1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số PHƯƠNG PHÁP CHỈ đạo QUẢN lý lớp, TRẺ CHO GIÁO VIÊN mầm NON ở TRƯỜNG mẫu GIÁO HOA HỒNG

20 7,7K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ LỚP, TRẺ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG II.. Trong những năm gần đây công tác đổi mới phương pháp dạy học ở các câ

Trang 1

I TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ LỚP, TRẺ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG

II ĐẶT VẤN ĐỀ:

Quản lý hoạt động dạy học là một trong những chức năng cơ bản của quản lý Đó là hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ người quản lý ở cấp nào, cương vị nào cũng phải thực hiện để thu nhận thông tin phản hồi về tình hình thực hiện các kế hoạch, các quyết định quản lý cũng như mức độ đạt được của mục tiêu quản lý của cấp thừa hành Trong những năm gần đây công tác đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp nói chung, đổi mới phương pháp dạy học ở bậc mầm non nói riêng là một trong những nhiệm vụ được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm tăng cường hiệu quả dạy học

Quản lý hoạt động day học rất đa dạng và phức tạp, cần thiết phải đổi mới quản lý, tích cực, chủ động và quyết tâm trong đổi mới quản lý dạy học ở trường mầm non, không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý giáo dục, mà là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả dạy và học, và còn là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường

Để thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao chất luợng chăm sóc giáo dục Đòi hỏi người làm công tác quản lý trong nhà trường phải đổi mới phương pháp quản lý, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học mà chúng ta cần phải quan tâm về lĩnh vực phương pháp tổ chức giáo viên quản lý lớp, trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nhất là trong giai đoạn Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Vậy để có chất lượng cao trong quá trình chăm sóc giáo dục thì không thể nói đến là người giáo viên, giáo viên là một hạt nhân trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng trong công tác giáo dục mầm non hiện nay cũng là một nhiệm vụ giữ vai trò định hướng cho trẻ 5 tuổi phát triển toàn diện tạo tâm thế cho trẻ bước vào lớp một và giáo viên là chiếc “

cầu nối “ giữa nhà trường và gia đình, giữa gia đình và nhà trường Hơn thế nữa

đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường là người có vai trò quyết định đối với chất lượng của nhà trường.Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phát huy đúng đắn vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong quá trình thực hiện chức năng quản lý lớp, quản lý trẻ toàn diện

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế và sự vận động đi lên của xã hội Ngành giáo dục nước ta cũng có nhiều đổi mới cả về nội dung chương trình đào tạo và cách thức tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đó

Trang 2

Cũng xuất phát từ những đổi mới tất yếu như vậy nên công tác Quản lý trường Mầm non nói chung, công tác quản lý trẻ nói riêng ngày càng trở nên phức tạp, khó khăn trong việc Quản lý và giám sát các hoạt động hàng ngày trong các trường Mầm non

Mặc dù trong năm học 2012 - 2013 tôi đã nghiên cứu:“Một số phương pháp chỉ đạo quản lý lớp, trẻ cho giáo viên mầm non ở trường mẫu giáo Hoa Hồng” Song việc quản lý lớp, trẻ chưa đáp ứng được nâng cao chất lượng

chăm sóc giáo dục trẻ chưa đáp ứng được với sự phát triển của xã hội cụ thể là cách quản lý còn áp đặt, rập khuôn, chưa phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động cũng như việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa thực sự quan tâm Để thực hiện được mục tiêu này cần nhiều điều kiện, yếu tố như: xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp và cần có các phương tiện trang thiết bị phục vụ trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ đáp ứng nhu cầu, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mẫu giáo Hoa Hồng trong năm học 2013-2014 đạt được kết quả tốt hơn bản thân

tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài: “tiếp tục thực hiện một số phương pháp chỉ đạo quản lý lớp, trẻ cho giáo viên mẫu giáo ở trường mấu giáo Hoa Hồng”

Để việc chỉ đạo quản lý lớp, trẻ trong nhà trường chúng tôi được tiến hành trong quá trình hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hoá các kinh nghiệm đã tích luỹ trong cuộc sống như: Xây dựng kế hoạch của lớp; quản

lý trẻ hằng ngày, đảm bảo chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý cơ sở vật chất, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha

mẹ trẻ

Đề tài được nghiên cứu áp dụng trong năm học 2013 - 2014 cho giáo viên, các bậc phụ huynh và cho trẻ mẫu giáo

III CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Mục đích của việc đưa ra một số phương pháp chỉ đạo quản lý lớp, trẻ cho giáo viên mầm non ở trường mẫu giáo Hoa Hồng:

a Một số khái niệm cơ bản về quản lý:

Quản lý trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có sự phối hợp với nhau trong một nhóm, một tổ chức, để tổ chức, điều khiển tạo nên sự phối hợp của nhóm người trong hoạt động theo yêu cầu nhất định, một loại hình lao động mới xuất hiện Loại hình lao động đó là hoạt động “Quản lý” Như vậy, quản lý là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra, vừa là tác động có định hướng có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triẻn tới mục tiêu đã định

Trang 3

Quản lý là tác động có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội , là sự tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đuợc mục tiêu đề ra

- Quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục cả về số luợng cũng như chất lượng

Hiểu theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội

- Quản lý trường mầm non:

Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thẻ tác động đến khách thể Tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học

- Quản lý lớp, trẻ:

Quản lý lớp, trẻ là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của giáo viên đến trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ

Từ khái niệm nêu trên thực chất công tác quản lý lớp, trẻ của giáo viên mầm non là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ

Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi

Các nhân tố của quá trình chăm sóc - Giáo dục trẻ có quan hệ tương trợ lẫn nhau, trong đó mục tiêu nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố

b Mục đích của việc đưa ra một số phương pháp chỉ đạo quản lý lớp, trẻ cho giáo viên mầm non ở trường mẫu giáo Hoa Hồng

Việc quản lý chỉ đạo lớp, trẻ trong trường chúng tôi được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm đã tích luỹ trong cuộc sống hằng ngày như: Xây dựng kế hoạch của lớp, quản lý trẻ hằng ngày, đảm bảo chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý cơ sở vật chất, xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp một

Trang 4

2 Nội dung cơ bản của việc đưa ra một số phương pháp chỉ đạo quản

lý lớp, trẻ cho giáo viên mầm non ở trường mẫu giáo Hoa Hồng.

a Hiểu một số kỹ năng trang bị cho giáo viên cơ bản trong việc quản lý lớp trẻ

* Vai trò của giáo viên mầm non:

Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc - Giáo dục trẻ, họ là lực lượng chủ yếu là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường vì thế hệ giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non

Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý điều hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ luôn có ý thức để vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chăm sóc - giáo dục, và có uy tín đối với phụ huynh, với cộng đồng Vậy, vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phảm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định và đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của trường, vậy phải có trách nhiệm cao luôn ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh, với cộng động

* Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lý lớp, trẻ:

- Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non phảỉ

thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình chăm sóc giáo dục mầm non

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dưỡng giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ

- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối với HS và thực hiện GD đạo dức, lối sống, phát triển nhân cách

- Giữ gìn phẩm chất danh dự của nhà giáo, tôn trọng công bằng với trẻ, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của trẻ, bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ

- Đoàn kết có trách nhiệm xây dựng tập thể không ngừng tiến bộ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục

- Không ngừng rèn luyện đạo đức, học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Thực trạng

Trang 5

Trường mẫu giáo Hoa Hồng thuộc địa bàn xã Trà Dương là một xã vùng thấp của huyện Bắc Trà My Những năm qua cùng với sự phát triển chung của đất nước, xã Trà Dương đã từng bước vươn lên xây dựng quê hương ngày giàu đẹp, các điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội đã giúp cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà ngày càng phát triển so với các xã trong huyện, trong những năm học trước trường mẫu giáo Hoa Hồng chúng tôi đã thực hiện nhiều phương pháp xây dựng và quản lý lớp, trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục Một trong các phương pháp đã được triển khai là tăng cường vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên Tuy nhiên việc thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đáp ứng đổi mới giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và tồn tại Một số giáo viên chưa nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của mình về công tác chủ nhiệm lớp, sự phối hợp mối quan hệ giữa giáo viên với các bậc phụ huynh còn chưa cao Mặt khác công tác quản lý chỉ đạo còn sơ sài chưa đi sâu vào thực tiễn, chưa mang lại hiệu quả cao Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục - chăm sóc cho trẻ phát triển một cách toàn diện, sự thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa giáo viên lớp với các bậc phụ huynh chưa cao, công tác xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng chuyên môn làm công tác chủ nhiệm lớp đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thực sự có hiệu quả Với những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chất lượng phát triển

5 lĩnh vực cụ thể như sau:

Độ

tuổi

Phát triển nhận thức

Phát triển thẩm mỹ

Phát triển ngôn ngữ

Phát triển thể chất

Phát triển tình cảm xã hội

2 Nguyên nhân của thực trạng :

Do tình hình thực tế của địa phương, nhận thức của người dân không đồng bộ, lĩnh vực giao lưu còn nhiều hạn chế, người lớn còn có thái độ không tốt với những người xung quanh, ở những nơi công cộng rất ít những hành vi có văn hóa để trẻ bắt chước

Về gia đình việc quản lý trẻ chưa chặc chẽ, cha mẹ chưa có những biện pháp giáo dục con cái một cách đúng mức

Ở trường, giáo viên chưa thật sự có phương pháp quản lý lớp, trẻ trong tất

cả các hoạt động

Trang 6

Về phía nhà trường còn đặt nặng về phương pháp giảng dạy

Để giải quyết tốt thực trạng trên ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức hội thảo

“phương pháp quản lý lớp, trẻ ”với những nội dung sau:

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Nội dung nghiên cứu chủ yếu là:

Mục tiêu của công tác quản lý lớp, trẻ:

- Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

- Xây dựng kế hoạch của lớp

- Quản lý trẻ hằng ngày đảm bảo chăm sóc giáo dục trẻ

- Đánh giá sự phát triển của trẻ

- Quản lý cơ sở vật chất

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ

Trước những tình hình thực tế của trường và địa phương như vậy bản thân tôi ngay từ đầu năm đã tham khảo nghiên cứu nhiều tài liệu để đưa ra phương

pháp “quản lý lớp, quản lý trẻ” cụ thể như sau:

a Phương pháp quản lý lớp, quản lý trẻ.

Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý, lớp trẻ ở trường mầm non Giáo viên hiểu hoàn cảnh, đặc điểm thể chất, tâm lý…của trẻ từ đó mới lựa chon được những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt và thích ứng với cuộc sống, môi trường luôn biến đổi

Có nhiều biện pháp để nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ như:

- Thu thập thông tin từ gia đình trẻ như hằng ngày giáo viên đón trẻ và trả trẻ cô nên trao đổi những hoạt động hằng ngày ở lớp với phụ huynh ví dụ như ngày hôm nay bé hơi mệt, hoặc bé tô màu tranh không được đẹp…

- Quan sát, theo dõi trẻ thường xuyên và trò chuyện cùng trẻ

- Tạo tình huống để trẻ bộc lộ đặc điểm

- Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh

- Ghi nhật ký về trẻ hoặc thăm gia đình trẻ

- Cần phải có kế hoạch cụ thể mới thu nhận được những thông tin phong phú, có độ tin cậy về thực trạng và khả năng hoàn cảnh của trẻ

- Ngay từ đầu năm học giáo viên tìm hiểu đặc điểm cơ bản của từng trẻ và

cả lớp nói chung (họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nổi bậc về tâm sinh lý,

Trang 7

họ tên bố mẹ, địa chỉ gia đình….) trên cơ sở đó dự kiến chế độ chăm sóc cho phù hợp

* Ví dụ: bé rất thích chơi các trò chơi như đóng vai, thích làm cô giáo, bác tài xế…Cô giáo là người gần gũi và biết được đặc điểm của trẻ nên tạo cho trẻ mến yêu cô giáo và trẻ ham thích học

- Những tháng tiếp theo giáo viên thu thập để bổ sung thêm những thông tin cần thiết về trẻ giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn về đối tượng giáo dục của mình giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ

b Phương pháp xây dựng kế hoạch của lớp:

Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường, nhiệm vụ được hình thực tế

của lớp để giáo viên xây dựng kế hoạch

Nội dung kế hoạch tháng bao gồm:

- Xác định chủ đề và nội dung cần thực hiện

- Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề

- Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và lên kế hoạch cụ thể hàng tuần cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ

Trong quá trình thực hiện giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu và mức độ phát triển của trẻ cũng như điều kiện cơ sở vật chất của địa phương

c Phương pháp quản lý trẻ hằng ngày

Nhằm đảm bảo chất lượng của các lớp trong trường mầm non, hằng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt ghi vào sổ theo dõi nắm được những biểu hiện bất thường xảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp, đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ nhất định nhằm thuận lợi trong việc quản lý, đảm bảo cho giáo viên đang theo dõi nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho trẻ

Mỗi lớp phải lập sổ ghi danh sách trẻ đầy đủ thồng tin về : Họ và tên trẻ, ngày tháng năm sinh, ngày vào trường, họ và tên bố mẹ, nghề nghiệp cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ

Quản lý trẻ trong giờ đón trẻ

Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được tình hình sức khoẻ và trạng thái tâm

lý của trẻ, tránh cho trẻ mang vào lớp những đồ vật gây thương tích cho trẻ, tốt nhất là yêu cầu phụ huynh ký và ghi vào sổ theo dõi tình trạng sức khoẻ hằng ngày của trẻ

Trang 8

- Ví dụ: Mỗi lớp học đầu năm đều có quyển theo dõi trẻ hằng ngày giáo viên phải theo dõi sức khoẻ của trẻ, hằng ngày giáo viên phải theo dõi sức khoẻ của trẻ ngày hôm đó như thế nào và trao đổi với phụ huynh

Đón trẻ chơi tự chọn:

- Giáo viên đến sớm mở cửa thông thoáng chú ý không để trẻ bị gí lùa

- Giáo viên quan sát và nhắc nhỏ trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng

Trò chuyện sáng : Cô và trẻ toạ đàm

* Ví dụ: Nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động do vậy

khi đi ô tô, xe máy, xe đạp…chạy trên đường xảy ra khí thải, khói không khí bị ô nhiễm, con người cần làm gì để không phải hít thở khói xe thải ra (đi ra đường phải đeo khẩu trang …)

Dạo chơi ở sân trường:

* Ví dụ: Quan sát, đàm thoại với trẻ quan sát và nhận xét sân trường hôm

nay sạch hay bẩn? , Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch?

- Phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường

+ Quản lý trẻ trong giờ chơi

Việc quản lý trẻ trong giờ chơi như thế nào để không làm mất đi tính tích cực, tự nguyện hứng thú chơi của trẻ là một yêu cầu cơ bản đối với giáo viên Mầm non

Mở rộng không gian chơi cho trẻ để trẻ có thể vừa được chơi trong lớp vừa được chơi ngoài trời nhằm tăng cường sức khoẻ và mở rộng vốn hiểu biết của trẻ

Các góc chơi trong lớp phải đảm bảo đủ đồ chơi hợp lý, giáo viên luôn theo dõi và khuyến khích trẻ chơi và tham gia vào các nhóm, các hoạt động khác nhau và tập cho trẻ thói quen nề nếp tốt: biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi cảu bạn…

Khi trẻ chơi ngoài trời thì địa điểm chơi phải an toàn: giáo viên nên giới thiệu rõ khu vực chơi của lớp, trang bị giày dép, áo quần phải gọn gàng và phù hợp với thời tiết trong ngày

Đối với những trẻ bé chưa đi vững giáo viên nên phải luôn có mặt bên cạnh trẻ, vừa cùng chơi với trẻ vừa quản lý theo dõi trẻ

Quản lý trẻ trong giờ học

Giáo viên cần tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của chương trình: linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với đặc điểm của đối tượng về độ tuổi, hoàn cảnh thực tế, sức trẻ…

Trang 9

Giáo viên cần chủ ý sắp xếp sao cho bao quát được lớp học, mọi trẻ đều được tham gia vào hoạt động tích cực, đầy đủ, khuyến khích trẻ tập trung chú ý

* Ví dụ: Trong hoạt động có chủ đích giáo viên luôn áp dụng phương pháp mới

Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy và đem lại chất lượng cho nhà trường vì vậy là cán bộ quản lý phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng của từng hoạt động Do vậy mà công tác quản lý lớp, trẻ càng ngày được nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ càng ngày có chất lượng

* Ví dụ: Trước khi dạy chủ đề “Ngành nghề”

- Thảo luận:về ngành nghề phổ biến của địa phương

- Làm sách tranh về các nghề

- Tham quan nơi sản xuất và môi trường xung quanh nơi sản xuất (chụp ảnh nếu có thể), tham quan công viên

- Tranh ảnh nghề địa phương có lợi ích cho môi trường, có hại cho môi trường

- Tham gia làm vệ sinh nơi làm việc cùng các cô bác công nhân

- Một số nghề bảo vệ môi trường hại đến môi trường: nghề trồng rừng, kiểm lâm bảo vệ rừng, chăm sóc vườn thú, chăm sóc công viên

+ Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo nhóm

+ Phưong pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và trình bày ý kiến

Quản lý trẻ trong giờ ăn

Giờ ăn được coi là giờ cao điểm nên yêu cầu giáo viên trong lớp phải có mặt đầy đủ để tổ chức và chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ

Tuyệt đối không để trẻ đói hoặc ăn uống thất thường

Luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn hết xuất, xử lý nhanh các tình huống hóc, sặc thức ăn có thể xảy ra

Giáo viên khi cho trẻ ăn phải chọn địa điểm quan sát được các trẻ khác

Cô cần quan tâm nhiều hơn đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy Không nên bắt trẻ ngồi vào bàn quá lâu khiến trẻ căng thẳng mệt mỏi làm giảm sự thèm ăn của trẻ

Khi ăn giáo viên trò chuyện cùng trẻ tạo nên không khí vui tươi khuyến khích trẻ ăn hết xuất ăn

Trang 10

* Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ, sáng nay ai dẫn con đến trường? ba con làm nghề gì?

Quản lý trẻ trong giờ ngủ

Giấc ngủ của trẻ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh

Phòng ngủ của trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát: mát về mùa hè, ấm về mùa đông

Giáo viên phải tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo yêu cầu của từng độ tuổi Cô cần theo dõi, quan sát giúp trẻ ngủ nhất là đối với trẻ mới , trẻ khó ngủ…

Hết giờ ngủ cô cho trẻ thức dậy từ từ, tránh đột ngột Giáo viên hướng dẫn trẻ làm một số công việc như cất gối, xếp chăn, chiếu…và chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách âu yếm, trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát 1 bài hát…

Quản lý trẻ trong giờ trả trẻ.

Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi trả trẻ cho phụ huynh, không trả trẻ cho người lạ mặt, Giáo viên chủ động trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày và trao đổi về công tác phối hợp

Giáo viên phải theo dõi trẻ còn lại cho đến khi trẻ về hết

2 Đánh giá sự phát triển của trẻ

a Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt

Việc xây dựng nội dung và thựu hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện cho trẻ Chế độ sinh hoạt nếu được thực hiện một cách ổn định sẽ góp phần hình thành các thói quen vệ sinh, tính kỹ luật và một số đức tính tốt ở trẻ hơn nũa nó cũng tạo ra ở trẻ tâm trạng sảng khoái, vui

vẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi

Giáo viên cần phối hợp với gia đình trẻ để cùng thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ

b Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của trẻ

Giúp trẻ khoẻ mạnh, an toàn, cơ thể phát triển hài hoà, cân đối là mục tiêu quan trọng của việc thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ

Giáo viên cần chăm sóc chu đáo giấc ngủ của trẻ, nếu được ngủ sâu, ngủ đủ giấc trẻ sẽ được tăng cường sức khoẻ, trở nên vui vẻ, tích cực hoạt động

* Ví dụ trước khi trẻ ngủ cô giáo kể chuyện hoặc mở nhạc hát ru…cho trẻ nghe

Ngày đăng: 08/07/2015, 06:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w