Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 54 - 59)

IV. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH:

3.Những tồn tại và nguyên nhân:

3.1. Những tồn tại chung về hệ thống chính sách thuế GTGT:

Về đối tượng không chịu thuế GTGT:

Theo quy định của luật thuế GTGT hiện hành thì đang có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT (bao gồm 29 nhóm hàng hoá, dịch vụ) làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống chính sách thuế vừa nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước vừa thực hiện chính sách xã hội.

Phạm vi áp dụng đối tượng không chịu thuế GTGT hiện nay quá rộng đã gây khó khăn rất nhiều cho cơ quan thuế trong việc kiểm soát, giám sát, đồng thời làm giảm cơ sở đánh thuế và giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.Trong nhiều trường hợp việc miễn thuế GTGT còn gây bất lợi cho cơ sở sản xuất kinh doanh về vấn đề khấu trừ thuế (Chẳng hạn về trường hợp các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu không thuộc diện chịu thuế GTGT để sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT (hoặc ngược lại).

Ví dụ: Cơ sở sản xuất bột canh, mì ăn liền và những ngành có sử dụng nguyên liệu muối chẳng hạn. Vì muối không thuộc diện chịu thuế GTGT nên không có thuế GTGT phát sinh khi mua nguyên liệu, trong khi đó sản phẩm tạo ra là bột canh hay mì sợi lại thuộc diện chịu thuế GTGT, nên khi bán bột canh hay sợi mì này thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn thu và nộp trọn vẹn thuế GTGT phát sinh cho Kho Bạc Nhà nước hoàn toàn không có thuế GTGT đầu vào tương ứng tính trên nguyên liệu muối để khấu trừ vào số thuế nộp ngân sách (doanh nghiệp không được hưởng lợi thế khấu trừ) nên áp dụng thuế GTGT doanh nghiệp phải tăng giá bán hoặc giảm giá mua để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và mức doanh lợi

hoạt động. Nếu giá mua nguyên liệu (muối) đầu vào giảm thì cũng có nghĩa là chính là người được miễn thuế GTGT tưởng là được hưởng ưu đãi nhưng thực chất còn thiệt hại hơn trước nếu so với trường hợp được khấu trừ.

Hay trường hợp CSKD làm muối iốt: khi cơ sở này mua tài sản cố định và một số nguyên vật liệu đầu vào ( một số chất dùng để làm muối) có chịu thuế GTGT. Do muối là mặt hàng không chịu thuế GTGT nên cơ sở này khi bán số lượng muối mà mình sản xuất ra thị trường, cơ sở hoàn toàn không được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào của tài sản hay nguyên vật liệu dùng để làm muối (cơ sở không được hưởng lợi thế khấu trừ).

Về thuế suất thuế GTGT:

Hiện nay việc quy đinh 3 mức thuế suất thuế GTGT là còn quá nhiều gây ra những nhập nhằng và tùy tiện khi vận dụng, tạo cơ hội trốn thuế, làm tăng chi phí thanh tra, kiểm tra thuế và làm giảm tính hiệu quả của sắc thuế này, đồng thời tạo ra khe hở cho cho trốn lậu thuế mà thực tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã gặp một số trường hợp như: tại những CSKD nhiều mặt hàng có mức thuế suất cao, thấp khác nhau, các cơ sở này khi tính thuế đầu vào được khấu trừ có xu hướng tìm cách tính ở mức thuế suất cao, ngược lại khi tính thuế GTGT đầu ra sẽ áp dụng mức thuế suất thấp nhằm làm số thuế GTGT phải nộp, gây nên khó khăn cho việc quản lý thu thuế.

Về phương pháp tính thuế GTGT:

Hiện nay luật quy định hai phương pháp tính thuế trong luật thuế GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trong đó phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thiếu tính thực tế vì đối tượng áp dụng phương pháp này đa số là những CSKD kinh doanh nhỏ có chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ chưa hoàn thiện, vì vậy việc xác định giá trị tăng thêm làm cơ sở để xác định thuế GTGT trong đa số trường hợp chỉ tồn tại trên giấy tờ mà thôi.

Về hóa đơn GTGT:

Hiện nay nạn hóa đơn thuế GTGT giả tồn tại dưới nhiều dạng:

Dạng thứ nhất là hóa đơn in giả hoàn toàn, nhìn bề ngoài thì loại hóa đơn này giống như hóa đơn GTGT do Bộ Tài Chính phát hành, nhưng nếu được kiểm tra bằng máy soi nghiệp vụ thì có thể phát hiện. Tuy nhiên đối với người mua và người bán thì vấn đề này không hoàn toàn dễ phát hiện. Có trường hợp mua hàng

lậu được cấp hóa đơn giả nhưng khi phát hiện thì người đã biến mất, nên vừa không truy tìm được trách nhiệm vừa không được khấu trừ thuế.

Dạng thứ hai là hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành được bán cho một CSKD nhất định nhưng “tuôn” ra thị trường một cách bất hợp pháp.Thủ đoạn đưa hóa đơn ra thị trường có thể bằng cách bán hàng không cấp hóa đơn cho khách hàng sau đó dùng liên trống(lẽ ra phải cấp hóa đơn cho khách hàng) đem bán trên thị trường chợ đen hoặc bố cáo giải thể nhưng không thanh toán nộp hóa đơn lại cơ quan thuế mà đem bán….Doanh nghiệp được quyền khấu trừ thuế GTGT có thể dùng những hóa đơn không rõ ràng để hợp pháp hóa số thuế GTGT đầu vào trong nhiều trường hợp nhất định (chẳng hạn mua hàng lậu) nếu không phát hiện sẽ gây ra thất thoát tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Dạng thứ ba là hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành được sử dụng khi mua hàng hóa nhưng ghi giá trị thanh toán giữa các liên không đồng nhất hoặc cố tình ghi sai mã số của người bán gây khó khăn cho kiểm tra, kiểm soát đối với cơ quan thuế. Với thủ đoạn này số thuế đầu ra thu được ở người bán thì ít mà số thuế phải khấu trừ ở người mua hàng thì nhiều, đây cũng là trường hợp mà thưòng gặp nhất tại Cục Thuế tỉnh Trà Vinh.

Đây là một hiểm họa của thuế GTGT mà trước đây không tồn tại ở thuế doanh thu.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân tại Cục Thuế tỉnh Trà Vinh:

Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế:

Từ năm 1999 đến nay nếu như khu vực các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh được quản lý chặt chẽ thì khu vực hộ cá thể có nhiều dấu hiệu bỏ soát hộ.

Công tác quản lý thuế đối với hộ khoán thuế, hộ kinh doanh vãng lai, thời vụ… còn nhiều bất cập, nhất là về thủ tục, hồ sơ còn nhiều sai sót, chưa đảm bảo đúng quy rình quản lý thuế hộ kinh doanh theo quy định; chưa thường xuyên kiểm tra các hộ có đơn xin ngưng, nghỉ kinh doanh để ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp ngưng, nghỉ giả tạo…. gây thất thu về hộ.

Công tác kiểm tra tờ khai thuế:

Tuy số lượng và chất lượng kê khai có nâng lên, song cho đến nay tình trạng nộp chậm tờ khai thuế GTGT vẫn còn diễn ra. Một số doanh nghiệp kê khai

chưa sát với thực tế tình hình kinh doanh, thậm chí còn thấp hơn hộ kinh doanh cá thể cùng ngành nghề, nhưng cơ quan thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, vì chỉ kiểm tra tờ khai chưa đủ chứng lý để kết luận doanh nghiệp khai man trốn thuế. Tuy nhiên theo quy định của Tổng Cục Thuế thì các trường hợp này Cục Thuế phải tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp, nhưng với số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn quá ít nên số CSKD được kiểm tra tại cơ sở trong thời gian qua còn ít so với số cần kiểm tra. Từ đó hạn chế rất lớn đến hiệu quả chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực kê khai của doanh nghiệp.

Một số vi phạm khác trong kê khai thường thấy và vẫn còn đang tồn tại tại các CSKD là: do chủ SXKD tự kê khai thuế trong khi cán bộ thuế thiếu kiểm tra, giám sát nên dễ dẫn dến kê khai tùy tiện, thấp hơn nhiều so với số thu nhập thực tế, điều chỉnh giá mua, giá bán sai lệch so với thực tế, trong khi cơ quan thuế không nắm rõ tình hình biến động của thị trường thì các sai phạm này hầu như không bị phát hiện. Như vậy bên cạnh ý thức chấp hành pháp luật thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng được nâng cao thì vẫn còn những bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, hộ cá thể chưa có ý thức tốt về quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của mình, tìm mọi cách để có thu nhập thật nhiều nên cố ý lợi dụng khe hở của pháp luật, lợi dụng sơ suất hay một số cán bộ suy thoái để khai thác bằng mọi thủ đoạn tinh vi để đạt lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên không thể đỗ lỗi hết cho các CSKD mà bên cạnh đó cần kể đến tinh thần và trách nhiện của cán bộ ngành thuế.

Công tác đôn đốc thu nộp thuế:

Tuy số thực thu thuế GTGT hàng năm đều vượt kế hoạch và luôn tăng hơn so với năm trước nó; song ở một số thành phần kinh tế và một số địa bàn còn đạt thấp so với kế hoạch và so với cùng kỳ, nhất là khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể và DNNN tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNN tỉnh phần lớn thiếu vốn đầu tư, sử dụng máy móc cũ kĩ, lạc hậu nên làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ phải giải thể hoặc sáp nhập…. những doanh nghiệp còn trụ lại được chủ yếu là quy mô hoạt động nhỏ, số thu thấp. Đối với hộ cá thể thì còn thất thu về hộ, số hộ nộp thuế theo kê khai còn thất thu lớn về doanh số và số thuế phải nộp.

Qua công tác thu nộp tình trạng nợ thuế ở hầu hết các thành phần kinh tế còn phổ biến, việc nộp thuế chưa phân tích rõ số nộp nợ thuế và số nộp phát sinh hàng tháng trên giấy nộp tiền nên rất khó khăn theo dõi chính xác nợ.

Công tác thanh tra, kiểm tra:

Việc thanh tra, kiểm tra tại CSKD mặc dù vượt thời gian theo quy định cho mỗi cuộc thanh kiểm tra nhưng hầu hết đều kéo dài và chậm kết luận theo quy định. Tuy có nguyên nhân khách quan tác động như đối tượng nộp thuế kéo dài thời gian thuyết minh, giải trình hoặc chậm cung cấp những chứng cứ… nhưng chủ quan vẫn chậm trễ trong các đội kiểm tra; lực lượng thanh tra, kiểm tra còn quá mỏng, còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, một bộ phận cán làm công tác này còn nhiều bất cập về nghiệp vụ, am hiểu chính sách, pháp luật chưa sâu, chậm đổi mới…. dẫn đến việc phân tích xác định hành vi vi phạm và mức độ vi phạm cũng như kết luận, kiến nghị xử lý đối với đối tượng được thanh kiểm tra rất chậm và đôi lúc chưa chính xác, hiệu quả chưa cao. Từ đó làm hạn chế rất lớn đến hiệu quả chống thất thu ngân sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về trả lời các vướng mắc của đối tượng nộp thuế, xử lý hoàn thuế, miễn giảm thuế:

Trong thời gian qua tuy ít có hồ sơ của doanh nghiệp về đề nghị xét miễn giảm thuế GTGT, mà chủ yếu là xét miễn giảm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng công tác xét miễn giảm thuế, hoàn thuế tại Cục Thuế nói chung vẫn còn chậm.

Công tác tuyên truyền hổ trợ đối tượng nộp thuế tuy đã được tăng cường nhưng hình thức chưa phong phú, chưa trên cơ sở phân tích nhu cầu của đối tượng nộp thuế, còn bị động nhiều, chỉ thực hiện khi có thắc mắc của đối tượng nộp thuế. Mặc khác công tác đối thoại với đối tượng nộp thuế ở một số nơi không đảm bảo số cuộc đối thoại theo quy trình quy định, khâu chuẩn nội dung phần lớn chưa được chuẩn bị chu đáo, nhất là ở các Chi Cục Thuế thực hiện chưa đạt các yêu cầu đề ra.

Những vấn đề tồn tại nêu trên đòi hỏi sớm có biện pháp giải quyết để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉnh Trà Vinh.doc (Trang 54 - 59)