1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LỊCH SỬ LƯU TRỮ VIỆT NAM

11 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 23,61 KB

Nội dung

LƯU TRỮ VIỆT NAM MỘT THỜI KỲ ĐÁNG NHỚ VỚI NHỮNG CON NGƯỜI KHẢ KÍNH Trong lịch sử lưu trữ nhà nước Việt Nam, sự ra đời của Tạp chí chuyên ngành, nay là Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam gắn liền với vai trò cá nhân của những người tiền nhiệm đáng kính: Trần Văn Nguyên, Đào An Thái, Vũ Dương Hoan và các cộng sự khác của các ông. Lịch sử lưu trữ Việt Nam còn ghi lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển ngành và ghi công mãi mãi những con người, bởi ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, các ông và các cộng sự đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành lưu trữ Việt Nam với hệ thống pháp luật lưu trữ, cơ sở đào tạo cán bộ văn thư lưu trữ và hệ thống tổ chức lưu trữ, với các tổ chức nghiên cứu, tuyên tryền, hướng dẫn nghiệp vụ, trong đó có Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam. Các ông được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý ngành lưu trữ trong bối cảnh lịch sử đất nước chưa hết chiến tranh, nền kinh tế rất khó khăn. Riêng ngành lưu trữ, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là bảo vệ tài liệu không để rơi vào tay đế quốc xâm lược và không bị tàn phá trước chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của kẻ thù. Trong lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam có lịch sử lưu trữ Việt Nam. Trên các trang sử này của một thời kỳ gần 30 năm, luôn luôn ghi đậm nét công lao đóng góp to lớn của các ông. Các bạn cùng chúng tôi điểm lại bối cảnh lịch sử chung của đất nước và bước trưởng thành của ngành lưu trữ trong khoảng thời gian này xem: Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ đối với Việt Nam và các nước Đông Dương. Ngày 10/10/1954 quân Pháp rút khỏi Hà Nội và ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Khi rút quân, Pháp đã mang theo nhiều máy móc, thiết bị và tài liệu, trong đó có tài liệu lưu trữ, gây khó khăn cho việc kiến thiết quốc gia sau chiến tranh. Đối với tài liệu lưu trữ ở Trung ương, Pháp viện cớ thoả thuận với Bảo Đại, đã chuyển về nước và vào Sài gòn hàng trăm hòm tài liệu lưu trữ của Kho lưu trữ Trung ương Hà Nội, trong đó có nhiều tài liệu quan trọng của Phông lưu trữ Toàn quyền Đông Dương, Phông Thống sứ Bắc kỳ và Phông Nha Kinh lược. Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam, rũ bỏ nhiều điều khoản của Hiệp định chưa thực hiện được, trong đó có điều khoản về tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc Nam và trút bỏ trách nhiệm cho Mỹ -Diệm. Đế quốc Mỹ đã thực hiện ý đồ xâm chiếm Việt Nam từ trước, nên ngày 25/6/1954 Mỹ ép được Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên thay Bửu Lộc lên làm Thủ tướng. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã từng bước phá hoại hiệp định. Khi đến hạn 2 năm, tháng 7 năm 1956, Diệm tuyên bố không tổng tuyển cử vì chính quyền mới của Diệm không tham gia ký kết Hiệp định Giơnevơ. Đến tháng 10/1955 Mỹ -Diệm bày trò “trưng cầu dân ý” để phế truất Quốc trưởng Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Năm sau, chúng tổ chức bầu cử riêng, lập Quốc hội lập hiến, ban hành Hiến pháp của “Việt Nam Cộng hoà”. Việc làm của Mỹ Diệm nhằm mục đích phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tách một phần lãnh thổ của Việt Nam từ vĩ tuyễn 17 trở vào để lập một quốc gia riêng theo kiểu của Mỹ. Trước tình hình chính trị trong nước như vậy, Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo nhiệm vụ của hai miềm là miền Bắc thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của của đế quốc xâm lược và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới. Đối với công tác lưu trữ, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tiếp quản, bảo vệ tài liệu của các công sở, nhà máy, xí nghiệp của Pháp và tài liệu của các cơ quan, tổ chức cách mạng của ta trong kháng chiến. Để bảo vệ tài sản sau chiến tranh, Hội đồng chính phủ đã tổ chức phiên họp ngày 17/9/1954 để thông qua các văn bản quan trọng có liên quan, được gọi là “Tám chính sách của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với các thành phố mới giải phóng” và “Mười điều kỷ luật đối với cán bộ và viên chức khi được cử đi công tác tại thành phố mới giải phóng”. Nội dung hai văn bản này quy định quyền sở hữu thống nhất của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với các cơ quan, xí nghiệp của Pháp và của chính quyền Bảo đại trước đây. Ngoài ra, các văn bản còn quy định rõ chính sách đối với các công chức, viên chức đã làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp của chế độ cũ được tiếp tục tuyển dụng làm việc theo tài năng và quy định chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với việc bảo vệ tài sản, tài liệu. Cho đến giữa thập kỷ từ năm 1950 đến 1960, công tác lưu trữ nói chung vẫn chưa có sự quản lý thống nhất về luật pháp và nghiệp vụ chuyên môn tại miền Bắc nước ta. Tài liệu lưu trữ không được sắp xếp theo tiêu chuẩn nghiệp vụ; tài liệu tiếp thu được của Pháp ở một số cơ quan bị phá huỷ, chưa được bảo vệ an toàn; tài liệu thu từ căn cứ địa cách mạng, từ vùng tạm chiếm bị phân tán, mất mát do chiến tranh. Sở Lưu trữ Công văn và Thư viện, tuy được thành lập về hình thức, nhưng chỉ có một số văn bản hướng dẫn quản lý tài liệu của Thư viện Trung ương, ngoài ra không có cán bộ có nghiệp vụ để chỉ đạo công tác lưu trữ. Sau ngày giải phóng, các cơ quan trung ương tại căn cứ địa Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Tài liệu lưu trữ hình thành trong kháng chiến cần được thu thập về bảo quản an toàn. Thời gian này, Thư viện Trung ương có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài liệu lưu trữ. Ngày 05/8/1954, Thư viện Trung ương đã gửi công văn cho các cơ quan trung ương về quản lý tài liệu và yêu cầu giao nộp tài liệu, sách báo cho Thư viện Trung ương và yêu cầu đình chỉ việc tiêu huỷ tài liệu khi chuyển về xuôi. Sau Hiệp định Giơnevơ, cán bộ dân, chính đảng miền Nam tập kết ra Bắc đã mang theo nhiều tài liệu hình thành trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở miền Nam. Ngày 19/9/1954, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ đã ban hành Chỉ thị Mật gửi các cơ quan, đoàn thể Nam Bộ. Chỉ thị đã yêu cầu phân loại tài liệu ra bao loại: loại cần mang ra Trung ương; loại cần để lại; loại tiêu huỷ. Bộ Nội vụ được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản khối tài liệu này và sau đó, phân cho các bộ, ngành có liên quan quản lý Khối lượng tài liệu thu được từ các cơ quan dân, chính đảng miền Nam tương đối lớn, Ví dụ, Phông Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ là 1163 đơn vị bảo quản (11, 5 mét gi ¸), Khối phông Uỷ ban Kháng chiến Hành chính của 25 tỉnh, thành phố là 2897 đơn vị bảo quản (33, 2 mét gi ¸), Phông Uỷ ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ là 872 đơn vị bảo quản (9, 5 mét gi ¸). Ngoài khối tài liệu lưu trữ miền Nam, cơ quan lưu trữ còn phải tiếp nhận tài liệu Khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc, Liên Khu Việt Bắc Khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc là đơn vị hành chính cũ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tồn tại đến năm 1975 thì giải thể. Khu tự trị Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 268-SL ngày 01/7/1956 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang và Thái Nguyên. Từ năm 1948 đã có Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1955 đến năm 1962, Khu tự trị Tây Bắc có tên là Khu tự trị Thái Mèo. Ngày 27/10/1962, Quốc hội thông qua Nghị quyết đổi tên Khu tự Thái Mèo thành Khu Tự trị Tây Bắc và thành lập 3 tỉnh trong khu là Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ. Trước đó, còn có cấp hành chính Liên khu Việt Bắc, được thành lập theo Sắc lệnh 127-SL ngày 04/11/1949 trên cơ sở hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10. Liên khu Việt Bắc bao gồm 17 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Kai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, Đặc khu Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hoà Bình. Từ khi Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, Liên khu Việt Bắc chấm dứt hoạt động với tư cách là một đơn vị hành chính. Đến tháng 6 năm 1957, Liên Khu Việt Bắc được thay thế Quân Khu Việt Bắc. Toàn bộ tài liệu lưu trữ của Khu Tự trị Việt Bắc và Liên khu giải thể trước đây cho đến năm 1958 đều được giao nộp cho Bộ Nội vụ quản lý. Đến khi Cục Lưu trữ Phủ thủ tướng được thành lập thì Bộ Nội vụ bàn giao cả tài liệu của các tỉnh miền Nam đem ra và tài liệu của Uỷ ban Kháng chiến hành chính Khu, Liên khu Việt Bắc giải thể. Nhìn chung, trong nửa đầu thập kỷ từ 1950 đến 1955, công tác lưu trữ ở miền Bắc chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Tài liệu thu được của Pháp trước đây trong một số cơ quan còn bị phá hủy, không được bảo vệ an toàn. Tài liệu của các căn cứ địa kháng chiến và của các cơ quan vùng tạm chiếm bị phân tán, mất mát nhiều do chiến tranh. Trước tình hình về tài liệu lưu trữ như vậy, vào cuối những năm 1950, Chính phủ đã chú ý chỉ đạo công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ. Ngày 02/7/1957, Chính phủ đã ban hành Điều lệ quy định chế độ chung về công văn, giấy tờ ở các cơ quan kèm theo Nghị định số 527-TTg. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đầu tiên của nước ta về công tác văn thư và lưu trữ. Nghị định 527-TTg. thể hiện Nhà nước đã quan tâm đến công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu và mối liên quan giữ công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ. Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về văn thư lưu trữ, Đảng và Nhà nước đã chú ý chỉ đạo chuẩn bị cán bộ quản lý lưu trữ của Đảng và Nhà nước. Một điều thuận lợi là vào thời kỳ này, một số ngành đã cử cán bộ đi học tập ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên xô, Trung Quốc. Trong điều kiện như vậy, Ban Bí thư Trung ương chủ trương cử một số cán bộ sang Trung Quốc khảo sát, học tập về công tác lưu trữ. Ban Bí thư đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc thương thảo với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề này. Sau khi được Đảng bạn nhận lời, tháng 5/1958 Ban Bí thư đã quyết định cử 5 người sang Trung Quốc nghiên cứu khảo sát và học tập trong thời gian 3 tháng. Danh sách cụ thể là: Ông Vũ Dương Hoan, cán bộ nghiên cứu Văn phòng Trung ương, làm trưởng đoàn; Ông Hoàng Phát Hiền, cán bộ Văn phòng Trung ương; Ông Võ Xuân viên, cán bộ văn thư văn phòng Trung ương; Ông Trần Văn Khuông, chuyên viên Bộ Văn hoá được điều về Phủ Thủ tướng, được cử đi học tập để sau này làm công tác ở Phủ Thủ tướng; Ông Đỗ Đức Hiền, phiên dịch, cán bộ Trường Nguyễn ái Quốc. Nội dung nghiên cứu khảo sát bao gồm: - Nhiệm vụ chung của công tác lưu trữ; - Lập hồ sơ; - Xác định giá trị tài liệu; - Sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ; - Tiêu chuẩn cán bộ lưu trữ và nội dung đào tạo cán bộ lưu trữ; - Các thiết bị lưu trữ. Sau khi đã có những cán bộ nòng cốt đầu tiên, đến năm 1959, tại Văn phòng Trung ương và Phủ Thủ tướng đã thành lập được Phòng lưu trữ. Đây là những đơn vị có chức năng quản lý công tác lưu trữ đầu tiên của Đảng và Nhà nước. Để phục vụ việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ và đào tạo cán bộ lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng và Phủ Thủ tướng đã tổ chức dịch và in ấn một số sách của Trung Quốc, Liên Xô như “Những tri thức cơ bản về công tác văn thư”, “Những tri thức cơ bản về công tác lưu trữ: của Trung Quốc. “Những nguyên tắc cơ bản trong công tác lưu trữ của các viện lưu trữ nhà nước Liên Xô” Những tài liệu dịch này được dùng làm giáo trình giảng dạy các lớp, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ các cơ quan Trung ương và các tỉnh về công tấc văn thư lưu trữ. Phải nói rằng, là người được Đảng và Nhà nước quy hoạch là cán bộ quản lý chủ chốt ở cơ quan quản lý lưu trữ trung ương, ông Vũ Dương Hoan, với tinh thần trách nhiệm cao của mình, là một trong những người quan trọng đầu tiên tổ chức nghiên cứu, tuyền thụ kiến thức văn thư lưu trữ từ nước ngoài về, để đào tạo, tập huấn cho dội ngũ cán bộ đầu tiên và nhiều thế hệ cán bộ lưu trữ sau này của ngành lưu trữ Việt Nam. Những bước tiến mới về công tác lưu trữ trong cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960 là điều kiện quan trọng cho việc thành lập cơ quan quản lý lưu trữ là Cục lưu trữ Phủ Thủ tướng năm 1962. Từ năm 1964, đứng trước nguy cơ thất bại tại miền Nam Việt Nam, Mỹ đã viện cớ “Sự kiện vĩnh Bắc Bộ”, cho máy bay đánh phá miền Bắc nước ta. Phía Mỹ viện cớ rằng, ngày 02/8 và ngày 04/8 năm 1964, Hải quân nhân dân Việt Nam chống lại hai tầu khu trục USS Maddox và Turner Joy của hải quân Mỹ. Ngày 05/8 năm 1964, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch “Mũi tên xuyên” ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam. Chiến dịch này đã mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại 9 năm bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành rất ác liệt. Vào thời kỳ cao điểm nhất của các năm 1967- 1972, Mỹ đã mở đầu chiến dịch “Linebacker 2’ nhằm “đè bẹp Việt Nam, buộc Hà Nội phải chấp nhận mọi điều kiện của Mỹ trên bàn đàm phán Hiệp định hoà bình”, đã sử dụng đến 1.200 máy bay chiến thuật, gần 200 máy bay chiến lược B52, ném tổng số khoảng một triệu tấn bom, thả khoảng 223.000 quả mìn phong toả các cửa sông và ven biển, bắn trên 850.000 quả đạn pháo. Người ta tính rằng, mật độ bom lên tới 6 tấn trên một km2 với mưu đồ biến miền Bắc Việt Nam thành “thời kỳ đại đồ đá”. Đây là một bộ phận khăng khít của chiến lược chiến tranh cục bộ, để hỗ trợ cho hoạt động của lục quân Mỹ trên chiến trường miền Nam. Bom đạn Mỹ đã giết hại và làm bị thương hành chục vạn dân, phá huỷ hoàn toàn 3 thành phố, tàn phá nặng 28 thị xã, trên 50 bệnh viện, 1.500 trường học, nhiều cơ sở kinh tế quan trọng, cầu cống, đường giao thông, bến cảng và các khu dân cư của miền Bắc nước ta. Nhiều bệnh viện, trường học, nhà máy, xí nghiệp , trong đó có các kho lưu trữ phải sơ tán đến khu an toàn để tránh bom đạn của địch. Trước tình hình chiến tranh như vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11, khoá III, tháng 3/1995 đã triệu tập họp và quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến nhằm bảo đảm cho miền Bắc tập trung sức mạnh đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ và làm tròn nhiệm vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam. Cũng thời gian này. Từ khắp nơi trên miền Bắc, các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Cử người đi đánh Mỹ” dấy lên mạnh mẽ. Năm 1965, chỉ trong thời gian ngắn, gần 290.000 thanh niên tình nguyện gia nhập quân đội Thành công lớn nhất của ngành lưu trữ là tổ chức sơ tán an toàn khối tài liệu lưu trữ của Kho lưu trữ Trung ương và tài liệu của các cơ quan Trung ương. Các hoạt động trong sản xuất, về cơ bản, không bị ngừng trệ. Đời sống nhân dân không bị đảo lộn lớn. Dù gian khổ, thiếu thốn, kể cả hy sinh dưới bom đạn thù, nhưng phong trào “tiếng hát át tiếng bom” xuất hiện và phát triển trong các công trường, trên các tuyến giao thông và mọi nơi trên các nẻo đường chiến trận. Trong bốn năm, lưới lửa phòng không miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay, trong đó có cả máy bay chiến lược “Pháo đài bay” B52, máy bay cường kích chiến thuật “Tàng hình cánh cụp cánh xoè” F111, “Thần sấm” F105, “Con ma” F4, “Thập tự quan F8, “Kẻ đột nhập” A6, “Ngôi sao chiến đấu” F104, “Cướp biến” A7, “Chim ó nhà trời” A4 và 143 tầu chiến Mỹ. Chiến thắng vang dội trong chiến tranh phá hoại miền Bắc đã được người đương thời đánh giá như thắng lợi của “Điện biên phủ trên không”, cộng với thất bại của Mỹ và tay sai trên chiến trường miền Nam đã buộc phía Mỹ phải ký kết tại Hội nghị Paris ngày 27/01/1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Thắng lợi này mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta. Diễn biến về chính trị và quân sự trong trong thời kỳ này tạo cho ngành lưu trữ củng cố và phát triển. Điều quan trọng được ghi nhận đầu tiên của ngành lưu trữ là bảo vệ an toàn tài liệu trong chíên tranh và xây dựng tổ chức lưu trữ, đặc biệt là thành lập cơ quan quản lý lưu trữ ở Trung ương. Ngày 28/8/1962, Hội đồng Chính phủ xem xét và chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục Lưu trữ. Căn cứ vào chấp thuận này, Phủ Thủ tướng đã trình Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 102h/CP ngày 04/9/1962 thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Bản Nghị định đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng của ngành lưu trữ. Từ đây, công tác lưu trữ ở nước ta trở thành một ngành độc lập, thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất. Ngày 23/3/1963 Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 22-BT quy định tổ chức bộ máy gồm có 3 đơn vị là: -Phòng Chế độ nghiệp vụ; -Kho Lưu trữ Trung ương; -Phòng Hành chính -Tổ chức và Quản trị. Các đơn vị này có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong cả nước. Tiếp đến, lãnh đạo các đơn vị được bổ nhiệm như sau: Ông Võ Xuân Viên giữ chức Trưởng phòng Chế độ Nghiệp vụ; Ông Tạ Văn Nho giữ chức Trưởng Phòng Hành chính Tổ chức và Quản trị; Ông Trần Văn Nguyên, Cục trưởng, kiêm Tưởng Kho Lưu trữ Trung ương. Kho được chia làm 2 tổ: Tổ tài liệu trước Cách mạng Tháng Tám do ông Lê Xuân Phương phụ trách; Tổ tài liệu sau cách mạng Tháng Tám do ông Trần Văn Khuông phụ trách. Đội ngũ cán bộ của Cục Lưu trữ trong các năm đầu còn rất ít về số lượng và hạn chế về trình độ nghiệp. Ban đầu, biên chế của Cục Lưu trữ chỉ có 16 cán bộ và 2 nhân viên. Trong số này, chỉ có 3 người được bồi dưỡng nghiệp vụ ở Trung Quốc là các ông: Vũ Dương Hoan, Trần Văn Khuông và Võ Xuân Viên. Đến năm 1966, Cục được bổ sung 2 cán bộ tốt nghiệp Trường Đại học Lưu trữ lịch sử Liên Xô và 2 cán bộ tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Sau khi thành lập, Cục Lưu trrữ Phủ Thủ tướng đã xúc tiến ngay việc xây dựng các văn bản quy phạp pháp luật để thay thế các văn bản cũ không còn phù hợp. Một trong các văn bản quan trọng nhất và có hiệu lực lâu dài là Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ ban hành kèm theo Nghị định 142/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 28/9/1963. Về lưu trữ chuyên ngành, Điều 30 của Điều lệ quy định: Công an, Ngoại giao và Quốc phòng được lập kho lưu trữ riêng nhưng phải chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Cục Lưu trữ. Nhiều quy định của Điều lệ này còn [...]...được kế thừa trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về lưu trữ của Nhà nước ta Một khoảng thời gian không dài của cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960, Lưu trữ Việt Nam đã tạo ra bước khởi đầu quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam bởi những con người cụ thể Sự phát triển của lưu trữ ngày nay có công lao đóng góp to lớn của những con người này, chính là... Dương Hoan và các cộng sự của các ông Thế hệ cán bộ lưu trữ sau này vinh hạnh được nhắc đến tên các ông như những người ông, người cha và người thầy yêu quý và kính trọng nhất Tài liệu tham khảo: 1 Bản thảo số 4 Lịch sử Lưu trữ Việt Nam, tác giả: Vương đình Quyền, Dương Văn Khảm, Hà Văn Huề; 2 Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, NXB Văn hoá Thông tin, HN, 2006 . LƯU TRỮ VIỆT NAM MỘT THỜI KỲ ĐÁNG NHỚ VỚI NHỮNG CON NGƯỜI KHẢ KÍNH Trong lịch sử lưu trữ nhà nước Việt Nam, sự ra đời của Tạp chí chuyên ngành, nay là Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam gắn. cộng sự đã đặt nền móng đầu tiên cho ngành lưu trữ Việt Nam với hệ thống pháp luật lưu trữ, cơ sở đào tạo cán bộ văn thư lưu trữ và hệ thống tổ chức lưu trữ, với các tổ chức nghiên cứu, tuyên tryền, hướng. công tác lưu trữ; - Lập hồ sơ; - Xác định giá trị tài liệu; - Sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ; - Tiêu chuẩn cán bộ lưu trữ và nội dung đào tạo cán bộ lưu trữ; - Các thiết bị lưu trữ. Sau khi

Ngày đăng: 09/07/2015, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w