1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway

98 939 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 870,62 KB

Nội dung

Đề tài về : Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

- -

Nguyễn Tiến Dũng

TRUYỆN NGẮN CHIẾN TRANH

CỦA ERNEST HEMINGWAY

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

TS ĐÀO NGỌC CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

Trang 2

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Thầy giáo hướng dẫn, Tiến sĩ Đào Ngọc Chương

Giáo sư Lưu Đức Trung, Phó Giáo sư Lương Duy Trung

Các thầy cô Tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô Khoa Ngữ văn Phòng Sau Đại học & CN Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh Anh Nguyễn Hồng Vỹ

Gia đình và bạn bè

đã tận tình giúp đỡ, góp ý, bổ sung cho tôi hoàn thành luận văn này

Gia Lai, ngày 31 tháng 8 năm 2008

Người viết luận văn:

Nguyễn Tiến Dũng

Lớp Cao học Văn học nước ngoài K 16

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một ghi chú của Gail Calwel trong một quyển sách nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh E Hemingway do thư viện Kennedy tổ chức ngày 10 & 11 tháng 4 năm 1999 có đoạn:

“Hemingway ở đỉnh cao của làn sóng thời đại Đó là sự nổi loạn chống lại thứ văn xuôi thượng

lưu Anh đạo đức giả và nói quá sự thật.”

Thực vậy, sáng tác của E Hemingway nói chung và truyện ngắn chiến tranh của ông nói riêng đã khẳng định điều đó

Sự nghiệp văn học của E Hemingway được kể đến hơn tám mươi bài thơ, năm vở kịch, mười hai tiểu thuyết và hơn một trăm truyện ngắn với nhiều đề tài khác nhau Đó là một gia tài văn học không nhỏ của một nhà văn gần 40 năm cầm bút và lăn lộn khắp các chiến trường Các nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để tìm tịi, nghin cứu các sáng tác của E Hemingway trên nhiều khía cạnh khác nhau như đề tài, thi pháp, thể loại, ngôn ngữ, nhân vật, phong cách nghệ thuật… và có nhiều công trình thành công đáng kể

Đặc biệt, các công trình nghiên cứu về đề tài chiến tranh và truyện ngắn của E Hemingway được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất và có nhiều phát hiện quan trọng

Có thể nói, đề tài chiến tranh là đề tài quen thuộc và chủ đạo trong sáng tác Hemingway Ông được xem là một trong những nhà văn viết về chiến tranh xuất sắc nhất của thế kỉ XX cùng với Barbusse, Erich Maria Remarque… Hơn thế nữa, Hemingway được coi là nhà văn tiên phong của nghệ thuật viết truyện ngắn hiện đại Thậm chí có ý kiến rằng E Hemingway viết truyện ngắn thành công hơn tiểu thuyết mặc dù ông đạt giải Nobel về tiểu thuyết (G G Marquez)

Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và xuyên suốt về truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway Trong khi đó mảng truyện ngắn chiến tranh của Hemingway chiếm một phần không nhỏ trong sáng tác của ông Tôi nghĩ rằng mảng truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway là mảng sáng tác có nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật

mà chúng ta chưa có dịp tìm hiểu Đó là lí do quan trọng của đề tài này

Về mặt các ấn phẩm, số lượng truyện ngắn của E Hemingway được dịch sang tiếng Việt chỉ hơn 70 truyện trong tổng số hơn 100 truyện, trong đó một số truyện ngắn chiến tranh tiêu biểu chưa được dịch Do vậy, người viết luận văn này đã cố gắng dịch sang tiếng Việt bốn

truyện ngắn: Đêm trước trận đánh (Night Before Battle), Đêm trước đổ bộ (Night Before Landing), Điểm đen chỗ giao lộ (Black Ass at the Crossroads), Cảnh vật muôn màu (Landscape

Trang 4

with Figures) mà chúng tôi cho rằng đây là những truyện ngắn chiến tranh tiêu biểu của Hemingway Chúng tôi hy vọng rằng những truyện ấy bổ sung vào mảng truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway đã được dịch nhằm giúp cho việc nghiên cứu mảng truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway toàn diện và sâu sắc hơn

Trong luận văn này, chúng tôi tập hợp được các truyện ngắn về đề tài chiến tranh của E Hemingway và bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn chiến tranh Hemingway ở hai phương diện: không gian nghệ thuật và nhân vật với tư cách là hai đặc điểm

cơ bản xác lập đặc trưng truyện ngắn chiến tranh của Hemingway Với những nỗ lực như thế,

hy vọng đề tài của chúng tôi sẽ góp phần phục vụ cho mảng tác phẩm của E Hemingway trong nhà trường, nhất là đối với cá nhân tôi

2 Lịch sử vấn đề

Từ năm 1924, sau khi in our time ra đời, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên

cứu về E Hemingway, phong cách nghệ thuật và sáng tác của ông Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hemingway mang giá trị thiết thực Để phục vụ cho luận văn của mình, chúng tôi chia các nghiên cứu về E Hemingway theo các vấn đề sau đây:

2 1 Về đề tài chiến tranh

Các nhà xuất bản trên thế giới đã sắp xếp tác phẩm của E Hemingway theo đề tài chiến tranh, gồm những ấn phẩm sau:

-Hemingway on War By Ernest Hemingway and Ernest Hemingway Edited by Sean

Hemingway and Sean Hemingway in Trade Paperback at SimonSays

-Men at War -New York Crown Publishers, 1942

-Hemingway's War Fiction and "The Best god-dammed God you Ever Knew"

Autores: Tim Pingleton; Localización American, ISSN 1695-7814, Vol.1, …

Đây là các tuyển tập sáng tác của E Hemingway gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, các bài báo, bài phỏng vấn và ghi chép về chiến tranh của Ernest Hemingway do gia đình cùng các nhà xuất bản sưu tầm, tuyển chọn Qua việc sắp xếp các tác phẩm theo đề tài chiến tranh ở trên, người sưu tầm, tuyển chọn bước đầu đã chú ý đến các sáng tác về đề tài chiến tranh của E Hemingway và đã có công tập hợp các sáng tác ấy với nhiều thể loại Việc làm này chứng tỏ mọi người đã chú ý đến mảng sáng tác về chiến tranh của E Hemingway, một mảng sáng tác

mà E Hemingway có nhiều thành công và gây nhiều ấn tượng với công chúng Tuy vậy, cho đến nay, chưa có ấn phẩm nào sắp xếp truyện ngắn chiến tranh của Hemingway thành tuyển

Trang 5

tập Điều đó đồng nghĩa với việc nghiên cứu truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway chưa được quan tâm thỏa đáng

Ở Việt Nam, từ năm 1985, Lê Đình Cúc đã đề cập đến đề tài chiến tranh của E

Hemingway qua luận án phó tiến sĩ: Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway [29] Trong

luận án của mình, Lê Đình Cúc đã khảo sát những tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway nhằm

làm rõ thái độ và quan niệm của E Hemingway về chiến tranh Lê Đình Cúc nhận định: “Cùng

đi song song với đề tài chiến tranh là đề tài tình yêu và sức sống mãnh liệt của con người” [31,

tr.9]

Trong một bài tham luận về Hemingway mang tên Âm hưởng thời đại trong

Hemingway, Lê Huy Bắc cho rằng: “Hemingway tập trung khắc họa hai diện mạo: chết trong

chiến tranh và sống trở về”, “Chiến tranh hiện diện trong tác phẩm của Hemingway trước tiên không phải bằng bộ mặt thật với đạn bom, xe tăng pháo binh… mà nỗi ám ảnh ghê hồn” [15,

tr.24-27] Tuy ý kiến của Lê Huy Bắc không mới và chưa tập trung nhưng đó là sự tái khẳng định đề tài chiến tranh trong sáng tác nói chung và trong truyện

ngắn của E Hemingway nói riêng

2 2 Về thể loại

Trong bài viết Hemingway ‘s English Reputation, DSR Welland quan tâm đến hình thức đặc biệt của in our time Ông cho rằng tập in our time chính là tiểu thuyết phân chia

thành các đoạn [107, tr.10-35]

Còn Philip Young, trong Ernest Hemingway, cho rằng truyện ngắn của E Hemingway là

loại văn đơn giản, sắc cạnh và Hemingway có những truyện ngắn phác thảo (Sketch) [110] Khái niệm sketch của Philip Young chỉ một kiểu truyện ngắn của E Hemingway Khái niệm này của P Young đã gây nhiều tranh cãi, vì bản thân khái niệm sketch không bao hàm được các

đặc điểm của truyện ngắn E Hemingway Sau này, Arlen J Hansen [41], Lê Huy Bắc [12], Đào

Ngọc Chương [22] tiếp tục bàn về khái niệm sketch Trong đó ý kiến của Arlen J Hansen và Đào Ngọc Chương đã lí giải khái niệm sketch với nhiều góc độ khác nhau và góp phần làm

sáng tỏ vấn đề thể loại truyện ngắn của E Hemingway Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này rõ

hơn ở Chương 1 của luận văn

Trong bài “in our time, những nét phác thảo của một phong cách nghệ thuật” [79], căn cứ trên tiêu chí thể loại, Trần Thị Thuận đánh giá rằng in our time gần với truyện ngắn

hơn cả và đó là những trang viết đặt nền móng nghệ thuật của E Hemingway sau này Ý kiến

Trang 6

của Trần Thị Thuận tuy chưa hoàn hảo nhưng đó là một cách xác định thể loại truyện ngắn của

E Hemingway

Cũng nghiên cứu về in our time, nhưng Đào Ngọc Chương đã lí giải sâu sắc hơn về vấn

đề thể loại của in our time trên cơ sở phân tích các khái niệm đoản văn, chương (chapter) Đào Ngọc Chương xem kiểu chương xen (chapter) trong in our time như một truyện ngắn độc lập

trên cơ sở nguyên lí tảng băng trôi của E Hemingway [23] Theo chúng tôi, đây là nhận định phù hợp nhất, vì nó có thể lí giải các đặc điểm truyện ngắn của E Hemingway Do đó, trong quá trình tiến hành luận văn, chúng tôi đã căn cứ ý kiến của Đào Ngọc Chương để khảo sát và xếp loại truyện ngắn của Hemingway

Lê Huy Bắc cho rằng truyện ngắn E Hemingway có kích thước và nhiều chủng loại khác

nhau: Truyện dong ý thức, truyện ngắn thư, truyện ngắn kịch, truyện ngắn mini, ngụ ngôn hiện

đại, truyện ngắn triết lí, truyện ngắn theo trường phái minimalism [52, tr.6]

Các nhận định trên cho thấy sự đa dạng, phong phú và phức tạp về thể loại truyện ngắn của E Hemingway

2 3 Về hiện thực

Khi nói về hiện thực trong tác phẩm văn học là nói đến thế giới hiện thực đã được tái tạo qua thế giới chủ quan của tác giả Thế giới ấy chính là một hiện thực khác, một hiện thực thứ hai, dù mang hình bóng của thế giới khách quan ngoài đời Không gian của tác phẩm văn học cũng nằm trong thế giới ấy Với cách hiểu như vậy, hiện thực phản ánh trong sáng tác của E Hemingway được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận với nhiều khái niệm khác nhau như: không gian, hiện thực, bối cảnh, hoàn cảnh…

Trong lời giới thiệu công trình Hemingway, A Collection of Critical Essays, Robert P

Weeks nhận xét: không gian trong sáng tác của Hemingway là hạn hẹp và đơn giản [81, tr.10]

Theo Einkeshchein (trong Selected Stories by Enest Hemingway), hiện thực trong tác

phẩm Hemingway đề cập đến thế giới đầy tội ác và nỗi kinh hoàng [94] Einkeshchein phân

tích quá trình chuyển biến cuộc sống của E Hemingway từ 1924 đến cuối những năm 1930 và

cho rằng: quan điểm của Hemingway trước thực tại là căm ghét bạo lực, chống chiến tranh và

chủ nghĩa phát xít quyết liệt Hemingway có tư tưởng ủng hộ cách mạng

Còn Ivan Kashkeen lại nhìn nhận: Hemingway nhìn thấy hiện thực vỡ vụn (trong Of

Greatest Importtance: The Prose of Enest Hemingway) [100, tr.160-172] Và Philip Young

thì hình dung thế giới của Hemingway qua “khe hở của một bức tường”, “Thế giới của

Trang 7

Hemingway là thế giới trong đó mọi thứ không sinh hoa, kết quả mà là một thế giới nổ tung, gãy vỡ, không hình thành, luôn bị gặm mòn” [110, tr.216]

Trong khi đó Leon Edel cho rằng: Thế giới trong Hemingway là thế giới của những hành

động hời hợt, một sự phản ánh thô thiển, cách nhìn thế giới của E Hemingway là “loại nghệ sĩ

của không gian nhỏ bé với cái nhìn giới hạn” [93, tr.20]

Các nhà nghiên cứu Thuỵ Điển lại có ý kiến: Thế giới trong tác phẩm E Hemingway không có sự thương cảm [88, tr.151-164] Nhà nghiên cứu Đức, Helmut Papajewski, nhận

xét: bên dưới cái hạn hẹp của thế giới truyện ngắn E Hemingway là “mối quan tâm thường trực

về số phận bi kịch của con người” [107, tr.75]

Lê Huy Bắc cho rằng: “Thế giới của Hemingway không chỉ là thế giới của những căng

thẳng, đổ vỡ mà còn là thế giới của nhiều cạm bẫy” [15, tr.38] Đặc biệt Lê Huy Bắc chú ý đến

yếu tố không gian tác động đến tính cách của nhân vật: “Hemingway xây dựng không gian này

là để khắc họa nên tính cách chủ đạo chung cho các nhân vật, tính cách anh hùng Chính môi trường sống đầy bạo lực và quan niệm sống hào hùng trên đã tạo nên kiểu nhân vật riêng biệt của Hemingway” [15, tr.36]

Hoàng Nhân lại chú ý cách miêu tả không gian chiến tranh trong tác phẩm của E

Hemingway: “Tác giả đã mô tả sinh động những cảnh đổ nát, hoang tàn trong chiến tranh.” [70, tr.202] Hoàng Nhân nhận xét thêm: “Thế giới miêu tả của Cézanne và Hemingway có vẻ

chật hẹp, không bao quát được sự tinh tế có tính chất cổ điển.” [70, tr.224] Ý kiến của Hoàng

Nhân khẳng định một lần nữa ý kiến của Robert P Weeks đã nêu ở trên

2 4 Về nhân vật

Hầu hết các nhà nghiên cứu đã nêu được các kiểu nhân vật hoặc đề cập đến vấn đề con người trong tác phẩm E Hemingway:

-Nhân vật trong hoàn cảnh bi đát, khắc nghiệt:

Ray B West và Philip Young đều quan tâm đến sự tồn tại khó khăn của các nhân vật trong hoàn cảnh khắc nghiệt [81, tr.11]

André Maurois cho rằng trong cái thế giới đầy bất trắc của chiến tranh và cái chết thường xuyên hiện diện, trong tình trạng đầy kích động và luôn dự cảm những nguy hiểm, nhân vật của

E Hemingway có hai cách giải quyết hoặc bằng cách tìm quên trong uống rượu và làm tình đến

đờ đẫn giác quan hoặc sống bằng cách sống khắc kỉ, chấp nhận kéo dài cuộc báo tử [22, tr.35]

John Killinger miêu tả tình cảnh bi đát của những người lính trở về sau chiến tranh [101]

E Johnson, trong Giã từ hòa bình riêng lẻ, đặt vấn đề: con người thoát ly và con người nhập

Trang 8

cuộc Einkeshchein lại nói đến con người với tâm hồn tàn phế [94] Còn Helmut Papajewski và một số nhà nghiên cứu Pháp, Thụy Điển cho rằng đó là những con người trống rỗng, buồn bã đến cực độ [107, tr 75-80]

-Con người với nỗi cô đơn:

Khi đề cập đến E Hemingway, Drobishevshii có nhận xét: truyện của ông mang sắc thái

“bi kịch của sự cô đơn” [81, tr.12] Cùng với ý kiến ấy, Jonh Killinger cho rằng Hemingway

luôn đề cập đến con người cô đơn [101] Còn Helmut Papajewski nhận định: trong tác phẩm của Hemingway luôn có sự sợ hãi, sự cô độc tận cùng của cá nhân, đến nỗi tình yêu đối lứa cũng không thể hóa giải nổi [107, tr.81-88]

Hoàng Nhân và Lê Huy Bắc chú ý đến hình ảnh nhân vật người lính trở về trong truyện

ngắn E Hemingway dở điên dở dại, bấn loạn và “lánh đời”, mang trong lòng những vết thương

âm ỉ [15, tr.27, 29]

- Con người với cái chết:

Cái chết trong tác phẩm E Hemingway được các nhà nghiên quan tâm nhiều nhất Malcolm Cowley nhận xét: không một nhà văn nào trong thời đại chúng ta lại có thể cho ta nhìn thấy nhiều xác chết như thế [92, tr.40] Còn Jonh Killinger cho rằng cái chết là hình tượng thường trực trong tác phẩm của Hemingway, thậm chí đó chính là một thứ chìa khóa lí giải

những bí mật của thế giới E Hemingway [101] Philip Young trong Ernest Hemingway lại nói

đến cái chết và sự biến hình [111] Còn Thorsten Jonsson dành nguyên một chương Sự gần gũi

với cái chết để nói đến cái chết khi viết về E Hemingway [99] Trong Tiêu chuẩn của cái chết,

L Kistein cho rằng cái chết là nỗi ám ảnh và danh dự của con người Ivan Kashkeen không tin rằng E Hemingway bị cái chết ám ảnh nên hạn chế tầm nhìn [100, tr.172]

Ở một góc độ khác, John Killinger và Maxwell Geimar khám phá cái chết, cái tôi hiện

sinh, cái hư vô nằm ngay ở đề tài chiến tranh trong tác phẩm E Hemingway [22, tr.27, 36]

Phát hiện trên khẳng định thêm quan niệm của E Hemingway về các khía cạnh của chiến tranh: cái chết, cái hư vô, sự vô lí… Và tất cả điều này được phản ánh rất rõ trong truyện ngắn mà chúng tôi sẽ đề cập ở các chương sau

Lê Huy Bắc lại nhắc đến những cái chết vô nghĩa, những “cái chết bất đắc kì tử” [15,

tr.27] của các nhân vật trong tác phẩm E Hemingway Tuy nhiên, Lê Huy Bắc cũng đánh giá

rất chủ quan khi kết luận: “Hemingway thường đề cập đến cái chết nhưng những cái chết ấy

luôn mang âm hưởng của sử thi, không một chút bi lụy, nhẹ nhàng như cái chết của chính ông…” [15, tr.39]

Trang 9

-Con người với sức sống của tâm hồn:

Các nhà văn thế giới và Việt Nam đều chú ý đến cuộc sống tâm hồn của nhân vật

Trong The Dumb Ox in Love and War, Wyndham Lewis cho rằng nhân vật của

Hemingway là loài súc vật ăn đậu hũ ở cửa lò sát sinh [103, tr.76] Còn Sean O’ Faolain, trong

Ernest Hemingway, lại nhận định: nhân vật của E Hemingway không có đầu óc, quá khứ,

truyền thống, kí ức [106, tr.112] Và trong Hemingway: Gauge of Moral, Edmund Wilson thì

nhận xét: con người trong tác phẩm Hemingway như những vi khuẩn sống trong

nước dưới dạng đơn bào [109, tr.214]

Các nhà nghiên cứu Việt Nam thì đánh giá nhân vật trong sáng tác của E Hemingway

lạc quan hơn Hoàng Nhân viết: “tình yêu cuộc sống đưa đến khả năng phát hiện ra những sự

đơn giản thế giới tâm hồn của con người, xa lạ với những ước lệ thông thường“ [70, tr.201] Lê

Huy Bắc cho rằng: “Hemingway đã xây dựng được những chiến binh dũng cảm, xem cái chết

tựa lông hồng, khi đã xác định cho mình lý tưởng, một nguyên tắc sống” [15, tr.27] Nguyễn

Hải Hà lại có ý kiến: “Các nhân vật yêu mến của ông đều vượt lên sự cô đơn, chán chường,

hoài nghi, khắc phục chấn thương tâm hồn trong một thời đại bão táp để trở thành người khắc

kỉ kiên cường” [15, tr.8]

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhân vật của E Hemingway dù ở trạng thái tích cực hay tiêu cực nhưng ở họ có khả năng chịu đựng thử thách và giàu khát vọng sống, khát vọng tự

do

-Những nhân vật mang dấu ấn tác giả:

Trong hai công trình Ernest Hemingway và Ernest Hemingway: nhà văn như là một

nghệ sĩ (Hemingway: The Writer as Artist), Philip Young quan tâm đến nhân vật-Hemingway

(Hemingway hero), là nhân vật có quan hệ với cuộc đời tác giả [22, tr.33] Philip Young lại chú

ý đến nhân vật Nick trong các truyện ngắn của E Hemingway Nhân vật Nick được miêu tả theo một quá trình từ tuổi thơ đến trưởng thành Còn Ivan Kaskeen chú ý đến nhân vật hóa

thân, mang dáng dấp tác giả trong sáng tác của E Hemingway trong Ernest Hemingway-bi

kịch của tay thợ lành nghề [22, tr.32] Có thể nói Nick là nhân vật trung tâm và là hóa thân

của tác giả

trong liên truyện, mang dấu ấn của tác giả nhiều nhất

Sau khi nghiên cứu các sáng tác của Hemingway, Hoàng Nhân nhận xét: sáng tác của E

Hemingway rất phong phú về đề tài song “Dù viết đề tài gì, tác giả chỉ nói về mình, những cảm

xúc và suy tư của mình trước cuộc sống đã từng trải” [70, tr.223] Nhận xét của Hoàng Nhân đã

Trang 10

chú ý đến cảm nghĩ, tư tưởng chủ quan của tác giả trong tác phẩm của E Hemingway Có lẽ Hoàng Nhân muốn nhấn mạnh sự trải nghiệm của E Hemingway thể hiện trong tác phẩm Còn

Nguyễn Hải Hà nhận xét thẳng thừng: “Nhiều nhân vật trung tâm là hóa thân của tác giả, đậm

nét tự truyện tinh thần nhưng sáng tác của Hemingway lại là câu chuyện ve thân phận con người” [15, tr.8]

2 5 Về cách viết truyện ngắn

Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước như: Carlos Baker, H E Bates, James Fenton, Hoàng Nhân, Nguyễn Hải Hà, Lê Huy Bắc, Đào ngọc Chương… đều chú ý đến đặc điểm nổi bật của nghệ thuật viết nói chung và truyện ngắn nói riêng của E Hemingway như nguyên lí tảng băng trôi, bút pháp độc thoại, đối thoại, cách sử dụng ngôn ngữ… Nguyễn Hải

Hà cho rằng: “Crédo (tín điều) thẩm mỹ của Hemingway gói gọn trong nguyên lý tảng băng

trôi, Hemingway chủ trương đãi cát tìm vàng, đưa văn học xích gần cuộc sống, dân chủ hóa văn học, đề cao cái đẹp giản dị bằng sự ngắn gọn, văn phong điện tín” [15, tr.8] Hoàng Nhân

lại nhận định: “Ông xây dựng nhân vật bằng cách xóa sạch để làm lại ngay từ đầu, để uốn nắn

lại hình ảnh” [70, tr.227], …

Hầu hết các công trình trên đã đề cập đến các yếu tố nghệ thuật

trong sáng tác của E Hemingway như: thi pháp, thể loại, thi pháp nhân vật, nhân vật trung tâm, độc thoại nội tâm, nguyên lý tảng băng trôi, đề tài chiến tranh… Trong đó chúng tôi quan tâm nhất là các công trình sau đây, những công trình có liên quan đến luận văn này:

-Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway (Luận án phó tiến sĩ của Lê Đình Cúc,

1985) Qua những tiểu thuyết tiêu biểu của E Hemingway, Lê Đình Cúc đã phân tích, lí giải được quan niệm, thái độ của E Hemingway đối với chiến tranh Tuy công trình trên còn nhiều cần bàn song đó là công trình công phu sớm nhất tại Việt Nam nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong sáng tác của Hemingway

-Đặc trưng thể loại truyện ngắn qua truyện ngắn của Hemingway (Luận án Tiến sĩ

của Trần Thị Thuận năm 2000) Thông qua nhân vật chủ đạo Nick Adam, Trần Thị Thuận khái quát lên đặc điểm thể loại truyện ngắn của E Hemingway Cách làm của Trần Thị Thuận cũng

là một hướng nghiên cứu về E Hemingway nhưng cách làm ấy chưa thuyết phục Vì nhân vật Nick chỉ chiếm số lượng 45/102 truyện ngắn của E Hemingway [81, tr.33] Như vậy căn cứ hoàn toàn vào nhân vật Nick Adam để khái quát đặc điểm thể loại truyện ngắn của E Hemingway là chưa thỏa đáng

-Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway (Chuyên

Trang 11

luận của Đào Ngọc Chương, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003) Đào Ngọc Chương căn cứ trên lý thuyết thi pháp học để khảo sát các sáng tác của E Hemingway trong phạm vi thi pháp tác giả Cách làm ấy đã đi sâu và lí giải được nhiều vấn đề trong sáng tác của Hemingway như: nguyên lí tảng băng trôi, thi pháp tiểu thuyết, thi pháp nhân vật …

Nhìn chung các công trình của thế giới và Việt Nam đã có nhiều đóng góp về E Hemingway ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau như: thể loại, nhân vật, phong cách nghệ thuật, đề tài… Trong đó có những công trình đề cập đến đề tài chiến tranh, hiện thực chiến tranh mà E Hemingway mô tả, vấn đề con người trong tác phẩm của Hemingway như: nỗi sợ hãi, cô đơn, sự ám ảnh, cái chết… Tất cả những công trình ấy đã có những gợi ý cho đề tài của tôi đang thực hiện Tuy nhiên, các công trên chưa có những nhận định chuyên sâu về truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway hoặc có nhận định về truyện ngắn chiến tranh nhưng chưa trọn vẹn, nhất quán Đặc biệt, chưa có công trình nào đặt vấn đề trực tiếp về việc nghiên cứu mảng truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway như một chỉnh thể nghệ thuật, theo một nguyên tắc nghệ thuật xuyên suốt Chính vì lí do ấy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu

đề tài: Truyện ngắn chiến tranh của E.Hemingway

3 Đối tượng nghiên cứu

3 1 Về ấn phẩm

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính là các truyện ngắn về chiến tranh của E Hemingway Chúng tôi khảo sát các ấn phẩm sau đây:

-Truyện cực ngắn của E Hemingway (Đào Ngọc Chương và Nguyễn Thị Huyền Linh

dịch-Nhà xuất bản Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2001)

-Truyện ngắn (Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc chủ biên và giới thiệu, Nhà xuất bản

Văn học, 2004)

-The Collected Stories (Ernest Hemingway-Edited and introduced by

Fames Fenton-United Kingdom - Everyman’s Library)

-Ernest Hemingway: The Collected Stories (Ernest Hemingway-Fames

Fenton-Everyman’s Library-Random House, May 25, 1995)

-The Complete Short Stories of Ernest Hemingway (Ernest Hemingway-Charles

Scribner’s Sons, New York, 1987)

-In Our Time (Ernest Hemingway, Copyright 1925, Charles Sribner’s, New York)

3 2 Về phương diện nghiên cứu

Trang 12

Với luận văn này, chúng tôi cố gắng làm rõ đặc điểm truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway qua các khía cạnh sau:

-Làm nổi bật được cách nhìn của E Hemingway về hiện thực chiến tranh qua các kiểu

không gian như: Không gian tàn phá, hủy diệt, chết chóc, Không gian di tản, rút lui, Không

gian trú ẩn

-Tìm hiểu về con người trong chiến tranh trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway với vấn đề nhân bản, tồn sinh, thái độ của tác giả về con người trong chiến tranh qua một số

kiểu nhân vật mà người viết đã cố gắng tìm hiểu và mạnh dạn đặt tên: Những người tham chiến,

Những người lính trở về, Đoàn người di tản, Nhân vật xác chết

4 Phương pháp nghiên cứu

Đầu tiên chúng tôi khảo sát tất cả các truyện ngắn của E Hemingway để tìm ra các dấu hiệu của truyện ngắn chiến tranh và xếp loại thành mảng truyện ngắn chiến tranh Trong quá

trình nghiên cứu, chúng tôi đã khảo sát 102 truyện ngắn (gồm truyện ngắn và các thể loại tương

đương được coi là truyện ngắn-Phụ lục 1) và căn cứ các dấu hiệu về đề tài, tình tiết, nội dung, nhân vật… của truyện, chúng tôi đã thống kê được 41 truyện có những dấu hiệu được xem là truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway (Phụ lục 2)

Sau đó, chúng tôi tìm, đặt tên và nhận định về các kiểu không gian, các kiểu nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

Trên cơ sở các quan điểm đã có về sáng tác, về truyện ngắn của E Hemingway nói chung, chúng tôi cố gắng tìm ra sự sáng tạo của E Hemingway trong nghệ thuật truyện ngắn chiến tranh của ông Chúng tôi hy vọng từ những tìm tòi đó sẽ phát hiện đặc trưng cơ bản truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

Dù khả năng của cá nhân có hạn nhưng chúng tôi đã cố gắng dịch thêm bốn truyện ngắn

về đề tài chiến tranh của E Hemingway mà các ấn phẩm đã xuất bản về truyện ngắn của E Hemingway chưa có để bổ sung về số lượng của mảng truyện này Chúng tôi cũng hy vọng công việc ấy sẽ đóng góp một phần nhỏ về việc tìm hiểu E Hemingway

Trên quy trình ấy, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận thi pháp, Phương pháp nghiên cứu tác giả, Phương pháp nghiên cứu lịch sử, xã hội và chú ý đến hiện tượng liên văn bản trong sáng tác của E Hemingway Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh văn học, Phương pháp tiếp cận hệ thống… trong quá trình tiến hành luận văn

Trang 13

5 Phạm vi nghiên cứu

Qua luận văn này, chúng tôi mong muốn sẽ khái quát được đặc

trưng của truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway Nhưng do khuôn khổ của một luận văn, khả năng cá nhân và thời gian có hạn nên chúng tôi không thể nghiên cứu, khảo sát truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway đầy đủ trên các bình diện như: đề tài, ngôn ngữ, kết cấu và các

bình diện thi pháp khác Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về kiểu không gian và kiểu nhân

vật trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Truyện ngắn và truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

1 1 Truyện ngắn

Khi hỏi về định nghĩa truyện ngắn, nhà văn, nhà hoạt động chính trị tiến bộ, giáo sư

người Đôminicana, Juan Bosch (sinh năm 1909), cho rằng: “Định nghĩa thế nào là một truyện

ngắn rất khó, dễ chừng một nhà phê bình văn học xuất chúng cũng chưa chắc đã làm nổi”

Thực vậy, từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa về truyện ngắn:

Từ điển văn học (NXB KHXH, Hà Nội 1984, Tập 2) và Từ điển thuật ngữ văn học

định nghĩa: “Đó là một hình thức tự sự nhỏ”, “Mô tả một khía cạnh nào đó của cuộc sống, ít

nhân vật và sự kiện Yếu tố quan trọng nhất là cô đúc, có dung lượng lớn và cách hành văn nhiều ẩn ý” [40, tr.370] Định nghĩa của các từ điển ở trên không sai, nó phù hợp với truyện

ngắn truyền thống nhưng chưa khái quát đặc trưng chủ yếu của truyện ngắn nói chung, nhất là truyện ngắn hiện đại

Nhà văn Mỹ, William Saroyan (sinh 1908), cho rằng: “Truyện ngắn, đó là một cái gì

không cùng”, “Đó thật là một cái gì khơi mãi không hết… Tôi thấy không nên ràng buộc truyện ngắn vào các quy tắc nào hết.” [69, tr.103] Nhà văn Tô Hoài nhận định: “truyện ngắn là một thể loại có tính chiến đấu mạnh”, “truyện ngắn chính là cách cưa lấy một khúc đời” và

“truyện ngắn đòi hỏi hoàn thiện” [69, tr.8-9]

Trong bài nói chuyện với học viên Trường viết văn Nguyễn Du vào tháng 12 năm 1995,

Nguyên Ngọc đã phân tích khái niệm văn xuôi hư cấu để đưa ra khái niệm truyện ngắn Theo ông, truyện ngắn và tiểu thuyết đều là văn xuôi hư cấu (là cái khác với văn xuôi tư liệu như bút

kí, phóng sự…), “truyện ngắn ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật chưng cất, chứ không phải là

nguyên liệu thô” [1, tr.8-27] Nguyên Ngọc còn đối chiếu các thuật ngữ để làm nổi bật khái

niệm truyện ngắn như: conte (truyện hoang tưởng-tiếng Pháp), récit (truyện kể lại, truyện tiếng Pháp), nouvelle (truyện ngắn-tiếng Pháp), roman (tiểu thuyết-tiếng Pháp), novel (tiểu

ngắn-thuyết-tiếng Anh)… Cách giải thích của Nguyên Ngọc đã xác định được khái niệm cơ bản của

truyện ngắn và giúp cho người ta bước đầu hình dung diện mạo truyện ngắn Trong chuyên luận của mình [22], Đào Ngọc Chương đã lí giải các khái niệm trên rõ ràng hơn và so sánh các khái niệm ấy với truyện ngắn, tiểu thuyết Mỹ trong truyền thống và hiện đại để rút ra nhưng đặc trưng về thể loại trong sáng tác của Hemingway

Trang 15

Nhà văn Nguyễn Kiên lại tìm hiểu đặc trưng truyện ngắn qua mối liên hệ với tiểu thuyết:

“Tác động qua lại giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là điều hiển nhiên, chí ít thì nó cũng đã dẫn

đến sự tìm tòi, có chủ định hẳn hoi hoặc là ngẫu hứng, về sự trộn lẫn hoặc đan xen các thủ

pháp nghệ thuật” [1, tr.68] Nguyễn Kiên đã dẫn các truyện trong in our time để chứng minh

cho mối liên hệ đó

Một số người lại xem nội dung là tiêu chí cơ bản để khái quát nên đặc điểm truyện

ngắn Nhà văn Nga Alexandr Fadeev (1901-1956) quan niệm: “Truyện ngắn có ý nghĩa lớn của

những hình thức nhỏ và về mặt nội dung cũng như về tư tưởng, truyện ngắn không có gì khác tiểu thuyết Nó cũng phải nói tới những gì cần thiết cho nó, chỉ có điều nó ngắn, nên khó hơn Truyện ngắn đòi hỏi sự nghiêm khắc, sự chính xác trong hình thức” [Báo Văn học Liên Xô,

22/12/1971] Nhà văn Trung Quốc Giả Bình Ao cũng nhấn mạnh yếu tố nội dung nhưng phải

độc đáo: “Từ nội dung đến hình thức, bạn tìm được hai chữ độc đáo, bạn sẽ đứng vững” [76,

tr.379]

Có nhà văn bỏ qua bố cục của truyện ngắn Trong tác phẩm Gorki bàn về văn học (NXB

Văn học, Hà Nội, 1970), M Gorki nói: “Tôi không bao giờ soạn bố cục, bố cục tự nó hình

thành trong quá trình làm việc; chính các nhân vật soạn ra Mỗi nhân vật đều có logic hành động.” Cách viết của M Gorki đã làm tiền đề cho truyện ngắn hiện đại sau này

Nhiều người lại tìm khái niệm truyện ngắn qua việc so sánh với thơ Nhà văn Ireland

Frank O’Connor (1903-1966) cho rằng: “Truyện ngắn rất gần với thơ ở chỗ phải ngắn, súc

tích” [69, tr.110] Phạm Thị Hoài xem truyện ngắn là đứa con của thơ và văn xuôi: “Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của mẹ THƠ và cha là VĂN XUÔI, nó là thơ viết bằng văn xuôi, bên ngoài mang tình cha mà bên trong mang tính mẹ” [1, tr.112] Cách so sánh trên cũng

nêu được nét cơ bản của truyện ngắn song nó vẫn còn chung chung

Gần đây, người ta chú trọng đến cấu trúc của truyện ngắn Trong một buổi nói chuyện ngày 15/6/2007, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tiến sĩ - nhà văn Mỹ, Charles Waugh, cho

rằng: “Giờ đây, cấu trúc của truyện ngắn trở nên hết sức quan trọng Người viết truyện

ngắn phải đặc

biệt đầu tư vào cấu truc.”

Nhìn chung các ý kiến nêu trên đều trình bày được một số đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Trong đó ý kiến của Nguyên Ngọc [1, tr.8-27] và Đào Ngọc Chương [ 22, tr.83-98] đi sâu phân tích các thuật ngữ để tìm ra khái niệm truyện ngắn là thuyết phục nhất Tuy vậy, nhiều ý kiến chỉ là những kinh nghiệm, kĩ thuật viết truyện của những nhà văn tên tuổi dành cho những

Trang 16

nhà văn trẻ Hoặc một số ý kiến chỉ nêu được các đặc trưng của truyện ngắn truyền thống chứ không nêu được khái niệm về truyện ngắn nói chung Với nội hàm khái niệm truyện ngắn như vậy, chúng ta chưa thể khao sát truyện ngắn của Hemingway một cách toàn diện Vì truyện ngắn hiện đại nói chung và truyện ngắn Mỹ, truyện ngắn Hemingway nói riêng có nhiều điều cần bàn

Truyện ngắn Mỹ có một lịch sử phát triển lâu dài

Từ thuở lập quốc cho đến thế kỉ XIX, Người Mỹ chia văn xuôi thành hai dạng: fiction (văn xuôi hư cấu) và non-fiction (văn xuôi không hư cấu) Trong đó fiction chia thành novel (tiểu thuyết) và short story (truyện ngắn) [12, tr.5-9]

Trong Lược sử truyện ngắn [42], Arlen J Hansen (1936-1993), giáo sư văn chương Anh

tại đại học Pacific (California) cho rằng: Ở thế kỉ XIX sự xuất hiện phổ biến của hai khái niệm

sketch (đoản tác) và tale (chuyện kể) làm cho văn xuôi thế giới có những biến đổi Chỉ riêng ở

Mỹ cũng có hàng trăm cuốn sách tự xưng là tuyển tập các đoản tác: Sketch Book (Tập đoản tác) của Washington Irving, Suburban Sketches (Những đoản tác ngoại ô) của William Dean Howells, Tales of Grostesque and Arabesque (Những chuyện kể hoang đường và kì quái) của

E Poe, Piazza Tales (Những truyện kể chốn quảng trường) của Hermann Melville Hai thuật

ngữ này tạo nên hai thái cực mà từ đó truyện ngắn phát triển Chuyện kể xuất hiện lâu đời hơn đoản tác Về hình thức, chuyện kể là văn nói còn đoản tác là văn viết Về cơ bản, mỗi truyện kể

là một phương tiện qua đó nền văn hóa nói về chính mình và nhờ thế giữ gìn được những giá trị

và khẳng định bản sắc của mình; Thế hệ già nói với thế hệ trẻ thông qua những truyện kể; Truyện kể có khi cường điệu, nói thái quá Còn đoản tác dựa trên sự kiện và mang tính báo chí, nên có nhiều phân tích và miêu tả hơn, ít tự sự và kịch tính hơn so với truyện kể Đặc biệt, bản chất của đoản tác có tính gợi mở Và trong thế kỉ XIX, truyện ngắn đã biến thiên từ loại truyện

kể đầy tưởng tượng đến loại đoản tác mô tả chính xác thực tế Có khi chúng kết hợp cả hai hình thức này tạo thành một kiểu truyện ngắn mang diện mạo mới Cha đẻ của truyện ngắn loại này

là các nhà văn N Gogol, N Hawthortone, E Hoffmann, E Poe… [42]

Cho đến những năm 30 của thế kỉ XX, những ấn phẩm quá cỡ của W Faulkner và E Hemingway làm cho độc giả khó phân biệt chúng là truyện ngắn hay tiểu thuyết Và các thuật

ngữ fiction hay story, short story, sketch được dùng để gọi tên các tác phẩm của các nhà văn

này

Có thể nói, truyện ngắn được xem là thể loại quen thuộc và phổ biến ở Mỹ Nó là tinh thần của người Mỹ nên đặc điểm của nó cũng khác với các truyện ngắn khác trên thế giới

Trang 17

Parrington một nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Mỹ nhận xét: “Truyện ngắn thường được coi là

thể tài trong đó thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc Mỹ tức là ý hướng sùng bái hiệu quả, cố hết sức loại bỏ những gì dư thừa và một số khao khát thường xuyên là đi tìm một thứ kĩ thuật sao cho đáng gọi là hoàn thiện” [1, tr.55]

Cùng với ý kiến trên, Vương Trí Nhàn cũng nhận xét về đặc điểm và quá trình phát triển của truyện ngắn Mỹ:

Nhiều hơn là những truyện ngắn tâm lí, truyện ngắn sử dụng những phương tiện có khả năng tăng cường một thứ cốt truyện bên trong chứ không phải những biến đổi bên ngoài mà ai cũng nhận ra được… Sở dĩ truyện ngắn có những thay đổi như trên, là do những vấn đề gốc, những mối quan hệ cá nhân và hoàn cảnh, hành động và thời gian… đang được nhìn nhận không giống như văn học truyền thống [69, tr.192-194]

Qua cách dẫn giải, phân tích dài dòng ở trên, chúng tôi muốn nói rằng truyện ngắn là một thể loại văn học đặc biệt và phức tạp Chúng tôi không thể đưa ra một khái niệm truyện ngắn đầy đủ mà chỉ nêu một số đặc điểm sau đây như một giới thuyết về truyện ngắn và cũng chỉ nhằm phục vụ trong giới hạn của luận văn này:

Truyện ngắn là thể loại văn xuôi hư cấu, có quan hệ chặt chẽ với tiểu thuyết Truyện ngắn được viết ngắn gọn, cô đọng, súc tích, giàu ý nghĩa, có khả năng phản ánh đa dạng các mặt của cuộc sống Nội dung của truyện ngắn phong phú, hình thức của truyện ngắn linh hoạt, biến hóa muôn hình muôn vẻ

Với cách hiểu truyện ngắn như vậy, chúng tôi hy vọng có thể tiếp cận với truyện ngắn của Hemingway

1 2 Truyện ngắn E Hemingway

Có nhiều ý kiến khác nhau về truyện ngắn của E Heminway

Nhà văn Anh Storm Jameson cho rằng truyện ngắn E Hemingway “có quá ít cái để nói” [81, tr.30] Leon Edel chỉ xem E Hemingway là “nhà văn hạng hai” [93, tr.20] Trong khi đó, Sean O’Faolain lại đánh giá cao về truyện ngắn của Hemingway: “ngôn ngữ điện tín được gửi

từ mặt trận với giá cao cho mỗi chữ” [106, tr.145] Nhà văn Truman Capote (sinh 1924), hai

lần được giải O’ Henry, lại công nhận nghệ thuật viết truyện ngắn của E Hemingway qua cách

so sánh với các nhà văn khác: “Henri James (1843-1916) là một bậc thầy về sử dụng dấu chấm

phẩy, còn người biết xuống dòng không thể chê trách là E Hemingway” [69, tr.107]

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đánh giá và tiếp nhận truyện ngắn của E Hemingway với nhiều chiều hướng Nhiều công trình của Lê Đình Cúc, Lê Huy Bắc, Đào Ngọc

Trang 18

Chương, Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Huy Liên, Trần Thị Thuận… đã nghiên cứu truyện ngắn của Hemingway trên các bình diện khác nhau Nhiều ý kiến nhận định rằng sáng tác nói chung

và truyện ngắn của E Hemingway dựa trên nguyên lí tảng băng trôi Lê Huy Bắc cho rằng: “tự

thân chúng (truyện ngắn) là những thế giới nghệ thuật riêng biệt, sinh động trong hướng quy tụ theo nguyên lý tảng băng trôi” [52, tr.5] Đào Ngọc Chương cũng đã chỉ ra những biểu hiện của

nguyên lí ấy:

Đó là hiện tượng khoảng trắng trong đối thoại và độc thoại; hiện tượng lắp ghép, lặp lại, phiến đoạn trong kết cấu ở nhiều cấp độ; hiện tượng phi cốt truyện hay cốt truyện bên trong của cốt truyện; hiện tượng liên văn bản trong cách đọc văn bản tác phẩm; hiện tượng đa giọng một cách đặc biệt trong ngôn ngữ; hiện tượng chất thơ trong lời văn… [26, tr.5]

Nhìn chung các công trình đã có nhiều phát hiện về giá trị nội dung, nghệ thuật truyện ngắn của E Hemingway Tuy nhiên, ý kiến của Lê Huy Bắc và Trần Thị Thuận làm chúng tôi còn nhiều băn khoăn Lê Huy Bắc đánh giá truyện ngắn E Hemingway với các đặc điểm như:

Số lượng nhân vật ít, đối thoại nhiều, sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, thời gian vật lí, độc thoại nội tâm, sự phát triển từ truyện ngắn đến tiểu thuyết… [54, tr.105-110]

Trần Thị Thuận cũng nhận định: “Hiện thực truyện ngắn Hemingway được xây dựng trên

cơ sở truyện ngắn và các chương xen”, “giữa các chương và truyện ngắn có sự tác động qua lại” [81, tr.30] Đặc biệt, Trần Thị Thuận chọn nhân vật Nick Adam làm cơ sở chủ đạo để khái

quát lên đặc điểm thể loại truyện ngắn của E Hemingway

Các nhận định trên đã khái quát được những đặc điểm cơ bản truyện ngắn Hemingway:

ngắn gọn, cô đọng, hình thức đặc biệt, ngôn ngữ điện tín… Song theo chúng tôi vẫn có điều

chưa ổn Chẳng hạn ý kiến của Lê Huy Bắc tuy phát hiện truyện ngắn E Hemingway mạnh về đối thoại nhưng nhìn chung vẫn còn sơ sài và chưa phản ánh đặc điểm cơ bản của truyện ngắn

E Hemingway Vì truyện ngắn nào cũng ít nhân vật chứ không riêng gì truyện ngắn E Hemingway Còn hình ảnh tượng trưng và độc thoại nội tâm chưa phải là đặc trưng chủ yếu của truyện ngắn mà ở tiểu thuyết của ông Ý kiến của Trần Thị Thuận cũng chưa thuyết phục Vì

các chương xen chỉ có trong in our time và số lượng rất ít so với toàn bộ truyện ngắn (18

chương/102 truyện) nên không thể căn cứ vào các chương xen để xây dựng truyện ngắn E Hemingway Mặc dù Trần Thị Thuận đã cố gắng chứng minh, phân tích, lí giải nhân vật Nick Adam nhằm khái quát lên truyện ngắn E Hemingway nhưng cách làm đó không ổn vì trước sau

gì nhân vật này chỉ là nhân vật liên truyện Nhân vật Nick Adam chỉ là một trong nhiều yếu tố

Trang 19

để xác định truyện ngắn E Hemingway chứ không thể là căn cứ chủ yếu để xác định thể loại truyện ngắn của E Hemingway

Như vậy, việc khảo sát truyện ngắn E Hemingway nói chung và truyện ngắn chiến tranh của ông nói riêng còn nhiều điều phức tạp Chúng ta cần phải khảo sát toàn diện, sâu sắc hơn nữa Qua nghiên cứu nhiều ý kiến đánh giá về truyện ngắn của E Hemingway, chúng tôi xem ý kiến của giáo sư Arlen J Hansen là tương đối phù hợp:

Những truyện ngắn của Hemingway thường có thể đạt sức hấp dẫn nhờ khai thác những biểu tượng tâm linh cổ truyền (nước, cá, những vết thương ở bụng), nhưng chúng liên quan mật thiết với đoản tác (sketch) hơn truyện kể (tale) Như thế, Hemingway đôi lúc đã có có thể trình bày những câu chuyện dựa vào sự thật của ông như những bài báo Ngược lại, truyện ngắn của những nhà văn cùng thời với ông như William Faulkner giống truyện kể (tale) hơn [42]

Đây là điểm mấu chốt để xác định đặc điểm truyện ngắn của E Hemingway mà trước đây mọi người nhìn nhận với nhiều chiều khác nhau Theo chúng tôi, E Hemingway chịu ảnh hưởng rất nhiều văn học truyền thống của Mỹ, đặc biệt là hình thức đoản tác (sketch) của thế kỉ

XIX như đã nói ở Mục 1.1 Nói cách khác, hình thức đoản tác rất phù hợp với phong cách thể

hiện của E Hemingway và rất phù hợp trong xu hướng văn học hiện đại Hình thức này được

E Hemingway sáng tạo một cách độc đáo tạo thành một kiểu truyện ngắn mới, mang đậm phong cách E Hemingway Và điều ấy được chứng minh qua cách viết truyện ngắn của

Hemingway: “Nhà văn biết thật rõ truyện ngắn sẽ viết Nhưng có trường hợp đã bắt tay vào

công việc rồi, tự anh vẫn không biết là mọi chuyện kết cục sẽ ra sao Trong quá trình phát triển hành động, mọi việc bỗng thay đổi Chính điều đó, tạo nên vận động và đến lượt mình, vận động làm nên truyện ngắn “ [69, tr.94]

Như vậy, cách viết của E Hemingway mang nặng hình thức đoản tác hơn là truyện ngắn thông thường Khái niệm đoản tác (sketch) được hiểu là một thể loại văn học chứ không đơn thuần là một kiểu truyện ngắn (truyện ngắn phác thảo) như các tài liệu trước đây đã viết Theo chúng tôi, khái niệm đoản tác (sketch) vừa chỉ một thể loại văn học (đoản tác) vừa chỉ một kiểu truyện ngắn của E Hemingway (truyện ngắn phác thảo) Vì những truyện ngắn của E Hemingway hầu như dựa vào các sự kiện lịch sử, xã hội, chiến tranh… Các truyện ngắn ấy mang tính báo chí, phân tích nhiều hơn là miêu tả, ít tính tự sự… giống như thể loại đoản tác đã trình bày Do đó từ trước đến nay lấy khái niệm truyện ngắn truyền thống để đánh giá truyện ngắn E Hemingway là chưa thỏa đáng

Trang 20

Bên cạnh đó, phải kể đến loại truyện cực ngắn mà chúng ta thấy xuất hiện trong in our

time Đây là loại truyện mà E Hemingway viết rất thành công và ông được coi như người tiên

phong của loại truyện này Cụ thể là khi viết về truyện cực ngắn, người ta lấy truyện cực ngắn

của E Hemingway làm dẫn chứng (Giới thiệu truyện thình lình của Đinh Từ Bích Thúy,

www damau.org, 22/01/2007)

Truyện cực ngắn là một kiểu truyện đặc biệt ngắn gọn, linh hoạt, độc đáo, giàu tính kịch

rất thịnh hành trong cuộc sống hiện đại ngày nay Đặng Anh Đào viết: “Một chất liệu cần thiết

cho những truyện cực ngắn, là kịch tính Bởi lẽ, tính chất giảm thiểu đến mức trơ trụi của một truyện ngắn đòi hỏi độ căng của kịch” [1, tr.93] Chúng tôi cho rằng cách viết cực kì cô đọng,

giàu kịch tính, giảm thiểu đến mức trơ trụi của truyện cực ngắn đã ảnh hưởng rất nhiều trong

cách viết truyện ngắn E Hemingway

Vậy đặc điểm cơ bản của truyện ngắn E Hemingway là gì?

Điều cảm nhận chung nhất về truyện ngắn Hemingway là loại văn chương thô ráp, ít trau chuốt, các truyện hầu như không có cốt truyện, tính xung đột không nằm ở bề mặt và ít bộc lộ cảm xúc trực tiếp Hầu hết truyện ngắn của E Hemingway chỉ là sự tái hiện những thoáng chốc của cuộc sống xung quanh, những chuyện thường ngày như câu cá, uống rượu, đấm bốc, chiến tranh…

Cơ sở nghệ thuật của truyện ngắn E Hemingway chính là xuất phát từ những cái bình thường Đó là cuộc đời thường không tô điểm, màu mè Cốt truyện trong truyện ngắn của ông cũng khác Nó không phải là cốt truyện theo những biến cố, sự kiện thông thường của truyện ngắn truyền thống mà nó mang tính bao hàm nhiều yếu tố khác nữa Nó là cốt truyện cuộc đời

Cái đặc sắc của truyện ngắn E Hemingway là cách khơi nguồn cảm xúc cho người đọc, tạo cho người đọc tham gia sáng tạo trong thưởng thức tác phẩm Vì vậy truyện ngắn của E Hemingway đã tạo ra một sự cách tân lớn lao cho truyện ngắn hiện đại thế giới

Từ đặc điểm trên, chúng tôi khảo sát truyện ngắn của E Hemingway được in từ năm

1924 cho đến năm 2004 và có các ấn phẩm tiêu biểu sau:

-In Our Time (Ernest Hemingway-1925): 13 truyện và 18 chương

(chapter)

-The Fifth Collumn and The First Forty-Nine Stories (Ernest Hemingway-1938): 49

truyện ngắn

-The Complete Short Stories of Ernest Hemingway: The Finca Vigia

Edition (Ernest Hemingway- Charles Scribner’s Sons, New York, 1987): 70 truyện

Trang 21

-The Ernest Hemingway: The Collected Stories (Ernest Hemingway-Fames

Fenton-Everyman’s Library-Random House, May 25, 1995): 81 truyện và 18 chương

-Truyện cực ngắn của Ernest Hemingway (Đào Ngọc Chương và Nguyễn Thị Huyền

Linh dịch-Nhà xuất bản Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh): 18 chương và 21 truyện Trong đó có 04

truyện mà các tài liệu trên không có, đó là Billy Gilbert, Bob White, Ed Paige, Lão Hurd và bà

Hurd

-Truyện ngắn (Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc chủ biên và giới thiệu - Nhà xuất bản

Văn học-2004): 58 truyện

Sau khi tổng hợp các ấn phẩm, chúng tôi có 84 truyện và 18 chương Trong đó có 2

chương được in lại thành 2 truyện: Chương 10 được in thành Một truyện rất ngắn (A Very Short Story) và Chương 11 được in thành Nhà cách mạng (The Revolutionist) Và chúng tôi

coi 18 chương như là 18 truyện độc lập như các truyện ngắn khác (Ý kiến của Đào Ngọc Chương [23] và Trần Thị Thuận [81] cũng xem các chương ấy là một truyện độc lập) Như vậy

chúng tôi thống kê và khảo sát tất cả 102 truyện ngắn và chương của E Hemingway (Phụ lục

1)

Qua khảo sát truyện ngắn của E Hemingway, chúng tôi nhận thấy rằng việc phân định truyện ngắn của ông gặp nhiều phức tạp Đó là những truyện ngắn của E Hemingway có độ dài khác nhau Có truyện được coi như truyện vừa, có truyện lại rất ngắn, chưa tới 100 từ Vì vậy

trong các ấn phẩm, người biên tập thường chú thích thêm: Short Short hay Short Story [96] hoặc fiction, non-fiction Bên cạnh đó, truyện ngắn E Hemingway cũng gồm các kiểu truyện

khác nhau như: kiểu chương (chapter), kiểu truyện ngắn phác thảo (sketch) Sự phức tạp này gây khó khăn trong việc xác định thể loại của đối tượng nghiên cứu

Vì thế, để có một cách nhìn đầy đủ về mảng truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu tất cả các kiểu truyện ngắn của E Hemingway, chỉ loại trừ tiểu thuyết và bài viết trên các ấn phẩm báo chí, tạp chí hoặc các bài ghi chép, phỏng vấn của E Hemingway

1 3 Truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway - những dấu hiệu nhận biết

Theo chúng tôi, một truyện ngắn được gọi là truyện ngắn chiến tranh thì truyện ngắn đó phải có ít nhất một trong các yếu tố như: đề tài, nội dung, tình tiết, nhân vật, không gian, thời gian… có liên quan đến chiến tranh hoặc gián tiếp có quan hệ với chiến tranh Thông thường đó

là những truyện ngắn viết về những cuộc chiến đấu, những trận chiến quyết liệt với những tiếng

nổ rung trời, những pha bắn phá, giết chóc rùng rợn, hình ảnh những người lính xung trận giữa

Trang 22

đạn bom khói lửa… Hoặc đó là những truyện ngắn viết về những người lính trở sau cuộc chiến với những vết thương trên cơ thể và chấn thương tinh thần… Tuy nhiên trong thực tế có những truyện không có bóng dáng của tiếng súng, khói lửa, hình ảnh người lính chiến đấu cũng như hình ảnh người lính trở về song hơi hướng của chiến tranh vẫn âm ỉ, tiềm tàng trong tác phẩm

ấy Chính những ám ảnh của chiến tranh mới là sự khủng khiếp nhất mà chiến tranh để lại Vì thế những truyện ngắn ấy cũng được xem là truyện ngắn chiến tranh Và để nhận diện truyện ngắn chiến tranh của Hemingway, chúng tôi dựa trên các dấu hiệu ấy

Có thể nói, truyện ngắn của E Hemingway đa dạng và phong phú về đề tài như: đấu bò,

đi săn, đấm bốc… nhưng ấn tượng nhất và thành công nhất vẫn là đề tài chiến tranh, một đề tài

mà ông đã thành công ở tiểu thuyết

Từ những truyện ngắn đầu tiên trong in our time, E Hemingway đã quan tâm đến chiến

tranh Ông có những kinh nghiệm thực tế trong cuộc chiến và hầu hết những tác phẩm của Hemingway được viết từ các tuyến lửa nên không khí của câu chuyện bao giờ cũng đượm mùi thuốc súng

Nhưng do điều kiện đã nói (phạm vi luận văn, khả bản thân, thời gian) nên ở đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát ở hai bình diện không gian và nhân vật của truyện ngắn chiến tranh E Hemingway Chúng tôi nghĩ rằng đây là hai bình diện cơ bản, có khả năng quyết định kiểu dạng, mô hình nghệ thuật của truyện ngắn chiến tranh E Hemingway Đó là không gian của những cuộc tấn công bất thành, những cảnh lửa đạn, thương tật, chết chóc và sự bất nhẫn Đó là những con người tồn tại trong chiến tranh: những người tham chiến, người lính bỏ ngũ, người lính trở về sau chiến tranh hay hình ảnh người dân trong vùng có chiến sự bị giết, bị đạn pháo sát hại… Tất cả những điều ấy bước đầu hình thành một diện mạo cho truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway Và từ đó mở ra thế giới truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway, một thế giới không rộng dài ở bề mặt nhưng có khả năng mở ra thêm nhiều lần hơn về phía bên trong

Với cách làm như vậy chúng tôi tìm thấy truyện ngắn của E Hemingway có 41 truyện

mang những dấu hiệu nêu trên và chúng tôi gọi đó là truyện ngắn chiến tranh của E

Hemingway (Phụ lục 2)

Trang 23

CHƯƠNG 2: Không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

2 1 Khái niệm không gian

Không gian trong tác phẩm văn học hay còn gọi là không gian nghệ thuật, là một khái

niệm thi pháp học chỉ “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hóa thế giới của

tác gia” [75, tr.120]

Khái niệm này còn được Trần Đình Sử còn giải thích thêm trong Thi pháp Truyện Kiều:

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm và

sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con người Không gian nghệ thuật có thể xem là một

“không quyển” tinh thần bao bọc cảm thức của con người, là một hiện tượng tâm linh, nội cảm chứ không phải là hiện tượng địa lí và vật lí Không gian địa lí và vật lí xung quanh chỉ là yếu

tố mang không gian sự sống của con người [74, tr.143]

Tuy khái niệm trên còn nhiều điều bàn bạc nhưng nó đã chỉ ra được đặc trưng chủ yếu của không gian trong tác phẩm văn học và tương đối phù hợp cách tiếp cận tác phẩm về phương diện thi pháp Trong điều kiện tài liệu có được, chúng tôi căn cứ trên khái niệm này để nghiên cứu không gian trong truyện ngắn E Hemingway

Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: không gian nghệ thuật là “phẩm

chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật, bảo đảm cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức kết cấu tác phẩm” và “việc tổ chức không gian của tác phẩm văn học thế kỉ XX có xu hướng dùng kí ức nhân vật như không gian nội tâm để triển khai cốt

truyện” [3, tr.317, 323]

Nguyễn Thái Hòa, trong Những vấn đề thi pháp của truyện, chia không gian trong tác

phẩm văn học thành các dạng: “không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lí và

không gian kể chuyện” [44, tr.88]

Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, V E Khalizev cho rằng: “Các biểu tượng về

không gian trong tác phẩm văn học thường có ý nghĩa khái quát” [ 71, tr.82} Tức là nó phải

chứa đựng một tư tưởng nghệ thuật, biểu đạt một nội dung xã hội, lịch sử, tư tưởng, tình cảm nhất định Không gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh của nhà văn

Hầu hết các quan niệm về không gian nghệ thuật đều khẳng định vai trò của không gian trong tác phẩm văn học Đó là sản phẩm mang tính sáng tạo và chủ quan của nhà văn Một không gian nghệ thuật được gọi là một hình tượng không gian khi không gian ấy biểu hiện mô hình thế giới con người

Trang 24

Theo cách hiểu của chúng tôi, không gian trong tác phẩm văn học là không gian mà nghệ

sĩ cảm nhận, chiếm lĩnh và thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm Trong tác phẩm, ta thường bắt gặp sự hình ảnh bầu trời, mặt đất, con đường, cánh đồng, dòng sông, ngôi nhà… Tuy nhiên, bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật mà chỉ là không gian hiện thực Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực Không gian hiện thực chỉ là cơ sở làm nảy sinh sự nhận thức, cảm nhận về không gian của người nghệ sĩ Không gian nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong chỉnh thể nghệ thuật trong tác phẩm, cùng với các yếu

tố khác góp phần xây dựng nên một tác phẩm hoàn chỉnh Nó hiện ra trong tác phẩm như là một thành tố nghệ thuật, một hình tượng không gian Nó mang tính chủ quan và dấu ấn sáng tạo của nhà văn

Không gian nghệ thuật có thể là không gian điểm, không gian tuyến, không gian mặt

phẳng Không gian điểm (địa điểm) được xác định bằng các giới hạn và tính chức năng của nó,

tính đối lập của nó Chẳng hạn như không gian quảng trường, chiến trường, đồng quê, con

đường, ngôi nhà… Còn không gian tuyến và không gian mặt phẳng có thể vươn ra chiều rộng

hay chiều thẳng đứng Riêng không gian tuyến còn có chiều dài không liên quan đến chiều rộng

(Ví dụ như con đường có tính thời gian: đường đời)

Chúng ta thường gặp các dạng không gian nghệ thuật như: không gian cụ thể (không gian

địa lí, không gian vật lí, không gian thiên nhiên, không gian vũ trụ, không gian xã hội…),

không gian ảo, không gian huyền thoại, không gian nỗi niềm… Các dạng không gian này làm

cho việc xây dựng không gian nghệ thuật trong tác phẩm thêm phong phú, độc đáo

2 2 Không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

Khi nói đến không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway là nói đến cách cảm nhận về thế giới, về hiện thực của E Hemingway, mà hiện thực ở đây là hiện thực chiến tranh Có nghĩa là không gian trong truyện ngắn chiến tranh Hemingway là sự cảm thụ thẩm

mỹ của ông về hiện thực chiến tranh mà ông đã chứng kiến, kinh qua, cảm nhận và biểu hiện thái độ của mình về hiện thực ấy qua tác phẩm

Cũng như nhiều nhà văn khác, không gian trong truyện ngắn chiến

tranh của Hemingway có thể có nhiều dạng Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung ở dạng

không gian cụ thể Đó là những chiếc cầu, con đường, trận địa, giao thông hào, bức tường, ngôi

nhà… được mô tả trong không khí chiến tranh tàn khốc, trong hoàn cảnh chiến sự ác liệt… Và bối cảnh của nó là chiến tranh thế giới I, nội chiến Tây Ban Nha 1936-1938, chiến tranh vùng Tiểu Á… Tuy nhiên, chúng tôi chỉ xem xét những hình ảnh nào mang ý nghĩa như một hình

Trang 25

tượng nghệ thuật góp phần biểu hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm mà người ta có thể hình dung được một hiện thực chiến tranh khốc liệt Cụ thể hơn, chúng tôi chỉ khảo sát những hình ảnh không gian đạt đến hình tượng nghệ thuật ở phạm vi đề tài chiến tranh nhằm phát hiện ra đặc điểm truyện ngắn chiến tranh của Hemingway

Với cách làm ấy, chúng tôi phát hiện không gian trong truyện ngắn chiến tranh của

Hemingway như một cuốn phim tài liệu về chiến tranh trong thời đại chúng ta Nó vừa có ý

nghĩa phản ánh hiện thực vừa có ý nghĩa phê phán chiến tranh sâu sắc

Ta có thể gặp các kiểu không gian sau đây trong truyện ngắn chiến tranh của Hemingway:

2 2 1 Không gian tàn phá, hủy diệt, chết chóc

Con đường, góc phố, ngôi nhà, xà lim, thị trấn, giao thông hào, trận địa… bị bom đạn tàn phá, huỷ diệt bởi chiến tranh là không gian địa lí và vật lý được E Hemingway thể hiện đậm đặc trong truyện ngắn chiến tranh của ông

Ấn tượng nhất khi đọc truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway là

hình ảnh các ngôi nhà sụp đổ, bị phá hủy và đầy rẫy chết chóc: “Bức tường màu hồng của căn

nhà đối diện đổ sập đến tận nóc, và một khung giường sắt cong queo dìa ra ngoài đường Hai xác người Áo nằm lẫn lộn trong đống gạch vụn nơi bóng đổ của căn nhà Phía trên đường có

những xác chết khác nữa Trong thành phố mọi thứ đều hỗn độn” (Chương 7) [53, tr.14]

Không gian ngôi nhà, không gian sinh sống của con người, trở thành không gian chiến trường

ác liệt Cảnh tượng thật tang thương Hemingway không nói nhiều, tả nhiều Song bấy nhiêu hình ảnh đã lột tả hết sự tàn khốc của chiến tranh

Ngôi nhà thường là không gian để sống, để sum vầy, là không gian của gia đình, không gian của sự đoàn tụ, hạnh phúc… Song trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway, ngôi nhà không phải là không gian để sống và càng không phải không gian của mái ấm, gia đình và hạnh phúc, là không gian quần tụ của cộng đồng Nó chỉ là nơi tránh đạn, là nơi trú ẩn, là chỗ

để phục kích, nơi để làm phim về chiến tranh với mục đích nào đó (Đêm trước trận đánh,

Cảnh vật muôn màu), là chỗ bị bao vây (Không có ai chết) và luôn bị đối phương phá hủy:

Dù sao đi nữa chúng đã pháo sập ngôi nhà một cách nhanh chóng trong vòng một phút Chúng tấn công tới, ngôi nhà bị phá hủy Phải nín thở giữa những đợt tấn công ồ ạt và tiếng đạn nổ ầm ầm Đến lượt cuối cùng, chúng tôi đợi ít phút quan sát xem chúng ngừng pháo để

uống nước từ một vòi nước của chậu rửa bát trong nhà bếp (Cảnh vật muôn màu) [96, tr.673]

Trong không gian đó, người ta chỉ làm một điều duy nhất: tìm mọi cách để tồn tại

Trang 26

Có thể nói, không gian ngôi nhà trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway là không gian biệt lập, đóng kín, tù túng, ngột ngạt, cắt đứt với thế giới bên ngoài Trong không

gian ấy, con người trở nên nhỏ bé, lẩn trốn, chui lủi như chuột: “Chúng tôi làm việc trong ngôi

nhà ấy và ngụy trang một cách cẩn thận như chuột để bảo đảm hoàn thành nhiệm vu.” (Cảnh

vật muôn màu) [96, tr.675] Vì sao họ phải trốn tránh như vậy? Một lý do đơn giản là họ muốn

được sống, muốn được tồn tại vì trót ở trong cuộc chiến đầy bất trắc và nhiễu nhương này Họ hành xử theo bản năng, bản năng sinh tồn của con người trong chiến tranh

Không gian ngôi nhà đã thế, không gian nhà tù, xà lim lại càng ngột ngạt hơn và càng

khủng khiếp khi nó trở thành nơi hành quyết: “Bọn chúng treo Sam Cardinella lúc sáu giờ sáng

trong hành lang một nhà tù tỉnh Hành lang thì dài và hẹp, hai bên là hai dãy xà lim Xà lim

nào cũng chật người Tù nhân bị mang vào đó treo co” (Chương 17) [53, tr.34] Trong không

gian khủng khiếp đó, các nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần thật sự và họ đã chết khiếp vì sợ

hãi trước khi bị treo cổ: “Họ rất khiếp đảm Một trong hai người đàn ông da trắng thì ngồi bệt

trên chiếc gường hẹp lấy tay ôm đầu Người kia thì nằm bẹp dí trên giường với cái mền trùm

kín đầu.” (Chương 17), [53, tr.34] Đó là nơi giết người dã man nhất Hình ảnh này làm chúng

ta liên tưởng đến không gian ngột ngạt Phòng số 6 của Chekhov, một không gian mang đậm

tính tượng trưng

Khu vườn cũng là không gian thường gặp trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway Nhưng đó không phải là không gian của khu vườn yên tĩnh, mát mẻ và bình an Không gian khu vườn ở đây là không gian để phục kích, để giết người một cách dửng dưng đến

ghê người: “Chúng tôi đang ở trong khu vườn tại Mons Chúng tôi chờ khi hắn đặt được một

chân lên rồi mới bắn… Chúng tôi bắn bọn chúng Tất thảy bọn chúng đều rơi theo cùng một

kiểu” (Chương 4) [53, tr.11] Cảnh tượng giết người ấy như cuộc đi săn thú: bình tĩnh, đơn giản

và vô tình Số phận của con người trong chiến tranh được quyết định trong cái chớp mắt Con người đã bị chiến tranh làm mất nhân tính Họ trở thành chai sạn, vô cảm trong việc tự tay giết hại đồng loại

Ở một khu vườn khác, khu vườn trong Chương 18 không phải là không gian thư giãn, du

ngoạn cảnh đẹp của nhà vua Hy Lạp mà là chỗ để giam hãm, tù đày ông: “Nhà vua đang làm

vườn Ông hình như rất vui khi gặp tôi Chúng tôi đi dạo trong vườn… Hội đồng cách mạng, ông cho tôi biết, không cho phép ông ra khỏi khu đất quanh cung điện” [53, tr.36] Rõ ràng,

chiến tranh đã không từ một ai, không từ một không gian nào dù là không gian đó thiêng liêng nhất Tất cả không gian trên thế gian bị bao trùm một màu đen, màu của chiến tranh

Trang 27

Con đường cũng là không gian phổ biến trong tiểu thuyết và truyện ngắn E Hemingway Con đường trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway không phải là không gian của giao thông đi lại giữa các vùng miền, là nơi để gặp gỡ trao đổi của mọi người, thể hiện cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng Đây cũng không phải là không gian của những điểm dừng để gặp gỡ và chia tay Nó cũng không phải là không gian điểm hẹn để trò chuyện, trao đổi, kết ước, hò hẹn của con người Mà con đường ở đây là không gian của sự đổ nát, hoang tàn

Trong truyện ngắn của E Hemingway, chúng ta bắt gặp rất nhiều con đường ngổn ngang gạch vữa sau những trận pháo kích, những đợt bắn phá vô tội vạ và những trận chiến ác liệt:

“Chúng tôi tới gần đường phố, được che chở bởi các bức tường, bốn bức sát nhau, mang

camera và bước qua những mảnh sắt, gạch mới vỡ và những tảng đá.” (Cảnh vật muôn màu)

[96, tr.676] Con đường bị cắt đứt, bị phá nát, loang lỗ như lò sát sinh (Điểm đen chỗ giao lộ)

[Phụ lục 3] Kể cả đường phố giữa thủ đô Madrid cổ kính vẫn bị tàn phá không thương

tiếc:“Madrid bị phong toả trong làn đạn pháo… gạch ngói ngổn ngang.”(Con bướm và cỗ xe

tăng) [52, tr.478] Tất cả hình ảnh ấy thể hiện sự sống con người dần bị tiêu diệt

Con đường trong truyện ngắn E Hemingway không được định hướng, không có lối đi, không hy vọng về phía trước Con đường đơn độc của chàng trai đi làm cách mạng trong

Chương 11 [53, tr.23] lòng vòng từ Bologna, đến Milan, Aosta rồi vào Thụy Sĩ và cuối cùng

vào tù gần Sion ở Thụy Sĩ Con đường dọc theo nước Ý trong chiến tranh (Con đường bạn sẽ

chẳng hề theo ) [52, tr.307] mà Nick đi qua tẻ nhạt, phi lý Thông thường, không gian con

đường quy định không gian tinh thần, tư thế tiến công, chủ động của tác giả Có lẽ, con đường trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway là không gian biểu hiện của sự mất phương hướng của tác giả và thế hệ của ông về cuộc chiến vô nghĩa lí mà họ tham gia

Ngôi nhà, nhà tù, xà lim, khu vườn, con đường trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway là không gian địa lí và vật lý Đó là không gian đơn điệu và đơn độc vì nó không liên quan đến thế giới, với các không gian khác mà chỉ dẫn đến chỗ tối tăm, chết chóc Con

đường trong Dưới mỏm đất [52, tr.489] chỉ dẫn tới cửa hang hoặc hẻm núi, nơi người ta trốn

chạy, lẩn khuất… Thậm chí con đường tháo chạy thóat thân cũng là con đường đầy cạm bẫy và

là con đường dẫn đến cái chết

Trong truyện ngắn Điểm đen chỗ giao lộ, E Hemingway miêu tả những người Đức đi

xe đạp, xe tăng, xe tải trên đường rút lui, chạy trốn và họ trở thành mục tiêu của những tay súng

phục kích và rơi vào ổ mìn giăng sẵn Đó là không gian của cạm bẫy, của cái chết đang chờ…

Điểm đen chỗ giao lộ là một câu chuyện dữ dội đầy máu tươi lẫn máu khô Hình ảnh vũng

Trang 28

máu trong truyện mang đậm ý nghĩa tượng trưng: “những con ruồi, ruồi thường, ruồi xanh lớn

bắt đầu bay đến chỗ xác chết nằm dưới con mương Có những con bướm bay quanh những vũng máu trên mặt đường đen loang lỗ Có những con bướm màu vàng và những con bướm màu trắng bay quanh những vệt máu bên cạnh các xác chết đã tơi tả.” [Phụ lục 3] Có lẽ hình

ảnh con bướm đậu bên đống máu là phê phán một cách thẳng thắn chiến tranh “Đo là cuộc

chiến dơ bẩn” như nhận xét của Claude, một nhân vật trong truyện

Con đường trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway trở thành không gian không

đi đến đến đích, đến chân lí mà là không gian vô định, không gian bế tắc, không gian đầy cạm bẫy, không gian không lối thóat và không gian hủy diệt cuộc sống con người

Bên cạnh không gian con đường, trận địa cũng là không gian được nhắc đến không ít trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway Những trận địa với giao thông hào, những ụ súng

chống tăng, những điểm bố trí hỏa lực, những hào chống tăng (Cảnh vật muôn màu, Đêm

trước trận đánh), những mỏm đất (Dưới mỏm đất)… đều là những không gian đậm đặc không

khí chiến tranh và chết chóc, không gian nồng nặc mùi tử khí Tiêu biểu là hình ảnh giao thông

hào, thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh bằng bom đạn: “Trong khi trận pháo kích ở Fossalta

đang dập nát chiến hào ra từng mảnh vụn, thì anh ấy nằm dán xuống đất, mồ hôi đầm đìa và

cầu nguyện” (Chương 8) [53, tr.16] Đó là không gian của những trận chiến khủng khiếp

Chúng ta có thể cảm nhận được sức công phá dữ dội của bom đạn và hơi thở của nhân vật cầu nguyện không ngớt để được sống sót Không khí chiến tranh lan tỏa mạnh mẽ đến người đọc

như trực tiếp lâm trận Sự chết sống của con người ở đây thật mỏng manh: “Tôi ngồi tựa vào

vách thông hào nông choèn, đầu và vai tì lên bờ đất, đã được dọn sạch kể cả những viên đạn

lạc.” (Dưới mỏm đất) [52, tr.489] Trong không gian ấy, con người cố gắng bằng mọi cách để

tồn tại: “Chúng tôi ở đó… chờ đợi dưới tiếng rít khét lẹt, tiếng nổ rung trời của đạn pháo; đất

lẫn với kim loại tung lên như những cục máu đông phun ra từ một đài phun bẩn thỉu và phía

trên đầu là lưới đạn vun vút bay tựa một tấm rèm lửa” (Dưới mỏm đất ) [52, tr.497]

Không gian trận địa mang đậm đặc không gian của chiến tranh, chiến tranh thật sự, chiến tranh hiện đại với những vũ khí tối tân nhất, chiến tranh với những chiến lược, chiến thuật cao siêu nhất, nhằm giết người nhiều nhất, nhanh nhất và đỡ tốn kém nhất

Đặc biệt, đi với không gian chết chóc ấy thường xuất hiện với hình ảnh bóng tối và mưa Bóng tối, mưa lầy lội luôn ám ảnh các nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết E Hemingway nói chung và truyện ngắn chiến tranh của ông nói riêng Đó là bóng tối của những đêm hành

quân không có phương hướng và sợ hãi (Chương 1) [53, tr.7] Những con đường rút lui, di tản

Trang 29

lầy lội dưới mưa trong Chương 3 [53, tr.10] , Con đường bạn sẽ chẳng hề theo [52, tr.307]…

E Hemingway sử những hình ảnh này như biểu tượng đi kèm với một số yếu tố khác như tình tiết, cốt truyện, diễn biến… để thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả Và nghệ thuật này được E

Hemingway phát triển lên mức độ cao hơn qua biểu tượng mưa trong tiểu thuyết Giã từ vũ khí

của ông

Hình ảnh không khí oi bức của cuộc chiến cũng làm cho không gian tàn phá, chết chóc

trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway thêm ngột ngạt Chỉ riêng trong In Our Time

đã có 4/12 truyện miêu tả không gian chiến trận trong một ngày nóng nực, oi bức… trong không gian đạn bom như trút Sự oi bức của thời tiết cùng với cảnh chiến trường khốc liệt càng tăng thêm sự ngột ngạt trong không gian sống của con người Bom đạn tận diệt và thời tiết khắc nghiệt đã làm cho khả năng tồn tại của con người trong hoàn cảnh này rất mong manh Đó là không gian đầy tử khí và tận diệt

Trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway, không gian bom đạn, đổ nát, hoang tàn không phải là không gian hoành tráng mang tính sử thi hào hùng của một sự kiện lịch sử, của một thời đại, một của một dân tộc mà là không gian của một cuộc chiến tranh không mục đích, phi nhân tính; một cuộc chiến đầy tính hủy diệt nhân loại Không gian ấy luôn đi với màu sắc tối tăm Đó là hình ảnh các cột khói bụi của đạn pháo, của thuốc súng, của các đợt tấn công

đạn cày xới từng centimet vuông đất Không gian chết chóc trùm lên con người: “Chúng tôi đã

ghi hình được những cột đất bị đạn tung lên hoặc một mảnh đạn tung bụi mù tạo nên những ánh chớp màu vàng Đặc biệt khi lựa đạn nổ tạo nên những cảnh độc đáo của trận đánh Đó là

cảnh đích thực về trận đánh mà chúng tôi cần có” (Đêm trước trận đánh) [96, tr.481]

Không gian ấy không thể hiện văn hóa, xã hội, lịch sử, dân tộc Bởi nó không có không gian của sinh hoạt, tồn tại, sự sống, sinh hoạt mà chỉ là không gian của thù địch, bạo lực và hủy diệt Hình ảnh con đường, ngôi nhà, khu vườn… tưởng chừng bình yên kia đều có thể xảy ra xung đột và có thể là nơi giết người bất cứ lúc nào Cái chết hiện diện hoặc tiềm ẩn khắp nơi Trong không gian đó, con người căng thẳng, cảnh giác và có nhiều đổi thay Cựu binh Pedro

trong Con bướm và cỗ xe tăng đã bị giết trong không khí như vậy: “Cuộc chiến đã bước sang

năm thứ hai, anh ta sống trong thành phố bị phong tỏa, nơi mọi người đã quá căng thẳng và kể

Trang 30

tĩnh ở đây là cái yên tĩnh của một góc trận địa, là sự im lặng ghê người giữa hai trận chiến Tiêu điểm truyện của hầu hết các truyện ngắn trực tiếp mô tả chiến trận của E Hemingway không phải cảnh máu đổ đầu rơi rùng rợn, những tiếng súng nổ rung trời, những tiếng thét hãi hùng…

mà là những phút giây yên lặng giữa hai trận đánh, sau trận pháo kích hoặc chờ đợi yên của những cuộc phục kích, những cảnh giết người lạnh lùng Đó là giây phút Nick và Rinaldi vừa

thóat khỏi loạt đạn súng máy (Chương 7) [53, tr.14], anh lính vừa nằm bẹp dí xuống đất cầu nguyện sau loạt oanh tạc của địch (Chương 8) [53, tr.16]… Đó là những giây phút hoàn hồn

sau cái chết, giây phút vừa chứng kiến cái chết đồng loại ngay bên mình, sự hủy hoại của đạn bom vừa chấm dứt… Tất cả như một ánh chớp Ánh chớp của số phận Ánh chớp giữa sự sống

và cái chết, giữa còn và mất… Do vậy sự phản ánh của những không gian ấy thật ấn tượng

Nhiều người cho rằng không gian trong truyện ngắn E Hemingway hết sức hạn hẹp Điều đó cũng có lẽ đúng trong truyện ngắn chiến tranh của ông Không gian ở đây không rộng lớn, quy mô mà hạn hẹp trong phạm vi một khu vườn, một chiếc cầu, một ngôi nhà, một xà lim, một căn phòng, một góc trận địa… Nó không tên, không đầu, không cuối Tuy nhiên nó không phải là không gian phiếm chỉ trong văn học dân gian Nó là không gian thực Cụ thể, nó là không gian của những cuộc chiến nảy lửa, tàn khốc Nó không có không gian tâm tưởng, nội cảm hay hồi ức Nó trần trụi như cuộc chiến vơ tình v phi lý

Không gian trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway cũng là những địa điểm vừa rất

cụ thể nhưng lại rất chung chung, mang tính chất trừu tượng Nhiều truyện E Hemingway không nêu ra địa danh cụ thể mà chỉ là một ngôi nhà, một con đường, một giao thông hào, một

bờ tường nào đó Hoặc nếu có thì cũng là không gian của một địa danh trên đất Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì như: Champange, Andrianople, Karagatch, Mons, Fossalta, Smyrna

hoặc một địa chỉ cụ thể: “góc đường Số 15 và Đại lộ” (Chương 9) [53, tr.17]… Nhưng đó cũng

không phải là không gian thực của truyện Có lẽ, nó là địa danh chỉ chung cho những vùng đất

có chiến tranh Phải chăng E Hemingway muốn nói sự tàn khốc của chiến tranh, sự phi lí và đẫm máu của chiến tranh đã không từ một quốc gia, một địa phương nào Bất cứ một địa danh nào trên thế giới này cũng có thể là nơi chiến tranh tàn phá, hủy diệt

E Hemingway đã mô tả những cảnh chết chóc, đổ nát, hoang tàn trong chiến tranh rất sinh động Đó là không gian bạo lực, tổn thương, chết chóc, đổ nát và huỷ diệt Trong đó, E Hemingway đặc biệt nhấn mạnh đến cái chết Cái chết được thể hiện rất ấn tượng Nó như điểm

nhấn của không gian bị tàn phá mà E Hemingway muốn nói đến Truyện ngắn Lịch sử tự

nhiên của cái chết miêu tả cảnh xác súc vật cùng với xác người:

Trang 31

Phần lớn những con lừa chết mà tôi nhìn thấy đều nằm dọc theo đường núi hay nằm

dưới chân dốc nơi chúng bị đẩy xuống để tránh làm nghẽn đường… Tôi nhớ sau khi gom hết các tử thi còn nguyên vẹn, chúng tôi bắt đầu nhặt nhạnh các mảnh vụn Nhiều mảnh bám trên hàng rào dây thép gai dày bao xung quanh xưởng, từ những mẩu thịt bất động ấy chúng tôi có thể kéo lên cả chuỗi bầy nhầy… [52, tr.278-279]

Trong không gian huỷ diệt ấy, con người, đặc biệt là những thường dân vô tội, gồm bà già, phụ nữ, trẻ con, trở thành mục tiêu của bom đạn Họ là nạn nhân của cả hai chiến tuyến Họ hoảng loạn trong bom đạn Trong khi đó đạn pháo cứ nã vào giữa họ không thương tiếc:

“Chúng sắp sửa tiến vào, chạy bám sát cầu tàu, vượt lên phía trước mà buông neo và rồi nã

pháo vào khu Thổ trong thị trấn.” (Trên bến tàu Smyrna) [53, tr.107] Đây là những cảnh thực

mà E Hemingway chứng kiến tận mắt khi ông có mặt ở Hy Lạp-Thổ Nhị Kỳ những năm 20

của thế kỉ trước Ông nói: “Chỉ có người nào thấy những trận giao chiến ở Tiểu Á thì mới thực

sự biết chiến tranh” [29]

Chiến tranh đã biến không gian sống của con người thành không gian huỷ diệt Khắp mặt đất, đâu đâu con người cũng có thể là mục tiêu của mọi thứ vũ khí:

Bên dưới chúng tôi, một trận đánh đang diễn ra Bạn có thể thấy nó lan ra bên dưới

bạn và trên các ngọn đồi Bạn có thể ngửi, nếm được những mùi vị của bụi bặm và lửa khói của những làn đạn súng trường, súng máy bắn ra từ mọi phía Và ở đó có những tay súng cừ khôi cùng với những tiếng ầm ầm từ những nòng pháo đỏ lừ của khẩu đội pháo Tiếng uỵch, tiếng thịch của những tiếng nổ kéo theo những cuộn khói màu vàng tung toé bụi mù nhưng quá xa không thể quay rõ được Chúng tôi cố gắng tiếp cận gần hơn mục tiêu nhưng chúng cứ tiếp tục

cố bắn tỉa vào máy quay và chúng tôi không thể làm gì được.” (Đêm trước trận đánh ) [96,

tr.481]

Khi nhận xét về sáng tác của E Hemingway, Philip Young viết:

Thế giới của Hemingway là một thế giới có chiến tranh Chiến tranh thật sự bằng khí giới và chiến tranh tạo nên bởi tình trạng thù nghịch và những cảnh hung bao đầy rẫy Con người của cái thế giới này sống trong những hoàn cảnh do chiến tranh gây nên Tình trạng sợ sệt, hối hả, lo âu, ăn chơi ồ ạt Vì hoàn cảnh chiến tranh họ chỉ hưởng thụ những thú vui của giác quan, và đạo đức là một khi làm rồi người ta thấy khoan khoái

[31, tr.15]

Đây là nhận xét có tính chất tổng kết các sáng tác của E Hemingway nhưng nó cũng đúng với truyện ngắn chiến tranh của ông

Trang 32

Có thể nói, không gian chiến tranh trong truyện ngắn của E Hemingway là ý niệm về một thế giới phũ phàng, không có chỗ dành cho cái đẹp và cho sự sống Không gian ấy là không gian của sự tàn phá, của cái chết và của sự huỷ diệt Khi nhận định về không gian này, Trần Thị

Thuận viết trong luận án của mình: “Đó là không gian không dành cho sự sống, là không gian

không để duy trì sự tồn tại” [81, tr.170]

Sở dĩ E Hemingway ấn tượng mạnh mẽ các cảnh tượng tàn phá của chiến tranh như vậy

vì bản thân ông cũng chịu tác động của chiến tranh một cách khủng khiếp:

…Từ năm 1937 đến 1938, Hemingway đến Tây Ban Nha bốn lần Ba lần đầu đến với tư cách là phóng viên cho từ North American Newpaper Allince (NANA)… Ông liên tục bị nguy hiểm trong các trận phá huỷ của trọng pháo cũng như súng máy và súng trường tự động Ông thực sự ở trong tình thế tổn hại trong phần đời của ông…

[Dubious Battles: Ernest Hemingway’s Journeys to War-Kelley Dupuis, internet, 2008]

Thực vậy, bằng những trải nghiệm trong chiến tranh và những ấn tượng tâm lí của cá nhân, E Hemingway đã xây dựng những không gian đầy lửa trong truyện ngắn chiến tranh của mình Nhưng có lẽ gây xúc động nhất là không gian di tản, rút lui trong truyện ngắn chiến tranh của ông

2 2 2 Không gian di tản, rút lui

Không gian di tản rút lui là con đường, thánh đường, ben cảng, cây

cầu mà ở đó con người tìm cách chạy trốn, lẩn tránh nơi xảy ra chiến sự, nơi bom đạn tàn phá, nơi con người tìm mọi cách để hủy diệt lẫn nhau Cảnh tượng ở đây thật bi đát Những người già nua, yếu ớt, những phụ nữ, trẻ em và nhất là các hài nhi còn ẵm trên tay tìm mọi cách để ra khỏi vùng bom đạn Họ là những thường dân vô tội Họ bị chiến tranh làm tổn thương và thường bị phương hại nhiều nhất Họ bỏ lại ruộng vườn, nhà cửa, tài sản để ra đi Họ chỉ mang theo người thân, đồ đạc thiết yếu, một số gia súc và những con vật thân yêu của mình

Đó là không gian của những thánh đường ở một vùng quê trên đất Hy Lạp trong chiến

tranh: “Những thánh đường Hồi giáo bị kẹt trong mưa bên ngoài Andrianople ngang qua

những vùng đất lầy lội Xe cộ bị kẹt hàng ba mươi dặm…” (Chương 3) [53, tr.10] Xảy ra chiến

tranh, thánh đường trở thành nhân chứng của chiến tranh chứng kiến những người dân vô tội chịu bao gian nan, hiểm nguy do chiến tranh gây ra

Đó là không gian chiếc cầu cạnh làng San Carlos vùng Ebro của Tây Ban Nha trong cảnh

di tản: “Một chiếc cầu nổi bắc qua sông và xe chở hàng, xe tải, và đàn ông, đàn bà và trẻ con

đang vượt qua…” (Ông lão bên chiếc cầu) [53, tr.112] Chiếc cầu trở thành điểm do thám,

Trang 33

trinh sát tình hình địch ở đầu bên kia và nó cũng là ranh giới để dân chúng trốn chạy khỏi vùng

đất sắp xảy ra chiến sự Chiếc cầu trở thành tâm điểm của cuộc di tản: “Những chiếc xe tải

chuyển bánh rồi rít ken két thoát chạy lên phía trước Những người nông dân lê chân trong bụi đất ngập đến mắt cá Nhưng ông lão vẫn ngồi đấy, không nhúc nhích Lão quá mệt mỏi, không

thể nào đi tiếp.” (Ông lão bên cầu) [53, tr.112] Một hình ảnh thật ấn tượng: ông lão cứ ngồi

bên cầu trong cảnh hoảng loạn ấy để nghĩ về các con vật của ông Chiếc cầu trở thành không gian riêng, rất riêng của ông, để ông suy ngẫm về số phận những con vật mà ông chăn dắt hoặc chiêm nghiệm về thân phận của con người trong cuộc chiến tranh tang thương Hay là ông bất chấp tất cả? Chiến tranh đã làm cho mọi người mỏi mệt và rệu rã Họ để mặc cho số phận

Ở một truyện khác, E Hemingway miêu tả không gian chiếc cầu làm chướng ngại vật để

cản bước tiến quân địch: “Đó là một ngày nóng khủng khiếp Chúng tôi đã dựng chắc một

chướng ngại vật tuyệt đối hoàn hảo ngang cây cầu.” (Chương 5) [53, tr.12] Rồi sau đó cánh

quân mạn sườn tan rã, họ đã rút lui Không gian chiếc cầu ở đây trở thành không gian của sự chia cắt, phân ly, cô lập… Nó trở thành không gian của sự đoạn tuyệt, không gian không có sự sống

Không gian di tản được E Hemingway thể hiện sắc nét qua không gian của bến cảng

hoảng loạn: “Chúng tôi trên bến cảng còn họ ở trên cầu tàu và nửa khuya họ bắt đầu gào

thét… Thiếu phụ với những hài nhi đã chết Anh chẳng thể nào buộc họ buông xác đứa con ra

Họ ôm khư khư xác con suốt sáu ngày Chẳng chịu buông Anh chẳng làm gì được Cuối cùng

đành phải lùa họ đi.” (Trên bến tàu Smyrna) [53, tr.105-107] Đây là những hình ảnh ấn tượng

nhất trong truyện ngắn chiến tranh của ông Những hình ảnh này gây ấn tượng sâu sắc về con người trong chiến tranh Đó là con người có thật với những nỗi sợ hãi có thật, tình yêu có thật,

bi kịch có thật trong dòng xoáy chiến tranh

Không gian con đường một lần nữa lại được E Hemingway miêu

tả cảnh rút lui của những đội quân thất trận hoặc di chuyển về hậu cứ Đó là hình ảnh của

những người rã rời, mệt mỏi, chán chường: “Suốt đêm chúng tôi lần dọc theo con đường trong

bóng tối và viên sĩ quan văn phòng tiểu đoàn cứ cưỡi ngựa đi bên cạnh chiếc xe hậu cần của tôi

mà lải nhải: “Anh phải tắt đi Nguy hiểm Nó sẽ phát hiện ra đó” (Chương1 ) [53, tr.7] Không

gian con đường trong đêm tăm tối không định hướng và những người lính đi trên con đường ấy thì say xỉn, lơ mơ, lo sợ vô cớ Con đường không định hướng thì những người lính làm gì có phương hướng, có lý tưởng, có hy vọng và tương lai? Có lẽ, qua không gian con đường này, E

Hemingway muốn khẳng định thêm về mục đích, lý tưởng của cuộc chiến tranh mà thế hệ lạc

Trang 34

lõng trong thời đại chúng ta đã tham gia: không lý tưởng, không mục đích, vô nghĩa và phù

phiếm

Không những thế, hậu quả khủng khiếp của chiến tranh còn được biểu hiện qua không

gian thực của con đường Không gian con đường rút lui trong truyện ngắn Con đường bạn sẽ

chẳng hề theo ngổn ngang xác chết và đủ thứ trên đời: “Bên cạnh đường, ngổn ngang các vat

dụng: nhà bếp dã chiến,… rất nhiều túi dết tết bằng da, bom nổ chậm, mũ sắt, súng trường, thỉnh thoảng một cái báng súng nhô lên, lưỡi lê cắm trong lớp đất bụi,… các xác chết với đủ tư thế kì quặc và quanh họ, trên cỏ, có nhiều loại giấy má đặc biệt hơn.” [52, tr.307] Một cảnh rút

lui thật thảm hại Đoạn văn như một trường đoạn phim mô tả cận cảnh chiến trường của cuộc rút lui thật sống động, tạo ấn tượng mạnh mẽ

Trong truyện Điểm đen chỗ giao lộ, hình ảnh con đường lại là không gian tử thần:

“Chúng tôi bố trí các ổ mìn rất khéo phía trước giao lộ cốt để không làm hư hại con đường

trông như lò sát sinh” [96, tr.660] Đó là nơi phục kích để tiêu diệt những người lính Đức thất

trận tìm đường thoát Nhưng tất cả những người lính thất trận này đều không vượt qua được những bãi mìn và những tay súng bắn tỉa của du kích Lí do giết người của những du kích này hết sức đơn giản: được chia ít tiền hoặc một chiếc xe đạp hay một chiến lợi phẩm nhỏ nhặt nào

đó Thật buồn cười và chua chát Chiến tranh đã làm cho người ta bình thản trong việc giết hại đồng loại Chiến tranh làm cho tâm hồn của họ bị biến dạng Họ không còn cảm xúc, kể cả việc giết người

Không gian rút lui được E Hemingway quan tâm trong nhiều tác phẩm, kể cả tiểu thuyết

Đó là không gian rút lui của Henry và đồng đội về Udine trong Giã từ vũ khí, những cuộc rút

lui trong mưa ướt lướt thướt, đường lầy lội Mọi người chán chường, mệt mỏi và rệu rã bởi chiến tranh Không gian di tản, rút lui xem như hiện thực đẫm máu nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất

Hình ảnh của những con đường, những cây cầu, bến cảng… khắc họa nên một bức tranh lớn hơn, ảm đạm hơn Đó là không gian của những cuộc di tản hỗn loạn của những thường dân

cố thoát ra khỏi vùng có bom đạn, chiến sự và những cuộc rút lui ê chề, chán chường của những người lính thất trận khỏi mặt trận đầy chết chóc, hủy diệt Có thể đây là những địa danh có thật trên khắp châu Âu, vùng Tiểu Á mà E Hemingway đã chứng kiến Song qua cách miêu tả của

E Hemingway, không gian di tản, rút lui trở thành nỗi ám ảnh cho tất cả những vùng đất nào có chiến tranh Chiến tranh là một tấn bi kịch lớn nhất mà con người tạo ra cho con người Nó dựng lên một không gian đầy máu và nước mắt Ở đó, những người dân vô tội, những người

Trang 35

già, phụ nữ, trẻ em, kể cả những người cầm súng hai bên chiến tuyến, phải chịu bao cảnh nhọc nhằn, khốn khó, nguy hiểm và tất cả đều trong tình trạng hoảng loạn, sợ hãi

Bởi vậy, những cuộc chiến tranh đều vô nghĩa dù bất cứ lí do gì và con người trong cuộc chiến đó đều là nạn nhân dù họ đứng ở phe phái nào

2 2 3 Không gian trú ẩn

Đó là không gian mà con người tìm cách ẩn nấp, né tránh sự tiêu diệt của đối phương, sự huỷ diệt của bom đạn Đó có thể là một bức tường, một đoạn giao thông hào, ngôi nhà hay một chướng ngại vật nào đó mà có thể che chắn cho con ngưới khỏi làn đạn súng trường, súng máy, súng bắn tỉa hay các mảnh đạn pháo, mảnh bom… Không gian trú ẩn còn là nơi mà bom đạn ít

có khả năng tới như bệnh viện, chiếc giường, hậu tuyến, quán cafe, khách sạn; thậm một dòng

sông, khu rừng (Con sông lớn hai lòng I+II) Và con người tồn tại trong không gian ấy như

tìm sự che chở, ẩn nấp hoặc trốn chạy Đôi khi đó cũng là cách để từ chối, phản kháng chiến tranh

Ở mặt trận, giao thông hào hoặc một bức tường đều có thể là không gian che chắn, trú ẩn

hữu hiệu nhất: “Nick ngồi tựa vào bờ tường nhà thờ nơi ngươi ta kéo anh đến để tránh khẩu

súng máy đang nhả đạn trên đường…” (Chương 7 ) [53, tr.14] Bức tường trở thành vị cứu

tinh che chắn anh ta Nhờ bức tường, giao thông hào mà người lính tồn tại Bằng mọi cách, anh

ta trú ẩn vào đấy

Bức tường và bóng tối cũng là một không gian lý tưởng cho các du kích quân lẩn trốn khi

bị truy đuổi Anh du kích Enrique trong Chẳng có ai chết đã được bức tường và bóng tối của

ngôi nhà che chở: “Anh đứng dậy đi ra phía trước ngôi nhà, ẩn mình trong bóng tối và chỗ

khuất của bức tường…” [52, tr.505] Bức tường chở che, bao bọc anh khỏi những ánh mắt và

họng súng đang rình rập bên ngoài ngôi nhà

Đặc biệt, không gian trú ẩn có thể là chiếc giường trong bệnh viện hoặc chiếc giường trong căn nhà hoang nào đó Không gian chiếc giường trong tác phẩm E Hemingway nói chung

và trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway nói riêng thường là không gian tĩnh lặng

hiếm hoi giữa hai trận chiến (Bây giờ tôi nằm nghỉ, Một cuộc thẩm vấn đơn giản) hoặc là không gian êm đềm, hò hẹn, không gian hạnh phúc của tình yêu đôi lứa (Một truyện rất ngắn,

Chẳng có ai chết) Có thể nói, không gian chiếc giường như không gian hòa bình bên cạnh

không gian chiến tranh (con đường, chiến hào, ngôi nhà, bến cảng) trong tác phẩm của E Hemingway Không gian của chiếc giường trở thành biểu tượng của những giây phút bình yên

Trang 36

quý giá của chiến tranh, của hạnh phúc lứa đôi trong thời chiến Ở Chương 10, E Hemingway

viết:

Ag ngồi trên giường Nàng tươi mát trong đêm oi nồng… Sau khi anh đi nạng anh

thường cứ đo thân nhiệt cho nên Ag chẳng hề rời chiếc giường Chỉ có một vài bệnh nhân và bọn họ đều biết điều đó Tất cả họ đều thích Ag Lúc đi tới đi lui trên mấy hành lang anh thường nghĩ tới Ag nơi giường nằm của anh [53, tr.19-20]

Không gian chiếc giường được nhắc lại trong Chẳng có ai chết: “Rồi trong bóng tối trên

giường, giữ tư thế thận trọng, mắt anh nhắm lại, môi họ chạm nhau, hạnh phúc hiện hữu - không còn là nỗi đau, bỗng chốc cảm giác gia đình đẩy lùi cơn đau, sự sống lại quay về và không còn đau đớn, xúc cảm thoải mái của tâm trạng được yêu…” [52, tr.514] Trong cái chết

cận kề khi ngôi nhà đang bị bao vây nhưng Enrique và Mary vẫn hạnh phúc tràn trề trong không gian chiếc giường êm đềm, ngọt ngào Nó như một liều thuốc tuyệt diệu để họ được sống bên nhau, được yêu nhau Và lúc này, chiếc giường trở thành không gian che chở cho đôi trai gái trú ẩn, để họ tạm quên đi sự khốc liệt của chiến tranh

Không gian chiếc giường với những phút giây hạnh phúc ấy được E Hemingway phát triển trong tiểu thuyết Những đoạn miêu tả cuộc tình cháy bỏng của Henry và Catherine trong

Giã từ vũ khí đều quanh chiếc giường ở bệnh viện ở Milan Trong Chuông nguyện hồn ai, một

chiếc giường trải tạm bằng tấm bạt trong hang núi cũng làm anh lính Mỹ Jordan

và cô du kích Mary tràn trề hạnh phúc

Không gian chiếc giường là một cách miêu tả đặc biệt của E Hemingway Trong những tác phẩm về chiến tranh của Việt Nam hiện nay, các tác giả cũng thường miêu tả không gian

êm đềm, hạnh phúc của tình yêu đôi lứa bên cạnh không gian nảy lửa của chiến tranh Chẳng

hạn không gian chiếc võng trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận tình yêu của Bảo

Ninh

Có khi không gian trú ẩn lại ở trong khách sạn, quán rượu (Nơi xứ lạ, Con bướm và cỗ

xe tăng, Tố giác, Đêm trước trận đánh…) Đây là nơi cách xa những trận chiến ác liệt, cách xa

chỗ bom đạn hủy diệt Trong không gian này, mọi người có thể thư giãn, nghỉ ngơi, chuyện phiếm cho qua ngày và nhất là khỏi đụng độ với cái chết

Quán Chicote trong Con bướm và cỗ xe tăng được xem như không

gian dừng chân, trú ẩn của mọi sắc lính và đủ hạng người: “Quán đông

nghịt Bạn chẳng thể nào đến quầy rượu, tất cả các bản đều ngồi kín Không gian tràn ngập khói thuốc lá, tiếng hát, những người mặc đồng phục, mùi áo da bị ướt, người ta đang chuyền

Trang 37

những ly rượu qua đám đông đứng đến ba lớp quanh quầy” [52, tr.478] Khách sạn, quán rượu

bây giờ như chỗ nghỉ chân, là nơi giải sầu, là chỗ chuyện phiếm, là chỗ sát phạt lẫn nhau với những trò đỏ đen, là chỗ để xả cơn tức giận, bực bội vô cớ… Những người có mặt tại đây hầu hết là những người lính từ mặt trận trở về, những người lính giải ngũ hoặc là những cảnh sát, thường dân và có những kẻ lạ mặt rất đáng sợ Đó là một không gian chật chội, ngột ngạt và bức bối Bức bối đến nỗi người ta có thể gây gỗ, thậm chí sát hại kẻ khác Chiến tranh đã làm

cho người ta quá căng thẳng Cựu binh Pedro đã bị giết tại quán Chicote vì lí do ấy

Đêm trước trận đánh là câu chuyện kể về Henry, nhân vật có nhiều điểm giống với cuộc

đời thật của E Hemingway khi ông tham gia chiến đấu Tây Ban Nha những năm 1936-1938 Hơn 2/3 số trang của truyện là các cuộc chuyện trò phù phiếm, các cuộc nhậu trong khách sạn, nhà hàng, chuyện tắm giặt, chuyện trai gái, đánh bài… Tất cả không liên quan gì đến trận đánh ngày mai Mọi người hầu như chẳng ai quan tâm đến chuyện chuẩn bị cho trận đánh Trong khi Henry làm phim với hy vọng kiếm tiền để mua xe cứu thương thì những người khác ở đó vì tiền bạc Tiền lương của những người lính nướng vào rượu chè, bài bạc Một vài người như Baldy Jackson đã lầm lạc trong rượu chè Jackson nhảy dù sau khi máy bay của anh bị bắn rơi… Câu chuyện cứ quanh quẩn trong không gian nhà hàng, phòng tắm, phòng đánh bài… Đó là không gian của sự lẩn trốn thực tại, một thực tại chiến tranh đầy rẫy chết chóc, hủy diệt mà những người lính ở đây đã quá ngán ngẫm nó Còn lý tưởng của cuộc chiến tranh đó ư ? Rất tù mù quanh những mối quan hệ, mâu thuẫn chính trị của kẻ cầm quyền Hemingway đã mô tả sự phù phiếm, phức tạp của chiến tranh để nhận thức toàn bộ sự rắc rối của nó Và đó cũng có thể là một cách ông phản đối chiến tranh?

Không gian trú ẩn còn là không gian ngay trong ngôi nhà, làng quê của người lính trở về

sau chiến tranh Đó là không gian ngôi nhà của Krebs (trong Nhà của lính), của Bob White (trong Bob White), làng quê gần hồ Susan của Bill GilBert (trong Bill GilBert), khu rừng và

dòng sông

của Nick (trong Con sông lớn hai lòng I+II)

Không gian ngôi nhà của Krebs trong Nhà của lính là không gian nhạt nhẽo, vô vị và tù

túng Ngay cả con phố thân yêu với những người quen thân xung quanh anh cũng trở nên xa lạ, lạc lõng Trong thế giới ấy, hình như anh không thấy mình tồn tại và mọi người cũng không quan tâm đến sự hiện diện của anh Bởi anh là người của chiến tranh Dẫu anh là người anh hùng đi nữa thì cũng đã qua thời kì mà họ ngưỡng mộ Anh chỉ là chiếc bóng ngay trong ngôi nhà của mình Và anh ẩn mình ngay tại ngôi nhà của mình như sự chạy trốn chiến tranh

Trang 38

Tương tự hoàn cảnh của Krebs, Bill Gilbert trở về quê nhà sau những ngày vào sinh ra tử

ở chiến trường Không gian ngôi nhà và làng quê thân yêu của Bill cũng không còn thân thiện

với anh: “Hắn đi bộ ngược con lộ dẫn đến hồ Susan và tìm thấy căn chòi của hắn trống trơn

Cửa ra vào khóa và khu vườn của hắn là lớp đất cỏ mọc…” (Bill Gilbert ) [53, tr.66] Và người

hàng xóm của hắn cho biết vợ hắn đã đi với con trai của Simon Green rồi và cô ta đã bán chỗ

đó cho G… ở Charlevoix Ngôi nhà là nơi dừng chân cuối cùng của người ta khi không còn chỗ nào khác để tồn tại Song, chỗ để dừng chân, để trú ẩn cuối cùng và duy nhất của Bill cũng không còn nữa Anh lại tiếp tục trở lại con đường tẻ nhạt trong ánh mắt chế nhạo của những

người xung quanh: “Bill quay ngoắt đi, vượt qua đoàn quân, đi khệnh khạng những bước dài

của người dân vùng cao xuống con lộ trong buổi trời nhá nhem… Gương mặt hắn lạnh tanh

hơn bao giờ hết, nhưng mắt hắn tựa như một con đường dài hun hút dẫn vào đêm đen.” (Bill

Gilbert) [53, tr.67]

Trong Con sông lớn hai lòng I+II, dòng sông thân yêu thời thơ ấu lại là không gian ẩn

mình lý tưởng cho Nick để anh vượt qua những thương tích quá lớn trong chiến tranh Không gian thiên nhiên trong lành trong những chuyến đi câu là nơi Nick gửi gắm niềm ưu tư, tâm sự

mà anh không thể chia sẻ cùng ai Chính không gian dòng sông, khu rừng yên tĩnh ấy làm anh quên đi những ám ảnh về tội ác, bạo lực và cái chết mà anh đã chứng kiến, thậm chí là nạn nhân trong chiến tranh Sự thật là có trường hợp nhiều cựu binh Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam không thể sống nổi ở thành phố hoặc nhà của mình nên vào rừng cắm trại ở một mình như nhân

vật Nick Trong Lời giới thiệu về Nick trong Con sông lớn hai lòng, James Fenton viết: họ

“quay về, nhận thấy không thể sống nổi ở thành phố hay nhà của mình, bèn vào rừng cắm trại

hoặc làm những túp lều nhỏ sống biệt lập với mọi người.” [96] Trong luận án của mình, Trần

Thị Thuận xem sông, suối, khu rừng, tuyết trắng là sự cứu rỗi của nhân vật Nick [81, tr.123] Theo chúng tôi, không gian sông, suối, khu rừng chỉ là không gian trú ẩn của Nick Đó là không gian để nhân vật quên đi những biến cố khốc liệt của chiến tranh và để tạo sự cân bằng cho cuộc sống

Không gian trú ẩn trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway còn có thể là hậu tuyến

(Chương 1, Bây giờ tôi nằm nghỉ, Con đường bạn sẽ chẳng hề theo, Cuộc thẩm vấn đơn

giản … ) Nơi đó, họ tạm lánh những cơn mưa bom bão đạn dữ dội và tạm được an bình trong

phút chốc Song không gian ấy cũng thật mong manh và phức tạp Trong truyện ngắn Nơi xứ

lạ, mặc dù ở trong không gian hậu tuyến nhưng những người lính bị thương đưa về điều trị ở

đây đã chứng kiến các hậu họa của chiến tranh mang đến Ở phòng chỉnh hình nơi Nick và các

Trang 39

cựu binh chống chọi với, thương tật và cách đối xử tàn tệ Người ta đã rẻ rúng những người lính không còn đủ khả năng cầm vũ khí Sống trong không gian ấy người lính càng thấy rõ hơn bộ mặt thật tồi tệ của chiến tranh Và hơn ai hết những người lính là người đầu tiên chán ghét chiến tranh và họ là người nguyền rủa chiến tranh nhiều nhất

Có thể nói, không gian ẩn nấp ở khắp nơi, ở mọi hình thức: ngôi nhà, bờ tường, bệnh viện, con sông, dòng suối… Dù hình thức nào đi nữa thì đó cũng là nơi để con người né tránh đạn bom, né tránh thực tại, tìm mọi cách tồn tại Không gian ấy vừa như một môi trường lý tưởng cho bản năng sinh tồn của con người vừa là thái độ để khước từ chiến tranh của những người trong cuộc

Nhìn chung, khi nói đến không gian trong truyện ngắn Hemingway

là nói đến không gian của bạo lực và chiến tranh Yếu tố không gian đã góp phần đắc lực làm nổi rõ hiện thực chiến tranh Đó là thứ không gian thù địch, chống lại con người, bắt cầu

cho sự hủy diệt John Killinger nhận xét: “Bức tranh về một vùng đất hoang thật sự” [101, tr.38] Còn P.Young thì cho rằng: “Đó là một thế giới khô cằn với những mảnh vỡ nằm trước

mắt chúng ta như một vùng đất nào đó trong một giấc mơ dư… “ [111, tr.216]

Không gian chính trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway là hiện thực Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc nội chiến Tây Ban Nha, chiến tranh vùng Tiểu Á, Hy Lạp và bối cảnh nước Mỹ sau chiến tranh Bao trùm khắp không gian ấy là không khí khiếp sợ, hãi hùng Đó là hiện thực chiến tranh được phơi bày trần trụi Trong hiện thực ấy, thân phận, số kiếp của con người nhỏ bé, phù du

Không gian xuyên suốt truyện ngắn nói chung E Hemingway và truyện ngắn chiến tranh của ông nói riêng là không gian không dành cho sự sống Ở đó chất chứa những cạm bẫy, đe dọa, giết chóc, bạo lực… Một không gian đầy bất trắc, khổ đau, hành hạ, đày đọa con người… Không gian tàn phá và hủy hoại Không gian của chiến tranh

Không gian trong truyện ngắn chiến tranh E Hemingway rất đa dạng và mang dấu ấn riêng Vẫn là những hình ảnh con đường, ngôi nhà, giao thông hào, cây cầu, bệnh viện… nhưng những hình ảnh thân quen ấy đã bị bom đạn tàn phá và nó trở nên nỗi khiếp sợ, ám ảnh của con người Tất cả thể hiện những sắc màu trung thực không gian của chiến tranh: đổ nát, chết chóc

và hủy diệt

Đặc biệt không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway rất hạn hẹp Nó được giới hạn trọng một phạm vi nhất định Đó là một không gian đầy ấn tượng, một lát cắt đặc

Trang 40

sắc của hiện thực Điều này tạo nên sự thiếu hụt tích cực trong cảm nhận của người đọc Nó như một thứ ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo của E Hemingway

Có khi không gian của truyện ngắn chiến tranh E Hemingway như: không gian những trận chiến, không gian những cuộc rút lui, chiếc cầu, bệnh viện, chiếc giường… được mở rộng trong tiểu thuyết của ông và trở nên những hình tượng giàu ý nghĩa Nó như sự nối dài cánh tay truyện ngắn để đạt bề sâu của nó Chính vì vậy không gian chiến tranh là đặc điểm quan trọng

để xác định truyện ngắn chiến tranh của E Hemingway

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ - Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 75)
BẢNG THỐNG KÊ - Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 75)
BẢNG THỐNG KÊ - Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway
BẢNG THỐNG KÊ (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w