Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ

90 766 3
Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1 MỞ ĐẦU 2 CHUƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1 Hiện trạng hệ thống xử lý nuớc thải giàu hữu cơ trên thế giới và ở Việt Nam 3 1.1.1. Các nước trên thế giới 3 1.2.2. Ở Việt Nam 5 1.2 Các kỹ thuật trong xử lý nước thải chăn nuôi 6 1.2.1. Phương pháp xử lý cơ học 7 1.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý 7 1.2.3. Phương pháp xử lý sinh học 8 1.2.3.1. Phương pháp xử lý hiếu khí 8 1.2.3.2 Các kĩ thuật xử lý yếm khí 9 1.2.3.3 Các quá trình trong xử lý yếm khí 13 1.2.3.4. Ưu nhược điểm của công nghệ yếm khí so với công nghệ hiếu khí 14 1.3 Các kĩ thuật yếm khí cao tải trong xử lý nước thải 14 1.3.1.Kỹ thuật phản ứng ngược dòng với vi sinh dạng hạt (UASB) 14 1.3.2.Kỹ thuật phản ứng với lớp vi sinh dạng lưu thể BFB (Biofilm Fluidized Bed) 15 1.3.3.Kỹ thuật phản ứng với lớp vi sinh dạng hạt dãn nở EGSB (Expanded Granular Sludge Bed) 16 1.3.4.Kỹ thuật phản ứng tuần hoàn nội IC (Internal Circulation) 17 1.3.5. Kỹ thuật ABR 22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu 30 2.2 Nội dung nghiên cứu 32 2.3 Phuơng pháp nghiên cứu 32 2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 32 2.3.2. Phương pháp thực nghiệm 33 2.3.2.1 Thiết kế hệ IC 33 2.3.2.2 Thiết kế hệ ABR 36 2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 39 2.4.1. Hóa chất 40 2.4.2. Thiết bị và dụng cụ 40 2.4.3. Các quy trình phân tích 40 2.5. Xử lý số liệu (Các số liệu phân tích được đưa vào và xử lý trong bảng excel) 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42 3.1 Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tăng dần tải lượng đến khả năng xử lý chất hữu cơ trong giai đoạn khởi động của 2 hệ ABR và IC 42 3.1.1 Chạy khởi động hệ ABR (HRT=30h), IC(HRT=24h) ( thời gian khảo sát 30 ngày) 43 3.1.2 Chạy khởi động hệ ABR (HRT=25h), IC(HRT=20h) ( thời gian khảo sát 30 ngày) 45 3.1.3 Chạy hệ ABR (HRT=20h), IC(HRT=16h) (thời gian khảo sát 30 ngày) 47 3.1.4 Chạy hệ ABR (HRT=15h), IC(HRT=12h) (thời gian khảo sát 30 ngày) 49 3.1.5 Chạy hệ ABR (HRT=10h), IC(HRT=10h) (thời gian khảo sát 45 ngày) 51 3.1.6 Chạy hệ ABR (HRT=6h), IC(HRT=6h)( thời gian khảo sát 45 ngày) 53 3.1.7 Đánh giá mối quan hệ giữa TL và NSXL COD 56 3.2 Đánh giá khả năng xử lý COD, TSS qua các cột hệ ABR 58 3.3 Đánh giá khả năng giảm SS khi có và không có vật liệu mang 61 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 72 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Sự phụ thuộc thành phần biogas và dự trữ năng lượng biogas vào nước thải 13 Bảng 2: tải hữu cơ cho ba hệ thống xử lý kỵ khí phổ biến [25] 19 Bảng 3. Tóm tắt về các đặc trưng của các hệ sử dụng bùn vi sinh dạng hạt có tăng cường khuấy trộn 20 Bảng 4. Tải lượng xử lí thường gặp đối với ba hệ xử lý yếm khí cao tải mới [14] 21 Bảng 5: Thông số nước thải đầu vào 42 Bảng 6. Tổng hợp chế độ vận hành hai hệ yếm khí 43 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Bể phản ứng kiểu túi mềm 10 Hình 2. Loại phản ứng kiểu ống dòng 10 Hình 3. Sơ đồ bể xử lí yếm khí kiểu UASB và hình hạt bùn 11 Hình 4. So sánh hai loại bồn phản ứng 12 Hình 5: sơ đồ hệ xử lý UASB 15 Hình 6: sơ đồ thiết bị phản ứng BFB 16 Hình 7: hạt bùn sinh học 16 Hình 8: sơ đồ hệ xử lý tuần hoàn nội bộ 18 Hình 9: tải lượng hữu cơ áp dụng trong kỹ thuật IC theo thời gian 22 Hình 10. Cấu hình bể xử lý ABR 24 Hình 11. Bình phản ứng dạng IC khi hoàn chỉnh 34 Hình 12: Hình ảnh bộ tách 3 pha 36 Hình 13. Hình ảnh nón phân phối bùn 36 Hình 14.Sơ đồ công nghệ hệ ABR quy mô phòng thí nghiệm ( Q =50 L/ngày ) 37 Hình 15 : hình ảnh hệ ABR hoàn chỉnh 39 Hình 16. Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 30h, IC 24h 44 Hình 17. Đồ thị diễn biến xử lý CODht hệ ABR 30h, IC 24h 44 Hình 18. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 30h, IC 24h 45 Hình 19. Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 25h, IC 20h 46 Hình 20. Đồ thị diễn biến xử lý CODht hệ ABR 25h, IC 20h 46 Hình 21. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 25h, IC 20h 47 Hình 22. Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 20h, IC 16h 48 Hình 23 .Đồ thị diễn biến xử lý CODht hệ ABR 20h, IC 16h 48 Hình 24. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 20h, IC 16h 49 Hình 25 .Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 15h, IC 12h 50 Hình 26. Đồ thị diễn biến xử lý CODht hệ ABR 15h, IC 12h 50 Hình 27. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 15h, IC 12h 51 Hình 28. Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 10h, IC 10h 52 Hình 29. Đồ thị diễn biến xử lý CODht hệ ABR 10h, IC 10h 52 Hình 30. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 10h, IC 10h 53 Hình 31. Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 6h, IC 6h 54 Hình 32. Đồ thị diễn biến xử lý CODht hệ ABR 6h, IC 6h 54 Hình 33. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 6h, IC 6h 55 Hình 34. Mối quan hệ giữa TL và NSXL COD tổng hệ ABR và IC qua các HRT 56 Hình 35. Mối quan hệ giữa TL và NSXL CODht hệ ABR và IC qua các HRT 58 Hình 36. Diễn biến CODt , Hiệu suất xử lý CODt theo giảm dần HRT của hệ ABR qua các cột 59 Hình 37. Diễn biến CODht , Hiệu suất xử lý CODht theo giảm dần HRT của hệ ABR qua các cột 60 Hình 38. Hình ảnh lọc cặn đầu vào 62 Hình 39. So sánh hiệu suất xử lý CODht khi có và không có lọc cặn hệ IC 62 Hình 40. So sánh hiệu suất xử lý COD hệ ABR khi có và không có lọc cặn 63 Hình 41. Đồ thị so sánh TSS trước và sau khi lọc cặn đầu vào 63 Hình 42. Đồ thị mối quan hệ TL và NSXL COD khi có lọc cặn đầu vào(HRT 6h) 64 Hình 43 : Tổng hợp khả năng loại bỏ TSS khi có và không có lọc cặn đầu vào 65 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt tiếng anh ABR : Anaerobic Baffled Reactor - Hệ phản ứng yếm khí với vách ngăn đảo chiều COD : Chemical oxygen demand - Nhu cầu ôxi hóa học EGSB : Expanded Granular Sludge Bed- Hệ phản ứng với lớp bùn giãn nở IC : Internal Circulation – Hệ tuần hoàn nội HRT : Hydraulic retention time – Thời gian lưu thủy lực UASB :Upflow anaerobic sludge blanket - Kỹ thuật phản ứng ngược dòng với vi sinh dạng hạt Chữ viết tắt tiếng việt CODht : Nhu cầu oxi hóa dạng hòa tan CODt : Nhu cầu oxi hóa dạng tổng số NSXL : Năng suất xử lý H% : Hiệu suất Tb : trung bình TL : Tải lượng Vd : Vận tốc dâng nước 2 MỞ ĐẦU Xử lý nước thải bằng các công nghệ vi sinh ngày càng được ứng dụng hiệu quả và rộng rãi trên thế giới và cũng như Việt Nam bởi nhẽ, đây là giải pháp xử lý với chi phí thấp, thân thiện với môi trường do không phải sử dụng nhiều hóa chất. Phương pháp vi sinh bao gồm phương pháp yếm khí, hiếu khí, các phương pháp này có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc xử lý kết hơp với nhau nhằm xử lý triệt để các chất ô nhiễm sinh học trong nước thải. Đối với các công nghệ yếm khí thì có nhiều lựa chọn, trước hết là lựa chọn kĩ thuật phản ứng. Loại đơn giản và chi phí thấp như hầm biogas phủ bạt nhưng gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này thì rõ ràng là các hệ phản ứng kiểu các kĩ thuật lọc ngập nước (Submerged Biotrickling Filter), UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket), EGSB (Extended Granule Sludge Blanket),… sẽ là sự lựa chọn. Lựa chọn của chúng tôi là nếu cần năng suất cao thì chọn kĩ thuật cho khả năng xử lý cao nhất. Nếu coi kĩ thuật đời đầu- bồn phản ứng khuấy trộn hoàn toàn có công suất trên đơn vị thể tích là 1 thì bồn tiếp xúc là 5, hệ UASB là 25 và hệ EGSB, IC là 75 như hình dưới đây. Vậy theo các tài liệu trên thế giới cho biết kĩ thuật IC cho năng suất và hiệu quả cao nhất và ở Việt Nam chưa có nhóm nghiên cứu nào quan tâm. NS tương đối 1 5 25 75 Một trong những mục tiêu của đề tài là phát triển các kỹ thuật yếm khí cao tải sao cho với thời gian lưu ngắn nhất có thể xử lý được nước thải giàu hữu cơ sao cho hiệu xuất theo COD ở mức 70% trở lên. Để đạt được mục tiêu này chúng tôi thử nghiệm hai kĩ thuật: IC và ABR (Anaerobic Buffle Reactor – Bồn yếm khí có vách ngăn đảo dòng) có cải tiến. 3 CHUƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Hiện trạng hệ thống xử lý nuớc thải giàu hữu cơ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Các nước trên thế giới Năm 1992 International Development Research Centre (IDRC), Canada xuất bản cuốn [23] một tài liệu rất đầy đủ về lĩnh vực quản lí và xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Đây là sản phẩm của một chương trình lớn (từ 1975 đến 1990) của Chính phủ Singapore, được quốc tế tài trợ (Australian Development Assistance Bureau, FAO, German Technical Assistance Agency (GTZ), IDRC (Canada), UNDP, ASEAN), được điều hành trực tiếp bởi TS. Ngiam Tong Tau – 1984 trở thành Giám đốc the Primary Production Department of Singapore có sự tham gia của hàng trăm chuyên gia quốc tế, bao trùm mọi lĩnh vực, yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi lợn, từ khâu giống, thức ăn chuồng trại tới chính sách liên quan. Về khía cạnh các kĩ thuật tài liệu trình bày chi tiết về công nghệ xử lý chất thải, nước thải, các kĩ thuật áp dụng. Tài liệu bao trùm gồm cả vấn đề thu hồi năng lượng và tái sử dụng nước (thu hồi biogas, tuần hoàn nước tiền xử lí rửa chuồng, dùng nước thải nuôi tảo làm thức ăn chăn nuôi giàu đạm …). Cuốn sách này là tập hợp kết quả của 167 báo cáo, nội dung rất chi tiết, nhiều dữ liệu có thể sử dụng ngay, trừ một số hạn chế kĩ thuật (do thời điểm đó chưa có): ví dụ kĩ thuật yếm khí chỉ là ao hồ yếm khí, bồn yếm khí cổ điển (có khuấy, điều nhiệt); kĩ thuật hiếu khí là mương ôxi hóa, chưa quan tâm đầy đủ đến xử lí N, P. Ở Châu Á, các nước như: Trung Quốc, Thái Lan,… là những nước có ngành chăn nuôi công nghiệp lớn trong khu vực nên rất quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi. Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra nhiều công nghệ xử lý nước thải thích hợp như là:  Kỹ thuật lọc yếm khí  Kỹ thuật phân hủy yếm khí hai giai đoạn  Bể Biogas tự hoại 4 Hiện nay ở Trung Quốc các bể Biogas tự hoại đã sử dụng rộng rãi như phần phụ trợ cho các hệ thống xử lý trung tâm. Bể Biogas là một phần không thể thiếu trong các hộ gia đình chăn nuôi heo vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, nó vừa xử lý được nước thải và giảm mùi hôi thối mà còn tạo ra năng lượng để sử dụng. Trong lĩnh vực nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Thái Lan thì trường đại học Chiang Mai đã có nhiều đóng góp rất lớn. - HYPHI (hệ thống xử lý tốc độ cao kết hợp với hệ thống chảy nút): hệ thống HYPHI gồm có thùng lắng, bể chảy nút và bể UASB. Phân heo được tách làm 2 đường, đường thứ nhất là chất lỏng có ít chất rắn tổng số, còn đường thứ hai là phần chất rắn với nồng độ chất rắn tổng số cao, kỹ thuật này đã được xây dựng cho các trại heo trung bình và lớn. Một số tác giả Úc cho rằng chiến lược giải quyết vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi heo là sử dụng kỹ thuật SBR (sequencing batch reactor). Ở Ý đối với các loại nước thải giàu Nitơ và Phospho như nước thải chăn nuôi heo thì các phương pháp xử lý thông thường không thể đạt được các tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng về Nitơ và Phospho trong nước ra sau xử lý. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi giàu chất hữu cơ ở Ý đưa ra là SBR có thể giảm trên 97% nồng độ COD, Nitơ, Phospho. Một trong những nghiên cứu, phát hiện đặt 1 dấu mốc mới cho ngành xử lý nước thải - bảo vệ môi trường sống là nghiên cứu của GS.Lettinga.Ông đã khởi động những nghiên cứu biến công nghệ yếm khí vốn được coi là công nghệ “phân hủy” bùn cặn năng suất thấp thành công nghệ xử lí nước thải giàu hữu cơ có năng suất rất cao. Đó là công nghệ xử lí yếm khí với lớp bùn vi sinh dạng hạt, theo cách thức hoạt động được gọi là công nghệ UASB – Upflow Anaerobic Sludge Blanket.Vi sinh trong hệ UASB là vi sinh dạng hạt kích thước lớn, mật độ cao nên quá trình lắng rất hiệu quả và cơ cấu lắng trở nên rất đơn giản, chỉ cần tách được khí ra khỏi hạt là hạt lắng rất nhanh. Theo sự phát triển, kỹ thuật yếm khí UASB tiếp tục được nghiên cứu và cải tiến tạo ra những bước tiến mới trong công nghệ xử lý yếm khí. 5 Các phương pháp lọc sinh học ngập nước cũng là một lựa chọn trong xử lí yếm khí. Nhiều tác giả đã quan tâm đến kĩ thuật này. Ví dụ, Lomas và ctv. ở Trường tổng hợp del País Vasco Tây Ban Nha đã nghiên cứu xử lý nước thải nuôi lợn trên pilot sử dụng kĩ thuật lọc sinh học ngập nước ở 35 o C. Kết quả cho thấy, với HRT từ 0,9 đến 6 ngày, với tải đầu vào trung bình thì hiệu suất xử lý theo COD đạt trên 60%, với VS đạt trên 50% khi HRT lớn hơn 3 ngày, tốc độ sinh khí đạt 4,5m 3 /m 3 /ngày. 1.2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, nước thải chăn nuôi heo được coi là một trong những nguồn nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc mở rộng các khu dân cư xung quanh các xí nghiệp chăn nuôi heo nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra những vấn đề mang tính chất xã hội phức tạp. Hiện nay trên cả nước ta đã xây dựng nhiều mô hình chăn trại chăn nuôi heo với quy mô lớn, chủ yếu phân bố tại 5 vùng trọng điểm là Mộc Châu (Sơn La), Hà Nội và các vùng phụ cận, khu vực TPHCM và các tỉnh xung quanh, Lâm Đồng và một số tỉnh duyên hải miền Trung. Vấn đề phát triển chăn nuôi và chất thải chăn nuôi được xã hội và nhà nước VN rất quan tâm và được các tổ chức quốc tế như FAO, GEF, … với các nước như Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Pháp, Bỉ, … hỗ trợ mạnh mẽ. Đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi. Đáng kể nhất là Chương trình khí sinh học cho chăn nuôi do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện khởi động từ 2003. “Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam 2007-2011” là giai đoạn II, (http://www.biogas.org.vn). Nhiều nguyên cứu trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi heo đang được hết sức quan tâm vì mục tiêu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời với việc tạo ra năng lượng mới. Các nghiên cứu về xử lý nước thải chăn nuôi heo ở Việt Nam đang tập trung vào hai hướng chính, hướng thứ nhất là sử dụng các thiết bị [...]... 1.2.3.3 Các quá trình trong xử lý yếm khí Các quá trình vi sinh trong hệ xử lý yếm khí Phương trình tổng của phản ứng yếm khí phân huỷ chất hữu cơ như sau: CcHhOoNnSs + 1/4(4c–h–2o+3n+2s)H2O  1/8(4c –h+2o+3n+2s)CO2 + 1/8(4c + h – 2o – 3n – 2s)CH4 + nNH3 + sH2S (1.1) Trong đó CcHhOoNnSs là công thức tổng quát của chất thải hữu cơ, sau khi bị phân hủy yếm khí bởi tập đoàn vi khuẩn yếm khí bao gồm các nhóm... nghiệp Trong các nghiên cứu về quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo công nghiệp đã đưa ra một số kiến nghị sau: Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi công nghiệp có thể tiến hành như sau: (1) xử lý cơ học: lắng 1; (2) xử lý sinh học: bắt đầu bằng sinh học kị khí UASB, tiếp theo là sinh học hiếu khí (Aerotank hoặc hồ sinh học); (3) khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường Nhìn chung những nghiên. .. khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bằng hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh Nó nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường Lựa chọn một quy trình xử lý nước thải cho một cơ sở chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào thành phần tính chất nước thải, bao gồm:  Các chất hữu cơ và vô cơ Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70–80% gồm cellulose, protit, acid... chục hệ EGSB dưới tên thương mại Biobed để xử lý các loại nước thải công nghiệp khác nhau (thực phẩm, hóa chất, hóa dược) ở nhiều nước 1.3.4.Kỹ thuật phản ứng tuần hoàn nội IC (Internal Circulation) Mô tả hệ thống Kỹ thuật tuần hoàn nội bộ IC được hãng Paques nghiên cứu phát triển [21] 17 Hình 8: sơ đồ hệ xử lý tuần hoàn nội bộ Thành phần cấu tạo cơ bản của hệ xử lý IC gồm hệ phân bố nước đầu vào, hệ. .. chung những nghiên cứu của chúng ta đã đi đúng hướng, tiếp cận được công nghệ thế giới đang quan tâm nhiều Tuy nhiên số lượng nghiên cứu và chất lượng các nghiên cứu của chúng ta còn cần được nâng cao hơn, nhằm nhanh chóng được áp dụng trong thực tế sản xuất 1.2 Các kỹ thuật trong xử lý nước thải chăn nuôi Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đến một nồng... Tải lượng xử lí thường gặp đối với ba hệ xử lý yếm khí cao tải mới [14] Reactor Tải hữu cơ (OLR) (kg Nguồn COD/m3/day) UASB 22 5 – 10 23 5 – 20 22 5 – 25 24 20 – 30 22 15 – 30 IC 21 5 – 15 EGSB 4 – 12 25 Số liệu thiết kế kỹ thuật IC (từ 114 hệ) của hãng Paques theo tải lượng hữu cơ áp dụng được trình bày trong hình 4 21 Hình 9: tải lượng hữu cơ áp dụng trong kỹ thuật IC theo thời gian [22] Tải lượng hữu. .. nhược điểm của công nghệ yếm khí so với công nghệ hiếu khí So với các công nghệ hiếu khí, yếm khí có các ưu thế sau: - Quá trình phát triển sinh khối của vi khuẩn yếm khí nhỏ hơn nhiều so với hiếu khí nên giảm nhu cầu dinh dưỡng và giảm chi phí xử lí bùn dư - Không cần cung cấp ôxy, điều này giảm cả chi phí thiết bị lẫn vận hành hệ cấp khí (máy nén, hệ phân tán, chi phí điện năng) - Khí metan sinh ra có... chọn quy trình xử lý nước phụ thuộc vào các yếu tố như :  Các yêu cầu về công nghệ và vệ sinh nước  Lưu lượng nước thải  Các điều kiện của trại chăn nuôi  Hiệu quả xử lý Đối với nước thải chăn nuôi, có thể áp dụng các phương pháp sau :  Phương pháp cơ học 6  Phương pháp hóa lý  Phương pháp sinh học Trong các phương pháp trên ta chọn xử lý sinh học là phương pháp chính Công trình xử lý sinh học... - Tải lượng bùn: do được khuấy trộn mạnh, quá trình chuyển khối thuận lợi nên tải lượng bùn trong kỹ thuật IC cao hơn so với trong kỹ thuật UASB Giá trị sử dụng để thiết kế nằm trong khoảng 0,55-1,0 kg/(kgd), trung bình là 0,7-0,8 kg/(kgd) - Tải lượng hữu cơ: tải lượng hữu cơ áp dụng trong kỹ thuật IC cao hơn nhiều so với kỹ thuật truyền thống UASB Bảng 2: tải hữu cơ cho ba hệ thống xử lý kỵ khí phổ... cầu về thức ăn, nước uống, tập tính bầy đàn, nhu cầu về bãi chăn thải v.v… của gia súc cũng đang được coi là một trong những tác nhân chính gây thoái hóa đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng hệ sinh thái Nước thải chăn nuôi thuộc loại giàu SS, COD, N, P, vì vậy để xử lý nước thải chăn nuôi kĩ thuật yếm khí luôn là sự lựa chọn đầu tiên Đây là một trong những loại nước thải rất đặc trưng, . thuật xử lý yếm khí 9 1.2.3.3 Các quá trình trong xử lý yếm khí 13 1.2.3.4. Ưu nhược điểm của công nghệ yếm khí so với công nghệ hiếu khí 14 1.3 Các kĩ thuật yếm khí cao tải trong xử lý nước thải. kỹ thuật trong xử lý nước thải chăn nuôi 6 1.2.1. Phương pháp xử lý cơ học 7 1.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý 7 1.2.3. Phương pháp xử lý sinh học 8 1.2.3.1. Phương pháp xử lý hiếu khí 8 1.2.3.2. phép về hàm lượng về Nitơ và Phospho trong nước ra sau xử lý. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi giàu chất hữu cơ ở Ý đưa ra là SBR có thể giảm trên 97% nồng độ COD, Nitơ, Phospho. Một trong

Ngày đăng: 08/07/2015, 18:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan