1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương lý thuyết môn Luật kinh tế

24 584 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Câu 87: Những quy định của pháp luật để đảm bảo tính chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên? TL: Để đảm bảo tính chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty TNHH 1 TV, khoản 1 điều 76 LDN 2005 quy định: Cty TNHH 1 TV không được giảm vốn điều lệ. Bởi chủ công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ. Như vậy, nếu cho công ty TNHH 1 thành viên có quyền được giảm vốn điều lệ thì sẽ là một điểm bất lợi đối với các chủ nợ và họ sẽ lợi dụng điểm này để làm giảm trách nhiệm của mình. Câu 96: Vợ chồng có được thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên hok? TL: Vợ chồng được quyền thành lập công ty TNHH 2 TV trở lên nếu như vợ chồng không thuộc các trường hợp không được thành lập doanh nghiệp được quy định tại điều 13 LDN 2005. Câu 102: Tại sao phải xóa bỏ cơ chế chủ quản? TL: Các Công ty TNHH một thành viên ra đời từ NĐ 25/2010 phải được gọi đúng tên là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên. Bởi lẽ, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của những công ty đó. Cụm từ "Nhà nước một thành viên" đã được sử dụng để đặt tên cho một số DNNN trước đây. Song, trong lần chuyển đổi này, cụm từ trên đã không được sử dụng để tránh vi phạm nguyên tắc "thương mại không phân biệt đối xử" – một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO mà Việt Nam đã gia nhập. Vì "Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ" cho nên những nội dung cơ bản của "Cơ chế chủ quản" trong công tác quản trị các DNNN vẫn còn nguyên vẹn đối với các Công ty TNHH một thành viên hình thành sau chuyển đổi. Cơ chế chủ quản cần phải xóa bỏ vì: - Quy định tại NĐ 25/2010 cho ta thấy: tuỳ theo từng Công ty, chủ sở hữu sẽ là Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng; Chủ tịch UBND cấp tỉnh; người được Công ty mẹ hoặc SCIC giao quyền. Như vậy thì sẽ không đảm bảo việc hoạt động của DN. + Do các quan chức trong bộ máy công quyền (Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) không có đủ điều kiện (ít nhất là về thời gian) để thực hiện các quyền của chủ sở hữu, họ còn công việc nhà nước nữa. Do đó, không phải cứ xin ý kiến là chủ sở hữu có thể cho ý kiến được ngay. Tất yếu phải có các cơ quan tham mưu, nghiên cứu và trình lên ý kiến giải quyết. Và như vậy thì nhiều trường hợp không nắm được cơ hội kinh doanh. + Trường hợp chủ sở hữu hok phải phải là công chức mà là đại diện của công ty mẹ hoặc SCIC thì nhiều trường hợp họ không dám đưa ra quyết định mà phải xin ý kiến cấp trên do vốn công ty là vốn nhà nước, sợ trách nhiệm. - Khi công ty mất vốn: do vốn là tiền thuế do nhân dân đóng, số vốn đó không thuộc sở hữu một cá nhân nào nên khi công ty thua lỗ, mất vốn, các chủ sở hữu chỉ bị khiển trách hoặc kỉ luật hành chính mà không phải chịu trách nhiệm về khoản vốn bị thua lỗ, gánh nặng nợ đó người dân phải chịu. Câu 18: Phân chia lợi nhuận của công ty cổ phần Phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần được trả dưới hình thức cổ tức. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty (Khoản 9 Điều 4 LDN 2005) Theo điều 93 LDN 2005 quy định về việc trả cổ tức • Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. • Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng và khoản chi trả cổ tức trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Công ty chỉ trả cổ tức khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt, cổ phần công ty hoặc tài sản khác theo Điều lệ công ty. Nếu bằng tiền mặt phải bằng đông Việt Nam và được thanh toán bằng séc hoặc gửi bằng đường bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông. Cổ tức có thể thanh toán bằng chuyển khoản, nếu đã chuyển theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về thiệt hại, nếu có, phát sinh từ việc chuyển khoản đó. • Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức gửi theo cách đảm bảo đến địa chỉ cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo ghi rõ tên công ty, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc xác nhận cá nhân hợp pháp khác; quyết định thành lập hoặc đăng kí kinh doanh; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; chữ kí Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty. • Nếu cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty. Trường hợp trái với quy định Điều 93 thì tất cả cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền hoặc tài sản đã nhận; trường hợp có cổ đông không hoàn trả được thì cổ đông đó và tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền và tài sản chưa được hoàn lại (Điều 94 LDN 2005) Câu 26. Vốn của công ty TNHH? Các trường hợp thay đổi thành viên góp vốn Công ty TNHH 2 thành viên trở lên - Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty. Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên (Điều 6 NĐ 102/2010/NĐ-CP) - Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh. - Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác. - Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách: tăng vốn góp thành viên, điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng giá trị tài sản tăng lên của công ty, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. - Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách: hoàn trả phần vốn góp cho TV theo tỷ lệ vốn góp của họ trong VĐL của công ty (nếu hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm), mua lại phần vốn góp theo quy định Điều 44, điều chỉnh giảm mức VĐL tương ứng giá trị tài sản giảm xuống của công ty - Các trường hợp thay đổi thành viên góp vốn + Trường hợp tiếp nhận thành viên mới + Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 44) + Trường hợp thay đổi thành viên do thừa kế (Khoản 1 Điều 45) + Đối với trường hợp đăng ký thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Doanh nghiệp + Trường hợp thay đổi thành viên do được biếu, tặng (Khoản 5 Điều 45) + Trường hợp thay đổi thành viên do nhận thanh toán nợ (Khoản 6 Điều 45) Công ty TNHH 1 thành viên - Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty. Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên (Điều 6 NĐ 102/2010/NĐ-CP) - Tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. - Không được giảm vốn điều lệ - Các trường hợp thay đổi thành viên góp vốn: + Chuyển nhượng toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác + Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì công ty TNHH một thànhviên sẽ trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên + Tăng vốn điều lệ bằng huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV trở lên. Câu 36. Trình bày những hạn chế về quyền đối với thành viên cty TNHH, thành viên cty hợp danh Công ty TNHH 1 TV (Điều 66) - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. - Chủ sở hữu công ty không đươc rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả Công ty TNHH 2 TV trở lên - Vốn góp của các thành viên còn lại bị ảnh hưởng khi có một thành viên rút vốn. - Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. - Không phải thành viên nào cũng là đại diện pháp luật của công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty (điều 46). Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì giám đốc hoặc tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật - Chuyển nhượng vốn góp bị hạn chế về trình tự thủ tục khắt khe, phức tạp: thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này (điểm e, khoản 1, điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005), tức là: • Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán (điều 44 Luật Doanh nghiệp 2005) Công ty hợp danh - Thành viên hợp danh: • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 1, điều 133). Vì thành viên hợp danh chỉ có thể chịu trách nhiệm vô hạn một lần (vì họ chỉ có một khối tài sản duy nhất, không thể chịu trách nhiệm hơn một lần). • Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần góp vốn của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên còn lại (khoản 3, điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005). Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự quen biết lâu năm, tin tưởng giữa các thành viên. Vì vậy, nếu như một thành viên được chuyển nhượng vốn mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì tức là đã phá vỡ mối quan hệ quen biết đó. • Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác (khoản 2, điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005). Quy định này nhằm để tránh tình trạng giữa bản thân thành viên hợp danh và công ty hợp danh có tranh chấp quyền lợi với nhau. - Thành viên góp vốn • Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty (điểm b, khoản 2, Điều 140 Luật doanh nghiệp 2005). • Thành viên góp vốn không có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên • Thành viên góp vốn không có quyền quản lý, điều hành công ty (điểm b, khoản 2, điều 140 Luật Doanh nghiệp 2005). Do vậy thành viên góp vốn không thể đảm nhiệm các chức danh như: chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc… 65. Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh? Tài sản độc lập của công ty hợp danh? Trách nhiệm liên đới của thành viên hợp danh? - Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh: TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Điều 130- LDN 2005) - Tài sản độc lập của công ty hợp danh (điều 132- LDN 2005) Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Tài sản tạo lập được mang tên công ty Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng kí của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. - Trách nhiệm liên đới của thành viên hợp danh điểm đ, khoản 2, điều 134- ldn 2005: Thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Khoản 5, điều 138 : Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 điều 138 thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. 83. Điểm khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức và công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân.? Cty TNHH 1 TV là tổ chức Cty TNHH 1 TV là cá nhân Chủ sở hữu công ty là 1 tổ chức Chủ sở hữu công ty là 1 cá nhân Cơ cấu tổ chức quản lý - Trường hợp chủ sở hữu bổ nhiệm ít nhất 2 người làm đại diện theo ủy quyền, cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên. Hội đồng thành viên gồm tất cả những người đại diện theo ủy quyền. -Trường hợp 1 người được bổ Gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. ( Điều 74- LDN2005) - Chủ sở hữu công ty không bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền thì người đó làm chủ tịch công ty, cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên (Điều 67 –LDN 2005) -Giám đốc hoặc tổng giám đốc: được hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê. -Kiểm soát viên: chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. nhiệm người đại diện theo ủy quyền - Không có kiểm soát viên 91.Những đặc quyền của cổ đông sáng lập và hạn chế của họ? Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.( điều 23- nghị định 102/2010- NĐ CP Đặc quyền của cổ đông sáng lập: - Được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết ( cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định). Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.( khoản 3- điều 78). - Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhưởng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.(khoản 5 Điều 84 LDN 2005). Hạn chế của cổ đông sáng lập: - Khoản 5- điều 84 LDN 2005 : Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Sau ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được quyền bãi bỏ. Hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 điều 84 LDN 2005 chỉ áp dụng đối với số cổ phần đăng kí mua tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp lần đầu và đã góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp(Khoản 10- điều 23- nghị định 102- NĐ/CP. - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, số phiếu biểu quyết của cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông được đăng ký mua.( điều 23- nghị định 102/2010- NĐ-CP 93. Người VN định cư ở nước ngoài được quyền thành lập cty TNHH 1 TV và DNTN? Trả lời: Được, theo quy định tại điều 13- LDN 2005 và điều 12 nghị định 102/2010- NĐ/CP. Điều 19, điều 21,điều 24, chương 4, Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng kí doanh nghiệp đối với DNTN và CTTNHH 1 TV có quy định riêng cho người VN định cư ở nước ngoài. 94. Cổ phần hóa công ty nhà nước là gì? Cổ phần hóa công ty nhà nước là việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần, tức chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. Cổ phần hóa công ty nhà nước thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tổ chức hoạt động của các công ty nhà nước để bảo đảm việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phòng, chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. HÌnh thức cổ phần hóa công ty nhà nước: -Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hoá có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong phương án cổ phần hoá. -Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. - Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. 100. DNLD có thể là DNNN? - Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và [...]... HĐTV và các thành viên hợp danh HĐTV gồm tất cả các thành viên hợp danh là cơ quan quyết định tất cả các hoạt động quản lý, kinh doanh của cty Các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm việc quản lý cty và cử một trong số các thành viên hợp danh làm Giám đốc Giám đốc làm nhiệm vụ phân công, Điều hòa và phối hợp công... theo quy định của Luật này, tán thành Ðiều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Ðiều lệ hợp tác xã; 2 Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định... gửi chủ nơ/ thông báo NLĐ . chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đảm. hoạt động quản lý, kinh doanh của cty. Các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm việc quản lý cty và cử. tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; c) Có trình độ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính - kế toán, kiểm toán hoặc chuyên môn, nghiệp vụ; đ) Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh,

Ngày đăng: 12/07/2015, 12:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w