giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8giáo án nghệ điện dân dụng lớp 8
Trang 1BÀI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
Biết được ích lợi và tính ưu việc của điện năng.
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng.
Biết được đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân
dụng.
I ÍCH LỢI VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA ĐIỆN NĂNG:
- Hiện nay, đất nước ta hầu hết các hoạt động của xã hội đều gắn liền với việc sửdụng điện năng, từ thành phố đến nông thôn Điện năng ngày càng được sử dụng trong sảnxuất và đời sống Điện năng có những đặc tính ưu việt mà không có năng lượng nào khác cóđược
∗ Ví dụ: Ta có thể biến đổi các dạng năng lượng khác như năng lượng của gió, nước, nhiệt,
cơ, quang, nguyên tử… để biến thành điện năng
- Đồng thời điện năng cũng để truyền tải đi xa và dễ dàng biến thành các dạng nănglượng khác như: nhiệt, cơ, quang, hóa… để phục vụ tiện nghi đời sống, có tính kinh tếcao
A
D
Trang 2Em hãy chọn hình thích
Trong giao thơng, vận tải Trong điều khiển tự
động
II ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐIỆN:
1 Đặc điểm:
a Đối tượng lao động của nghề điện:
Đối tượng của nghề điện rất phong phú và đa dạng:
• Nguồn điện năng bao gồm: nguồn điện một chiều, xoay chiều ( Có điện thếcao, thấp, có công suất lớn, nhỏ…
VD : Pin, máy phát điện…
• Các vật liệu kỹ thuật điện
VD : Đồng, nhôm, nhựa…
• Các thiết bị điện, khí cụ điện và đồ dùng điện
VD : Cầu dao, cầu chì, công tắc, bếp điện, tủ lạnh…
• Đường dây truyền tải điện
VD : Dây dẫn điện, dây cáp
b Mục đích lao động:
• Duy trì, sửa chữa các nguồn điện năng
• Sản xuất các thiết bị, khí cụ điện và đồ dùng điện
• Lắp đặt các trạm phân phối điện
c Công cụ lao động:
• Các trang bị bảo hộ lao động
VD : Nón, găng tay, ủng cách điện, gay thao tác…
• Dụng cụ đo và kiểm tra điện
VD : Ampe kế, Vôn kế, đồng hồ vạn năng (VOM), đồng hồ Mêgômmét, công tơđiện…
H G
Trang 3• Đồ nghề cơ khí.
VD : Kìm điện, tua vít, búa, khoan, kéo…
• Các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật điện
d Điều kiện lao động: Môi trường làm việc: có thể trong nhà, ngoài trời, trên cao.
2 Yêu cầu của nghề điện:
Do đặc tính công việc phức tạp và nguy hiểm nên nghề điện có những yêu cầu sau:
• Tri thức: Có trình độ văn hóa để nắm các tri thức cơ bản về an toàn điện, khí
cụ điện, vật liệu điện…
• Kĩ năng: Có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những
thiết bị điện và mạng điện
• Sức khỏe: Người làm nghề điện phải có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh
nguy hiểm khi làm việc với điện như tim mạch, huyết áp
• Thái độ: Yêu thích những công việc của nghề điện dân dụng, có ý thức bảo vệ
môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác
CÂU HỎI
1 Em hãy cho biết đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng?
2 Để trở thành người thợ điện, cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và
sức khoẻ?
BÀI NGUỒN ĐIỆN
Biết được nguồn điện xoay chiều và một chiều từ đâu mà có.
Hiểu được các cách đấu nguồn điện xoay chiều và một chiều.
I NGUỒN ĐIỆN XOAY CHIỀU (AC):
1 Những khái niệm cơ bản:
•Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
•U : điện áp, đơn vị tính là Volt (V)
•I : cường dộ dòng điện, đơn vị tính là Ampe (A)
Trang 4•R : điện trở, đơn vị tính là Ohm (Ω) Công thức : R = U I
•f : tần số dòng điện xoay chiều, đơn vị tính là Hezt ( Hz)
•P : công suất, đơn vị tính là Watt (W) Công thức : P = U I
2 Định nghĩa:
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và trị số thay đổi theo thời gian
Dòng điện xoay chiều ở nước ta có tần số 50Hz
3 Nguồn điện xoay chiều 1 pha:
Được lấy từ máy phát điện xoay chiều 1 pha hay lấy từ 1 pha của lưới điện 3 pha,gồm có: 1 dây lửa (L) và 1 dây nguội (N)
4 Nguồn điện xoay chiều 3 pha:
Được lấy từ máy phát điện xoay chiều 3 pha hay máy biến áp 3 pha, gồm có: 3 dâypha và 1 dây trung tính
Nguồn điện 3 pha hạ áp thường có 2 nguồn:
•Nguồn điện 127V/ 220V Nghĩa là Uf= 127V, Ud= 220V
•Nguồn điện 220V/ 380V Nghĩa là Uf= 220V, Ud= 380V
•Điện áp pha là điện áp được lấy từ 1 dây pha và 1 dây trung tính
•Điện áp dây là điện áp được lấy từ 2 dây pha
•Quan hệ giũa Ud và Uf : Ud= 3.Uf
Em hãy điền điện áp pha và điện áp dây vào sơ đồ dưới đây:
Để xác định dây pha và dây trung tính ta dùng bút thử điện: Nếu chạm đầu bút vào dâynào mà đèn trong bút sáng là dây pha (L), nếu đèn không sáng là dây trung tính (N)
II NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU (DC):
1 Định nghĩa:
Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều và trị số không biến đổi theo thời gian
2 Các nguồn điện một chiều:
a Pin:
• Đầu cực than là cực dương (+)
• Vỏ pin là cực âm (-)
∗ Thông thường pin có điện áp U= 1,5V, cũng có loại U= 9V
b Aéc quy: có 2 loại
• Aéc quy chì: mỗi ngăn có 2 cực (dương và âm), mỗi ngăn có U= 2V
C
A
B A
O
Trang 5• Aéc quy sắt và kềm: cũng tương tự như ắc quy chì nhưng mỗi ngăn có U= 1V.
3 Đấu nguồn pin và ắc quy:
a Đấu nối tiếp: Đấu cực dương của nguồn này với cực âm của nguồn kia, sẽ làm
tăng điện áp
Công thức: U = U1 + U2
I = I1 = I 2
∗ Thí dụ: Sơ đồ ghép nối tiếp 2 nguồn
•Nếu ghép 2 pin ta có U = 3V
•Nếu ghép ắc quy chì ta có U = 4V
•Nếu ghép ắc quy sắt và kềm ta có U = 2V
b Đấu song song: Đấu cực dương của nguồn này với cực dương của nguồn kia và cực
âm của nguồn này với cực âm của nguồn kia, sẽ làm tăng dòng điện
Công thức: U = U1 = U2
I = I1 + I 2
∗ Thí dụ: Sơ đồ ghép song song 2 nguồn :
•Nếu ghép 2 pin ta có U = 1,5V
•Nếu ghép ắc quy chì ta có U = 2V
•Nếu ghép ắc quy sắt và kềm ta có U = 1V
∗ Chú ý: Điện áp 2 nguồn phải bằng nhau.
c Đấu hổn hợp: Đấu song song nhiều nguồn thành bộ để có dòng điện lớn, Sau đó ta
đấu nối tiếp nhiều nguồn trên để có điện áp cao
Công thức: U = U1 + U2
I = I1 + I 2
∗ Thí dụ: Sơ đồ ghép 4 nguồn
4 Bộ nắn dòng điện 1 chiều:
- Dùng nguồn điện AC qua diode biến thành nguồn điện DC ( diode là linh kiện điện tửdùng để nắn nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều)
- Aùp dụng: Cho máy sạc bình, radio dùng nguồn DC, tivi, trò chơi điện tử…
BÀI TẬP Đối với mỗi câu trả lời dưới đây, em chọn câu trả lời đúng nhất :
1 Cho biết hình vẽ nào có hai nguồn điện được đấu nối tiếp:
-+ _
+ _
+ _
Trang 6a Chiều và trị số không đổi.
b Chiều thay đổi trị số không đổi
c Trị số thay đổi, chiều không đổi
d Chiều và trị số thay đổi theo thời gian
3 Đơn vị đo điện áp là:
4 Điện áp pha là điện áp đo giữa:
a 2 dây pha
b 3 dây pha
c 1 dây pha, 1 dây trung tính
d 2 dây pha, 1 dây trung tính
5 Dòng điện một chiều là dòng điện có:
a Chiều và trị số không đổi theo thời
gian
b Chiều và trị số thay đổi theo thời
gian
c Trị số không đổi
d Chiều và trị số không đổi
6 Người ta đấu nối tiếp nhiều pin lại với nhau để :
a Có dòng điện thấp
b Có điện áp thấp
c Có dòng điện cao
d Có điện áp cao
7 Cho biết nguồn điện một chiều trong sơ đồ được đấu :
a Song song
b Nối tiếp
c Hỗn hợp
d Tất cả đều sai
8 Điện áp dây là điện áp đo giữa:
a 2 dây pha
b 3 dây pha c 1 dây pha, 1 dây trung tính.d 2 dây pha, 1 dây trung tính
9 Người ta đấu hỗn hợp ( vừa song song, vừa nối tiếp ) nhiều pin lại với nhau để :
a Có dòng điện nhỏ và điện áp thấp
b Có dòng điện nhỏ và điện áp cao
c Có dòng điện lớn và điện áp thấp
d Có dòng điện lớn và điện áp cao
10 Người ta đấu nối tiếp ba pin, điện áp của mỗi pin là 1,5V, Vậy U = ?
Trang 7 Biết được các trường hợp gây ra tai nạn điện về điện.
Biết được cách phòng chống tai nạn điện.
An toàn điện nhằm ngăn ngừa những tổn thương cho người sử dụng điện và các thiết bịmáy móc Trong khi các thiết bị điện làm việc, nếu như không theo đúng những quy tắc
an toàn thì có thể xảy ra nguy hiểm đến tính mạng và thiết bị điện Với quan điểm conngười là vốn quý, nên phải tìm mọi biện pháp để bảo đảm an toàn cho người dùng điện.Trong chương này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về an toàn điện mà mỗi ngườisử dụng điện cần phải nắm vững
I TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI:
Khi gần các bộ phận mang điện hay làm việc liên quan đến dòng điện, điện áp, cầnphải biết những nguy hiểm do dòng điện gây ra
Trong các tổn thương về điện, thì hiện tượng bị điện giật là nguy hiểm nhất Vì dòngđiện tác động đến hệ thần kinh trung ương (khu trung tâm của vỏ não) làm hô hấp bịngưng truệ, tim đập rối loạn Cùng một trị số dòng điện qua người nhưng tác dụng có thểkhác nhau tùy theo đường đi của dòng điện qua người; thời gian duy trì dòng điện và tần
số dòng điện Nói chung, dòng điện có tần số f = 50 Hz qua người chỉ khoảng 30mA đến
40 mA là đủ nguy hiểm đến tính mạng Trị số dòng điện an toàn qua người chưa gây nên nguy hiểm được quy định là 10 mA đối với điện xoay chiều và 50 mA đối với điện một chiều.
Trị số dòng điện qua người lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào điện áp đặt vào và điện trở
người Điện trở người biến đổi trong phạm vi rất rộng khoảng 1.000Ω đến 10.000Ω Nóphụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu do tình trạng lớp da ngoài cùng Ngoài ra, nó cònphụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, áp lực tiếp xúc, cường độ và thời gian dòng điện quangười, điện áp đặt lên người
Nếu ta chạm phải các thiết bị có điện áp nguồn là 220V/ 380V thì dòng điện qua người khoảng 0,22A đến 0,38A (trường hợp điện trở người còn khoảng 1.000Ω) Vậy mạng điện220V/ 380V rất nguy hiểm, nếu người sử dụng không nắm được các quy tắc an toàn vềđiện
Căn cứ vào trị số dòng điện an toàn, người ta quy định điện áp an toàn cho phép ở
điều kiện bình thường là 36V, ở nơi ẩm ướt hoặc có bụi dẫn điện (như bụi kim loại, than…) là 12V.
Trang 8Chúng ta luôn nhớ rằng: “ Tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nócó thể gay hoả hoạn, làm bị thong hoặc chết người “
Vậy, những trường hợp nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòngtránh những tại nạn đó
II CÁC TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GÂY NÊN TAI NẠN ĐIỆN:
- Các trường hợp gây nên tai nạn điện có rất nhiều Để hiểu rõ các trường hợp lànguyên nhân gây ra tai nạn điện giật, ta phải biết rõ hệ thống truyền tải điện, phân phốiđiện trong thành phố hiện nay như sau:
- Từ nhà máy phát điện về trạm điều hợp điện năng cận thành phố với điện áp truyềntải cao áp (đường dây Đa Nhim 230KV) rồi hạ điện áp xuống, còn 66KV đến 15KV đưavào thành phố Trong thành phố nơi khu công nghiệp hoặc vòng đai thành phố điện ápđược hạ thấp xuống, còn 220V/ 380V, tần số dòng điện là 50 Hz Các mạng điện hạ ápnày là mạng điện 3 pha, có dây trung tính luôn luôn nối đất trực tiếp nhằm bảo vệ thiết bịvà đường dây truyền tải điện, ngoài đường dây chống sét có trang bị trên đường dâytruyền tải điện bảo vệ chính
- Ở mạng điện 3 pha 220V/ 380V : dây trung tính được nối đất tại trạm biến thế Nếucung cấp vào hộ dùng điện thì đưa vào mạng điện 1 pha gồm 1 dây pha và dây trung tính
- Vì vậy, các trường hợp tai nạn điện phần lớn do tiếp xúc đất mà chạm phải dây phagây ra
- Các trường hợp gây ra tai nạn điện gồm có các nguyên nhân sau đây:
1 Do chạm vào 2 dây điện trong mạng điện 3 pha 4 dây:
- Nếu ta chạm giữa 2 dây pha (L), thì sẽ có dòng điện đi từ dây pha thứ nhất, quangười sang dây pha thứ hai về nguồn gây ra tai nạn điện giật
O
Trang 9- Chổ làm việc chật hẹp.
- Bộ phận mang điện thường được che kín
- Người sử dụng không chú ý
- Do chạm trực tiếp vào dây trần (dây không bọc cách điện)
2 Do chạm vào thiết bị rò điện: Vỏ thiết bị thường không mang điện, nhưng khi chất
lượng cách điện giảm hay do bị ẩm ướt, vỏ thiết bị sẽ mang điện Lúc này nếu ta chạmvào vỏ thiết bị, dòng điện sẽ đi từ vỏ thiết bị qua người xuống đất và trở về dây trung tính(O) của nguồn Gây ra tai nạn điện giật
∗ Công thức: Ing= Urò/ (Rng+ Rrò)
∗ Thí dụ:
- Vỏ động cơ điện 1 pha và 3 pha
- Vỏ tủ lạnh
- Vỏ máy vi tính…
3 Do điện áp bước:
Khi có đường dây pha bị chạm đất, lúc đó sẽ
có dòng điện chạy xuống đất, dòng điện sẽ tạo sự
phân bố điện áp có bán kính R = 20m Khi ta bước
chân vào khu vực có điện áp, điểm chạm giữa 2
chân xuống đất sẽ có 1 điện áp, gọi là điện áp bước
Điện áp bước phụ thuộc vào điện áp đường dây bị
chạm, khoảng cách của người đến điểm chạm và độ dài của bước chân
4 Do phóng điện cao áp:
Nếu ta đứng gần đường dây cao áp, mà khoảng cách gần sẽ xuất hiện sự phóngđiện qua không khí từ đường dây cao áp đến cơ thể
5 Do phóng điện hồ quang:
Trường hợp này khi đóng cắt cầu dao không đúng quy cách Khi vô ý đóng cắt cácthiết bị có dòng điện lớn (phải đóng cắt không tải) đầy tải, tại các tiếp điểm sẽ phóngđiện hồ quang làm bỏng da rất sâu
∗ Thí dụ: Đóng cầu dao cao áp không có gậy thao tác hoặc cầu dao hạ áp không có hộp
bảo vệ
III CÁCH PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐIỆN:
Trang 10Người ta thường dùng các biện pháp sau đây để bảo đảm an toàn khi làm việc, sửdụng và sửa chữa các thiết bị và đường dây điện Nhưng cần phải thấy rằng, không cóbiện pháp nào có thể bảo đảm an toàn tuyệt đối, chủ yếu vẫn là phải tuân theo các quyđịnh an toàn điện.
1 Dùng các dụng cụ an toàn:
a Kìm cách điện:
Tay cầm có cách điện, có ghi điện áp sử dụng, khi thao tác phải kiểm trathường xuyên
b Găng tay cách điện:
Được làm bằng cao su đặc biệt, có rõ điện áp được sử dụng
c Giầy và ủng cách điện:
Cũng được chế tạo bằng cao su đặc biệt có màu xám hay nâu mà không sơn
d Thảm cao su:
Được chế tạo sử dụng ở điện áp U>1000V phải được đóng dấu chỉ điện áp sử dụng
∗ Tất cả dụng cụ trên phải giữ khô ráo và kiểm tra thường xuyên khi sử dụng.
2 Nối đất và nối trung tính:
a Nối đất:
•Được áp dụng: Cho mạng điện 3 pha trung tính không nối đất
•Cách thực hiện: Nối phần vỏ kim loại của thiết bị với cọc nối đất
•Công dụng: Khi có dòng điện rò ra vỏ thiết bị, do điện trở R tiếp đất nhỏ, nênđiện áp U giữa đất và vỏ máy nhỏ, nếu ta chạm phải sẽ không nguy hiểm
b Nối trung tính:
• Được áp dụng: Với mạng điện 3 pha trung tính
nối đất Được sử dụng phổ biến ở nước ta
• Cách thực hiện: Nối phần vỏ máy kim loại của
thiết bị với dây trung tính của nguồn ( dây trung
tính không sử dụng các thiết bị)
•Công dụng:
Khi có 1 dây pha chạm ra vỏ thiết bị, dòng điện sẽ đi từ dây pha đến dây trungtính sẽ gây ngắn mạch Lúc đó, các thiết bị bảo vệ sẽ tác động cắt mạch, không gây nguyhiểm cho người
3 Dùng các thiết bị, phương tiện bảo vệ:
O B A
Trang 11- Cầu dao phải có hộp bảo vệ, các bộ phận có điện
nên có lưới chắn hay có hàng rào để tránh người tiếp xúc vào
- Các dụng cụ tay cầm phải có vỏ bọc cách điện
Ở nơi ẩm ướt cần có găng tay hay ủng cách điện để tăng điện trở tiếp xúc
4 Chấp hành đầy đủ các quy định an toàn điện:
- Tôn trọng và bảo quản các thiết bị bảo vệ
- Khi sửa chữa cần phải cắt điện, treo bảng cấm đóng điện
- Nếu chỗ không được cắt điện phải thận trọng: dùng tấm cách điện ở chân, găngtay, ủng…
- Ở nơi nguy hiểm cần treo bảng chú ý
- Khi công tác ở nơi có điện cao áp, phải tuân theo những quy định ghi trong phiếuthao tác
∗ Ngoài các biện pháp trên ta phải tuân thủ theo những qui định sử dụng điện sau:
- Khi làm với các thiết bị trong mạch điện cần cắt nguồn điện và kiểm tra lại bằngbút thử điện
- Khi thao tác với các phần mang điện phải sử dụng các dụng cụ cách điện, chỉ thaotác 1 dây, cách điện thật tốt với đất, không chạm vào người khác đứng trên đất
- Khi di chuyển các thiết bị mang điện đang làm việc phải cắt nguồn điện
- Các thiết bị mới đưa vào sử dụng phải kiểm tra cách điện
- Phải thường xuyên kiểm tra dây nối đất, nối trung tính
BÀI TẬP
1 Đối với mỗi câu hỏi dưới đây, em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
A Nguyên nhân gây ra tai nạn điện là:
a Do chạm vào 2 dây điện trong mạng 3 pha 4 dây c Do phóng điện cao áp
b Do chạm vào thiết bị rò điện d Tất cả đều đúng
B Sự nguy hiểm bởi điện giật phụ thuộc vào :
a Thời gian bị điện giật lau hay
nhanh
b Đường đi của dòng điện qua cơ thể
c Cường độ và tần số của dòng điện
d Tất cả đều đúng
O
Trang 12C Khi lắp đặt điện, biện pháp an toàn là:
a Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện
b Cách điện tốt với đất
c Mang đồ bảo hộ lao động
d Tất cả đều đúng
2 Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống dưới đây :
a Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp
b Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
c Không buộc trâu, bò… vào cột điện cao áp
d Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp
h Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện
BÀI 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN
Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Sơ cứu được nạn nhân.
Khi thấy người bị nạn, phải nhanh chóng cứu chữa ngay, không lãng phí thời gian,xác định người đó sống hay chết Sự thành công của việc sơ cứu phụ thuộc vào sự nhanhnhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách của người cứu
I GIẢI THOÁT NẠN NHÂN RA KHỎI NGUỒN ĐIỆN :
1 Đối với điện áp cao:
Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện hoặc chi nhánh điện để cắt điện,từ các cầu dao trước Sau đó mới được tới gần nạn nhân và tiếnhành sơ cứu
2 Đối với điện hạ áp:
a Tình huống 1:
Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện Em phải làm để b g tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh rò điện Em phải làm để b g tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
Trang 13Quan sát hình bên Em hãy chọn cách xử lí đúng trong các tình huống sau và điền dấu (x) vào ô trống.
- Gọi người khác đến cứu
- Rút phích cắm điện ( nắp cầu chì), cắt cầu dao hoặc cắt áptômát
- Dùng tay trần kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh
- Dùng dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện
b Tình huống 2: Một người bị nạn ở trên cao để sửa điện Em hãy chọn cách xử lí
đúng trong các tình huống sau và điền dấu (x) vào ô trống
- Cắt cầu dao, cắt áptômát, rút nắp cầu chì ở gần nhất
nhưng phải có người đón nạn nhân rơi xuống đất
c Tình huống 3:
Trong tình huống này, em phải xử lí như thế nào? Em hãy chọn một trong những cách xử lí sau cho an toàn nhất và điền dấu (x) vào ô trống.
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre ( gỗ ) khô hất dây điện
- Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dây điện
Một người dây điện trần (không bọc b cách điện) của lưới điện hạ áp 220V đứt b đè lên người
Một người dây điện trần (không bọc b
cách điện) của lưới điện hạ áp 220V đứt b
đè lên người
Trang 14- Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện
Chú ý:
- Đối với điện áp cao thì phải chờ cắt điện
- Không chạm hoặc để mất thăng bằng ngã vào các phần dẫn điện
- Không nắm vào người bị nạn bằng tay không, không tiếp xúc với cơ thể trần củangười bị nạn
II SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT: Gồm có 4 phương pháp
1 Phương pháp nằm sấp:
Cách thực hiện:
- Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nằm trên cánh tay và
nghiêng một bên, cậy miệng rồi dùng vải mềm ẩm móc đầm,
dải hoặc những đồ đang có trong miệng, kéo lưỡi để họng nạn
nhân mở ra
- Quỳ lên lưng nạn nhân, đặt hai lòng bàn tay vào hai
mạng sườn (tai xương sườn cụt), hai ngón cái trên lưng nạn
nhân
- Động tác 1: Đẩy hơi ra
+ Nhô toàn thân về phía trước
+ Dùng sức nặng toàn thân ấn váo lưng nạn nhân
+ Bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt
+ Miệng đếm nhịp 1, 2, 3
- Động tác 2: Hút khí vào
+ Nới tay
+ Ngã người về phía sau
+ Nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở ra hút khí vào +Miệng đếm nhịp 1, 2, 3
Chú ý: Nạn nhân gãy xương sườn không sử dụng phương pháp này.
2 Phương pháp hà hơi thổi ngạt : Khi tim nạn nhân còn đập nhưng ngừng thở.
Trang 15 Cách thực hiện:
- Dùng vải mềm ẩm, móc đầm dải hoặc những đồ có
trong miệng nạn nhân ra
- Dùng vải mềm ẩm che lên miệng nạn nhân
- Qùy bên cạnh nạn nhân, đẩy ngửa đầu nạn nhân cho
thông đường thở
- Thổi vào mũi:
+ Ấn mạnh cằm để giữ miệng nạn nhân ngậm chặt lại
+ Lấy hơi, ngậm mũi nạn nhân và thổi mạnh
+ Làm khoảng 16 -> 20 lần/phút, cho đến khi nạn nhân tĩnh hẳn
- Thổi vào miệng:
+ Cách lấy hơi tương tự như thổi vào mũi
+ Nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi nạn nhân, nên thườngkhông được kín và khó làm
+ Làm đến khi nào nạn nhân tĩnh rồi thôi
3 Phương pháp co duỗi tay, ấn lồng ngực: Khi nạn nhân bất tĩnh, còn hơi thở, tim
còn đập nhưng khó thở
Cách thực hiện:
- Đặt nạn nhân nằm thoải mái, nới thắt lưng, cởi áo cho mạch máu lưu thông
- Dùng khăn cọ xát cho người nạn nhân nóng lên
- Cho ngửi thuốc tĩnh, rồi đắp cho kín gió
- Nếu nạn nhân khó thở:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa
+ Kê gối dưới ót, cậy miệng và kéo lưỡi nạn nhân ra
+ Qùy trên đầu nạn nhân
+ Sau đó, nắm tay nạn nhân duỗi lên phía trước và kéo về phía sau
Trang 164 Phương pháp xoa bóp tim: Khi tim nạn nhân ngừng đập
Cách thực hiện:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, cởi áo, cậy miệng dùng vải mềm ẩmmóc hết đầm, dải hoặc những đồ có trong miệng nạn nhân ra
- Hai bàn tay người cứu úp lên nhau đặt gần trên buồng tim một ít
- Ấn mạnh xuống phía xương sống
- Sau đó, buông tay ra cứ mỗi giây một lần đến khi nào tim đập bình thường
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất
GHI NHỚ:
Khi thấy người bị điện giật phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồnđiện
Kiểm tra tình trạng nạn nhân như thế nào để sơ cứu đúng phương pháp
Sơ cứu xong phải đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất hoặc mời nhân viên
y tế đến
BÀI TẬP
1 Khi thấy người bị điện giật ta cấp cứu:
a Dùng tay kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện
b Cắt cầu dao gần nhất
c Dùng các vật liệu cách điện khô ráo để kéo nạn nhân ra
d Câu b và c đều đúng
BÀI 3 THỰC HÀNH
Trang 17CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
I CHUẨN BỊ :
- Vật liệu :Nilon để trải ra nằm khi thực tập cấp cứu hô hấp nhân tạo
I Phương pháp hô hấp nhân tạo:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, kê cao gáy, để hơi ngửa cổ ra phía sau
- Dùng vải mềm ẩm móc đàm, vãi trong miệng nạn nhân ra
- Dùng vải thưa ẩm che miệng nạn nhân, 1 tay bịt mũi, 1 tay giữ miệng nạn nhân Sauđó hít hơi thật dài, thổi mạnh vào miệng nạn nhân (cứ 5 giây 1 lần)
II Phương pháp xoa bóp tim:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa
- Hai tay người cứu úp lên nhau và đặt vào vị trí tim nạn nhân
- Nhấn mạnh tay để ngực nạn nhân lõm xuống từ 3cm đến 5cm (mỗi giây 1 lần)
- Khi ấn xong, giữ sức ấn 1/ 3 giây rồi mới nới tay lên
∗ Chú ý: Nếu ấn nhẹ không có tác dụng, đối với nạn nhân bị gãy xương sườn thì không
dùng phương pháp này
CHƯƠNG II MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
BÀI 1
Trang 18ĐẶC ĐIỂM VÀ VẬT LIỆU DÙNG TRONG
MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT
Hiểu được đặc điểm và yêu cầu của mạng điện sinh hoạt.
Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
Hệ thống mạng điện quốc gia gồm có các nhà máy điện, đường dây tải điện, trạmbiến áp, trạm phân phối và đóng cắt… để truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến cácnhà máy, xí nghiệp, nông trại, khu dân cư…
Mỗi gia đình chúng ta là một hộ tiêu thụ điện trong các khu dân cư đó
Mạng điện sinh hoạt là loại mạng điện tiêu thụ có điện áp thấp, nhận năng lượng điện từ mạng phân phối để cung cấp cho các thiết bị và đồ dùng điện dùng trong sinh hoạt gia đình.
I ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT:
1 Điện áp của mạng điện trong nhà:
Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có điện áp thấp, nhận điện năng từ mạng phânphối để cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình Ở nước ta, mạng điện trongnhà có cấp điện áp là 220V
2 Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà:
a Đồ dùng điện rất đa dạng:
Trong thực tế có rất nhiều loại đồ dùng điện.
Em hãy kể tên những đồ dùng điện mà em biết?
HỘ GIA
NH 1
ĐĐ NH 1 ĐĐ
HỘ GIA ĐÌNH 2
HỘ GIA ĐÌNH 3
Mạng điện sinh hoạt
Trang 19b Công suất của các đồ dùng điện khác nhau:
Đồ dùng điện có công suất lớn thì tiêu thụ nhiều điện năng
Đồ dùng điện có công suất nhỏ thì tiêu thụ ít điện năng
Công suất của các đồ dùng điện như sau:
• Bàn là điện: P = 300W đến 1KW
• Đèn huỳnh quang: Chiều dài l = 0,6m có P = 18W; l = 1,2m có P = 36W,
40W
• Đèn sợi đốt: P = 15W, 25W, 40W, 60W, 75W, 100W, 200W, 300W
• Bếp điện: P = 500W đến 2KW
• Nồi cơm điện: P = 400W đến 1KW
+ Dung tích của soong là 0,75lít; 1lít; 1,5lít; 1,8lít; 2,5lít…
• Quạt điện: P = 20W đến 300W
• Động cơ điện: P = 0,5 HP; 1HP; 1,5HP… (1HP = 760W)
Kết luận:
Điện áp của các đồ dùng điện là 220V
Nhu cầu về điện của mỗi gia đình khác nhau
Tải khác nhau
Thiết kế khác nhau
Lắp đặt khác nhau
3 Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị điện, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện:
Các thiết bị điện như: Cầu dao, áptômát, công tắc, cầu chì, ổ cắm…
Các đồ dùng điện: Bàn là, nồi cơm điện…
Phải có điện áp phù hợp với điện áp của mạng điện
Riêng đối với các thiết bị đóng cắt như: Áp tô mát, cầu dao, công tắc, cầu daochống giật ELCB
Các thiết bị bảo vệ và điều khiển như: Áp tô mát, cầu dao, cầu chì, cầu daochống giật ELCB
Điện áp định mức của chúng có thể lớn hơn điện áp của mạng điện
Hãy chọn những thiết bị và đồ dùng điện có số liệu kĩ thuật dưới đây sao cho phù hợp với điện áp định mức của mạng điện trong nhà và điền dấu (x) vào ô trống:
+ Bàn là điện 220V – 1KW
+ Đèn huỳnh quang 220V – 40W
+ Phích cắm điện 250V – 5A
+ Nồi cơn điện 110V – 40W
Trang 20+ Quạt điện 110V – 40W
+ Bóng đèn 12V – 3W
+ Công tắc điện 220V – 10A + Cầu dao 220V – 10A
4 Yêu cầu của mạng điện trong nhà:
Mạng điện được thiết kế, lắp đặt phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồdùng điện trong nhà và dự phòng cần thiết
Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà
Dể dàng kiểm tra và sửa chữa
Sử dụng tiện lợi, bền chắc và đẹp
II VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN:
1 Vật liệu dẫn điện:
a Công dụng: Dùng để cho dòng điện chạy qua 1 cách dễ dàng ở t0 bình thường
b Đặc tính một số vật liệu dẫn điện thông dụng:
Bạc: Có màu trắng mờ, dẫn điện rất tốt Nhưng ít dùng trong ngành điện vì nó là
kim loại quý, đắt tiền Được sử dụng làm tiếp điểm của các khí cụ điện, rờ lequan trọng hoặc dưới dạng hợp kim làm dây chì chuẩn, làm dây lò xo xoắn trongdụng cụ đo lường chính xác
Đồng:
- Có màu đỏ, dẫn điện tốt, dẻo dễ kéo sợi, dát mỏng được sử dụng rất nhiềutrong ngành điện làm dây quấn máy điện (dây điện từ), dây truyền tải điện (dây đơncứng và dây cáp) và chi tiết trong các khí cụ điện
- Dây điện có 4 loại: Dây điện từ (đồng êmay), dây côtông, dây êmay vàcôtông, dây côtông và thủy tinh
Trang 21∗ Lưu ý: Không nên thực hiện mối nối giữa đồng và nhôm, vì một mối nối như thế sẽ
hình thành sự điện phân làm hao mòn nhanh chóng trên các bề mặt tiếp xúc của chúnggây tiếp xúc xấu
Mai-so:
Được dùng làm điện trở không tỏa nhiệt như biến trở phòng thí nghiệm, biếntrở khởi động, biến trở điều tốc…
Sắt- kềm- crôm:
Đây là hợp kim điện trở, dùng làm điện trở của bàn ủi, bếp điện, mỏ hàn điện
Vôn-fram: Là dây điện trở chủ yếu làm sợi dây tóc bóng đèn có tim như đèn sợiđốt, đèn huỳnh quang, đèn cao áp thuỷ ngân…
2 Vật liệu cách điện:
a Công dụng: Dùng cách ly các phần tử mang điện với nhau và cách ly phần mang
điện với phần không mang điện
b Đặc tính một số vật liệu cách điện thông dụng:
Amiăng: Cách điện chịu nhiệt tốt, thường được chế tạo dưới dạng vải, tấm, sợi.
Dùng làm vật cách điện nơi nhiệt độ cao.Tuy nhiên có nhược điểm hút ẩm
Mica: Cách điện, chịu nhiệt độ cao, dùng làm chất cách điện cổ góp dộng cơ điện
một chiều
Sứ cách điện: Được sử dụng làm các chi tiết cách điện trong khí cụ điện, bộ đở
điện trở tỏa nhiệt…
Thủy tinh: Thủy tinh có sức chịu về cơ lớn nhưng dễ vỡ khi va đập Được dùng
làm puli đở dây truyền tải điện, làm vỏ bóng đèn…
Cao su lưu hóa: Được dùng làm chất cách điện dây dẫn điện.
Chất dẽo PVC: Có đặc tính như cao su nhưng kém đàn hồi, được sử dụng làm vỏ
bọc dây dẫn
Giấy carton: Được sử dụng cách điện bộ dây quấn máy điện.
Vernis: Được dùng để sơn tẩm dây quấn máy điện, cách điện dây điện trở.
3 Vật liệu dẫn từ: Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn
từ
Được chia làm 2 loại:
- Vật liệu dẫn từ mềm: có lực giữ từ nhỏ, được dùng làm mạch từ cho các máy điện,thiết bị điện xoay chiều và một chiều (Tol silic)
- Vật liệu dẫn từ cứng: Có lực giữ từ lớn, được dùng làm nam châm vĩnh cửu, làmlõi từ trong kỹ thuật vô tuyến
Trang 22IV DÂY DẪN VÀ DÂY CÁP ĐIỆN:
1 Dây dẫn điện:
a Công dụng: Dùng để truyền tải điện năng.
• Theo số có dây 1 lõi, dây 2 lõi
• Theo số sợi của lõi có dây có 1 sợi, lõi nhiều sợi
Dây bọc cách diện:
• Dây đơn cứng: Dùng làm dây dẫn điện trong nhà, có các loại như 12/10,20/10, 30/10…
• Dây mềm: Gồm dây mềm đơn và đôi, lõi gồm nhiều sợi đồng nhỏ, dùng làmdây dẫn điện cho các phụ tải có công suất nhỏ như đèn, quạt…
2 Dây cáp: Có 2 loại
- Cáp điện lực có tiết diện từ 10mm2 đến 70mm2
- Cáp điều khiển có tiết diện từ 0,75mm2 đến
10mm2
Cáp trần: Dùng làm dây dẫn điện ngoài trời
Cáp bọc: Dùng làm dây dẫn cho các thiết bị công
suất lớn như động cơ 3 pha từ 10KW đến 200KW
BÀI TẬP Đối vối mỗi câu hỏi sâu đây, em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1 Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để làm dây dẫn?
a Bạc
b Nhôm
c Đồng
d Câu b và c đều đúng
2 Dây điện từ (đồng êmay) dùng để làm:
a Dây dẫn truyền tải điện năng
b Dây dẫn điện
c Dây quấn máy điện
d Dây điện trở
3 Vật liệu dẫn điện là vật liệu:
a Không cho dòng điện đi qua
Trang 23b Cho dòng điện đi qua ở nhiệt độ cao.
c Cho dòng điện đi qua dễ dàng
d Cho dòng điện đi qua dễ dàng ở nhiệt độ trung bình
4 Vật liệu nào được sử dụng nhiều nhất để bọc cách điện dây dẫn, dây cáp điện?
a Nhựa P.E b Cao su c Nhựa P.V.C d Câu b và c đều đúng
5 Dây tóc bóng đèn sợi đốt được làm bằng:
a Đồng b.Nicken c Vônfram
d.Đồng thau
6 Trong mạng điện sinh hoạt gồm có:
a Hai phần: Đường dây nóng, đường dây lạnh
b Hai phần: Đường dây pha, đường dây trung hòa
c Ba phần: Đường dây nóng, đường dây nguội, đường dây cung cấp chính
d Hai phần: Đường dây mạch chính, đường dây mạch nhánh
7 Mạch chính của mạng điện sinh hoạt bao gồm:
a Các dây từ sau công tơ đến các dụng cụ cung cấp điện
b Các dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện
c Các đường dây từ nguồn điện đến công tơ điện
d Các đường dây từ sau công tơ đến cầu chì
8 Mạch nhánh của mạng điện sinh hoạt bao gồm:
a Các dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện
b Các đường dây rẽ từ cầu chì đến các đồ dùng điện
c Các đường dây rẽ từ đường dây mạch chính đến các đồ dùng điện
d Các đường dây rẽ từ ổ điện đến các đồ dùng điện
BÀI 2 THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
Hiểu được một số phương pháp nối dây dẫn điện.
Nối được một số mối nối dây dẫn điện.
I DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ:
- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm răng
- Vật liệu và thiết bị: Dây điện lõi một sợi, dây điện mềm lõi nhiều sợi, băng dínhcách điện
Trang 24II NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH:
1 Một số kiến thức bổ trợ:
Trong quá trình thiết kế hệ thống điện thắp sáng, luôn phải nối dây tại hộp nối rẽ,bảng phân phối điện, trên đường dây truyền tải hoặc trong các máy móc dùng điện… Nếumột mối nối lỏng lẻo không tốt, sẽ dễ xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc bị nóng lên, cóhtể phát ra tia lửa làm chập mạch gây hỏa hoạn
Mối nối mạch thẳng lõi 1 sợi Mối nối mạch thẳng lõi nhiềusợi
Mối nối mạch nhánh lõi 1 sợi Mối nối mạch nhánh lõi nhiềusợi
a Các loại mối nối dây dẫn điện:
- Mối nối mạch thẳng
- Mối nối mạch nhánh
b Yêu cầu mối nối:
+ Dẫn điện tốt: có diện tích tiếp xúc lớn hơn tiết điện dây dẫn, vững chắc, không
có chất bẩn hoặc rỉ tại các mối nối, tốt nhất mối nối phải được hàn chì lại
+ An toàn điện: được cách điện tốt, không có cạnh bén có thể làm thủng lớp
cách điện
+ Có độ bền về cơ: chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển.
+ Đảm bảo về mặt mĩ thuật: Mối nối phải gọn và đẹp.
2 Quy trình chung nối dây dẫn điện:
Trang 25III CÁC PHƯƠNG PHÁP NỐI DÂY DẪN ĐIỆN:
1 Phương pháp hàn chì:
Các bước thực hiện:
•Cạo sạch chổ cần hàn
•Ghí mỏ hàn vào chổ cần hàn cho nóng lên, đưa nhựa thông vào để tẩy sạch mốihàn
•Cho chì hàn vào mối nối
•Lấy mỏ hàn ra
•Mối hàn hoàn thành
2 Phương pháp nối dây mạch thẳng:
a Nối dây đơn cứng: ( ruột 1 sợi)
Nối bằng mối nối:
- Cách thực hiện:
•Bóc vỏ lớp cách điện 2 đầu dây dẫn, chiều dài tách đủ
quấn từ 5 đến 7 vòng
•Đặt 2 dây dẫn chéo nhau, dùng kìm kẹp chặt ở giữa điểm
giao nhau Sau đó, xoắn dây này vào dây kia từ 5 - 7 vòng,
các vòng dây phải khích chặt, tiếp xúc tốt
•Hàn chì mối nối
•Băng cách điện mối nối
∗ Chú ý: Trước khi nối, cạo thật sạch lõi kim loại, nếu nối dây nhôm không thực hiện
hàn chì Chỉ áp dụng cho loại dây có φ = 2,6 mm trở xuống
Nối bằng dây quấn phụ: Aùp dụng cho dây có φ ≥ 2,6 mm
- Cách thực hiện:
• Bóc vỏ lớp cách điện 2 đầu dây dẫn, chiều dài từ 2- 3 cm, (cạo sạch lõi kimloại)
• Dùng kềm bể quớt 2 đầu, đặt nằm sát nhau
• Dùng sợi dây đồng nhỏ, có φ = 0,5mm đến 1mm, cạo sạch cách điện, quấn chặtlên 2 dây dẫn Sau đó, rút đầu cuối xoắn lại với nhau và cắt bỏ phần thừa
• Hàn chì mối hàn
• Băng cách điện mối nối
Bóc vỏ
cách
điện
Làm sạch lõi Nối
dây
Kiểm tra mối nối
Hàn mối nối
Cách điện mối nối
Trang 26 Nối 2 dây có đường kính khác nhau: Được áp dụng cho 1 dây đơn cứng lớn và 1
dây đơn cứng nhỏ hoặc dây đơn mềm
- Cách thực hiện:
•Bóc vỏ lớp cách điện dây lớn, chiều dài từ 2 đến 3 cm
•Bóc vỏ lớp cách điện dây nhỏ, chiều dài từ 5 đến 7 cm
•Quấn dây nhỏ lên dây lớn từ 5 đến 7 vòng
•Dùng kìm bể gập dây lớn bóp chặt vào dây nhỏ
•Hàn chì mối nối
•Băng keo cách điện mối nối
b Nối dây mềm:
Nối xoắn dây mềm: Aùp dụng cho trường hợp không căng
kéo
- Cách thực hiện:
• Bóc vỏ lớp cách điện 2 đầu dây dẫn, chiều dài từ 1 đến 2cm
• Chập 2 đầu dây dẫn vào nhau, dùng kìm xoắn chặt
• Dùng kìm bẻ gập mối nối
• Băng keo cách điện mối nối
3 Phương pháp nối dây mạch rẽ:
a Nối dây đơn cứng: (ruột 1 sợi)
Nối bằng mối nối:
- Cách thực hiện:
•Bóc vỏ lớp cách điện dây mạch chính từ 2 đến 3 cm
•Bóc vỏ lớp cách điện dây mạch rẽ đủ quấn từ 5 đến 7 vòng
•Đặt dây mạch rẽ vuông góc mạch chính
•Quấn dây mạch rẽ lên dây mạch chính từ 5 đến 7 vòng
•Hàn chì mối nối
•Băng keo cách điện mối nối
Nối bằng dây quấn phụ:
- Cách thực hiện:
•Bóc lớp cách điện dây mạch chính từ 2 đến 3 cm
•Bóc vỏ lớp cách điện dây mạch rẽ từ 2-3cm Dùng kìm bẻ thẳng góc và quớt đầu
•Dùng sợi đồng nhỏ có φ = 0,5 mm, cạo sạch cách điện
Trang 27•Đặt dây mạch rẽ vào mạch chính Dùng dây đồng nhỏ quấn chặt lên 2 dây dẫn.
•Hàn chì mối nối
•Băng keo cách điện mối nối
Nối dây mềm với dây cứng:
- Cách thực hiện:
•Bóc vỏ lớp cách điện dây cứng
•Bóc vỏ lớp cách điện dây mềm
•Xoắn dây mềm cho các sợi nhỏ liên kết lại
•Đặt dây mềm vuông góc dây cứng
•Quấn dây mềm vào dây cứng 1 vòng, sau đó quàng ngược qua dây cứng và tiếptục quấn lên cứng, từ 5 đến 7 vòng theo chiều ngược lại
•Hàn chì mối nối
•Băng keo cách điện mối nối
4 Phương pháp uốn khuyết đầu dây:
a Uốn khuyết kín: Aùp dụng cho dây mềm.
- Cách thực hiện:
• Bóc vỏ lớp cách điện 1 đoạn dây phù hợp tiết diện vòng khuyết
• Xoắn chặt các dây nhỏ lại
• Dùng kềm uốn cong vòng khuyết theo tiết diện của bù lon, phần dư quấn lêndây dẫn để khoá giữ miệng khuyết
b Uốn khuyết hở: Aùp dụng cho dây đơn cứng.
- Cách thực hiện:
• Bóc vỏ lớp cách điện 1 đoạn dây phù hợp tiết diện vòng khuyết
• Dùng kìm uốn cong vòng khuyết theo tiết diện bù lon
5 Cách điện mối nối:
- Quấn băng cách điện : Quấn từ trái sang phải, lớp trong quấn phần mối nối, lớpngoài quấn chồng lên một phần lớp vỏ cách điện Khi quấn phải kéo căng băng cáchđiện, bước quấn sau quấn chồng lên một nửa chiều rộng bước quấn trước, đồng thời luônlấy tay nắn để bang cách điện được dính chặt lại
Trang 28IV ĐÁNH GIÁ:
HS tự đánh giá và đánh giá chéo nhau kết quả thực hành theo các tiêu chí:
-Chất lượng sản phẩm thực hành
-Thực hiện theo quy trình
-Ý thức học tập, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc
BÀI TẬP
1 Em hãy cho biết mối nối nào đúng yêu cầu kỹ thuật?
2 Uốn khuyết kín được sử dụng cho:
a Dây đơn cứng
b Dây mềm c Dây cáp.d Tất cả đều đúng
3 Nối dây bằng con nối (domino, ốc xiết cáp) được dùng để nối:
a Dây đơn cứng
b Dây mềm c Dây cáp.d Tất cả đều đúng
4 Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau:
a Đảm bảo an toàn và đẹp
b Dẫn điện tốt, đảm bảo về mặt an toàn điện, có độ bền cơ học tốt
c Đạt yêu cầu về mặt mỹ thuật và dẫn điện tốt
d Dây dẫn phải có hình dáng như cũ và có độ bền cơ học tốt
B
Trang 295 Sau khi nối dây dẫn điện, tại sao phải tiến hành hàn mối nối?
a Để mối nối đạt yêu cầu về mỹ thuật
b Để mối nối đảm bảo về mặt an toàn điện, dẫn điện tốt
c Để mối nối tăng độ bền cơ học, dẫn điện tốt, không gỉ (bị nóng ten)
d Hai câu a và b đều đúng
6 Qui trình hàn chì mối nối gồm các bước theo thứ tự:
a Gọt vỏ cách điện, làm sạch lõi dây, cạo sạch chỗ cần hàn, gí mỏ hàn vào chổ cần hàn cho nóng lên, lấy mỏ hàn
b Cạo sạch chổ cần hàn, gí mỏ hàn vào chổ cần hàn cho nóng lên, dùng nhựa thông tẩy sạch mối hàn, cho chì hàn vào mối nối, lấy mỏ hàn ra
c Làm sạch lõi dây, dùng nhựa thông tẩy sạch mối hàn, gí mỏ hàn vào chổ cần hàn cho nóng lên, lấy mỏ hàn ra
d Các câu trên đều sai
7 Các mối nối thường được chia làm mấy loại:
a Hai loại: nối thẳng, nối nối tiếp c Hai loại: nối phân nhánh, nối rẽ
b Hai loại: nối dây mạch thẳng, nối dây mạch rẽ d Ba loại: nối vặn xoắn, nối thẳng, nối rẽ
8 Tìm các thao tác đúng khi nối dây:
a Khi gọt vỏ cách điện của dây dẫn bằng dao, lưỡi dao phải đặt nghiêng để không cắt phải lỏi dây
b Giấy nhám có tác dụng làm cho lỏi dây điện sáng bóng, đẹp
c Sau khi hàn xong phải bọc cách điện mối nối để dây điện có hình dáng cũ và đảm bảo
- Mục đích: những đường dây chạy thẳng hay rẽ mạch Khi có hộp nối dây rất tiệndụng khi sửa chữa
- Cách thực hiện:
• Dùng đôminô, ốc siết cáp
• Tách vỏ ở các đầu dây dẫn cần đấu, có chiều dài bằng
đômino (hộp vít đấu dây)
Trang 30• Không được cho thừa hoặc thiếu.
• Đưa 2 đầu dây dẫn lỗ con nối
• Siết ốc vít con nối để giử chặt dây
• Nếu dây nhôm phải siết nhẹ tay vì dây mềm dễ bị dẹp
BÀI 4 CÁC DỤNG CỤ CƠ BẢN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN
Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
Biết được công dụng của một số đồng đo điện.
I SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ:
1 Kềm điện:
Công dụng: Dùng để xoắn, cắt, tuốt, uốn khuyết các đầu dây Phần tay cầm có bao
cách điện chịu được điện áp trên 500V
Kềm điện có nhiều loại:
•Kềm mỏ nhọn: Dùng để uốn khuyết các đầu dây
•Kềm tuốt dây: Dùng để tuốt lớp cách điện bao ngoài dây dẫn
•Kềm cắt: Dùng để cắt dây
•Kềm bấm: Dùng để mở các ốc vít cần lực lớn
•Kềm răng: Dùng để kẹp siết các mối nối
2 Búa: Dùng để đóng các vật cần lực Khi sử dụng phải kiểm tra thường xuyên đầu và
cán búa
3 Tuốt nơ vít: Dùng để vặn mở các ốc vít, có 2 loại: dẹp và parker Phần tay cầm làm
bằng vật liệu cách điện, khi sử dụng cần giữ gìn khô ráo
4 Bút thử điện: Dùng để kiểm tra dây dẫn, hay thiết bị cần sửa chữa có điện hay
không? Cách thử: Đặt đầu bút vào vật cần kiểm tra, tay tì lên cán bút nếu có điện đèntrong bút sẽ sáng và ngược lại
5 Khoan mồi: Dùng để tạo các lổ mồi trên bảng gổ, nhựa để bắt các thiết bị lên bảng
Trang 31Hãy điền công dụng và tên dụng cụ vào những ô trống trong bảng dưới đây:
Trang 32………
II SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO:
Hãy kể tên một số đồng hồ đo điện mà em biết ?
1 Đồng hồ vạn năng:
a Công dụng: Dùng để đo các đại lượng điện như: điện áp
xoay chiều, điện áp 1 chiều, điện trở và dòng điện 1 chiều
b Các bộ phận trong đồng hồ:
Gồm có : Bộ chỉ thị, vis chỉnh kim về 0, cầu chì, nút chỉnh
điện trở, nút chọn đại lượng thang đo, các thang đo, ổ cắm dây đo
c Cách đo:
Đo thông mạch:
- Tức là đo các đường dây hay bóng đèn có bị đứt hay không hoặc các tiếp điểmcó tiếp xúc hay bị hở
- Phần này ta chọn đại lương đo điện trở, nấc thang bất kỳ
- Dùng 2 que đo đặt vào 2 đầu cần đo Nếu:
+ Đối với bóng đèn, dây điện, nếu kim chỉ 1 giá trị thì mạch đã thông
+ Đối với bóng đèn, dây điện, nếu kim đứng yên thì bị đứt
+ Đối với công tắc hay các tiếp điểm điện, nếu kim chỉ 1 giá trị thì mạch tiếpxúc tốt
+ Đối với công tắc hay các tiếp điểm điện, nếu kim đứng yên thì mạch bị hở haytrong thời điểm đang để vị trí ngắt
Đo điện áp xoay chiều: (ACV)
Đơn vị tính là Vôn Trước khi đo, ta quan sát vị trí đại lượng cần đo và giá trị
đo nhỏ nhất đến lớn nhất Sau đó theo các bước sau:
Trang 33- Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí (theo ký hiệu: đặt nằm, đặt nghiêng,
đặt đứng) Được quy định trên đồng hồ, thông thường đặt nằm
- Bước 2: Chọn đại lượng đo điện áp xoay chiều, có giá trị thang đo thích hợp với
giá trị cần đo
∗ Ví dụ: Đo nguồn 220V, chọn giá trị trên đồng hồ từ 220V trơ ûlên, hoặc gần với giá trị
220V nhưng không được lớn quá sẽ sinh sai số
- Bước 3: Chỉnh kim về 0 (dùng vis chỉnh nút nằm ở
giữa dưới mặt số)
- Bước 4: Tiến hành đo, ta đặt 2 que đo vào 2 cực
của nguồn điện cần đo
- Bước 5: Đọc kết quả đo khi kim ổn định.
Đo điện áp 1 chiều: (DCV) Đơn vị tính là Vôn.
Các bước đo tương tự như đo ACV
- Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí.
- Bước 2: Chọn đại lượng đo điện áp 1 chiều, có giá trị thang đo phù hợp.
- Bước 3: Chỉnh kim về 0.
- Bước 4: Tiến hành đo, ta đặt que (+) màu đỏ vào cực dương của nguồn, que (-)
màu đen vào cực âm của nguồn điện
- Bước 5: Đọc kết quả khi kim ổn định.
∗ Ví dụ: Đo pin 1,5V ta chọn nấc: 2,5V
Đo ắcquy 6V ta chọn nấc: 10V
Đo ắcquy 12V hay 24V ta chọn nấc: 50V
∗ Chú ý: Nếu đặt que đo sai thì kim có thể cong hoặc gãy.
Đo Điện trở: (Ω) Đơn vị tính là Ohm
Các bước đo như sau:
- Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí.
- Bước 2: Chọn đại lương đo R, có giá trị thang thích hợp.
- Bước 3: Chỉnh kim về 0 ( dùng tay vặn nút chỉnh nằm
bên phải đồng hồ sau khi chập 2 que đo lại)
- Bước 4: Tiến hành đo, ta đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở.
- Bước 5: Đọc kết quả đo khi kim ổn định.
∗ Ví dụ: Đo điện trở của bàn ủi, bếp điện, ấm điện… Ta thực hiện các bước trên nếu kim
chỉ 1 giá trị thì còn tốt
* CHÚ Ý: Phải cắt điện khi đo điện trở.
Trang 34 Đo dòng điện 1 chiều: (mADC) đơn vị: mA, A.
Các bước đo như sau:
- Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí.
- Bước 2: Chọn đại lượng đo dòng điện 1 chiều có giá trị thang đo thích hợp.
- Bước 3: Chỉnh kim về 0 (như đo điện áp).
- Bước 4: Tiến hành đo, ta đặt 1 que đo vào đúng cực tính của nguồn điện.
∗ Ví dụ: Que đo 1 dặt vào cực dương của nguồn; que còn lại đặt vào 1 đầu phụ tải( đã
được mắc với 1 cực âm của nguồn điện
- Bước 5: Đọc kết đo khi kim ổn định.
2 Đồng hồ Mêgômét:
a Công dụng:
Dùng để đo điện trở cách điện của máy điện, khí cụ điện và đường dây
b Cấu tạo, hình dáng bên ngoài:
• Cọc nối đất (1)
• Cọc đường dây (2)
• Cọc bảo vệ (3)
• Mặt số (4)
• Tay quay (5)
c Đo điện trở cách điện của máy điện:
Đo điện trở cách điện của động cơ điện 1 pha:
Ta tiến hành từng bước sau đây:
- Bước 1: Đặt đồng hồ đúng vị trí cho đúng cách (vì trong quá trình quay dynamo
bằng tay bị rung động)
- Bước 2: Chọn đồng hồ có giá trị điện áp phù hợp đối với các thiết bị cần đo Vì
nếu dùng mêgômmét có giá trị cao (dynamô phát ra điện áp cao) sẻ phóng điện mạnhlàm hư thiết bị cần đo ( điện áp đánh thủng)
- Bước 3: Kiểm tra mêgômmét:
+ Thử hở mạch: Cho cọc nối đất và đường dây hở mạch, quay manhêtô 120vòng/ phút Nếu kim ở vị trí vô cực (∞) thì Mêgômmét còn tốt
+ Thử ngắn mạch: Nối ngắn mạch cọc đường dây và nối đất lại, quayManhêtô 120 vòng/ phút Nếu kim chỉ về 0 thì Mêgômmét còn tốt
1 3
4
5
2
Trang 35- Bước 4: Ta nối cọc đường dây với đầu cuộn dây động cơ, cọc nối đất vào vỏ kim
loại động cơ Ta quay Manhêtô 120 vòng/ phút nhưng ta quay vừa phải đến nhanh dần,giữ tốc độ ổn định
- Bước 5: Đọc kết quả đo Nếu:
+ Kim chỉ 2,5 mêgaôm (MΩ) thì đạt yêu cầu
+ Kim chỉ 0,4 mêgaôm (MΩ) thì không đạt yêu cầu
∗ Chú ý: Chọn Mêgômmét phải căn cứ theo cấp điện áp của thiết bị (thường dùng loại
500V hay 1000V) Mêgômmét chỉ đo điện trở cách điện chứ không đo được nguồn AC 1pha (vì nguồn điện trong đồng hồ gặp nguồn AC 1 pha sẽ làm hư đồng hồ)
3 Công tơ một pha:
a Công dụng: Dùng để đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có
tần số xác định
b Cấu tạo: Gồm các phần chính:
- Cuộn cường độ có tiết diện dây lớn, được quấn ít vòng mắc nối tiếp với mạch phụtải
- Cuộn điện áp có tiết diện nhỏ, được quấn nhiều vòng mắc song song với nguồn
- Ngoài ra, còn có nam châm vĩnh cửu, đĩa nhôm, hệ thống bánh răng đếm số
c Nguyên lý làm việc: Khi có dòng điện tiêu thụ chạy qua thì hợp từ giữa các từ
trường sinh ra do cuộn I và cuộn U làm dĩa nhôm quay kéo theo hệ thống bánh răng đếmsố chỉ lượng điện năng tiêu thụ
d Chọn công tơ:
- Khi chọn công tơ ta căn cứ theo tiêu chuẩn của phụ tải để chọn và tần số công
tơ phải phù hợp với tần số nguồn
- Công thức tính Pđm của công tơ: Pđm = Uđm Iđm
- Công tơ thường có các loại:
+ 220V – 5A (10A)
+ 220V – 10A (20A)
Hộp nối dây Động Cơ
Trang 36+ 220V – 20A (40A).
=> Số trong ngoặc chỉ giá trị chịu đựng ngắn mạch lớn nhất
e Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ đi dây công tơ 1 pha:
f Cách đọc:
- 002106 ( số sau cùng là số lẻ của đơn vị ) đọc là 210,6 KWh
- 220V là điện áp qui định cho công tơ
- 50Hz là tần số của lưới điện
- 5(20A) là cường độ dòng điện của công tơ chịu được Nếu sử dụng các phụ tải có I caohơn thì công tơ sẽ bị cháy
g Cách tính, kiểm tra và điều chỉnh:
Ta có công thức tính số giây/ 1 vòng
Trang 37S=3600K x 1000P
- K : Số vòng quay của đĩa nhôm / KWh
- P : Công suất phụ tải tính bằng Watt
∗ Thí dụ: Công tơ có : 220V , 5A (20A), 900 vòng / KWh
- Phụ tải có P = 100W (đèn sợi đốt)
Cách tính và kiểm tra điều chỉnh:
•Cách tính:
S =3600900 x 1000100 = 40 giây / vòng
•Cách kiểm tra:
Đưa điện vào cho công tơ hoạt động, khi đĩa nhôm quay đến vị trí sơn đen ta bắtđầu tính giờ, nếu sau thời gian 40 giây, đĩa nhôm quay lại đến vị trí sơn đen thì đồnghồ chạy chính xác
•Cách điều chỉnh:
Nếu đĩa nhôm quay 1 vòng mà chỉ được 30 giây, thì đĩa nhôm quay nhanh Tadùng vít nhỏ vặn nút chỉnh ngược chiều kim đồng hồ (nút chỉnh nằm bên hông phảicủa công tơ có ghi dấu + và -) Ngược lại, nếu đĩa nhôm chạy lớn hơn 60 giây/vòng, thì đĩa nhôm quay chậm ta chỉnh ngược lại
BÀI TẬP
1 Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo:
a Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều
b Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều, dòng điện 1 chiều, điện trở
c Điện áp 1 chiều, dòng điện 1 chiều, điện trở
d Điện áp, điện trở
2 Khi tiến hành đo điện áp 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng, ta đặt:
a Que đo dương vào cực dương, que đo âm vào cực âm
b Que đo dương vào cưc âm nguồn điện, que đo âm vào cực dương nguồn điện
c Que đo dương vào cực dương nguồn điện, que đo âm vào cực âm nguồn điện
d Que đo dương hoặc âm đều được
3 Đồng hồ Mêgômmét có công dụng đo:
a Điện trở máy điện c Điện trở cách điện máy điện, khí cụ điện,
đường dây
b Điện áp máy điện d Điện áp và dòng điện máy điện
Trang 384 Dùng Mêgôm mét để đo điện trở cách điện máy điện, ta quay Manhêtô với tốc độ:
a 100 vòng/phút
b 200 vòng /phút
c 120 vòng/phút
d 140 vòng /phút
5 Dùng Mêgômmét để đo điện trở cách điện máy điện, nếu kim chỉ:
a 0,4MΩ đạt yêu cầu
b 2,5MΩ đạt yêu cầu
c 1,0MΩ đạt yêu cầu
d Tất cả đều đúng
6 Khi tiến hành đo điện áp xoay chiều ta đấu mạch theo sơ đồ:
7 Công tơ 1 pha có công dụng:
a Đo công suất
b Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều
c Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha
d Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có tần số xác định
8 Cuộn dây cường độ của công tơ điện 1 pha có:
a Tiết diện dây nhỏ, quấn nhiều vòng c Tiết diện dây lớn, quấn ít vòng
b Tiết diện dây nhỏ, quấn ít vòng d Tiết diẹân dây lớn, quấn nhiều vòng
9 Cuộn dây điện áp công tơ điện 1 pha đấu:
a Nối tiếp với phụ tải
b Song song với phụ tải
c Nối tiếp với nguồn
d Song song với nguồn
10 Hãy điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào ô trống Với những câu sai và
sửa lại để nội dung của câu thành đúng
TT Câu
Đ - S
Trang 4011 Một công tơ điện loại 220V – 5A, công suất định mức của công tơ là:
a 225V b 1100Ws c 44VA d Các câu trên đều sai
12 Cấu tạo bên trong của công tơ 1 pha gồm 2 phần chính, đó là:
a Cuộn sơ cấp nối với nguồn điện; cuộn thứ cấp nối với phụ tải
b Cuộn cường độ mắc nối tiếp với tải; cuộn điện áp mắc song song với nguồn điện
c Cuộn thứ cấp nối với nguồn điện; cuộn sơ cấp nối với phụ tải