Đánh giá mối quan hệ giữa TLvà NSXL COD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ (Trang 61)

Các kết quả ở chế độ chậm nhất được thể hiện trên hình 34.

Hình 34. Mối quan hệ giữa TL và NSXL COD tổng hệ ABR và IC qua các HRT Từ hình 34 chúng ta thấy hầu hết các đường biểu diễn mối quan hệ giữa tải lượng và năng suất xử lý CODt của hệ ABR đều nằm trên đường biểu diễn mối quan hệ giữa tải lượng và năng suất xử lý CODt của hệ IC, điều này cho thấy với tải lượng gần như tương đương nhau thì năng suất xử lý CODt hệ ABR đạt cao và độ ổn định cũng cao hơn hệ IC hay nói cách khác hệ ABR xử lý COD tổng tốt hơn IC. Khi tải

57

lượng CODt vào nằm trong khoảng từ 7-9kg/m3/ngày hệ hoạt động ổn định nhất, hiệu suất xử lý đạt cao nhất lên trên 80%. Tuy nhiên khi tải lượng vượt qua 12 kg/m3/d giá trị NSXL và H% COD xử lý được không cao, tải lượng càng lên cao giá trị NSXL càng tản mạn và độ hồi quy của đường biểu diễn mối quan hệ giữa TL và NSXL càng kém, hệ số hồi quy đạt khá thấp. Như vậy với 2 hệ IC và ABR thiết kế trong phòng thí nghiệm với quy mô 50L/ngày hệ chỉ có thể hoạt động tốt khi tải lượng CODt đầu vào nằm trong khoảng 7-9kg/m3/d, thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu đã được công bố thử nghiệm trên thế giới, TL có thể chấp nhận được đối với hệ IC đã được nghiên cứu đạt tới 20 - 30kg/m3/ngày, thậm chí có nghiên cứu còn cho thấy khả năng chịu tải của hệ IC có thể đạt được trên mức 100kg/m3/d. Điều này có thể được giải thích là do hoạt tính bùn yếm khí trong 2 hệ khảo sát chưa tốt, chưa đạt được mức độ vo viên để diện tích bề mặt tiếp xúc cao nhất và hoạt tính đạt tối ưu. Một lý do nữa là do khi chế tạo hệ trong thực tế bộ tách 3 pha rắn lỏng khí chưa thực sự hoạt động tốt và do giá trị cặn đầu vào trong nước thải đầu vào khá cao, nó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ, cặn bám vào vi sinh làm giảm hoạt tính vi sinh, cặn gây tắc dây dẫn đầu vào làm hệ hoạt động gián đoạn nên hiệu quả không cao.

58

Hình 35. Mối quan hệ giữa TL và NSXL CODht hệ ABR và IC qua các HRT

Qua đồ thị 35 ta thấy rằng đường biểu diễn mối quan hệ giữa tải lượng và năng suất xử lý CODt của hệ ABR và hệ IC đều gần tương đương nhau, điều này cho thấy NSXL CODht của 2 hệ khá ổn định gần như nhau. Khi tải lượng CODht vào nằm trong khoảng từ 4-6kg/m3/ngày hệ hoạt động ổn định nhất, hiệu suất xử lý đạt cao nhất lên trên 80%. Tuy nhiên khi tải lượng vượt qua 8 kg/m3/d giá trị NSXL và H% COD xử lý được không cao, tải lượng càng lên cao giá trị NSXL càng tản mạn và độ hồi quy của đường biểu diễn mối quan hệ giữa TL và NSXL càng kém, hệ số hồi quy đạt khá thấp. Như vậy với 2 hệ IC và ABR thiết kế trong phòng thí nghiệm với quy mô 50L/ngày hệ chỉ có thể hoạt động tốt khi tải lượng CODht đầu vào nằm trong khoảng 4-6kg/m3/d, thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu đã được công bố thử nghiệm trên thế giới, TL có thể chấp nhận được đối với hệ IC đã được nghiên cứu đạt tới 20, thậm chí 30kg/m3/ngày. Điều này có thể được giải thích là do hoạt tính bùn yếm khí trong 2 hệ khảo sát chưa tốt, chưa đạt được mức độ vo viên để diện tích bề mặt tiếp xúc cao nhất và hoạt tính đạt tối ưu. Một lý do nữa là do khi chế tạo hệ trong thực tế bộ tách 3 pha rắn lỏng khí chưa thực sự hoạt động tốt và điều kiện nhiệt độ trong phòng không kiểm soát ở mức độ nhiệt độ tối ưu cho vi sinh vật phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)