Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
1,63 MB
Nội dung
đại học quốc gia hà nội Trung tâm đào tạo, bồi d-ỡng giảng viên lý luận chính trị Nguyễn thị ph-ơng thảo X X ó ó a a đ đ ó ó i i g g i i ả ả m m n n g g h h è è o o ở ở v v ĩ ĩ n n h h p p h h ú ú c c Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã ngành : 60 31 01 luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: pgs.ts.vũ văn phúc Hà nội 2009 MỤC LỤC TRAN G MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói, xóa đói giảm nghèo 7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. 7 1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số tỉnh và bài học rút ra cho Vĩnh Phúc. 32 Chương 2: Thực trạng nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở vĩnh phúc 36 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến nghèo đói và công tác XĐGN ở Vĩnh Phúc 36 2.2. Phân tích tình hình nghèo đói và công tác XĐGN ở Vĩnh Phúc 46 2.3. Đánh giá chung về công tác xoá đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc 64 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TIẾP TỤC THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VĨNH PHÚC 71 3.1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản 71 3.2. Giải pháp cơ bản để tiếp tục thực hiện XĐGN ở Vĩnh Phúc 75 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐTB& XH : Bộ Lao động thương binh và xã hội BCĐ : Ban chỉ đạo CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNH,HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐBKK : Đặc bịêt khó khăn DTTS : Dân tộc thiểu số KT- XH : Kinh tế - xã hội GDP : Thu nhập quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân TCTK : Tổng cục Thống kê UBND : Uỷ ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xoá đói, giảm nghèo DANG MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Mật độ dân số trung bình ở Vĩnh Phúc 41 Bảng 2.2 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ năm 1997-2007 44 Bảng 2.3 Trình độ lao động nghề nông ở Vĩnh Phúc 45 Bảng 2.4 Tỷ lệ nghèo đói ở một số khu vực 46 Bảng 2.5 Tỷ lệ nghèo đói của theo huyện, thị, thành phố 47 Bảng 2.6 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 51 Bảng 2.7 Thống kê thiệt hại do thiên tai ở tỉnh từ năm 2004- 2007 56 Bảng 2.8 Tỷ lệ gnhèo đói ở tỉnh từ năm 1998-2007 65 Bảng 2.9 Nghèo đói và tỷ lệ giảm nghèo theo khu vực, đối tượng chính sách 66 Bảng 2.10 Tỷ lệ giảm nghèo theo huyện, thị, thành phố 67 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá, con người đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội và các quốc gia cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Song thực tế cho thấy ngày nay ngay cả ở những nước phát triển thì vấn đề nghèo đói, chênh lệch thu nhập trong dân cư vẫn là vấn đề nan giải của xã hội. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì đói nghèo trở thành vấn đề bức xúc, là cản trở lớn cho sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, xoá đói giảm nghèo đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Ngày nay các tổ chức quốc tế cùng với các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện nhiều biện pháp rất tích cực nhằm xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nhân dân đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển đi lên của xã hội, bên cạnh một bộ phận dân cư giàu lên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ rơi vào cảnh đói, nghèo với khoảng cách ngày càng xa. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam còn rất cao, theo chuẩn nghèo mới được Chính Phủ ban hành trong Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%), Tây nguyên (38%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%) [4, tr.29], đến năm 2008 tỷ lệ nghèo chung của cả nước vẫn còn 13,1%, nhưng khoảng cách giàu nghèo lại có xu hướng gia tăng, năm 2006 là 8,4 lần [40]. Muốn đảm bảo cho sự ổn định để phát triển của đất nước, thì thời gian tới nước ta cần phải khuyến khích mọi người tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội về thu nhập của dân cư. Vì thế công tác xoá đói giảm nghèo đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 2 1996), Đảng ta đó khẳng định: “Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [19, tr 115]. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo.Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” [20, tr. 211] Qúa trình thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian qua đó đạt được một số thành tựu nhất định như: số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xoá đói, giảm nghèo… Tuy nhiên, kết quả XĐGN ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ X nhận định: “Thành tựu XĐGN chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước” [21, tr.175]. Thực trạng đó đòi hỏi nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm giải pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình XĐGN ở tầm cao hơn. Chúng ta biết rằng, đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị, xã hội và là một trong những nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách, nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương về XĐGN. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người 3 nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững" [21, tr.217]. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, năm 1997 tỉnh được tái lập trong điều kiện còn rất nghèo và nhiều khó khăn. Nhưng những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực, nhờ đó mà đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của tỉnh vẫn còn một số khó khăn, thách thức, trong đó đáng chú ý là vấn đề nghèo đói của tỉnh vẫn chưa giải quyết được, nhất là ở những xã miền núi tỷ lệ nghèo đói còn rất cao như: xã Bồ Lý (Tam Đảo) là 64,46%, Đạo Trù (Tam Đảo) là 53,3%, Hoàng Hoa (Tam Dương) là 50,78%, Yên Dương (Tam Đảo) là 48,2%, Bàn Giảng (Lập Thạch) là 41,5%, Vân Trục (Lập Thạch) là 40,5% [46]. Thực trạng đói nghèo đó đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết để tiếp tục phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về đói nghèo đói trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài "Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc" làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo được công bố, đáng chú ý là các công trình sau: 4 - Trần Đình Đàn, “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001. - Vũ Minh Cường, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. - Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Nxb Văn hóa - thông tin, 2004. - Hoàng Thị Hiền, Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. - Thái Văn Hoạt, Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề xóa đói giảm nghèo như TS. Tạ Thị Lệ Yên,"Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo", tạp chí Ngân hàng số 11/2005; TS. Đàm Hữu Đắc,"Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp", tạp chí Lao động và Xã hội số 272 tháng 10/2005. Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là rất phong phú. Thành quả của những công trình đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa phương. 5 Tuy nhiên cho đến nay vấn đề "Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc" vẫn là một khoảng trống chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Đánh giá thực trạng nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói ở Vĩnh Phúc. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo cho Vĩnh Phúc đến hết năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo. - Phân tích thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói, đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc những năm qua. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu tình hình nghèo đói và vấn đề xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi nghiên cứu: 6 Đánh giá, phân tích thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến nay. Nêu ra mục tiêu, giải pháp giảm nghèo đến hết năm 2010 sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Để xem xét vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. - Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng kết, kết hợp giữa nguyên lý của kinh tế học với khảo sát đánh giá thực tiễn, kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố có liên quan để giải quyết nhiệm vụ của luận văn. 6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn - Từ đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội ở Vĩnh Phúc, luận văn xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác xóa đói, giảm nghèo cho Vĩnh Phúc. - Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan chức năng có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn Vĩnh Phúc, cũng như đối với một số địa phương khác có đặc điểm tương đồng, đang thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: [...]...Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 1.1.1 Khái niệm về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo 1.1.1.1 Khái niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định nghèo đói * Khái niệm về nghèo đói Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề có tính toàn cầu, bởi lẽ ở tất cả các quốc gia... người nghèo giảm và phân hoá giàu nghèo tăng - Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng tạo điều kiện tiền đề để người nghèo có cơ hội vươn lên nhờ hưởng lợi từ kinh tế mang lại Mặt khác nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà Nhà nước tăng nguồn thu, tăng tích luỹ tạo sức mạnh vật chất để thực hịên tốt hơn công tác XĐGN Vì vậy, quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh. .. Chưa có trạm y tế hoặc có nhưng còn tạm bợ 16 + Chưa có chợ hoặc mới có chợ tạm 1.1.1.2 Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm Nói một cách cụ thể hơn, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển... lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiều chiều hướng Vì thế nếu các tác động trên mà trái ngược nhau thì sẽ làm triệt tiêu các khả năng để tăng trưởng kinh tế cũng như những điều kiện để thực hiện XĐGN Muốn đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và XĐGN đòi hỏi Nhà nước cần phải có sự can thiệp sao cho sự tác động của các yếu tố, các quy luật có tính đồng thuận để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa thực... triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững; ngược lại chỉ có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo Mặt khác nếu lao động có sức khoẻ, được đào tạo, bồi dưỡng tốt cùng tinh thần làm việc hăng say, môi trường kinh tế của vùng nghèo. .. nguy cơ nghèo đói, tụt hậu là rất lớn Vì vậy, bản thân người nghèo, vùng nghèo phải tự vươn lên thoát nghèo thì mới đảm bảo mục tiêu XĐGN thành công và vững chắc 1.1.3 Vai trò của công tác XĐGN * Đối với sự tăng trưởng kinh tế: 27 - Ở phạm vi cá nhân, hộ gia đình; đói nghèo sẽ ngăn cản hộ nghèo có thể phát huy hết nguồn lực của chính mình và xã hội để có cuộc sống đầy đủ hơn Thực tế cho thấy người nghèo. .. Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xoá đói và cũng giống khái niệm nghèo, khái niệm nghèo cũng chỉ là tương đối Bởi nghèo đói có thể tái sinh khi chuẩn nghèo thay đổi, hoặc có sự tác động của thiên tai, lạm phát, khủng hoảng Vì vậy, việc đánh giá mức độ giảm nghèo cần được xem xét trong một không gian và thời gian nhất định Việt Nam hiện nay do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế. .. thường thấy một số khái niệm về nghèo như: nghèo đói, nghèo khổ, giàu nghèo, phân hóa giàu nghèo hay khoảng cách giàu nghèo, những khái niệm này được các học giả, các nhà khoa học định nghĩa dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau như nghèo về vật chất, nghèo về tri thức, nghèo về văn hóa Mặt khác, bên cạnh khái niệm nghèo, còn sử dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư... chịu tác động của các quy luật phân hoá giàu nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội Nhưng XĐGN và tăng trưởng kinh tế lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, ở chỗ: tăng trưởng kinh tế sẽ tạo cơ sở, điều kiện vật chất cho việc XĐGN, ngược lại XĐGN là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững hơn 28 Trong quá trình vận... cầu thực tế thì nguy cơ thất nghiệp, giảm thu nhập là điều khó tránh khỏi Hiện nay do lao động giá rẻ của Việt Nam sẽ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế Do vậy, đa số người nghèo ở Việt Nam, có 22 trình độ chuyên môn thấp, sống chủ yếu ở các vùng nông thôn và làm việc trong các khu vực kinh tế phi chính thức thì rất khó có thể hưởng thụ các thành tựu do hội nhập kinh tế mang . lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo. - Phân tích thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói, đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh. MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói, xóa đói giảm nghèo 7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. 7 1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm. lựa chọn đề tài " ;Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc& quot; làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được