1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đảm bảo thông tin cho người khiếm thị tại Việt Nam

12 700 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 252,26 KB

Nội dung

1 ĐẢM BẢO THÔNG TIN CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Thị Thanh Vân Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Khái niệm chung về người khiếm thị Trong cộng đồng người dùng tin của xã hội, không phải ai cũng được may mắn có đầy đủ các điều kiện cần và đủ (về sức khỏe, về kinh tế, về môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường nghề nghiệp, điều kiện tuổi tác, giới tính ) để tiếp cận tới nguồn tin/tài liệu phong phú, đa dạng trong xã hội. Có một bộ phận không nhỏ người dùng tin không đủ điều kiện về sức khỏe để tiếp cận nguồn thông tin đó là những người khuyết tật nói chung và những người khuyết tật về thị giác - bộ phận vô cùng quan trọng trong việc tiếp nhận và trao đổi thông tin nói riêng (có thể gọi chung là người khiếm thị). Những người khiếm thị bị hạn chế khả năng tiếp nhận và trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài. * Theo quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng: - Khiếm thị hay khiếm khuyết về chức năng thị giác là một giới hạn trầm trọng của chức năng thị giác gây ra do mắc các bệnh mắc phải, di truyền, bẩm sinh hay do trấn thương mà không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp điều trị khúc xạ, nội khoa hay ngoại khoa. - Khiếm thị được xác định khi thị lực ở mắt tốt giảm dưới 6/18 (20/60 hoặc 3/10) cho đến 3/60 (20/400 hoặc 2,5/50) hoặc thị lực trên 6/18 nhưng thị trường (khoảng không gian mắt bao quát được) thu hẹp dưới 10 độ. - Như vậy, có thể hiểu người khiếm thị là những người có bệnh lý về thị lực bị giảm một phần hoặc hoàn toàn không thể điều chỉnh được bằng kính thuốc hay phẫu thuật * Theo Tiến sĩ Gillian Burrington – nguyên giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Bách Khoa Manchester, người đã viết và điều hành nhiều chương trình tập huấn về công tác quản lý trong đó có cả vấn đề người khuyết tật quan niệm rằng: “Thuật ngữ “khiếm thị” dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn. Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy các vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số khác lại có thể nhìn thấy những vật ngay trước mắt nhưng không nhìn thấy gì ở hai bên. Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn thấy lốm đốm từng vùng, một số bệnh lý khác ảnh hưởng tới sự nhận biết mầu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách. Cũng có một số người rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số khác rất khó khăn khi gặp ánh nắng sáng yếu * Theo Từ điển Tiếng Việt: “người khiếm thị là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng” 2 * Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Người khiếm thị là người sau khi điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tối vẫn còn dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch thực thi các hoạt động hàng ngày” 2. Tình hình chung về người dùng tin khiếm thị trên thế giới và Việt Nam Trong môi trường bùng nổ thông tin, những người dùng tin bình thường đã khó tiếp cận đến nguồn tin có chất lượng nên dễ bị “đói thông tin”, “đói tri thức” thì đối với người khiếm thị lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, những người khiếm thị bị thiệt thòi trong việc hưởng thụ các thành tựu KH&CN do chính con người mang lại trong việc chinh phục thiên nhiên, xã hội, từ đó ảnh hưởng tới tư tưởng, thay đổi tâm lý, mặc cảm với thân phận không đóng góp được gì cho gia đình, xã hội Nếu nhóm người khiếm thị không được xã hội quan tâm, chăm sóc đáp ứng nhu cầu thông tin/tài liệu cho họ thì chính họ sẽ là trở ngại, gây khó khăn cho cộng đồng trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bởi số lượng người khiếm thị (đặc biệt là người khiếm thị ở độ tuổi lao động) hiện nay không phải là nhỏ. Theo nguồn thông tin của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Thống kê trên thế giới vào năm 2002 cho thấy ước tính hiện nay có khoảng 161 triệu người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị và 37 triệu người mù, 90% trong số đó đang sống ở các nước đang phát triển (11,6 triệu người ở khu vực Đông Nam Á, 9,3 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 6,8 triệu người ở Châu Phi), 1,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị mù Ngoài ra trên thế giới còn có hàng triệu người khác bị mù chức năng vì tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), 80% người mù trên 50 tuổi. Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các bệnh về mắt. Khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh được bằng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa. Thống kê riêng ở Anh về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi” Năm 2011 Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố tỷ lệ người suy giảm thị lực trên thế giới khoảng 285 triệu người trong số đó có 246 triệu người có thị lực kém ở mức độ vừa phải đến mức độ nặng và 39 triệu người mù trong đó có 82 số người mù ở độ tuổi trên 50. 73% số người bị suy giảm thị lực ở mức độ trung bình và nặng và 58% số người mù lòa sống ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong tổng số 285 triệu người mù và khiếm thị này có đến 90% người sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới. Việt Nam được xếp vào trong nhóm các nước này. Tại Việt Nam, chưa có một một công trình nghiên cứu điều tra nào có quy mô toàn quốc và toàn diện về người khiếm thị để có những số liệu chính xác, mang tính tổng thể về số lượng người khiếm thị, những dạng khiếm thị, độ tuổi, giới tính, nguyên nhân, tâm lý, nhu cầu thông tin/tài liệu/các dạng dịch vụ & sản phẩm thông tin mà những người khiếm thị quen sử dụng Vì vậy, các con số sau chỉ mang tính thống kê, cục bộ. Theo kết quả điều tra vào năm 2002 của Viện mắt Trung ương có khoảng 900.000 người khiếm thị trong đó có khoảng hơn 600.000 người thuộc đối tượng mù chiếm 1,2% dân số cả nước. 3 Nhân dịp hưởng ứng Ngày thị giác thế giới 2011 “Thị giác toàn cầu 2020: Quyền được nhìn thấy!”. Lãnh đạo Bộ Y tế: Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên đã công bố: Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa, 1/3 trong số đó là người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng; 83% người mù Việt Nam có thể phòng chữa được bệnh: đục tinh thể là nguyên nhân gây ra mù, chiếm tỷ lệ 66,1%, Tiếp theo là các bệnh như bán phần sau nhãn cầu, bệnh glôcôm, sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, tật khúc xạ và mắt hột Nếu tính cả những người bị các tật về mắt như cận, viễn thì con số này còn lớn hơn rất nhiều Theo tính toán của các nhà chuyên môn khác dự báo nếu không có biện pháp hữu hiệu để phòng chống hiện tượng giảm thị lực đến năm 2020 cả thế giới số người khiếm thị sẽ tăng gấp đôi và Việt Nam có khoảng 04 triệu người khiếm thị. Đây sẽ là trở ngại lớn cho công cuộc pháp triển kinh tế - xã hội của nhân loại nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn đổi mới đất nước ở Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến những người tàn tật nói chung và người khiếm thị nói riêng về mọi mặt không chỉ trong việc đảm bảo sức khoẻ, cuộc sống vật chất mà cả những vấn đề về văn hoá, tinh thần, quyền lợi tiếp cận thông tin/tri thức của nhân loại cho họ. Gần đây, hàng loạt các văn bản mang tính pháp quy đã được ra đời như: “Pháp lệnh về người tàn tật” (năm 1998); “Pháp lệnh Thư viện (năm 2000); “Pháp lệnh về người cao tuổi (năm 2000). Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động thông tin – thư viện đã chú trọng đến những người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu lý luận và triển khai tổ chức thực hiện trong thực tiễn phục vụ thông tin cho người khiếm thị vẫn còn rất mới mẻ. 3. Đặc điểm người dùng tin khiếm thị và nhu cầu thông tin của họ Người dùng tin là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin, sử dụng thông tin để thoả mãn nhu cầu của mình. Trên thế giới, hoạt động thông tin, thư viện của nhiều nước phát triển đã đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo thông tin, tiếp cận thông tin/tài liệu cho người khiếm thị như Anh, Hà Lan, Mỹ, Đan Mạch Họ đã có các cuộc điều tra mang tính quốc gia và xây dựng chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người người khiếm thị có cơ hội được tiêp nhận và trao đổi thông tin dễ dàng và hiệu quả. Qua đó, người khiếm thị sẽ được nâng cao sự hiểu biết, tự tin để hòa nhập xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động thông tin phục vụ người khiếm thị bắt đầu mang tính pháp lý và có hiệu quả hơn kể từ khi “Đạo luật chống phân biệt đối xử (D.D.A)” với người khuyết tật trong đó có người khiếm thị được ban hành ở Anh vào năm 1995. Nội dung đạo luật ghi rõ ngoài các qui định bất cứ hành vi phân biệt đối xử nào với người khuyết tật trong việc tuyển dụng hay trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, trụ sở, dù miễn phí hay phải trả tiền đều là phạm luật. Ngoài ra, một điều đáng chú ý là Đạo luật còn giao trách nhiệm cho các tổ chức giáo dục tiên đoán (dự báo) nhu cầu của những sinh viên khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng và lập kế hoạch để có thể sẵn sàng phục vụ. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới đối tượng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Điều này thể hiện rất rõ hàng loạt các văn bản pháp quy đã được ra đời như: Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990) - cam kết đảm bảo trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng được 4 “tiếp cận giáo dục và học hành và những cơ hội giải trí theo cách thức có lợi cho trẻ em để hội nhập xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ nhất”. Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001; “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân” năm 1989; “Luật phổ cập giáo dục tiểu học” năm 1991; “Bộ Luật Lao động” năm1994; “Pháp lệnh Người Khuyết tật” năm 1998; “Pháp lệnh Thư viện” năm 2000; “Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” năm 2004; “Luật Giáo dục” năm 2005; “Luật Đào tạo nghề” năm 2006; “Luật công nghệ thông tin” năm 2006 và đặc biệt Nghị định số 72/NĐ- CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện và Luật “Người Khuyết tật” năm 2010. Trong Pháp lệnh Thư viện năm 2000 đã quy định “người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Cụ thể hơn, tại điều 2 khoản 3, 4, 6 của Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện như sau: “ 4) Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho người khiếm thị 6) Trong thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, Người cao tuổi quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000, Người tàn tật quy định tại Pháp lệnh Người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998. Chính phủ đã thành lập “Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Người khuyết tật” năm 2001. Xây dựng “Bộ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn về tiếp cận đối với người khuyết tật” năm 2002; Chính phủ thông qua Đề án “Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010”; Đề án “Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015” trong đó Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015. Gần đây nhất, ngày 14/10/2010, Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 1179/QĐ-BNV về việc Thành lập Liên hiệp hội Về người khuyết tật Việt Nam nhằm mục đích liên kết, tập hợp sức mạnh, điều hòa, phối hợp các nguồn lực tạo điều kiện để cộng đồng hỗ trợ người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng trong học tập, làm việc và sinh hoạt nhằm xây dựng, hướng tới một xã hội hòa nhập, không rào cản vì khiếm thị. * Có thế thấy những đặc điểm chung về người dùng tin khiếm thị như sau: - Độ tuổi: ở mọi lứa tuổi họ có thể không may mắn bị khiếm thị bẩm sinh hoặc cũng có thể là do tai nạn hoặc mắt não hoá do tuổi cao - Giới tính: Nam và nữ - Tâm lý: nội tâm, khép kín, tự ti, ngại giao tiếp - Trình độ học vấn: thường thấp, ít người có trình độ đại học trở lên - Sức khoẻ: chỉ hạn chế vì mắt kém hoặc không nhìn được - Nghề nghiệp: Các nghề thường đơn giản (ở Việt Nam: thường làm tăm tre, chổi quét nhà, tẩm quất, may vá…) một số khác có thể làm phiên dịch, sáng tác văn chương nghệ thuật…vv - Khả năng tiếp nhận thông tin: kém do mắt bị hạn chế cho họ nhưng lại rất nhạy cảm với việc tiếp nhận TT bằng âm thanh. - Khả năng tài chính: thường phụ thuộc và gia đình Nhu cầu tin của người khiếm thị cũng đa dạng, phong phú như người dùng tin khác. Tuy nhiên, họ cũng có một số khác biệt là rất cần sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ thư viện 5 Cũng giống như những đối tượng người dùng tin khác, người khiếm thị có quyền được tiếp nhận thông tin và giáo lưu thông tin. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, truyền bá tri thức cho người khiếm thị là một trong những hoạt động mang tính xã hội và nhân văn mà ngành Thông tin – Thư viện có chức năng, nhiệm vụ thực hiện. Đây là con số không nhỏ về dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hơn nữa, nhu cầu thông tin và hiểu biết là một trong những nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người nói chung và những người khiếm thị nói riêng. Theo một cuộc “khảo sát từ các khách hàng của 2 cửa hàng sách nghe dành cho người khiếm thị (Chartres, 1998), trên 2/3 người trả lời (68%) rằng họ cần đọc nhiều hơn sau khi bị khiếm thị). Người khiếm thị cũng như bao người bình thường khác, họ cũng luôn có hoài bão tự mình nỗ lực vươn lên vượt qua bệnh tật, số phận nghiệt ngã để sống có ích cho xã hội. Mục tiêu cuối cùng của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 4. Các loại hình tài liệu và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị * Các loại hình tài liệu phục vụ người khiếm thị. Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên “tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì” [23]. Theo quan điểm của một số nhà khoa học Thông tin - Thư viện cho rằng “Tài liệu là một vật thể, hoặc phi vật thể lưu giữ các thông tin/tri thức của nhân loại dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau: âm thanh, hình ảnh, chính văn dùng để truyền đạt qua thời gian và không gian nhằm mục đích bảo quản và sử dụng phục vụ cuộc sống của con người” [17]. Với ý nghĩa như vậy, tài liệu dùng cho người khiếm thị hiện nay khá đa dạng. Các loại tài liệu/ vật mang tin dành cho người khiếm thị bao gồm các hình thức: tài liệu/sách chữ đại/chữ lớn/chữ phóng to; tài liệu/sách nói; Băng hình với thuyết minh mô tả hình ảnh; tài liệu/sách in nổi; Các tài liệu/sách dạng điện tử; ngoài ra còn các tài liệu cho những người khiếm thị là thiếu nhi, thiểu số - Tài liệu/sách chữ đại/chữ lớn/chữ phóng to: là dạng tài liệu có kích cỡ lớn hơn các cỡ chữ in ấn tài liệu thông dụng, được chú trọng trình bày sao cho độ dày của chữ, khoảng cách và độ nét của các ký tự, khoảng cách giữa các dòng; độ tương phản giữa chữ và nền đảm bảo rõ ràng và dễ đọc. Đây là dạng tài liệu/vật mang tin quan trọng cho người bị giảm thị lực giúp họ kéo dài thời gian có thể đọc được trên tài liệu in ấn cho đến trước khi cần phải đọc tài liệu chuyển dạng. Dạng tài liệu này có thể trên giấy truyền thống hoặc có thể đọc trên phần mềm đọc màn hình. - Tài liệu/sách nói bao gồm các sản phẩm mang tin như: băng cassette, Băng sách nói, Đĩa CD; Đọc trực tiếp, Báo & Tạp chí nói, Thông tin khách hàng. Băng cassette, là loại hình vật mang tin khá thông dụng để chuyển tải thông tin đến người khiếm thị. Băng cassette có nhiều loại 2,4,6 rãnh và đĩa Compact. thường được thu từ tác giả hay diễn viên đọc vào băng Analog. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này khó bảo quản vì vậy, với công nghệ mới các tài liệu Analog đã được số hoá. Đây là vật mang tin thông dụng và quan trọng nhất cho những người mù hoàn toàn hay chỉ còn một chút thị lực trong việc tiếp nhận thông tin. Vì vậy, đối tượng sử dụng tài liệu này thường đông đảo nhất. 6 Băng sách nói hay băng thông tin vốn là tài liệu trọng yếu dùng cho người khiếm thị hiện nay. Loại sản phẩm này vừa có loại toàn văn, vừa có loại rút gọn nội dung. Đĩa CD là dạng tài liệu có nhiều ưu thế, ngoài việc khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, quản lý thuận lợi, không chiếm diện tích kho, dễ dàng định vị và linh hoạt khi khởi động hoặc dừng lại thì nó còn giúp người khiếm thị dễ dàng khi sử dụng/khi đọc. Báo và Tạp chí nói là dạng tài liệu khá phổ biến hiện nay để phục vụ người khiếm thị. Từ các loại báo, tạp chí in ấn nó được chuyển dạng thành băng cassettes hai rãnh. Tuy nhiên loại sản phẩm này chỉ chuyển dạng một phần thông tin trong bản gốc mà thôi. Chủ yếu là thông tin những bài báo có giá trị khoa học cao, mang tính thời sự - Băng hình với thuyết minh mô tả hình ảnh là loại sản phẩm thông tin được sản xuất tại Viện Hoàng gia nghiên cứu người mù tại Anh. Trong các băng có kèm phần thuyết minh mô tả hình ảnh có thể dùng đầu đọc vidio bình thường để nghe thuyết minh cho tất cả các cảnh đang diễn ra trên màn hình. - Tài liệu/sách in nổi bao gồm chữ Braille, nhạc Braille, chữ Moon, hoạ đồ/bản đồ/biểu đồ nổi. Sách chữ Braille là một dạng tài liệu truyền thống sử dụng hệ thống chữ in rập nổi dành cho người khiếm thị mang tên người sáng chế là Louis Braille. Sách được xuất bản dưới dạng chép tay (hand-copied Braille book) hoặc sách được in bằng máy tự động trên cơ sở các chữ nổi được khắc sẵn trên kẽm, sắt hoặc chuyển đổi qua máy điện toán (press Braille). Chữ Braille là phương tiện đọc bằng cách dùng tay sờ lên một bộ ký hiệu có 6 chấm nổi. Ý nghĩa các chữ tuỳ theo cách sắp xếp các chấm. Sách nhạc chữ nổi Braille được xuất bản trên cơ sở một hệ thống ký hiệu âm nhạc rập nổi dựa trên các ký hiệu dùng để in chữ Braille (Braille music notation). Chữ Moon là sản phẩm để đọc như chữ Braille bằng cách sờ lên bộ dấu hiệu làm nổi. Các dấu hiệu đó là các ký tự, số và hệ thống dấu được đánh nổi lên theo hình dạng của chúng. Chữ Moon thường dùng cho các đối tượng bị mất thị lực khi đã lớn tuổi. Hoạ đồ/Bản đồ/Biểu đồ là loại vật mang thông tin được in trên các giấy phồng cảm ứng nhiệt. Để làm phồng giấy, cần có một cái máy đọc hình ảnh nổi. Khi đọc tài liệu sẽ được đưa qua máy, các đường kẻ mầu tối sẽ hút nhiệt và bị phồng lên. Loại hình mang tin này cần được bảo quản cẩn thận để các phần phồng của giấy không bị hỏng. Loại vật mang tin này thường được sử dụng trong các trường học. - Vật mang tin dưới dạng điện tử: các tài liệu/sách dạng điện tử đang có tỷ lệ xuất bản chiếm thị phần ngày càng lớn thông qua mạng toàn cầu hoặc các kênh truyền hình số. Thông qua các phương tiện này, người khiếm thị có thể tiếp nhận thông tin mà không cần các tài liệu dưới hình thức sản phẩm chuyển dạng thay thế. Chính vì vậy, thông tin đến với người khiếm thị nhanh chóng, cập nhật. Để có thể tiếp nhận thông tin dưới dạng điện tử này cần phải có phần mềm chuyên dụng (phần mềm nhận dạng ký tự). * Các loại hình dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị. Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” [23]. Với ý 7 nghĩa như vậy, dịch vụ thông tin có thể hiểu là: “công việc phục vụ thông tin/tài liệu cho một người, một nhóm người nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của họ và có thể được trả tiền hoặc không được trả tiền” [17]. Hầu hết các dịch vụ thông tin cho người khiếm thị trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay không được nhận tiền. Với ý nghĩa là cơ quan văn hoá, có chức năng thông tin, giáo dục và khoa học, thư viện có nhiệm vụ đặc biệt là kết nối nguồn thông tin/tài liệu với người dùng tin nói chung và khiếm thị nói riêng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin của họ về mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Để các vật thông tin/tài liệu đến được với người khiếm thị, hiện nay trên thế giới, các dịch vụ thông tin đã được triển khai như: dịch vụ vận động người khiếm thị tham gia hệ thống tiếp nhận thông tin, tổ chức các thư viện lưu động, dịch vụ giao tài liệu tận nhà, dịch vụ gửi tài liệu qua bưu điện, dịch vụ cho mượn trang thiết bị, dịch vụ mượn liên thư viện, dịch vụ đọc trực tiếp - Dịch vụ vận động người khiếm thị tham gia hệ thống tiếp nhận thông tin: là dịch vụ trực tiếp cán bộ thư viện động viên tiếp cận người khiếm thị, hoặc thông qua các hình thức như triển lãm, tuyên truyền. Dịch vụ này cần sự hợp tác giữa các thư viện với các tổ chức xã hội, tổ chức giáo dục, dịch vụ y tế, các cơ quan truyền thông, báo chí - Tổ chức các thư viện lưu động, giao tài liệu tại nhà: do người khiếm thị có tâm lý ngại tiếp xúc, khó khăn khi đi lại, không hiểu hết các sản phẩm và dịch vụ của xã hội dành cho người khiếm thị, bởi vậy việc tổ chức dịch vụ thư viện lưu động để thủ thư đến tận nhà phục vụ các tài liệu, sản phẩm thông tin và giới thiệu phương cách sử dụng công cụ thiết bị hỗ trợ đọc cho người khiếm thị - Dịch vụ gửi tài liệu qua bưu điện: thường những người khiếm thị rất khó khăn trong việc đi lại bình thường vì vậy các thư viện đã có ký kết hợp đồng với các trung tâm bưu điện để gửi miễn phí cho đọc giả. Việc chuyển bưu phẩm miễn phí cho người khiếm thị đã được thoả thuận và giao ước trên toàn cầu. Các tài liệu và sản phẩm phục vụ qua dịch vụ này thường là sách nói, sách chữ Braille, các ấn phẩm in nổi khác. - Dịch vụ cho mượn trang thiết bị: dịch vụ được triển khai trên cơ sở có sự kết hợp của các tổ chức dịch vụ xã hội cơ sở/địa phương. Ngoài việc cho mượn tài liệu chuyển dạng, thư viện còn có thể cho người khiếm thị mượn trang thiết bị hỗ trợ đọc như kính lúp, máy nghe băng cassette, máy đọc chuyên dụng cho sách nói - Dịch vụ mượn liên thư viện: không một thư viện nào có thể cung cấp đầy đủ mọi loại hình tài liệu cho người sử dụng, nhất là tài liệu chuyên biệt cho người khiếm thị, vì vậy một số thư viện đã triển khai việc liên kết chia sẻ nguồn tài liệu khiếm thị cho nhau và liên kết chia sẻ nguồn tài liệu giữa thư viện với các tổ chức xã hội như Hội người mù, các tổ chức từ thiện - Dịch vụ phục vụ tại chỗ: với dịch vụ này, người khiếm thị có thể đến thư viện đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà. Tại thư viện có phòng phục vụ riêng cho người khiếm thị với các thiết bị hỗ trợ đọc. Phục vụ tại chỗ có thể kết hợp cả dịch vụ đọc to nghe chung cho người khiếm thị có nhu cầu thông tin giống nhau. - Dịch vụ phục vụ/cung cấp thư mục & danh mục tài liệu: người khiếm thị có thể tự tìm tài liệu thông qua các thư mục mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp của thủ thư. Vì vậy, dịch vụ 8 cung cấp thư mục tài liệu cho người khiếm thị góp phần giúp đọc giả chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu và nguồn cung cấp tài liệu. Thư mục tài liệu có thể là các tài liệu chuyển dạng và tài liệu chưa chuyển dạng để đọc giả biết, nếu có nhu cầu sẽ đề nghị chuyển dạng tài liệu. Thư mục tài liệu có thể được thông báo dưới dạng điện tử, người khiếm thị có thể truy cập trên mạng. - Dịch vụ đọc trực tiếp: Đọc trực tiếp là hình thức giao lưu, tương tác thông tin trực tiếp giữa người thủ thư và người khiếm thị. Sự giao tiếp này có thể thực hiện gặp gỡ trực tiếp hoặc qua vật truyền tin trung gian. Đây là dịch vụ hữu hiệu giúp diễn giải thông tin rõ ràng, người khiếm thị dễ dàng trao đổi thông tin theo nhu cầu. Thủ thư có điều kiện tiếp nhận nhu cầu và phản hồi từ đọc giả trực tiếp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong các thư viện hiện gặp khó khăn với các hình thức phục vụ này. Mặc dù vậy, dịch vụ này được đánh giá là hiệu quả nhất nhờ sự giao lưu trực tiếp giữa người phục vụ và người khiếm thị - người được phục vụ. Thông qua dịch vụ này người khiếm thị được hiểu nội dung tài liệu một cách rõ ràng hơn. Có thể đến nhà đọc trực tiếp, hoặc qua điện thoại, qua Internet. 5. Một số giải pháp đảm bảo tốt thông tin phục vụ người khiếm thị ở nước ta. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi, người khuyết tật trong đó có người khiếm thị “ có điều kiện sử dụng các tài liệu thư viện bằng chữ Braille hoặc dưới dạng những vật mang tin khác” [12] như nội dung tại Điều 6, Khoản 4 của Pháp lệnh Thư viện ban hành ngày 28/10/2000 đã quy định, Hệ thống Thư viện Công cộng, Trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, Trường Nguyễn Đình Chiểu Hồ Chí Minh, Trung ương Hội người mù Việt Nam, Trung tâm đào tạo & phục hồi chức năng cho người mù ở Hà Nội, Trung tâm Sao Mai thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nghiên cứu, bổ sung vốn tài liệu, trang bị các máy móc thiết bị chuyên dụng dành cho người khiếm thị. Đặc biệt, sau khi có một số dự án của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, tổ chức Enfant Du Vietnam, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ FORCE Hà Lan tài trợ kinh phí, nhiều nội dung hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho người khiếm thị đã được triển khai và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc tổ chức hoạt động phục vụ mới chỉ dừng ở bước đầu. Hiện nguồn tài liệu chuyển dạng cũng như các thiết bị chuyên dụng của các cơ sở phục vụ người khiếm thị ở Việt Nam còn rất nghèo nàn, hạn chế về số lượng, đơn điệu về loại hình và dịch vụ chưa thực sự đáp ứng được nội dung nhu cầu thông tin của người sử dụng. Vốn tài liệu chủ yếu là sách chữ nổi, Băng sách nói, Tin tức trên đài phát thanh, truyền hình, Sách nói kỹ thuật số, Mục lục truy cập được và một số tài liệu dạng khác như Nhạc nổi, Sách có hình nổi, Đồ hoạ nổi Ngoài ra người khiếm thị cũng có thể tìm tin và đọc tài liệu điện tử thông qua các phần mềm chuyên dụng như “Vì người mù Việt Nam”, “Trang Web cho người mù Việt Nam” Do nhiều nguyên nhân, dịch vụ thông tin, thư viện cho người khiếm thị tại Việt Nam trước năm 1998 hầu như chưa có. Chỉ sau khi có Pháp lệnh Thư viện (năm 2000), dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Hệ thống Thư viện Công cộng mới “khởi động”. Đi đầu trong tổ chức dịch vụ này là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, và Thư viện Hà Nội. Các dịch vụ thư viện đang được tổ chức phục vụ người khiếm thị là: hướng dẫn sử dụng máy tính và truy cập Internet; Hướng 9 dẫn các Website truy cập được; Phục vụ bạn đọc tại chỗ và mượn về nhà; Đọc sách theo yêu cầu; In tài liệu chữ nổi; Đồ hoạ nổi; Scan tài liệu để đưa ra các dạng thay thế; Sản xuất sách nói kỹ thuật số. Tuy nhiên, các dịch vụ này được triển khai đầy đủ chủ yếu mới chỉ ở Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Hà Nội, còn các thư viện các tỉnh thành khác nói riêng và các hệ thống thông tin, thư viện của các bộ, các ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các trường phổ thông nói chung hầu như chưa được triển khai các dịch vụ dành cho người khiếm thị. Để đảm báo tốt thông tin cho người khiếm thị, theo tôi cần phải chú trọng một số vấn đề sau: - Cần phải thay đổi tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo (trước hết là cán bộ quản lý ở cơ sở phục vụ) trong việc cần thiết phải đảm bảo thông tin cho người khiếm thị như tất cả các đối tượng người dùng tin bình thường khác. “Đạo luật chống phân biệt đối xử” năm 1995 đã ban hành, theo tinh thần của Đạo luật là cần đảm bảo thông tin đến với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng không chỉ về số lượng mà còn cần có chất lượng và đầy đủ điều kiện, các trang thiết bị để gạt bỏ mọi rào cản để họ có cơ hội hưởng thụ các dịch vụ thư viện thuận lợi, dễ dàng. - Cần tiến hành điều tra thực trạng người khiếm thị mang tính quốc gia. Do tài liệu phục vụ cho người khiếm thị cần phải chuyển dạng, cũng như các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ tiếp nhận thông tin đắt tiền, tốn kém kinh phí và tổ chức phục vụ đối tượng người dùng tin đặc biệt cần có sự đầu tư kinh phí và công sức, vì vậy rất nên có cuộc triển khai nghiên cứu khảo sát mang tầm cỡ quốc gia về người khiếm thị. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tổ chức được các dịch vụ phù hợp với người khiếm thị về mức độ thị lực, tâm lý, độ tuổi, giới tính, nhu cầu thông tin, nhu cầu loại hình tài liệu, điều kiện sống, điều kiện làm việc, khả năng sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ với từng loại hình tài liệu có như vậy vừa giảm thiểu tối đa kinh phí đầu tư, nhưng lại đạt hiệu quả dịch vụ thông tin cao. - Cần đầu tư kinh phí phát triển vốn tài liệu và trang thiết bị hỗ trợ. Hiện nay vốn tài liệu dành cho người khiếm thị hiện có rất ít ỏi không chỉ về số lượng bản mà cả tên tài liệu. Kinh phí để chuyển dạng số tài liệu hiện có chủ yếu dựa vào kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài. Các khoản ngân sách Nhà nước cấp hàng năm còn rất hạn chế, do đó các cơ quan thông tin, thư viện chưa chú trọng hoặc có một số thư viện đã chú trọng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn trong việc đầu tư kinh phí đảm bảo cho hoạt động các dịch vụ phục vụ người khiếm thị. - Cần mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị hơn nữa. Bên cạnh việc hoàn thiện các loại hình tài liệu đã có cần mở rộng thêm loại tài liệu khác như Băng hình với thuyết minh mô tả hình ảnh; tài liệu/sách in nổi; Các tài liệu/sách dạng điện tử; Tài liệu cho những người khiếm thị là thiếu nhi, thiểu số Về dịch vụ, cần phát triển thêm dịch vụ vận động người khiếm thị và marketing các sản phẩm, dịch vụ để họ tham gia hệ thống tiếp nhận thông tin. Dịch vụ này là việc làm thường xuyên với người dùng tin bình thường, vậy với người khiếm thị do hạn chế về tâm lý, về khả năng tiếp nhận thông tin của họ, thì chúng ta lại càng cần động viên khuyến khích và gây hứng thú để họ có nhu cầu 10 đọc tài liệu. Các hình thức triển khai cụ thể như tiếp cận trực tiếp, thông qua các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông với các bảng tin, băng sách nói có phần điểm sách, nhóm thảo luận sách. Ngoài ra còn mở rộng các dịch vụ như tổ chức các thư viện lưu động; Dịch vụ giao tài liệu tận nhà; Dịch vụ gửi tài liệu qua bưu điện; Dịch vụ cho mượn trang thiết bị, Dịch vụ mượn liên thư viện, Dịch vụ đọc trực tiếp - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thông tin cho người khiếm thị Việc tin học hoá trong hoạt động thông tin cho người khiếm thị ở Việt Nam đã được triển khai và biên soạn được hai sản phẩm “Phần mềm vì người mù Việt Nam” và “Trình duyệt Web cho người mù Việt Nam” nhờ kinh phí của Ngân hàng thế giới và Hội của Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên các phần mềm này mới ứng dụng tại Trung tâm Sao Mai, chưa được phổ cập tới các thư viện khác để phục vụ người khiếm thị và do kinh nghiệm & hiểu biết về người khiếm thị cũng như các loại hình sản phẩm thông tin phục vụ cho họ còn hạn chế từ phía các thư viện, nên phần mềm chưa thật thân thiện chưa thật thoả mãn nhu cầu thông tin. Vì vậy, bên cạnh phổ biến rộng các phần mềm sẵn có, cũng cần phải đầu tư để mua hẳn phần mềm chuyên dụng tốt có nhiều chức năng và tiện ích, thân thiện với người khiếm thị và trang bị cho tất cả các thư viện phục vụ người khiếm thị. Có thể thông qua nhà cung cấp Cơ quan công nghệ thông tin và viễn thông giáo dục của Anh Quốc - địa chỉ có nhiều kinh nghiệm biên soạn phần mềm cho người khuyết tật nói chung và khiếm thị nói riêng. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ và người dùng tin khiếm thị. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức đi tham quan học hỏi ở các nước phát triển không chỉ cho cán bộ trực tiếp phục vụ người khiếm thị mà cả những người quản lý, vì dịch vụ này hoàn toàn còn rất mới với công tác tổ chức hoạt động trong các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam. Tổ chức các lớp đào tạo người khiếm thị về phương pháp sử dụng các dạng tài liệu, các trang thiết bị hỗ trợ, pương pháp sử dụng máy tính, ứng dụng các phần mềm chuyên dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị, Hà Nội 2. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2010), Tăng cường tiếp cận thông tin cho người khiếm thị, 10 năm hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ Force 2000-2010, Hà Nội 3. Bộ Văn hoá Thông tin (2006), Hội thảo thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị, Hà Nội 4. Eric Rosenthal (2009), Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam (đưa pháp luật của Việt Nam phù hợp với Công ước Liên hợp Quốc và Quyền của Người khuyết tật, Viện Quốc tế bảo vệ quyền người khuyết tật tâm thần thực, UNICEF Việt Nam 5. Hội đồng thư viện, Lưu trữ & Bảo tàng Anh (2005), Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị/Tài liệu dịch. Thư viện Khoa học Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2005, 297 tr. [...]... sâu nghiên cứu: đặc điểm nguời dùng tin khiếm thị và nhu cầu tin của họ; Các loại hình tài liệu & dịch vụ thông tin dành cho người khiếm thị hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tốt thông tin cho họ gồm: cần thay đổi tư duy, nhận thức của các cấp lãnh về việc đảm bảo đầy đủ thông tin cho người khiếm thị; Cần tiến hành điều tra thực trạng về người khiếm thị mang tính quốc gia; Đầu tư kinh... biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng & Trung tâm Từ Điển học, 1221 tr 11 24 Việt Nam và Quỹ FORCE (2010), Báo cáo Tăng cường tiếp cận thông tin cho người khiếm thị (10 năm hợp tác giữa Việt Nam và quỹ FORCE 2000-2010) 25 Vĩnh Quốc Bảo (2009), Mở rộng dịch vụ và sản phẩm thông tin cho người khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp và hệ thống các thư công cộng tại Việt Nam , Kỷ yếu: Hướng tới sự... trợ, Mở rộng, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thông tin cho người khiếm thị; Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và người dùng tin khiếm thị INFORMATION ASSURANCE FOR BLIND IN VIETNAM Abstract After providing concepts on blind and studying general situation of blind in Vietnam, article focuses on: characters of information... san Thư viện, số 2, tr 46-48 10 Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2003), Phòng đọc dành cho người khiếm thị, tạp chí Thông tin và Thư viện phía Nam, số 16, tr 33-35 11 Nguyễn Việt Bắc (2003), Sản xuất sách cho người khiếm thị - bước đột phá mới, Tạp chí Thông tin và thư viện phía Nam, số 18, tr 24-26 12 Pháp lệnh thư viện, Số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 29/12/2000 13 Pháp lệnh về người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH... Trần Thị Quý Thông tin học đại cương/Tập bài giảng, Trường Đại học Khoa học Xã hôi & Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, 157tr 18 Trần Thị Thanh Vân (2009), Nghiên cứu nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin cho người khiếm thị ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4 tr 241-248 19 Trần Thị Thanh Vân (2011), Tìm hiểu các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người. .. Luật người khuyết tật, Luật số: 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010 7 Nguyễn Danh Thuận (2005), Hỗ trợ thư viện công cộng ở Việt Nam: Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc người khiếm thị , Văn hoá, số 1134 tr 8 8 Nguyễn Ngọc Nguyễn(2001) Thư viện dành cho người khiếm thị, tập san thư viện, số 4, tr 22-24 9 Nguyễn Thị Hồng Nhị (2004), Thư viện dành cho người mù: Hướng dẫn của IFLA về dịch vụ thư viện cho người. .. Thanh Vân (2000), Thư viện nói dành cho người khiếm thị , Tập san thư viện, số 1, tr 45 15 Trần Kim Thư (1999), Phòng đọc khiếm thị: một địa chỉ văn hoá cho người mù” , Tập san Thư viện, số 4, tr 29-30 16 Trần Thị Quý, Trần Thị Thanh Vân (2011), Phát triển văn hóa đọc cho trẻ em khuyết tật, những vấn đề lý luận và gợi ý cho hoạt động của hệ thông thư viện công cộng Việt Nam, kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tăng... phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị trên thế giới, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr 29 – 33 20 Trần Thị Thanh Vân, Trần Dĩ Hoà (2011), Phát triển văn hoá đọc cho trẻ em khuyết tật, Thực trạng và đề nghị, Tạp chí Thông tin – Tư liệu số 3, tr 9 - 17 21 Thư viện Hà Nội (2010) Báo cáo hiện trạng và tiềm năng sản xuất tài liệu thay thế cho người khiếm thị của Thư viện Hà Nội 22 Ủy ban Dân... viện và các Trung tâm thông tin ở các nước Đông Nam Á (Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á lần thứ 14), Hà Nội 26 Vụ Thư viện (2004), Hội thảo hỗ trợ các thư viện công cộng mở rộng dịch vụ cho người khiếm thị, Thư viện Khoa học Tổng hợp Hồ Chí Minh 27 Hội người mù (2011) báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011 của Trung ương Hội người mù Việt Nam Tài liệu là tiếng... public libraries of Vietnam: Making Vietnamese public libraries moer accessible to visually impaired, Ifla Oslo 31 WWW.loc.gov/nls/Web-blind (Thư viện Quốc hội Mỹ, Mục lục liên hợp quốc gia tài liệu chữ Braille và âm thanh) 32 WW.nlbuk.org (Trang Web Thư viện Quốc gia Anh cho người mù) Tóm tắt Sau khi đưa ra các khái niệm người khiếm thị và tìm hiểu tình hình người khiếm thị Việt Nam, bài viết đi sâu . và dịch vụ thông tin phục vụ người khiếm thị; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thông tin cho người khiếm thị; Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và người dùng tin khiếm thị. INFORMATION. trong hoạt động thông tin cho người khiếm thị ở Việt Nam đã được triển khai và biên soạn được hai sản phẩm “Phần mềm vì người mù Việt Nam và “Trình duyệt Web cho người mù Việt Nam nhờ kinh. pháp đảm bảo tốt thông tin phục vụ người khiếm thị ở nước ta. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi, người khuyết tật trong đó có người khiếm thị

Ngày đăng: 08/07/2015, 19:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w