Phân tích Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 32 - 36)

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2003 – 2005:

1.Phân tích Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Theo quy định của Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế thì các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ do Cục Thuế trực tiếp quản lý thu thuế, còn đối với các đối tượng là hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sẽ do các Chi Cục Thuế trực tiếp quản lý thu thuế. Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo quản lý thu hộ cá thể, Tổng Cục Thuế quy định phòng dự toán và tổng hơp giúp Cục Trưởng tổng hợp số liệu quản lý hộ cá thể của các huyện, thị.

Bảng 4: TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT QUA 3 NĂM 2003 – 2005 Ở CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị tính: Doanh nghiệp SỐ TT THÀNH PHẦN KINH TẾ

DOANH NGHIỆP CHÊNH LỆCH

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004/2003 2005/2004Năm Số % Số % I DNNN TW 22 23 30 1 4,55 7 30,43 II DNNN Tỉnh 24 30 39 6 25,00 9 30,00 III DN NQD 357 536 705 179 50,14 169 31,53 1 DN tư nhân 253 366 493 113 44,66 127 34,70 2 Cty.TNHH 53 97 123 44 83,02 26 26,80 3 Cty cổ phần 4 20 32 16 400,00 12 60,00 4 HTX,Quỹ TD 47 53 57 6 12,77 4 7,55 IV Hộ cá thể 7.195 7.228 7.125 33 0,46 -103 -1,43 (Nguồn:Phòng dự toán và tổng hợp)

Qua bảng 4 ta thấy các đối tượng nộp thuế ở mọi thành phần kinh tế qua ba năm đều tăng, riêng chỉ có thành phần kinh tế hộ kinh doanh cá thể là có số hộ tăng, giảm qua các năm không đều nhau. Cụ thể từng thành phần kinh tế như sau:

1.1. Thành phần kinh tế DNNN TW: Số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này tăng qua các năm cụ thể là: năm 2003 Cục Thuế quản lý 22 thành phần kinh tế này tăng qua các năm cụ thể là: năm 2003 Cục Thuế quản lý 22 đối tượng nộp thuế, sang 2004 tăng lên 1 đối tượng tương đương tăng 4,55% so với năm 2003, đến năm 2005 tăng lên 7 đối tượng tương đương tăng 30,43% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đơn vị này mở thêm chi nhánh ở các Huyện, Thị xã .

1.2. Thành phần kinh tế DNNN địa phương: số lượng doanh nghiệp ở thành phần kinh tế này tăng tương đối đều qua các năm: năm 2003 Cục Thuế quản thành phần kinh tế này tăng tương đối đều qua các năm: năm 2003 Cục Thuế quản lý thu thuế đối với 24 đối tượng, sang năm 2004 là 30 đối tượng tăng 6 đối tượng tương đương tăng 25% so với năm 2003, đến năm 2005 tăng lên 9 đối tuợng tương đương tăng 30% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự gia tăng này cũng là do các đơn vị này mở thêm chi nhánh ỏ các Huyện, Thị xã ( cụ thể là mở thêm chi nhánh Công ty thủy sản ở huyện Duyên Hải và Công ty Trà bắc….) cộng thêm việc thành lập một số doanh nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh.

Nhìn chung vì đây là thành phần kinh tế DNNN nên số doanh nghiệp nộp thuế tại Cục Thuế rất phù hợp số đăng ký tại Sở kế hoạch đầu tư. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này đều chấp hành đăng ký thuế để cấp mã số thuế đúng

theo quy định. Tất cả các doanh nghiệp các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đều được Cục Thuế quản lý chặt chẽ.

1.3. Thành phần kinh tế DNNQD: hàng năm số lượng doanh nghiệp này tặng lên rất cao, cụ thể là: năm 2003 chỉ có 357 doanh nghiệp, sang năm 2004 lên tặng lên rất cao, cụ thể là: năm 2003 chỉ có 357 doanh nghiệp, sang năm 2004 lên đến 536 doanh nghiệp tăng về số tuyệt đối là 179 doanh nghiệp tương đương tăng 50,14% so với năm 2003, qua năm 2005 tăng thêm 169 doanh nghiệp tương đương tăng 31,53% s với năm 2004. Trong đó số tăng nhiều là doanh nghiệp tư nhân (một phần do một số hộ kinh doanh ở các ngành nghề hoạt động kinh doanh thuận lợi nên chuyển lên thành lập doanh nghiệp tư nhân), riêng công ty TNHH và công công ty cổ phần cũng có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của phòng dự toán và tổng hợp thì năm 1999 chỉ có 5 công ty TNHH, chưa có công ty cổ phần thì đến năm 2005 đã có đến 123 công ty TNHH và 32 công ty cổ phần.

Riêng hợp tác xã và quỹ tín dụng cũng có xu hướng tăng: năm 2003 Cục Thuế quản lý 32 hợp tác xã, 15 quỹ tín dụng, sang năm 2004 tăng lên 38 hợp tác xã (tăng 12,77% so với năm 2003), đến năm 2005 có đến 41 hợp tác xã và 16 quỹ tín dụng (tăng 7,57% so với 2004).

Nhìn chung sự gia tăng của các DNNQD qua các năm là do hiện nay kinh tế đất nước ngày một phát triển, tình hình chính trị của đất nước ổn định, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, luật doanh nghiệp được sửa đổi ngày một thông thoáng, cộng thêm nhiều chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh…. tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, phát triển ngày càng nhiều. Số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế DNNQD được Cục thuế quản lý chặt chẽ phù hợp với số doanh nghiệp đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư.

1.4. Thành phần kinh tế hộ kinh doanh cá thể:

Để thấy rõ hơn số hộ kinh doanh cá thể do các Chi Cục Thuế quản lý qua các năm, ta lập bảng sau:

Bảng 5: TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT KHU VƯC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ XÃ

Đơn vị tính: Hộ

Số

TT Địa Bàn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm CHÊNH LỆCH 2004/2003 2005/2004Năm

Số % Số % 1 Thị Xã Trà Vinh 1.863 1.939 1.996 76 4,08 57 2,94 2 Trà Cú 880 918 897 38 4,32 -21 -2,29 3 Cầu Ngang 595 568 723 -27 -4,54 155 27,29 4 Châu Thành 629 620 581 -9 -1,43 -39 -6,29 5 Duyên Hải 607 567 584 -40 -6,59 17 3,00 6 Tiểu Cần 775 896 912 121 15,61 16 1,79 7 Cầu Kè 742 643 630 -99 -13,34 -13 -2,02 8 Càng Long 1.104 1.076 1.602 -28 -2,55 526 48,88 Tổng cộng 7.195 7.228 7.125 33 0,46 -103 -1,43 (Nguồn: Phòng dự toán và tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, giảm không ổn định và không đồng đều giữa các huyện, thị qua các năm. Tuy năm 2004 số hộ có tăng lên 33 hộ tương đương tăng 0,46% so với năm 2003, nhưng sang năm 2005 chỉ còn 7.125 hộ giảm 103 hộ tương đương giảm 1,43% so với năm 2004, so với 2003 vẫn giảm gần 1%. Các huyện có số hộ tương đối giảm qua các năm là: Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Cầu Kè, các huyện, thị còn lại có số hộ tương đối tăng qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng, giảm của các hộ là do một số hộ được thành lập mới và một số hộ kinh doanh thuận lợi chuyển lên thành lập doanh nghiệp, cũng như một số hộ kinh doanh (làm ăn) thua lỗ dẫn đến việc giải thể, phá sản….

Theo thống kê của phòng dự toán và tổng hợp thì hàng năm số hộ mà các Chi Cục quản lý thu thuế GTGT chỉ đạt khoảng 73% so với số hộ đã lập môn bài, còn so với hộ đã được cấp mã số thuế thì chỉ đạt khoảng 64%. Nguyên nhân là do:

Số hộ đã lập môn bài nhưng có thu nhập thấp (dưới mức lương tối thiểu của cán bộ công chức Nhà nước 290.000 đồng/ tháng năm 2003 và lên 350.000 đồng/ tháng năm 2005) thuộc diện đối tượng không chịu thuế GTGT nên không lập bộ thu thuế GTGT.

Số hộ lập bộ môn bài thấp hơn số hộ đã cấp mã số thuế và cấp đăng ký kinh doanh là do cùng một hộ nhưng có nhiều giấy phép kinh doanh và nhiều mã số thuế (mã số thuế cấp trùng); số hộ đã nghỉ kinh doanh qua các năm nhưng cơ quan dăng ký kinh doanh không xóa danh sách làm chênh lệch rất lớn so với hộ đã quản lý thuế GTGT.

Một nguyên nhân quan trong khác là số hộ kinh doanh vãng lai, kinh doanh thời vụ, sáng, tối có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký cấp mã số thuế, cơ quan thuế chỉ thu được thuế môn bài còn thuế GTGT thu được phản ánh lên bộ phụ không đưa vào bộ chính thuế

Như vậy công tác quản lý đối tượng nộp thuế GTGT ở Cục Thuế tỉnh Trà Vinh được thực hiện khá tốt, nhất là ở thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh, riêng khu vực kinh tế hộ cá thể còn dấu hiệu bỏ sót hộ, do đó cần tăng cường các biện pháp hơn nữa nhằm chống thất thu về hộ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 32 - 36)