1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu

138 7,7K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Đề tài về : Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM BẬC THCS THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn Văn Mã số: PPVA-07-006 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh- 2010 Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn hiện nay: Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng lại có một vai trò và nhiệm vụ mới. Vai trò và nhiệm vụ mới này đã được Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rất rõ trong bài viết Đổi mới toàn diện: “Ngày nay s ự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên dù được học trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óc của mình.” Và định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc cũng được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Luật Giáo dục , điều 24.2, cũng ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tiêu chí quan trọng hàng đầu của giáo dục hiện nay là đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, chủ động, biết vận vận dụng và sáng tạo những gì đã học được trên ghế nhà trường vào trong đời sống, góp phần phát triển xã hội. Tiêu chí này đã làm thay đổi không nhỏ đến hệ thống giáo dục nước ta trong những năm gần đây. Đó là cải cách chương trình đặc biệt là thay đổi phương pháp giảng dạy. Bộ môn Ngữ Văn cũng chuyển mình để phù hợp với mụ c tiêu chung đó. Theo đó, các văn bản được đưa vào nhà trường thường hướng đến việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực văn học cho học sinh, đặc biệt là chú trọng đến việc đọc- hiểu của các em. Để làm được điều này không phải là chuyện dễ dàng bởi một thực trạng đáng buồn hiện nay là học sinh ngày càng trở nên lạnh nhạt với môn Văn. Trong luận văn Cao h ọc Tìm hiểu hứng thú học Văn của học sinh phổ thông cấp iii, bằng những phiếu khảo nghiệm, Nguyễn Xuân Vân đã thăm dò khoảng 20 lớp học sinh những trường có những đặc điểm khác nhau và cho biết: tỉ lệ học sinh hứng thú học văn chiếm khoảng 43%, không hứng thú 57%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân lớn nhất là do phương pháp giảng dạ y của giáo viên chưa thật sự cuốn hút. Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    Qua những điều trên, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng phương pháp giảng dạy có một vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, nó quyết định sự thành bại của một tiết học. Do vậy, chúng ta cấp thiết phải thực hiện cuộc cách mạng về phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học văn nói riêng. 1.2. Xuất phát từ những khó khăn khi giảng d ạy văn học trung đại bậc THCS: Xã hội trung đại là một mảnh đất màu mỡ. Nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Họ đã lưu danh mình bằng những tác phẩm bất hủ. Đó là Nguyễn Du với câu chuyện buồn về cuộc đời trầm luân của nàng Kiều; đó là tiếng lòng của vị tướng Hưng Đạo Đại V ương Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ; đó là tiếng khóc than ai oán của người cung nữ qua cái nhìn đầy cảm thương của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều được ghi lại trong tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc và còn rất nhiều tác phẩm khác trải dài trong suốt mười thế kỉ. Có thể nói, một số lượng lớn tác phẩm đã ra đời trong thời đại này. Nó đã vượt qua mọi thời gian và không gian để khẳng định vị thế của mình trong lòng người đọc và trở thành tài sản quý của nền văn học Việt Nam. Chính vì cái hay và sức hấp dẫn như thế nên trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn, những tác phẩm thuộc giai đoạn trung đại chiếm vị trí không nhỏ. Tuy nhiên, giảng dạy những tác phẩm ấy như thế nào để đi vào lòng học sinh, để các em thực sự hiểu và cảm vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều th ầy cô giáo. Nhiều giáo viên cho đến nay vẫn cảm thấy khó khăn khi giảng dạy các tác phẩm này, bởi có sự khác biệt về mặt chữ viết, hoàn cảnh xã hội và nội dung sáng tác. Phan Trọng Luận cũng có nhận xét riêng về những tác phẩm của giai đoạn này: “Nội dung sáng tác xưa kia dù tiến bộ đến đâu vẫn cách xa chúng ta về thế giới quan, về lý tưởng thẩm mĩ, về cuộc sống giữa n ội dung và các sáng tác ngày xưa với tư tưởng, tình cảm của những con người ngày nay.” Như vậy, xuất phát từ những yêu cầu và khó khăn thực tiễn nêu trên, người viết đã chọn đề tài “Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu bậc THCS” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Qua chuyên luận này, người viết mong có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào con đường tìm kiếm phươ ng pháp mới cho văn học trung đại Việt Nam bậc THCS. Tuy nhiên, một con én không thể làm nên mùa xuân và đây cũng là một đề tài rộng và khó nên trong quá trình nghiên cứu, chuyên luận sẽ có nhiều thiếu sót. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô để chuyên luận có thể được ứng dụng vào trong thực tiễn giảng dạy tốt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2.1. Đọc- hiểu tác phẩ m văn chương trong nhà trường phổ thông. Hiện nay nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu trong giảng dạy văn chương chỉ mới dừng lại các bài viết lẻ tẻ được đăng trên các tạp chí chứ chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể. Hầu hết các Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    bài viết chú trọng giải thích về khái niệm đọc hiểu và đưa ra những đề xuất để việc đọc hiểu tác phẩm văn họchiệu quả. Người đầu tiên có nhiều bài viết đi sâu về vấn đề này có thể kể đến là Nguyễn Thanh Hùng. Các bài viết của ông được đăng nhiều trên tạp chí Giáo dục. Trong bài “Đọc hiểu văn chương” trên tạp chí Giáo dục số 92, tháng 7/2004, ông đã đưa ra một cách hiểu khá chi tiết về đọc hiểu, theo ông, “đọc hiểu không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình nhuần thấm tín hiệu nghệ thuật chứa mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm v ăn chương. Đọc hiểu là đón đầu những gì đang đọc qua từng từ, từng câu, từng đoạn rồi lại quay về với những gì đã đọc để kiểm chứng và đi tìm sự hợp sức của tác giả để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng.” Cũng trong bài viết này, ông cho rằng có 3 dạng đọc: đọc kĩ nghĩa là phải đọc đi đọc lại nhiều lần, kế đến là đọc sâu, mục đích của đọc sâu là để hiểu những gì mà nhà văn muốn chuyển tải trong tác phẩm trong mối liên hệ giữa nội dung và hình thức. Dạng đọc cuối cùng là đọc sáng tạo. Dạng đọc này nhắm bổ sung nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá và thưởng thức lâu dài tác ph ẩm. một bài viết khác “Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc hiểu văn chương”, tạp chí Giáo dục số 100, tháng 11/2004, Nguyễn Thanh Hùng lại đi sâu làm rõ vấn đề “hiểu” trong văn bản văn chương. Ông nhấn mạnh, hiểu văn bản trước hết là hiểu những gì tác giả gửi gắm trong đó, và ông nêu lên 5 nội dung cần hiểu đối với một văn bản vă n chương: Thứ nhất, khám phá ý nghĩa nội dung chứa đựng trong văn bản. ý nghĩa này do tác giả bày tỏ, biểu lộ trong văn bản. Thứ hai, hiểu mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả xây dựng tổ chức nên. Thứ ba, khẳng định mục đích, ý đồ, nội dung hiện thực, tiền giả định và sự khái quát hóa của tác giả trong văn bản. Thứ tư, đánh giá tư tưởng của tác giả. Thứ năm, sáp nhập, hòa đồng thông tin và tư tưởng của tác giả với tri thức và kinh nghiệm phù hợp của người đọc. Bên cạnh vấn đề trên, trong bài viết này, ông còn chỉ rõ “Để quá trình đọc hiểu văn bản diễn ra một cách có hiệu quả cần phải tìm ra phương thức trình bày nghệ thuật của văn bản. Đặc trưng thể loại và kiểu hình là n ền móng để họ phát hiện ra cái mới, cái đặc sắc trong sang tạo của người viết. Từ đó xác định những vấn đề khó hiểu, chưa năm bắt được rõ ràng chứa đựng trong tác phẩm. Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    Sau đó, người đọc lựa tuyển cách đọc nào để có thể tiếp cận dễ dàng, đúng hướng giá trị văn bản, mà lại thu nhận tối đa sự hiểu biết, sự đánh giá và sự thưởng thức về văn bản.” “Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh”, tạp chí Giáo dục số 140- kì 2- 6/2006, Nguyễn Thanh Hùng đã mở đầu bài nghiên cứu của mình bằng câu h ỏi lớn: “Chúng ta có thể làm gì để nâng cao khả năng đào tạo trình độ đọc cho học sinh?” Để trả lời cho câu hỏi mang tính thời sự này, ông đã đưa ra một vài hướng dẫn để việc đọc của học sinh có chất lượng hơn. Trước hết, giáo viên cần phải hướng vào sự trải nghiệm và tạo niềm vui cho học sinh, đồng thời phải đảm bảo việc đọ c ấy mang tính khách quan khoa học, nghĩa là chú trọng bản chất của hoạt động đọc và quá trình đọc. Bước tiếp theo là giúp học sinh biết nắm vững hình thức đọc đối với tài liệu và mục đích đọc của bản thân. Như vậy, chỉ ngắn gọn trong ba bài viết nhưng tác giả đã trình bày tương đối đầy đủ, cụ thể và khái quát về khái niệm đọc- hiểu cũng như cách thứ c đọc- hiểu trong văn bản. Những bài viết này đã đặt nền móng về mặt cơ sở lí luận, làm tài liệu nghiên cứu hữu ích cho nhiều người. Cùng đăng trên tạp chí Giáo dục, Nguyễn Trọng Hoàn cũng trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề này, trong đó có bài viết “Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản ngữ văn trường phổ thông”. Nội dung của bài viết ngoài việc làm rõ khái niệm đọc- hiểu, ông còn lí giải thêm rằng việc đọc hiểu một văn bản tốt sẽ làm cho kĩ năng viết của học sinh phát triển. “Thông qua việc hiểu văn học, người đọc hình thành những cách thể hiện văn bản viết (bài tập làm văn). Chính trong quá trình này, sẽ được củng cố them sự hiểu biết về văn bả n đã học”. Theo ông, đọc- hiểu, nghĩa rộng, bao gồm một quy trình hoạt động nhằm giải mã tín hiệu ngôn ngữ thông qua việc giao tiếp với văn bản. (Tạp chí Giáo dục số 143- kì 1-8/2006). Mở rộng sâu hơn về mối quan hệ giữa đọc hiểu văn bản với các phân môn khác, Nguyễn Trọng Hoàn lại có một bài viết khác. Bài viết có nhan đề: “Dạy đọc- hiểu văn bản môn Ngữ v ăn Trung học Cơ sở”. Trong bài viết này, ông khẳng định một cách chắc chắn ngay từ đầu, “đọc- hiểu văn bản đối với học sinh không chỉ là họat động chiếm lĩnh kiến thức phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên thông kiến thức đối với các phân môn Tiếng Việt và Tập Làm Văn”. Ông cho biết khi chúng ta đọcvăn bản, kết hợp v ới việc giải nghĩa, xác định lớp nghĩa cơ sở (nghĩa đen) và nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng) của những từ khó không chỉ giúp cho học sinh hiểu sâu văn bản, tiếp xúc được với thực chất “sinh quyển” của tác phẩm mà còn có ý nghĩa chuẩn bị kiến thức cho phân môn Tiếng việt, đồng tthời cả phân môn tập làm văn (giúp cho việc dùng từ, ngữ phù hợp với vă n cảnh của thể loại văn. (Tạp chí Giáo dục). Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    Không bàn nhiều về lý thuyết đọc- hiểu như các tài liệu nghiên cứu khác, trong bài viết “Mấy ý kiến về đọc- hiểu văn bản văn học Việt Nam lớp 10 (Chương trình chuẩn)”, trích trên Tạp chí dạyhọc ngày nay số 11/2007, Trần Thanh Bình đã đưa ra một mô hình rất cụ thể về việc giảng dạy tác phẩm văn học Việt Nam lớp 10 theo hướng đọc- hiểu. Mô hình ấy có thể đượ c tóm tắt như sau: * Mục tiêu bài học. * Chuẩn bị bài học. * Hoạt động dạy học: -Lời vào bài. - Đọc và tìm hiểu chú thích. -Đọc- hiểu văn bản. + Đọc- hiểu ngôn từ văn bản. + Đọc- hiểu hình tượng văn bản. + Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. - Liên hệ. Trong mỗi phần và mỗi mục, tác giả không những giải thích rõ ràng về vai trò và nhi ệm vụ của từng phần, từng mục mà còn đưa ra rất nhiều dẫn chứng xác thực. Chẳng hạn như khi nói đến việc đọc và tìm hiểu chú thích, tác giả nhấn mạnh: “Đọc và hiểu đúng ngôn từ sẽ làm cơ sở cho hoạt động khám phá để hiểu văn bản những cấp độ sâu sắc hơn” và tác giả dẫn dắt một số ví dụ trong sách giáo khoa giải thích chưa rõ nghĩa. Trần Thị Hồng Thu cũng đóng góp ý kiến của mình về vấn đề này qua bài “Mô hình đọc- hiểu theo đặc trưng loại thể với việc hình thành và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh Trung học Phổ thông. Qua bài viết này, tác giả đã xây dựng mô hình đọc- hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể. Tác giả lí giải v ề điều này như sau: “Tác phẩm nào cũng tồn tại trong hình thức một thể loại nhất định và thể loại là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Tác giả sáng tác theo thể loại thì độc giả cũng đọc và cảm nhận theo đặc trưng thể loại đó. Việc dạyhọc một tác phẩm văn chương cũng phải tôn trọng đặc trưng ấy củ a tác phẩm.” (Tạp chí Giáo dục số 162- kì 1- 5/2007). Đồng quan điểm với Trần Thị Hồng Thu, Quách Duy Bình có bài viết “Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản văn học” đăng trên tạp chí dạyhọc ngày nay số 7/2007, cũng nhấn mạnh việc đọc gắn liền với đặc trưng thể loại của tác phẩm. “Mỗi thể loại cần có phương pháp đọc- hiểu riêng ”. Và tác giả đã đưa ra từng phương pháp đọc hiểu cụ thể: Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    *Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ: - Quan sát (từ vựng, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp .) - Diễn giải, giải thích (văn bản có khả năng có nhiều nghĩa) - Bình giải (có thể bằng thuyết trình) *Phương pháp đọc hiểu văn bản truyện hay tiểu thuyết. - Trước khi đọc (quan sát, đưa ra giả thuyết, chẳng hạn.) - Thăm dò tình huống ban đầu (đọc kĩ những dòng đầu, trang đầu.) - Đọc khám phá (nhân vật, đối thoại, mạch tự sự, .) - Sau khi đọc (phát huy tưởng tượng, sáng tạo). *Phương pháp đọc hiểu văn bản kịch: - Khám phá văn bản (tiếp xúc sơ khởi) - Thám hiểm văn bản (tiếp xúc kỹ để hiểu tốt hơn) - Suy nghĩ về văn bản (tự mình khám phá ý nghĩa của văn bản) - Diễn giải văn bản (xem xét thật chi tiết mang tính th ực tiễn theo góc nhìn trình diễn) Khác với các bài nghiên cứu trên, “Đọc- hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng tác giả”, Nguyễn Huy Quát cho rằng, bên cạnh việc tìm hiểu về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm thì cũng cần lưu ý đến hoàn cảnh cảm hứng của tác giả khi sáng tác để góp phần hiểu sâu sắc và đánh giá đúng hơn mỗi tác phẩm được học. Vì nó có th ể diễn tả nội tâm những trạng thái và cung bậc khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. (Tạp chí Giáo dục số 182- kì 2-1/2008). Điểm qua một số tài liệu nghiên cứu, nhìn chung phương pháp đọc- hiểu đã thực sự thu hút sự quan tâm của khá nhiều người, mỗi người có một cách lí giải khác nhau cho vấn đề mà mình quan tâm nhưng những tài liệu này gặp gỡ nhau một số điểm chung: Thứ nhất, làm rõ khái niệm đọc hiểu. Thứ hai, khẳng định đọc hiểu là con đường tối ưu đối với việc giảng dạy hiện nay. Thứ ba, đề xuất con đường tiếp cận tác phẩm theo phương pháp mới này. Đây là những đóng góp quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo giảng dạy văn học nước ta. 2.2. Đọc- hiểu văn học trung đại. Hiện nay, các tài liệu về đọc hi ểu văn học trung đại hầu như chưa được khai thác nhiều, những tài liệu bàn về vấn đề này rất hiếm thậm chí không có. Do vậy, đây, chúng tôi trích dẫn một Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    số bài báo viết về những ý kiến cũng như những vấn đề có liên quan đến việc giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường phổ thông. “Dạy học văn nghị luận, một thể loại khó trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8”- Hòang thị Mai. đây, tác giả nêu ra một số khó khăn thường gặp khi giảng dạy các tác phẩm này. Đó là do văn bản nghị luậ n không phản ánh đời sống bằng hình tượng, hư cấu mà chủ yếu thường trình bày, bộc lộ những tư tưởng, quan điểm, quan niệm bằng một hệ thống những lí lẽ, lập luận chặt chẽ . Trong khi đó, năng lực tư duy khái quát học sinh lớp 8 chưa cao. Để hạn chế tình trạng trên, tác giả đưa ra một vài biện pháp để việc giảng dạy đượ c tốt hơn đó là khi giảng dạy những tác phẩm thuộc thể loại này, cần tái hiện sinh động không khí lịch sử, tình huống mà tác giả tạo nên tác phẩm. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giúp học sinh nhận ra được cái hay trong nghệ thuật lập luận của tác giả. Bao gồm: sự logic, chặt chẽ trong việc triển khai trình tự các luận điểm; sự sắc sảo của lí lẽ, sinh động phong phú c ủa dẫn chứng; sự hùng hồn thống thiết của lời văn . tăng cường các hoạt động tranh luận, thảo luận nhóm. Liên hệ với đời sống thực tế cũng là một trong những biện pháp góp phần hạn chế những khó khăn trong quá trình giảng dạy. Cuối bài viết của mình, tác giả thiết kế giáo án cho văn bản Chiếu dời đô. Huỳnh Văn Hoa cũng bày tỏ sự quan tâm của mình đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại nên đã có bài viết: “Cần hình thành cho học sinh cách đọc hiểu tác phẩm nghị luận trung đại” (Tạp chí Giáo dục số 160, tháng 4/ 2007). Điểm nổi bật của bài viết này được thể hiện chỗ là khi giảng dạy những văn bản thuộc thể loại này, Huỳnh Văn Hoa cho rằng, cần ph ải dạy theo nguyên tắc tích hợp. Có đoạn ông giải thích khá rõ: “Con đường tích hợp là con đường gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn và làm cho chúng có quan hệ hữu cơ, từ đó, hình thành và rèn luyện tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh”. Theo tinh thần này, khi dạy đọc- hiểu tác phẩm văn học cho học sinh, nhà trường THPT phải hình thành cho các em năng lực v ận dụng một cách tổng hợp các tri thức và kĩ năng chủ yếu của văn (bao gồm các kiến thức về lịch sử văn học, lí luận văn học,…) mà còn phải huy động các kiến thức và kĩ năng khác, trước hết là kiến thức Tiếng Việt, kiến thức Làm văn và các kiến thức lịch sử, văn hóa, nghệ thuật khác nữa.” và ông khẳng định dạy đọc- hiểu nghị luận trung đại cũng cần phải đi theo nguyên tắc này “Dạy đọc- hiểu các tác phẩm nghị luận trung đại lại càng chú ý hơn việc tích hợp các tri thức văn hóa này.” Cũng nghiên cứu về cùng một đề tài: tác phẩm nghị luận trung đại, trong một bài viết khác “Yêu cầu của việc đổi mới dạy học tác phẩm nghị luận trung đại truung học ph thông”, Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    Hùynh Văn Hoa đã đưa ra một số yêu cầu đối với việc đổi mới dạy học tác phẩm nghị luận trung đại: Một là, tuân thủ các đặc trưng riêng của nghị luận trung đại. Hai là, cần đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời của nó, đặc biệt là hoàn cảnh văn hóa xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển Nho giáo. Ba là, các tác phẩm nghị lu ận trung đại không đơn thuần là đề xuất ý kiến, quan điểm của người viết về các vấn đề của đời sống mà còn mang tính văn học cao. Điều đó được thể hiện chỗ, có nhiều tác phẩm nghị luận trung đại sử dụng lối văn biền ngẫu, có sự kết hợp yếu tố lập luận với yếu tố t ự sự, trữ tình, miêu tả (thể hiện trong cách xây dựng hình tượng văn học hoặc kể lại các câu chuyện có liên quan). Các tác phẩm nghị luận trung đại sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ, điển cố. điển tích nên văn phong rất trang trọng và hàm súc. Vì thế khi dạy học tác phẩm nghị luận trung đại không thể không chú ý đến đặc điểm này. Căn cứ vào những tài liệu nghiên c ứu trên, chúng ta nhận thấy rằng, phương pháp đọc hiểu tuy là phương pháp mới nhưng đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, các bài viết này chỉ dừng lại việc giảng dạy tác phẩm văn chương nói chung hoặc chỉ đi vào một khía cạnh nhỏ của văn học trung đại. Điều đó có nghĩa là chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào cho việc văn học trung đại theo phương pháp m ới này. Do đó, lựa chọn đề tài “giảng dạy văn học trung đại bậc THCS theo phương pháp đọc- hiểu” ít nhiều cũng có ý nghĩa thực tiễn. Công trình của chúng tôi nhằm hướng đến những vần đề: - Thay đổi việc tổ chức hệ thống hoạt động của Gv và Hs theo nguyên tắc chủ động, tích cực. - Đề ra những phương pháp tiếp cận khi giảng dạy vă n học trung đại. - Đưa ra những cách thức cụ thể để tổ chức giờ dạy đọc hiểu. - Đề xuất phương pháp đọc hiểu văn (văn học trung đại.) 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Văn học trung đại là một kho tàng đồ sộ trong đó chứa đựng rất nhiều những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết chỉ đi nghiên c ứu sâu vào những tác phẩm được trích dẫn trong Sách giáo khoa bậc THCS do Bộ giáo dục và Đào tạo biên sọan. Chương trình Ngữ văn bậc THCS, phần văn học trung đại bao gồm những tác phẩm sau: *Lớp 6: Thầy thuốc giỏi cốt tấm lòng; Con hổ có nghĩa. *Lớp 7: Nam Quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Thiên trường vãn vọng; trích đoạn Côn sơn ca; trích đoạn Sau phút chia li; Qua đèo ngang; Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi n ước. Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    *Lớp 8: Hai chữ nước nhà; Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ, trích đọan Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học. *Lớp 9: Chuyện người con gái Nam Xương, Một số đọan trích dẫn trong truyện Kiều (Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều lầu Ngưng Bích), Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14), Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh (trích trong Vũ Trung tuỳ bút), một số trích đoạn trong Lục Vân Tiên (L ục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn.) 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thực nghiệm. Ngoài ra, đề tài cũng thực hiện một số thủ pháp kết hợp: đối chiếu, liệt kê, phân tích, . 5. Cấu trúc đề tài: PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG DẠY- HỌC VÀ SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC VIỆT NAM BẬC THCS CHƯƠNG 2 : VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI BẬC THCS THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỌC- HIỂU. CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM. PHẦN 3: KẾT LUẬN [...]... tuý nhất của tri thức nhân loại     Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu CHƯƠNG 2: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI BẬC THCS THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỌC- HIỂU 2 1 Những hiểu biết chung về văn học trung đại 2.1.1 Bối cảnh lịch sử và các giai đọan phát triển của văn học trung đại từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX Văn nghệ cũng là một mặt trận và người.. .Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG DẠY- HỌC VÀ SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM BẬC THCS 1.1 Nhận xét về các tác phẩm văn học trung đại trong SGK Ngữ Văn Để phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước trong từng giai đoạn, Bộ giáo dục đã không... đề; dạy học tương tác Cơ động, linh hoạt: Học lớp, phòng thí nghiệm, hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên Phương pháp đọc- hiểu nhìn chung đã áp dụng hiệu quả cơ chế dạy học trên Chính vì vậy, giờ dạy theo phương pháp đọc- hiểu luôn tạo sự thoải mái, sinh động cho học sinh 1.3.2.2 Phương pháp đọc- hiểu hình thành kĩ năng đọc- hiểu. .. trọng trong giờ dạy học văn và giáo viên sẽ trang bị cho học sinh những cách đọc để việc đọc- hiểu văn bản của các em hiệu quả hơn     Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu Bản thân việc đọc đã có nhiểu mức độ đọc thông, đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng đọc đúng chỗ là một trình độ Bước thứ hai là đọc kĩ, đọc sâu, biết được cách hành văn, sắp xếp ý,... như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp giáo dục tích cực, phương pháp thảo luận hợp tác,… Trong muôn vàn phương pháp ấy, phương pháp đọc hiểu được các nhà nghiên cứu giáo dục đánh giá cao, là “khâu đột phá của giảng dạy văn Phương pháp đọc hiểu tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại có những đóng góp lớn góp phần làm thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy tác phẩm văn. .. phẩm văn học trung đại hầu hết đều sáng tác bằng thứ ngôn ngữ cổ (chữ Hán và chữ Nôm) Cho nên, muốn hiểu được những tác phẩm này, học sinh cũng như giáo     Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu viên phải có vốn liếng, sự am thông hiểu nghĩa của hai loại chữ này mới có thể học được Đối với giáo viên thì dễ bởi họ đã được đào tạo bốn năm giảng đường đại học Cái khó là học. .. chung, thực trạng dạyhọc nêu trên đều còn nhiều điểm chưa phù hợp và như thế việc đổi mới phương pháp giảng dạy là việc cần làm ngay 1.3 Đổi mới giảng dạy văn học trung đại theo phương pháp đọc- hiểu bậc THCS Tìm ra một phương pháp dạy học hữu hiệu là mong muốn của bất kì giáo viên đứng trên bục giảng Đó là con đường đầy gian nan và cực nhọc Nói như vậy quả không sai một chút nào bởi có khi phải... đổi mới của việc giảng dạy tác phẩm văn học trung đại bậc THCS theo phương pháp đọc- hiểu 1.3.2.1 Phương pháp đọc- hiểu thay đổi cơ chế dạy học hiện nay Khi học sinh muốn hiểu được tác phẩm thì điều đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất là các em phải tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm đó Như thế có nghĩa là theo phương pháp mới học sinh phải được chú trọng Điều này thật khác với cách dạy trước đây... Thực trạng dạyhọc các tác phẩm văn học trung đại trước đây 1.2.1 Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại Văn học trung đại là những bông hoa rực rỡ nhất trong vườn văn học nước nhà, nó góp phần làm cho nền văn học Việt Nam phong phú Thế nhưng để thưởng thức hương thơm và vẻ đẹp của nó thật không dễ chút nào bởi nó đòi hỏi người đọc phải có đầy đủ vốn hiểu biết về lịch sử thời đại, vốn... trong nếm trải của con người Qua đọc hiểu sẽ làm xuất hiện kinh nghiệm đọc và sự biến đổi cách thức và chất lượng đọc văn, bộc lộ rõ năng lực văn hóa từng người Có thể nói đọc hiểu văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm suy nghĩ của mình vào     Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu trang sách Đọc hiểu không phải chỉ là tái tạo âm . Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu    CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG DẠY- HỌC VÀ SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI. mới phương pháp giảng dạy là việc cần làm ngay. 1.3. Đổi mới giảng dạy văn học trung đại theo phương pháp đọc- hiểu ở bậc THCS. Tìm ra một phương pháp dạy

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương
Nhà XB: Nxb GD
11. Lê Thu Yến (2002)- Nhà văn trong Nhà trường- Nguyễn Du, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn trong Nhà trường- Nguyễn Du
Tác giả: Lê Thu Yến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
26. Nguyễn Viết Chữ (2008)- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2008
29. Phan Trọng Luận (2003)- Văn chương bạn đọc sáng tạo- NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương bạn đọc sáng tạo
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2003
36. Trần Đình Sử (2002)- Thi pháp Văn học Trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp Văn học Trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2002
38. Trần Thanh Đạm-Huỳnh Lý-Hoàng Như Mai-Phan Sĩ Tấn- Đàm Gia Cẩn (1971)- Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm-Huỳnh Lý-Hoàng Như Mai-Phan Sĩ Tấn- Đàm Gia Cẩn
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1971
39. Trịnh Xuân Vũ (1995)- Văn chương và Phương pháp giảng dạy văn chương, ĐHSPTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương và Phương pháp giảng dạy văn chương
Tác giả: Trịnh Xuân Vũ
Năm: 1995
45. V.A NhiKonxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường PT, tập I, Ngọc Toàn- Bùi Lê dịch, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy văn học ở trường PT
Tác giả: V.A NhiKonxki
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1978
46. Z.IaRez (chủ biên)(1983), phương pháp dạy học văn học, Nxb GD.  Luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp dạy học văn học
Tác giả: Z.IaRez (chủ biên)
Nhà XB: Nxb GD.  Luận văn
Năm: 1983
50. Hùynh Văn Hoa-“Cần hình thành cho học sinh cách đọc hiểu tác phẩm nghị luận trung đại” -Tạp chí Giáo dục số 160, tháng 4/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cần hình thành cho học sinh cách đọc hiểu tác phẩm nghị luận trung đại”
51. Hùynh Văn Hoa- “Yêu cầu của việc đổi mới dạy học tác phẩm nghị luận trung đại ở trung học phổ thông”,Tạp chí giáo dục,2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu cầu của việc đổi mới dạy học tác phẩm nghị luận trung đại ở trung học phổ thông”
52. Trần Thanh Bình -“Mấy ý kiến về đọc- hiểu văn bản văn học Việt Nam lớp 10 (Chương trình chuẩn)”, Tạp chí Dạy và học ngày nay số 11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: -“Mấy ý kiến về đọc- hiểu văn bản văn học Việt Nam lớp 10 (Chương trình chuẩn)
53. Nguyễn Thanh Hùng- “Đọc hiểu văn chương”-tạp chí Giáo dục số 92, tháng 7/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - “Đọc hiểu văn chương”-
54. Quách Duy Bình-“Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản văn học” - tạp chí Dạy và học ngày nay số 7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: -“Mấy suy nghĩ về đọc hiểu văn bản văn họ"c
55. Hoàng thị Mai-“Dạy học văn nghị luận, một thể loại khó trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn nghị luận, một thể loại khó trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
56. Nguyễn Huy Quát-“Đọc hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng tác giả”-Tạp chí Giáo dục số 182- kì 2-1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: -“Đọc hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng tác giả”
57. Nguyễn Thanh Hùng- “Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc hiểu văn chương”, Tạp chí Giáo dục số 100, tháng 11/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc hiểu văn chương
58. Nguyễn Thanh Hùng-“Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục số 140- kì 2-6/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: -“Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh”
59. Nguyễn Trọng Hoàn-“Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản ngữ văn ở trường phổ thông”- Tạp chí Giáo dục số 143- kì 1-8/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: -“Một số ý kiến về đọc hiểu văn bản ngữ văn ở trường phổ thông
60. Nguyễn Trọng Hoàn - “Dạy đọc- hiểu văn bản môn Ngữ văn Trung học Cơ sở”- Tạp chí Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dạy đọc- hiểu văn bản môn Ngữ văn Trung học Cơ sở

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức  tổ chức - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Hình th ức tổ chức (Trang 23)
SƠ ĐỒ BỐ CỤC - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
SƠ ĐỒ BỐ CỤC (Trang 107)
Bảng 3.2. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.2. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng (Trang 122)
Bảng 3.1. Kết quả bài dạy thực nghiệm. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.1. Kết quả bài dạy thực nghiệm (Trang 122)
Bảng 3.3. Tổng hợp, so sỏnh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng Đối tượng Thực nghiệm Đối chứng Kết quả   - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.3. Tổng hợp, so sỏnh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng Đối tượng Thực nghiệm Đối chứng Kết quả (Trang 123)
Giỏi Khỏ TB Yếu Kộm - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
i ỏi Khỏ TB Yếu Kộm (Trang 123)
Bảng 3.3. Tổng hợp, so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.3. Tổng hợp, so sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng (Trang 123)
Bảng 3.5. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.5. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng (Trang 124)
Bảng 3.5. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.5. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng (Trang 124)
Bảng 3.4. Kết quả bài dạy thực nghiệm. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.4. Kết quả bài dạy thực nghiệm (Trang 124)
Giỏi Khỏ TB yếu Kộm - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
i ỏi Khỏ TB yếu Kộm (Trang 125)
Bảng 3.6.  - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.6. (Trang 125)
Bảng 3.8. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.8. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng (Trang 126)
Bảng3.9. Tổng hợp, so sỏnh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.9. Tổng hợp, so sỏnh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng (Trang 126)
Bảng 3.8. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.8. Kết quả bài thực nghiệm đối chứng (Trang 126)
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng (Trang 127)
Giỏi Khỏ TB Yếu Kộm - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
i ỏi Khỏ TB Yếu Kộm (Trang 127)
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng (Trang 127)
Bảng 3.11: So sỏnh kết quả ba bài thực và thực nghiệm đối chứng. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.11 So sỏnh kết quả ba bài thực và thực nghiệm đối chứng (Trang 128)
Bảng 3.12: Xếp loại, đỏnh giỏ kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng.  - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.12 Xếp loại, đỏnh giỏ kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng. (Trang 128)
Bảng 3.11: So sánh kết quả ba bài thực và thực nghiệm đối chứng. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.11 So sánh kết quả ba bài thực và thực nghiệm đối chứng (Trang 128)
Bảng 3.12: Xếp loại, đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối  chứng. - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
Bảng 3.12 Xếp loại, đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng (Trang 128)
Căn cứ vào bảng so sỏnh kết thực nghiệm và kết quả đối chứng, chỳng tụi nhận thấy, khi ỏp dụng phương phỏp đọc- hiểu vào trong giảng dạy cỏc văn bản văn học trung đại, kết quả kh ả  quan  hơn - Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu
n cứ vào bảng so sỏnh kết thực nghiệm và kết quả đối chứng, chỳng tụi nhận thấy, khi ỏp dụng phương phỏp đọc- hiểu vào trong giảng dạy cỏc văn bản văn học trung đại, kết quả kh ả quan hơn (Trang 129)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w