối thủ.  Khách hàng: 7 Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một cách kĩ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong 5 loại thị trường khách hàng: - Thị trường người tiêu dùng, gồm những cá nhân và gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ. - Thị trường kĩ nghệ hay thị trường doanh nghiệp sản xuất, bao gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác. - Thị trường người bán, gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để bán chúng kiếm lời. - Thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận, gồm các cơ quan Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch vụ công ích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ cho những người cần đến chúng. - Thị trường quốc tế, là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu dùng, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ngoài.  Các đối thủ cạnh tranh: Phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng và là cơ sở của hoạch định chiến lược. Khi phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định: - Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu? Quan điểm để hiểu được thực chất của cạnh tranh là tìm cách phân tích đối thủ trong mối quan hệ với khách hàng. Người bán cần biết được quan điểm của khách hàng về nhu cầu, ước muốn đặc tính của sản phẩm và nhiều điều kiện khác nữa. Có nhiều loại đối thủ cạnh tranh, bao gồm đối thủ cạnh tranh về ước muốn (như phương tiện đi lại, du lịch, nhà ở,…) đối thủ về chủng loại ( xe hơi, xe máy…), đối thủ về hình thức ( máy tính bảng, máy tính thường…), đối thủ về nhãn hiệu ( Honda, Yamaha…). - Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? 8 Sản phẩm, hệ thống phân phối, giá bán, quảng cáo… - Đặc điểm thị trường cạnh tranh (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có độc quyền…) Câu 7: có sự khác nhau nào khi sử dụng công thức 4P và công thức 4C trong cách tiếp cận để hình thành chiến lược marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn thành công, chiến lược tiếp thị hỗn hợp - 4P ngày nay cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”, lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị. Marketing là chiến lược tiếp thị hỗn hợp, thường được gọi tắt là 4P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (khuyến mãi, truyền thông). Đây cũng là bốn yếu tố cơ bản và quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xây dựng các chiến lược tiếp thị để đưa bất kỳ loại hình sản phẩm, dịch vụ nào ra thị trường. Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích. Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. 4P 4C Sản phẩm Nhu cầu và mong muốn của khách hàng Giá cả Chi phí đối với khách hàng 9 Phân phối Sự thuận tiện Cổ động Thông tin Chữ C đầu tiên - Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P - Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này. Ví dụ: Khi trên thị trường có hai dòng sản phẩm tách biệt là trang phụ văn phòng và trang phục dạo phố, đi chơi thì hãng thời trang N&M đã kết hợp hai nhu cầu này vào trong một sản phẩm để có thể mặc đi làm kết hợp với mặc đi chơi. Chữ C thứ hai - Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P - Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua. Ví dụ: Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt. Chữ C thứ ba - Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P - Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ: Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị 10 [...]... phân tích các căn cứ như doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng? Vì sao nói khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược? Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược marketing phải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau Có 3 căn cứ chủ yếu mà người ta gọi là tam giác chiến lược là: căn cứ vào khách hàng; căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp; căn cứ vào đối thủ cạnh tranh -Căn cứ vào khách... nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng” Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị Câu 8: Vì sao khi hoạch định chiến lược marketing doanh... thị trường -Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: Sự phát triển của các doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng nhu cầu đã gây ra bao cuộc : “chiiens tranh lạnh” Tình hình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc khai thác thế mạnh của mình trong hoạch định chiến lược marketing Khai thác thế mạnh của doanh nghiệp la 1 thực tế, vì bất cứ 1 doanh nghiệp nào nếu so với các doanh nghiệp khác đều có những... hạn chế đang rang buộc -Căn cứ vào dối thủ cạnh tranh: là so sánh các khả năng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế Lợi thế so sánh của các doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác thể hiện ở ưu thế vôn hình và ưu thế hữu hình Các chiến lược marketing cần phân đoạn thị trường Những phân đoạn thị trường này khác nhau về thị hiếu, sự đáp ứng đối với nỗ lực marketing và tính doanh... ta nói, khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược la sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược marketing của bất cứ doanh nghiệp nào Các nhà hoạch định chiến lược thường dùng 2 cách phân đoạn thị trường: Cách 1: phân đoạn theo mục đích sử dụng Căn cứ vào mục đích của khách hàng tro9ng việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ qua đó doing nghiệp có thể lựa chọn cho mình nhóm khách... marketing và tính doanh lợi Người quản trị cần đưa ra các chiến lược chuyên biệt cho các sản phẩm mới, định giá, phân phối, quảng cáo, bán hàng trực tiếp… Những người quản trị cũng cần nêu rõ ngân sách marketing sẽ cần đến để thực thi nhiều 12 chiến lược khác nhau Câu 9: đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) là gì? Các điều kiện để xác định môt đơn vị kinh doanh chiến lược? *đơn vị kinh doanh chiến lược(SBU) . chiến lược marketing phải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau. Có 3 căn cứ chủ yếu mà người ta gọi là tam giác chiến lược là: căn cứ vào khách hàng; căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp; căn cứ vào. đưa ra chính sách giá hợp lý. Câu 5: Dựa vào các khái niệm cơ bản về marketing, hãy giải thích câu nói “ marketing bắt đầu và kết thúc với khách hàng” Một số khái niệm marketing được chấp nhận. hướng marketing theo dự đoán là gì? > Khi đã trả lời chính xác các câu hỏi trên thì doanh nghiệp sẽ có một hướng đi vững chắc trong xu hướng phát triển của mình, từ đó đề ra các sách lược marketing

Ngày đăng: 10/07/2015, 06:48

Xem thêm: Đề cương lý thuyết môn Marketing căn bản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w