1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

95 598 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 894,79 KB

Nội dung

i đại học quốc gia hà nội khoa luật TRN QUC KHI HON THIN CC QUY NH PHP LUT V I HC NGOI CễNG LP VIT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luận văn thạc sĩ luật học Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Ngụ Huy Cng Hà nội - 2013 đại học quốc gia hà nội khoa luật TRN QUC KHI HON THIN CC QUY NH PHP LUT V I HC NGOI CễNG LP VIT NAM luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2013 ii đại học quốc gia hà nội khoa luật TRN QUC KHI HON THIN CC QUY NH PHP LUT V I HC NGOI CễNG LP VIT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luận văn thạc sỹ luật học Ng-ời h-ớng dẫn khoa học : PGS.TS. Ngô Huy Cng Hà nội - 2013 iii MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU – CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu đề tài 3 3. Cách tiếp cận. 3 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM 6 1.1. Sự cần thiết thành lập đại học ngoài công lập 6 1.2. Khái niệm đại học ngoài công lập nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . 8 1.3. Những chủ trương của Đảng, của Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển đại học Ngoài công lập 10 1.4. Mục tiêu phát triển đại học đến năm 2020 11 1.5. Các vấn đề pháp lý phát sinh từ thành lập đại học Ngoài công lập 13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP HIỆN NAY 25 2.1. Lược sử phát triển về đại học ngoài công lập 25 2.2. Thực trạng 29 2.3. Thành tựu 35 2.4. Nhận xét chung 37 2.5. Những khó khăn, bất cập 39 2.5.1 Việc ban hành những văn bản pháp luật còn chậm, thiếu tính kế thừa, chưa đồng bộ 39 2.5.2. Việc thực hiện cam kết nêu trong đề án thàng lập trường còn chậm và khó khăn 43 2.5.3. Hạn chế về chất lượng đào tạo 43 2.5.4. Thực hiện quy trình đào tạo không tương xứng 45 2.6. Xác định mô hình hoạt động cho đại học ngoài công lập gặp nhiều khó khăn 46 2.7. Những khó khăn trong thực hiện quyết định 122/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang tư thục 47 2.8. Những khó khăn, vướng mắc của trường đại học Lương Thế Vinh trong quá trình chuyển đổi mô hình dân lập sang tư thục 54 iv 2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc 62 2.10. Tìm hiểu một số mô hình đại học tư trên thế giới và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 67 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP 74 3.1.1. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển đại học Ngoài công lập 74 3.2. Hoàn thiện mô hình đại học Tư thục 76 3.2.1. Sớm hoàn thiện Quy chế 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 76 3.2.2. Cần xác định rõ chủ sở hữu Nhà trường gồm 2 thành phần 76 3.2.3. Về mô hình tổ chức quản lý theo dạng công ty cổ phần (luật doanh nghiệp 2005) mang đặc thù giáo dục 77 3.3. Các trường đại học ngoài công lập nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm: đề cao quản lý; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; coi trọng chất lượng 79 3.4. Định hướng chiến lược phát triển 81 3.5. Các giải pháp cơ bản 81 3.5.1. Đối với Chính Phủ 81 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU – CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐH Đại học GDĐH Giáo dục đại học HĐQT Hội đồng quản trị HĐND Hội đồng nhân dân HT Hiệu trưởng NCL Ngoài công lập QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Loại hình trường và các kiểu của đầu tư góp vốn ban đầu 30 Bảng 2.2: Số lượng trường và quy mô sinh viên đại học cao đẳng từ năm học 1988 – 1989; 2007-2008; 2009-2010 35 Bảng 3.1. So sánh trường Đại học tư thục và Doanh nghiệp 78 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vào những năm cuối của thập niên 1980 của thế kỷ XX, một mô hình mới về Giáo dục và Đào tạo hệ đại học được Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm: Trung tâm đào tạo Thăng Long do GS Hoàng Xuân Sính chủ trì. Sau một thời gian hoạt động đã cho ra trường những sinh viên chất lượng, được xã hội chấp nhận và đánh giá tích cực về một mô hình quản lý mới trong giáo dục đại học. Đến tháng 8/1994 Thủ Tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận nâng cấp Trung tâm thành trường đại học dân lập Thăng Long, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời, khởi nguồn mới mô hình đại học Ngoài công lập (NCL) ở Việt Nam. Đến nay, sau gần 20 năm phát triển đã có hơn 50 trường đại học NCL ra đời, bao gồm các loại hình: trường dân lập, tư thục và có vốn 100% đầu tư nước ngoài. Với đặc thù hoạt động tự chủ về tài chính bằng nguồn vốn chủ yếu từ ngoài ngân sách nhà nước để thu hút các nguồn lực xã hội làm giáo dục, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện trường đại học Việt Nam, đóng góp 1/5 quy mô đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. Đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung đại học NCL nước ta vẫn phát triển chậm, chưa có bước đi vững chắc, chất lượng đào tạo yếu kém, chưa có sức đột phá để phát triển để tương quan với giáo dục khu vực và trên thế giới. Nghị quyết 14/2005/NQ – CP của Chính Phủ “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020: mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo tỷ lệ 200 sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên vào năm 2020; trong đó 40% tổng số sinh viên thuộc sơ sở ngoài công lập”[4] chưa thực hiện được. Xã hội cũng như trong hệ thống quản lý giáo dục còn nhiều tư tưởng nhận thức hoài nghi về đại học NCL. Nhiều địa bàn thành phố còn định kiến, vô cảm, phân biệt đối sử thiếu công bằng giữa văn bằng công lập và ngoài 2 công lập, nhiều chính sách chủ chương của Đảng về phát triển đại học NCL chưa được triển khai có hiệu quả. Để củng cố hệ thống đại học NCL của nước ta hiện nay, phù hợp nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với nền giáo dục khu vực và thế giới, sau nhiều “thăng trầm” ngày 17/1/2005 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định 14/2005 về mô hình hoạt động đại học tư thục, sau này được chỉnh sửa bổ xung là QĐ 61/2009 ngày17/4/2009. QĐ số 122/2006/QĐ-TTg Quyết định chuyển đổi loại hình trường từ đại học dân lập sang đại học tư thục gồm 19 trường trong phạm vi cả nước với mục đích thực hiện tốt các quyết định trên. Đây được coi là bước đột phá của Chính phủ đối với đại học NCL trong giai đoạn hiện nay. Việc chuyển đổi phải kết thúc vào ngày 30/6/2007, đến nay sau gần 7 năm thực hiện duy nhất chỉ có 2 trường đã chuyển đổi thành công, số các trường còn lại gặp rất nhiều vướng mắc khó khăn, nhiều nội dung không có hành lang pháp lý để hướng dẫn. Hiệp hội các trường đại học NCL(VIPUA) đã chủ trì nhiều cuộc gội thảo để tìm giải pháp tháo gỡ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản nhưng kết quả đem lại thật khiêm tốn. Thời gian gần đây nhiều trường đã sảy mâu thuẫn trong quá trình chuyển đổi do không giải quyết được quyền lợi tài chính của các bên Đại học NCL là loại hình trường nhằm thực hiện những chủ chương của Đảng về xã hội hóa giáo dục, với mục đích đào tạo 200 sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên vào năm 2020, trong đó 40% tổng số sinh viên thuộc sơ sở ngoài công lập đến nay chưa thực hiện được. Nguyên nhân thì có nhiều, có thể chỉ ra những căn bản chủ yếu như: Nhiều chủ trương chính sách của Đảng đối với loại hình đại học NCL được triển khai không thấu đáo, xã hội chưa thật sự hiểu hết được vai trò mô hình này; nhiều văn bản pháp luật còn thiếu, không nhất quán, mô hình còn chắp vá, nội dung phương pháp đào tạo còn lạc hậu … 3 Từ bức tranh toàn cảnh của giáo dục đại học NCL Việt Nam đã thể hiện những bất cập cần phải đi sâu nghiên cứ để làm rõ từ quan điểm, khái niệm, xu thế phát triển, mô hình sở hữu, tổ chức, tính tự chủ và các hình thức chính sánh ưu tiên của nhà nước về đất đai, thuế của đại học NCL Việt Nam hiện nay, để từ đó có những kiến nghị hoàn thiện những quy định, chủ chương cho pháp luật dại học NCL Trong phạm vi một đề tài Cao học tác giả không có tham vọng đề cập đến nhiều vấn đề, chỉ đi sâu nghiên cứu từ thực tiễn việc vận hành hệ thống các trường đại học NCL, từ đó chỉ ra những tồn tại trong quản lý, vận hành, các quy định và những tồn tại của pháp luật về đại học NCL hiện nay, đề xuất những giải pháp tháo gỡ.Trước tình hình trên đề tài “Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam” đã được hình thành. 2. Mục tiêu đề tài Qua thực tiễn vận hành của hệ thống đại học NCL sau hơn 20 năm được tác giả tóm lược những thành tựu, chỉ ra những tồn tại hạn chế. Đi sâu phân tích làm rõ những yếu tố khách quan, chủ quan. Đặc biệt là hệ thống pháp luật, xây dựng những đề xuất nhằm “Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam” 3. Cách tiếp cận. -Từ thực tiễn hoạt động và quá trình vận động của đại học NCL; - Hệ thống các văn bản pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Đề tài được xây dựng trong quá trình thu thập thông tin từ các trường đại học NCL Việt Nam hiện nay; - Bộ giáo dục & Đào tạo, các cơ quan chức năng của nhà nước liên quan đến quản lý giáo dục đại học; - Xu thế phát triển đại học NCL ở một số nước trong khu vực; - Một số kiến nghị nhằm hoàn triện về pháp luật đại học NCL; - Tổng quan đại học NCL sau gần 20 năm ra đời và phát triển; 4 * Thời gian: Theo 4 giai đoạn [17] + Giai đoạn 1 từ năm (từ 1988 đến 1994) xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục đại học Ngoài công lập; + Giai đoạn 2 từ năm (1994 đến 1999) Xây dựng và phát triển đại học Ngoài công lập Việt nam theo Quy chế tạm thời số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ giáo dục & Đào tạo; + Giai đoạn 3 từ năm (2000- 2005) xây dựng và phát triển trường đại học Ngoài công lập theo Quy chế 86/2000 của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/7/2000. + Giai đoạn 4 từ 2005 đến nay xây dựng và phát triển đại học Ngoài công lập theo Quy chế 14/2005/TTg của Chính phủ. Nay được thay thế bằng quy chế 61/2009/TTG Chính phủ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Phƣơng pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, chắt lọc những tiến bộ có tính khoa học, những đánh giá của các chuyên gia từ thực tiễn để phục vụ đề tài như đề tài “Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam” do GS.TS Trần Hồng Quân làm chủ đề tài; tập thể các tác giả là những nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước với nhiều bài viết, tham luận trong cuốn sách “Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng -2011, nhà xuất bản khoa học kyc thuật”. Thu thập các tài liệu của nước ngoài nhằm so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm từ đó có những đề xuất hằm hoàn thiện pháp luật đại học Ngoài công lập của Việt Nam có hiệu quả. b. Phƣơng pháp khác Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm về trường đại học NCL, bản chất và đặc điểm của đại học NCL. Ở đây cần làm rõ về chủ sở hữu trường; thế nào là trường hoạt động vì lợi nhuận, không vì lợi nhuận, phân tích những bất cập, khó khăn khi triển khai Quyết định số 122/2006/QĐ ngày [...]... dựng cơ sở vật chất,… 10 - Nghị quy t 05/2005NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính Phủ xác định các định hướng phát triển cơ sở giáo dục- đào tạo NCL: + Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục dào tạo, dậy nghề ngoài công lập; chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập Hạn chế mở thêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển Không duy trì các cơ sở bán công, các lớp bán công trong... Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập và hoạt động trong trường đại học NCL theo hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam Các tổ chức Chính trị- xã hội, tổ chức Xã hội được thành lập và hoạt động trong trường đại học NCL theo quy định của hiến pháp và pháp luật [7] * Quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng đại học Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường đại học NCL là văn bản nhằm... viên ngoài công lập ở trung học chuyên nghiệp 30%, các cơ sở dậy nghề 60%, đại học, cao đẳng 40% + Các giải pháp và chính sách lớn của Chính Phủ tại Nghị quy t 05/2005/NQ-CP về giáo dục và Đào tạo Hoàn thiện các quy định về mô hình, quy chế của các đơn vị NCL theo hướng: quy định rõ trách nhiệm, mục tiêu hoạt động, nội dung chất lượng dịch vụ, sản phẩm chế độ sở hữu và cơ chế hoạt động; quy định chế... khái quát hoá, từ đó tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị 5 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM 1.1 Sự cần thiết thành lập đại học ngoài công lập * Sự cần thiết Thứ nhất, trong thế giới ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền... chính ngoài ngân sách Nhà nước Việc thành lập ĐHDL do Thủ tướng Chính phủ quy t định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Đại học dân lập thuộc hệ thống đại học nhà nước CHXHCN Việt Nam, năm 1989 Luật Giáo dục đã chính thức đưa loại hình đại học cao đẳng NCL vào hệ thống nhà trường giáo dục quốc dân - Giai đoạn 3: từ 2000 đến 2005 đại học ngoài công lập Việt Nam hoạt động theo Quy chế... trường công + Khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, có chất lượng cao ở nước ngoài; khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng cao, có uy tín bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài; khuến khích các nhà khoa học, giáo dục có trình độ cao ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt nam Định hướng đến năm 2010 tỷ lệ học sinh sinh viên ngoài. .. xã hội đối với các hoạt động của nhà trường 1.5 Các vấn đề pháp lý phát sinh từ thành lập đại học Ngoài công lập * Quy t định số 07/2009/QĐ TTG ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sát nhập, chia, tách, giải thể trường đại học [6] Về điều kiện thành lập: Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học đã được Thủ... bán công Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Doanh nghiệp ngoài công lập, kể cả trường do Nhà nước đầu tư [17] * Của Nhà nƣớc - Hến pháp CHXHCN Việt Nam 1992(sửa đổi) điều 36 xác định “Phát triển các hình thức Quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác”; - Luật giáo dục 2005 sửa đổi điều 48 xác định các loại hình thức trường sau công lập, ... của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa Giáo dục đã được triển khai đa dạng hóa các loại hình đào tạo, loại hình trường; chính sách và biện pháp đổi mới giáo dục đại học được thể hiện bằng Hiến pháp, luật pháp và những văn bản dưới luật đã tạo cho cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phát triển; các nhà cung ứng mới về dịch vụ giáo dục đại học xuất hiện: Đó là các tổ chức, cá nhân, các tổ chức kinh tế-... thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Giai đoạn 2: Từ 1994 - 1999 đại học ngoài công lập hoạt động theo quy chế tạm thời số 196/TCCB ngày 21/1/1994 của bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày 21/01/1994 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tạm thời đại học dân lập , Quy chế này quy định Đại học dân lập (ĐHDL) là cơ sở đại học được Nhà nước cho phép thành lập do cá nhân, tập thể hoặc . KHÁI NIỆM VỀ ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM 6 1.1. Sự cần thiết thành lập đại học ngoài công lập 6 1.2. Khái niệm đại học ngoài công lập nước. các quy định và những tồn tại của pháp luật về đại học NCL hiện nay, đề xuất những giải pháp tháo gỡ.Trước tình hình trên đề tài Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập. Các vấn đề pháp lý phát sinh từ thành lập đại học Ngoài công lập 13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP HIỆN NAY 25 2.1. Lược sử phát triển về đại học ngoài công lập 25 2.2.

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w